Home
» Lý luận phê bình
» Đôi dòng về "Những dấu ấn lịch sử" của anh Lê Ngọc Phái – Bài viết Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế)
Đôi dòng về "Những dấu ấn lịch sử" của anh Lê Ngọc Phái – Bài viết Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế)
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Sau gần ba năm miệt mài cặm cụi và đam mê, một hôm, anh nói với tôi: Anh đã hoàn thành tập thơ “Những dấu ấn lịch sử” rồi, em viết lời giới thiệu nhé.
Ba năm, vẫn còn trong tôi hình ảnh anh bên computer từng đêm, từng sáng, từng chiều… đọc, đọc rồi viết... Lâu lâu, cảm xúc vì một sự kiện nào đó, anh say sưa kể tôi nghe.
Thông tin
cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai
Bút danh Tuyết Mai
(Nguyên là GVĐH)
ĐC: 95 Đường 14, P.8, Gò Vấp, Tp.HCM
ĐT: 0908320606
Thơ đã xuất bản: Hoài niệm (NXB Thông tấn-2005)
Email: phaimaisg@yahoo.com
_____
(Nguyên là GVĐH)
ĐC: 95 Đường 14, P.8, Gò Vấp, Tp.HCM
ĐT: 0908320606
Thơ đã xuất bản: Hoài niệm (NXB Thông tấn-2005)
Email: phaimaisg@yahoo.com
_____
Sau gần ba năm
miệt mài cặm cụi và đam mê, một hôm, anh nói với tôi: Anh đã hoàn thành tập thơ “Những dấu ấn lịch sử” rồi, em viết lời
giới thiệu nhé.
Ba năm, vẫn còn trong tôi hình ảnh anh bên computer
từng đêm, từng sáng, từng chiều… đọc, đọc rồi viết... Lâu lâu, cảm xúc vì một
sự kiện nào đó, anh say sưa kể tôi nghe.
Từ lâu, với tôi lịch sử là môn khô khan,
những con số, niên hiệu, chiến công... không dễ kéo ai vào cuộc cùng mình.
Nhưng anh thực sự đã làm tôi thích vì anh kể chuyện lịch sử bằng những bài thơ
Đường luật. Những bài thơ 8 câu 7 chữ đang kể về những vị anh hùng dân tộc
của nước Việt thân yêu thật ngọt ngào và tuyệt đẹp. Họ sinh ra ở đâu, làm gì,
đã lập nên những chiến công hiển hách vào thời đại nào? Đánh đuổi ngoại xâm
bằng những chiến thuật gì? Chuyện không có gì mới lạ nhưng liệu ai đã học, đã
nghe, đã đọc còn nhớ hết…?
Hàng ngày chúng
ta đi qua bao con đường, ngõ phố mang tên các vị anh hùng dân tộc. Nào
Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Phan
Đình Phùng, Cao Thắng vân vân và vân vân... Có bao giờ chúng ta tự hỏi họ là
ai? Đã đánh thắng quân Tần, quân Hán, quân Nguyên hay quân Pháp...? Hay chúng
ta vô tình đi rồi lại đi. Tôi nghĩ, để giải đáp nhanh, ngắn gọn nhất thì hãy mở
tập thơ “Những dấu ấn lịch sử"
của tác giả Lê Ngọc Phái ra tìm hiểu.
Hãy nghe anh kể về người anh
hùng đất Hoa Lư:
Đánh trận cờ lau buổi thiếu thời
Điều hành binh tướng, tưởng rằng chơi
Mổ trâu khao bạn say sưa chén
Rước kiệu nghinh “vua" rộn rã cười
(Đánh trận cờ lau - LNP)
Với những dòng thơ vui tươi lạ lùng như
thế, đố ai không muốn biết tại sao thuở bé Đinh Tiên Hoàng đã từng mổ trâu khao
tiệc bạn cùng tham gia những trận đánh bằng cờ lau tưng bừng thế nào.
Bạch Đằng Giang, con sông mãi còn ghi dấu
tích của bao nhiêu trận đánh oai hùng của quân dân ta, thủy triều con sông cứ
vô tư lên rồi xuống nhưng với những nhà chiến lược tài ba thì đây là thời cơ
chiến thắng. Ngô Quyền, Lê Đại Hành rồi Trần Hưng Đạo, tất cả đều lập công trên
con sông Bạch Đằng bằng con nước trời
cho:
Đốn cây, vạc gỗ dìm sông rộng
Nhử giặc, đưa thuyền đến
bãi sâu
Bạch Đằng diệu kế xua tan
địch
Chấm dứt đêm dài chịu khổ
đau
(Ngô Quyền - LNP)
Hoặc:
Ba lần lãnh đạo chống Mông Nguyên
Quốc Tuấn xua tan lũ bá quyền
Hàm Tử, Lạng Sơn nghe khiếp vía
Bạch Đằng, Tây Kết thấy kinh thiên
(Trần Quốc Tuấn - LNP)
Ai đã ba lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên
Mông, ai là vị Tổng tư lệnh quân đội được thế giới tôn vinh là một trong mười
tướng lãnh giỏi nhất trái đất? Đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Và tên
ông luôn được đặt cho con đường lớn trong thành phố: đường Trần Hưng Đạo. Nhà
thơ Lê Ngọc Phái giả vờ đố chúng ta xem có biết Trần Quốc Tuấn là ai nên đã cảm
kích đặt tên bài thơ là tên khai sinh của ông, Đức Thánh Trần nổi tiếng mà nhân
gian đã xưng tụng.
Tôi không điểm lại hết tất cả các chiến
công của cả trăm vị anh hùng mà tác giả đã viết, nhưng tôi muốn chúng ta cùng
nhau tưởng niệm tấm lòng yêu nước của
các chí sĩ thời chống Pháp, hầu hết họ là những người sẵn sàng hiến dâng thân
mình cho tổ quốc: Đại thần Nguyễn Tri Phương sẵn sàng nhịn ăn chịu chết, Tổng
đốc Hoàng Diệu dùng khăn bịt đầu tự vẫn sau khi vào hành cung thảo tờ di biểu,
Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn nhảy xuống sông khi thành Trấn Hải (Thuận An
Huế) thất thủ, Trương Định rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công), Phạm Hồng
Thái gieo mình xuống sông Châu Giang (Trung Quốc) khi thất bại trong việc ám
sát Toàn quyền Đông Dương Pháp, Cô Giang dùng súng bắn vào mình ở gốc cây đề
làng Thổ Tang (Vĩnh Phúc):
Nguyễn Tri Phương bậc đại công
thần
Chống lũ tham tàn chẳng
tiếc thân
Đã bị thương, lòng cam
chịu chết
Quyết hy sinh, địch chữa
đâu cần
(Nguyễn Tri Phương - LNP)
Hoặc:
Triều đình bão táp dậy kinh đô
Hạm đội Lang Sa chiếm cõi bờ
Lâm Hoành tuẫn tiết gương luôn sáng
Thúc Nhẫn hy sinh chí chẳng mờ
(Bão táp kinh thành
Huế-LNP)
Hoặc
Trương Định dốc lòng đuổi giặc Tây
Lo toan việc nước suốt đêm
ngày
Mượn gươm thiêng thoát bàn tay quỷ
Bản lĩnh anh hùng đáng
kính thay!
(Trương Định – LNP)
Hoặc:
Châu Giang cuộn
nước khơi lòng nhớ
Hồng Thái gieo mình dậy
sóng thương
Tiếng bom Sa Diện rền
muôn thuở
Trước mộ anh hùng ngấn lệ
vương!
(Viếng mộ Phạm Hồng Thái - LNP)
Và biết bao
nhiêu vị anh hùng hy sinh trên mặt trận như Lãnh Binh Thăng, Đinh Công Tráng,
Phan Đình Phùng, Cao Thắng…đều đã tử thương anh dũng trong các trận quyết
chiến:
Danh lừng Ông Lãnh
huyện Tân An
Đánh đuổi quân Tây, diệt bạo tàn
Cùng nghĩa binh tầm vông vạc nhọn
Quyết tâm kháng chiến
chẳng quy hàng
(Lãnh Binh Thăng – LNP)
Hoặc:
Địch
vây tứ phía không run sợ
Súng bắn liên hồi chẳng
hãi kinh
Công Tráng tô hồng trang
sử Việt
Đời đời rạng rỡ bậc anh
linh
(Đinh Công
Tráng – LNP)
Hoặc:
Địch
đào mồ mã, không lay chuyển
Tây bắt thân nhân, chẳng
chịu về
Lâm phải trọng thương
ngoài chiến tuyến
Dở dang sự nghiệp, xót câu
thề!
(Phan
Đình Phùng – LNP)
Thủ Khoa Huân
bị hành quyết tại Mỹ Tịnh An (Tiền Giang), Nguyễn Trung Trực bị hành hình tại
Rạch Giá, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị chém tại An Hòa (Huế), Trần Quý Cáp bị
chặt ngang lưng bên cầu Phước Thạnh - sông Cạn (Khánh Hòa), Nguyễn Thái Học, Ký
Con và hàng trăm người khác trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái đã bị chém hoặc bị
bắn bởi giặc Pháp:
Ngọt lời dụ dỗ đâu nao núng
Khổ chốn lao lung chẳng ngại ngần
Thà chết không theo loài ác quỷ
Nghìn đời ngưỡng mộ Thủ
Khoa Huân.
(Thủ
Khoa Huân – LNP)
Hoặc:
Đốt
tàu Hy Vọng rền sông núi
Đánh bốt Kiên Giang dậy
đất trời
Cửa Cạn, Hòn Chông nêu dũng
khí
Ngọn cờ chống Pháp rạng
trùng khơi.
(Nguyễn
Trung Trực – LNP)
Hoặc:
Tòa Khâm
độc ác đầy mưu hiểm
Quan lại gian tham lắm ý
tà
Sông Cạn ngập tràn dòng lệ đỏ
Than ôi! Đau đớn nước non
nhà!
(Trần Quý
Cáp – LNP)
Hoặc:
Mối thù giặc Pháp lớn tày non
Yên Bái hưng binh quyết sống còn
Lệ thảm tuôn rơi hòa máu hận
Đau lòng Đất Mẹ xót đàn con.
(Khởi
nghĩa Yên Bái – LNP)
Yêu lịch sử cũng là yêu đất nước. Vì không giỏi lịch sử
nên tôi đã từng vô tình khi đi qua kênh Vĩnh Tế, thăm lăng Thoại Ngọc Hầu trong
lần du lịch Miền Tây với bạn bè. Giờ đọc thơ anh, tôi mới tự chê mình vô tâm.
Một danh tướng của triều vua Minh Mạng suốt đời chỉ lo bảo vệ biên cương, mở
mang bờ cõi, đào kênh lập ấp ...và bây giờ mỗi lần đi qua vùng Châu Đốc - Hà
Tiên ta đều vui sướng khi thấy con kênh Vĩnh Tế thật dài chạy dọc theo biên
giới Campuchia - Việt Nam mang tên vợ của ông vì bà đã giúp ông rất nhiều trong
việc xây dựng và được vua đặt tên bà cho con kênh lịch sử. Đây là niềm tự hào của gia đình ông và nhân
dân miền sông Hậu:
Trấn thủ riêng phương tướng Ngọc Hầu
Xây làng mở cõi đẹp nghìn sau
Đào kênh Vĩnh Tế thông vùng mới
Khai rạch Thoại Hà nối huyện sâu
(Thoại Ngọc Hầu - LNP)
Trong lịch sử Việt Nam , các đấng
nữ nhi đã để lại trong lòng mọi người sự cảm phục khôn cùng. Đầu tiên là cuộc
khởi nghĩa của hai chị em đất Mê Linh Trưng Trắc -Trưng Nhị vào năm 40 với sự
tham gia của nữ tướng văn võ song toàn Lê Chân người Quảng Ninh rồi đến cuộc
tấn công quân Đông Ngô của người con gái xinh đẹp đất Thanh Hoá Triệu Thị
Trinh vào năm 248 .Tất cả họ đều từ bỏ giàu sang hạnh phúc, tham gia chiến đấu
chống quân thù. Khi thất bại, các bà đều chọn cách tự kết liễu đời mình để giữ
tròn trinh tiết. Ngòi bút của nhà thơ làm ta khâm phục tính cương quyết oai
hùng của các bà vô biên:
Hai Bà Trưng hội kiến Lê Chân
Chiến thắng Mê Linh đã tới
gần
Giặc Hán lâm nguy đành tháo chạy
Rạng ngời nữ tướng của
toàn dân!
(Nữ tướng
Lê Chân –LNP)
Hoặc:
“Đạp cơn sóng dữ chém tràng kình”
Nữ tướng danh lừng Triệu Thị Trinh
Dũng mãnh giương cờ xua chiến tượng
Oai hùng tuốt kiếm giục tinh binh
(Nữ tướng Triệu Thị
Trinh - LNP)
Đau
buồn và cảm động hơn cả là cái chết của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Bà là
một nữ tướng văn võ kiệt xuất. Bà và chồng, tướng quân Trần Quang Diệu, là
những tướng lĩnh trụ cột của nhà Tây Sơn. Sự khẳng khái của bà khi bà và con
gái bị hành hình bằng cách cho voi giày dã man làm
mọi người phải cúi đầu khâm phục. Liệu ai không rơi nước mắt, lúc đứa con gái 15 tuổi sợ quá kêu gào
mẹ. Thế mà nữ tướng nén đau thương và nghiêm mặt hét lên với con: “Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con
của ta". Qua
những dòng thơ của tác giả, ta thấy dũng khí của nữ tướng đã vượt lên tất cả:
Địch
trảm chồng, tang thương đất nước
Voi giày con, nhức nhối tim gan
“Phân thây” - nào sợ uy hoàng đế
“Xẻo thịt” - đâu sờn chí nữ quan
(Nữ
tướng Bùi Thị Xuân - LNP)
Nhà Nguyễn với mười ba đời
vua nối tiếp, là triều đại vua cuối cùng trong lịch sử nước nhà. Trong đó có ba
vị vua yêu nước, bỏ ngai vàng chống Pháp, vẫn mãi còn trong lòng dân bao nỗi
yêu thương kính mến:
Hàm Nghi, Thành Thái với Duy Tân
Cung điện nguy nga cũng
chẳng cầ
Ba vị anh quân ôm hận nước
Bị cầm biệt xứ lúc còn
xuân.
(Vua chống Pháp –
LNP)
Thơ anh còn làm ta ngậm ngùi tiếc nuối khi
phải nghe những chuyện tình đầy nước mắt và đau thương của Mỵ Châu -Trọng
Thủy, Chế Mân - Huyền Trân Công chúa, vua Quang Trung - Hoàng hậu Ngọc Hân và thấm
đẫm xót xa nhất là số phận của công chúa An Tư, con vua Trần Thái Tông, một
người con gái xinh đẹp phải chịu dâng thân xác cho tướng Tàu Thoát Hoan để giúp cho các vua
Trần thoát nạn và quân ta chiến thắng giặc Nguyên, An Tư sau đó sống hay chết
trong đám loạn quân, cho đến giờ vẫn chưa ai biết. Ôi! Lịch sử không bao giờ
quên sự hiến thân cứu nước của các mỹ nhân đất Việt:
Tiền đồ xán lạn thành mây khói
Sự nghiệp tan hoang đẫm
bụi đường
Máu đổ vì yêu nào có tiếc?
Thân về với nghĩa há kêu
thương?
(Mỵ Châu
-Trọng Thủy - LNP)
Hoặc:
Cuộc đời ái nữ đức Nhân Tông
Vì nước đành cam phận má hồng
Chiêm, Việt đôi đường xa xứ sở
Chế, Trần hai họ cách non sông
(Huyền Trân Công chúa – LNP)
Hoặc:
Nát lòng Hoàng hậu tuổi còn xuân
Đột ngột vua băng lúc tứ tuần
Bài “ Vãn Ai Tư” lời thống thiết
Thơ tình bất hủ khóc phu quân.
(Hoàng
hậu Lê Ngọc Hân – LNP)
Hoặc:
Tấm lòng trung liệt rạng nghìn thu
Công chúa Trần gia hiến giặc thù
Nạn nước cam
đeo vòng áo não
Nợ nhà đành
gạt mối sầu tư
(Công chúa An Tư – LNP)
Mải say theo lịch sử mà tôi quên mất tác
giả và tôi đều là người Quảng Trị và đều là cựu học sinh trường Trung học
Nguyễn Hoàng, ngôi trường mang tên vị chúa Nguyễn đầu tiên, sáng lập vương
triều các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, có công khai phá mở mang bờ cõi phương Nam . Hôm nay
chúng ta sống trên mãnh đất miền Nam màu mở rộng lớn đến tận Mũi Cà Mâu là đang
hưởng phúc lợi từ sự nghiệp Nam tiến của các chúa, trong đó chúng ta không quên
nhắc đến Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc
Chu, là người đầu tiên đã vượt hàng trăm cây số vào Đồng Nai - Gia Định – Sài
Gòn để chiêu dân lập ấp, lãnh đạo dân quân khai phá và mở mang vùng đất này. Lịch sử ghi công và nhân dân luôn nhớ ơn các chúa, đặc
biệt là con dân Quảng Trị chúng tôi, rất hãnh diện là nơi được chúa Nguyễn
Hoàng dựng cơ nghiệp trong những năm tháng đầu tiên ngài xa miền Bắc:
Trí, chí, nhân, kiên, dũng vẹn toàn
Nguyễn Hoàng phụng chỉ
vượt đèo Ngang
Theo dòng Thạch Hãn tìm
phương đỗ
Lên bãi Cồn Cờ hưởng phúc
ban
(Công ơn chúa Nguyễn - LNP)
Hoặc:
Thấu
hiểu di ngôn thật rõ ràng
Theo đường tiên đế mở quan san
Trung phần lập ấp khai rừng núi
(Công ơn chúa Nguyễn – LNP)
Hoặc:
Hữu
Cảnh quê hương ở Quảng Bình
Đã từng trận mạc bậc tài danh
Phước Long, Đông phố xây thôn xã
Gia Định, Biên Hòa mở trấn dinh
(Nguyễn Hữu Cảnh – LNP)
Lịch sử Việt Nam
dài lắm, kể mãi không hết, nếu cứ mải mê theo những gì anh viết và những cảm xúc
dâng trào theo từng tên tuổi của các bậc vĩ nhân thì có lẽ trang giấy dành
cho tôi sẽ nhiều hơn. Cho tôi xin lỗi các bậc anh hùng
tôi còn đam mê theo từng chân bước, như
một Trần Quốc Toản mới 15 tuổi đã xin vua vào dự hội nghị Bình Than bàn việc
nước, một Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mà tâm trí mải nghĩ đến non sông, một Lê
Lai liều thân cứu chúa, một Nguyễn Trãi nhà chính trị, quân sự, ngoại
giao xuất sắc nhưng lại bị án oan tru di tam tộc, một Cao Thắng nhìn súng địch
tạo được súng cho ta, một Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời giặc: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không
thèm làm vương đất Bắc”, một Trần Thủ Độ hiên ngang tâu với vua
"Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ
hạ đừng lo”, một Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh còn sống mãi trong
lòng sinh viên học sinh thời đó và bây giờ... Ôi! Những danh nhân của tổ quốc
Việt Nam .
Tôi không biết viết gì thêm mà chỉ biết cám ơn anh -
nhà thơ Lê Ngọc Phái - đã yêu nước thầm lặng bằng cách ngày đêm sưu tầm
tư liệu để viết thành tập thơ tri ân những danh nhân lịch sử của đất nước. Nếu
không có anh, tôi và có lẽ nhiều người có chút lãng mạn ướt át, không hiểu được
rằng thơ lịch sử còn làm say đắm lòng người hơn cả thơ tình nữa. Vì thơ tình
của ai đó tặng, ta chỉ đọc một lần rồi có thể quên bẵng mất, còn tập thơ "Những dấu ấn lịch sử" của anh Lê
Ngọc Phái, ta phải đọc nhiều lần và không khéo, sự thích thú khiến ta đi tìm tư
liệu tra cứu để biết rõ hơn. Đó là thành công to lớn nhất mà nhà thơ Đường luật
của tôi đã làm được. Chúc mừng anh và xin mời tất cả độc giả cùng đọc để cảm
nhận.
Những ngày tháng 9.
2014
Lê Ngọc Phái & Tuyết Mai © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.HCM ngày 05.01.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét