Home
» Thư viện văn xuôi
» Nhân kỷ niệm 39 năm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu – Bài viết Phan Kỷ Sửu
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu – Bài viết Phan Kỷ Sửu
Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015
Đối với những người làm thơ và yêu thơ Xuân Diệu ở Tây Ninh như chúng tôi. Tin nhà thơ Xuân Diệu về Tây Ninh tham dự Hội nghị “Giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường” được Bộ Giáo dục tổ chức tại Tây Ninh cách đây 31 năm (năm 1983) làm mỗi người thật háo hức. Ai cũng nghĩ rằng được gặp chính nhà thơ, một nhà thơ tình nổi tiếng của đất nước là một hạnh phúc vô cùng to lớn. Trước năm 1975 tôi cùng đám bạn trung học đã từng say mê “Thơ, thơ…” và “Gửi hương cho gió“ của ông.
Thông tin
liên hệ: (VanDanViet)
Nhà
thơ Phan Kỷ Sửu
Bút danh Vân Trinh
Sinh ngày 20-10-1949
Quê quán: TP. Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh
Email: kysuuttv@yahoo.com.vn
_____
Bút danh Vân Trinh
Sinh ngày 20-10-1949
Quê quán: TP. Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh
Email: kysuuttv@yahoo.com.vn
_____
NHÂN KỶ NIỆM 39 NĂM
NGÀY MẤT CÙA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
NGÀY ẤY, CÁCH ĐÂY 31
NĂM XUÂN DIỆU ĐÃ ĐẾN TÂY NINH.
Đối với những
người làm thơ và yêu thơ Xuân Diệu ở Tây Ninh như chúng tôi. Tin nhà thơ Xuân
Diệu về Tây Ninh tham dự Hội nghị “Giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường” được
Bộ Giáo dục tổ chức tại Tây Ninh cách
đây 31 năm (năm 1983) làm mỗi người thật háo hức. Ai cũng nghĩ rằng được gặp chính
nhà thơ, một nhà thơ tình nổi tiếng của đất nước là một hạnh phúc vô cùng to
lớn. Trước năm 1975 tôi cùng đám bạn trung học đã từng say mê “Thơ, thơ…” và
“Gửi hương cho gió“ của ông. Hầu như ai cũng thuộc làu thơ ông cũng như nhiều
tác giả khác trong phong trào Thơ Mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên,
Huy Cận… Riêng tôi Xuân Diệu là một tác giả đàn anh có rất nhiều ảnh hưởng đến
quá trình sáng tác thơ ca của tôi trong gần 40 năm qua.
Mãi cho đến ngày
17-12- 1983 mới được gặp gỡ người mà mình yêu kính. Riêng nhà văn Vân An thì đã
gặp Xuân Diệu nhiều lần trong thời gian ông tập kết ra miền Bắc, còn tôi, chị
Năm Phan Phụng Văn, Bác Tư Hi Đạm, chú Tư Phan Văn, chú Năm Xuân Thới.. thì đây
là lần gặp đầu tiên. Hôm ấy cũng là lần đầu tôi gặp và tiếp xúc với nhà văn Sơn
Nam .
Bên cạnh đó lại còn được gặp gỡ khá nhiều cây viết quen thuộc mà mình chỉ được
biết qua tác phầm như nhà văn Nguyễn Văn Bổng, nhà thơ Anh Thơ, giáo sư Lê Trí
Viễn, nhà văn Anh Đức, nhà văn Sơn Nam, Lê Văn Thảo, nhà thơ Viễn Phương.. Nhà
thơ Xuân Diệu có phong cách khá cởi mở, giản dị. Ông tiếp xúc với bất cứ ai
cũng như là người thân của mình. Vâng!ông rất dể gần gủi và dê gây cảm tình cho
mọi người ngay lần đầu tiếp xúc. Ông mặt áo sơ mi trắng ngắn tay tươm tất, gọn
gàn.
Sau hai buổi làm
việc tại Hội trường Tỉnh Ủy Tây Ninh, đêm đầu tiên của hội nghị, nhà thơ Xuân
Diệu nói chuyện với người yêu thơ ngay tại hội trường. Người đến nghe ngoài các
đại biểu dư hội nghị còn có khá nhiều giáo viên, học sinh, cán bộ, công chức
các cơ quan tỉnh. Tôi nhớ trên hàng ghế đầu tiên trong hội trường ngày ấy có
một dải ghế có hàng chục thiếu nữ duyên dáng mắt áo dài nhiểu màu. Khán giả của
Xuân Diệu bất cứ ở không gian và thời gian nào. phái đẹp cũng chiếm số đông.
Nét đẹp ấy hình như đã gợi thêm khá nhiều cảm hứng cho nhà thơ khi nói chuyện
về thơ.
Khán giả rất châm
chú và say mê theo cách nói chuyện mà người miền Nam thường gọi là “có duyên”, tức
là rất thu hút sự theo dỏi của khán giả như là có một sức hút mạnh mẻ. Thỉnh
thoảng có những tràn pháo tay dòn dả, vang lên tán thưởng. Xuân Diệu chào đời
vào ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước (Bình Định) quê
cha là Hà Tĩnh. Khi về Tây Ninh ông đã 66 tuổi. Nhưng ông nói chuyện hầu như
không biết mệt mỏi, không có dấu hiệu của tuổi già ở một nhà thơ viết bằng sự
rung cảm hết sức trẻ trung,. Khi đọc thơ ông nhắm nghiền mắt như đang thả hồn
vào một thế giới của mộng của mơ. Ông có cách phát âm và sử dụng từ ngữ rất gần
với người Nam Bộ. Ông nói to và rõ. Được nghe nhiều nhà văn, nhà thơ nói chuyện
nhưng với tôi hầu như chỉ có Xuân Diệu đã thực sự lôi cuốn và say mế. Xuân Diệu
nói chuyện về các trường hợp,nguồn cảm xúc, những tác động khi sáng tác những
Tương tư chiều, Vội Vàn, Nguyệt cẩm, Biển… Riêng với bài “Biển” ông đã đọc cả
bài thơ. Khi dứt câu cuối ông mở choàng mắt ra và cuối đầu trong tiếng vổ tay
hầu như không muốn dừng lại. Đó cũng là lúc kết thúc buổi nói chuyện của ông
trong biết bao nuối tiếc của khán giả và nhất lá anh em văn nghệ sĩ. Tôi nhớ
khi đọc đến đoạn:
“Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm..”
Nhịp đọc của ông
cuồn cuộn, sôi nổi với sự thay đổi của gương mặt, của ánh mắt như lả thể hiện
được ái âm thanh của từng đợt sóng trùng dương..
Đoạn cuối bài thơ:
“Để những khi bọt tung trắng xóa
Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi nghìn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi..”
Giọng ông kéo dài
ra như vang mãi,.. trong tâm tư và sự cảm phục của khán giả. Những cảm xúc từ
bài thơ Biển của Xuân Diệu. từ năm 1976, thời gian mở đầu giai đoạn sáng tác
rất sung sức của tôi, thơ tôi đã ấm những nụ hôn tình tứ. Nhà văn Vân An và anh
Sáu Xuân Quang rất tán thành cách viết thơ tình của tôi và cho in bài thơ tình
đầu tiên sau năm 1976 trên Văn nghệ Nhân dân số 3/1077. Nghe Xuân Diệu nói
chuyện thơ tôi được hiểu nhiều hơn về kinh nghiệm sáng tác của ông nhất là tính
chất của thơ tình hiện đại.
Lần ấy đến Tây
Ninh nhà thơ Xuân Diệu ngoài việc là đại biểu và báo cáo viên của hội nghị
“Giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường” ông cón được các cơ quan chức năng tỉnh
Tây Ninh đưa đi thăm các căn cứ, di tích kháng chiến chống Mỹ. nhất là Trung
Ương Cục Miển Nam. Tìm hiểu thêm về truyền thống ”trung dũng kiên cường” của
con ngưởi và mảnh đất Tây Ninh, vùng thánh địa của cách mạng miền Nam Xuân Diệu
đã sáng tác bài thơ ”Tây Ninh, những bước tôi đi”:
“Tây Ninh,Tây Ninh mỗi bước tôi đi
Lịch sử ngân lên tiếng diệu kỳ”
Vì nơi mảnh đất
biên cương của Tổ quốc, nơi mỗi, tên đất, tên làng đều là một chùm chiến công
vang dội. Khẳng định thế dứng hào hùng như núi Bà Đen sừng sửng ngang trời của
con người Tây Ninh đã vượt lên vô vàn gian khổ trong chiến tranh ác liệt vỉ
chiến thắng cuối cùng cùa dân tộc vì độc lập, tự do của đất nước.
‘Tôi hái một cành le trong chiến khu ngày
trước
Tôi soi gương vào giếng cũ trong rừng
Có thể lẫn hình cây,không thể lầm
dáng nước
Con mắt trời,con mắt đất nhìn ta..”
Những câu thơ thắm
đậm ân tình với những tháng năm hào hùng đánh giặc xâm lược năm xưa của quân
dân Tây Ninh..
Bài thơ đã được
đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn học địa phương các trường phổ thông
trung học ở Tây Ninh. Đêm Thơ Việt Nam tại Tây Ninh vừa qua. Bài thơ
này đã được một giáo viên trân trọng thể hiện. Tôi lắng nghe mà lòng mình day
dứt làm sao!
Cũng trong dịp về
Tây Ninh lần nầy. Xuân Diệu còn đến thăm các cây bút tên tuổi Tây Ninh như Vân
An, Hi Đạm, Phan Phụng Văn. Ông cũng đến nói chuyện thơ tại Sở Văn hóa Thông
tin, Bệnh viện Tây Ninh, Công an Tây Ninh. Sau đó Xuân Diệu còn trở lại Tây
Ninh nhiều lần nữa Ông mất vài tháng 12 năm 1985. Ngày ông mất một số văn nghệ
sỹ Tây Ninh gồm Vân An, Hy Đạm, Phan Phụng Văn, Xuân Thới, Phan Kỷ Sửu, Thu
Trâm.. đã tổ chức truy điệu ông tại văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh
trong niềm cảm phục và nhớ nhung da diết, một người bạn quý mến của quê hương
Tây Ninh. Năm 2015 này tròn 30 năm ngày mất của Xuân Diệu cũng như để tưởng nhớ
lần đầu tiên ông về Tây Ninh cách đây 31 năm. Bài viết nầy như xin được gọi là một nén hương lòng của giới
văn nghệ sĩ Tây Ninh kính dâng anh linh của nhà thơ khả kính.
Phan Kỷ Sửu © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Tây Ninh ngày 16.01.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét