Nguyễn Khôi: "Kim Lũ Y"- Thơ xưa mà vẫn Mới
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Trong "Toàn Đường Thi" gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời nhà Đường, trong đó số nữ Thi sĩ chỉ có vài ba người thì Nữ sĩ Đỗ Thu (thường gọi là Đỗ Thu Nương) là nổi trội hơn cả với bài "Kim Lũ Y". Nữ thi nhân xưa hiếm hoi là do thời Phong kiến với chế độ phụ quyền: người phụ nữ chỉ làm nội trợ/ hầu hạ, không được đi học để "tiến vi quan, thoái vi sư" như nam giới?
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Khôi
Quê gốc Làng Đình Bảng Bắc Ninh, Hiện sống và viết ở Hà Nội.
Email: khoidinhbang@gmail.com
_____
Quê gốc Làng Đình Bảng Bắc Ninh, Hiện sống và viết ở Hà Nội.
Email: khoidinhbang@gmail.com
_____
(Tặng: Nguyễn Đăng Luận)
----------
Trong "Toàn
Đường Thi" gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời nhà Đường, trong đó số
nữ Thi sĩ chỉ có vài ba người thì Nữ sĩ Đỗ Thu (thường gọi là Đỗ Thu Nương) là
nổi trội hơn cả với bài "Kim Lũ Y". Nữ thi nhân xưa hiếm hoi là do
thời Phong kiến với chế độ phụ quyền: người phụ nữ chỉ làm nội trợ/ hầu hạ, không
được đi học để "tiến vi quan, thoái vi sư" như nam giới?
Nữ sĩ Đỗ Thu người
Kim Lăng, nhờ tài sắc ở chốn ca kỹ, được Lý Kỳ (740-807) là Tôn thất, cháu đời
thứ 8 của vua Đường cao tổ Lý Uyên, đang làm Tiết độ sứ -27 tuổi, ở Trấn Hải
mua về là tì thiếp (nàng hầu- vợ bé) từ lúc 15 tuổi.Đỗ Thu Nương thường múa,
hát bài "Kim Lũ Y" để mời rượu chồng. Khi Lý Kỳ vướng vào vụ
"làm phản" bị giết, vua Đường Hiến Tông đưa Nàng vào cung...nhờ tài
sắc, văn hay chữ tốt,giỏi giang và lắm mưu trí, Nàng được nhà vua sủng ái,
phong tới "Thu Phi"? đến đời vua Đường Mục Tông, bà được cử làm Bảo mẫu
(mẹ nuôi) Hoàng tử Lý Thấu (tước Chương Vương). Đỗ Thu Nương là một hiện tượng
lạ: xuất thân từ một ca kỹ mà làm nghiêng ngả 2 triều vua nhà Đường.Về sau, do
sự đấu đá nội bộ nên Chương Vương Lý Thấu bị hạ xuống làm "thứ
dân", bà bị đưa trả về bản quán sống nốt quãng đời trong nghèo khổ... Nhà
thơ Đỗ Mục có bài thơ "bà Đỗ Thu" cảm khái về thân phận người
phụ nữ tài hoa ấy.
KIM LŨ Y
Khuyến quân mạc tích Kim Lũ Y
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì
Hoa khai kham chiết trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
Đỗ Thu Nương
*
ÁO KIM TUYẾN
Khuyên anh đừng tiếc áo thêu vàng
Khuyên anh nên tiếc thời trẻ trung
Hoa nở đáng bẻ thì nên bẻ
Đừng chờ hoa hết, bẻ cành không.
*
Khuyên anh chớ tiếc áo hoa
Khuyên anh tiếc lấy thuở ta đương thì
Cành hoa nên bẻ, bẻ đi
Đừng chờ hoa hết, bẻ gì cành
không.
(Trần
Trọng Kim dịch 1944)
Đánh giá về bài
thơ "Kim Lũ Y" hiện nay có 2 loại ý kiến :
1- Nhiều người cho
đây là một bài thơ xưa rất đọc đáo, hiếm hoi, tuy đã qua trên nghìn năm mà rất
hiện đại: bài thơ cảnh báo những người tuổi trẻ phải biết quý tuổi xuân, không
lãng phí thời gian, nếu không hậu quả sẽ thảm khốc.
Nói một cách khác:
bài thơ khuyên người ta phải biết tranh thủ sống với thời gian thực tại, phải
biết giành lấy hạnh phúc (hưởng thụ) ngay khi còn đang tuổi trẻ, đừng chờ đợi
(bỏ phí tuổi xuân xanh) mà chạy theo những cái gì ảo tưởng xa vời (thả mồi bắt
bóng hão huyền) mà bỏ qua hạnh phúc trần gian hiện có... nghĩa là Bài thơ khá
hiện đại ,rất hiện sinh?!
2- Có ý kiến phản
bác cho rằng "Kim Lũ Y" không phải là Thơ, đó chỉ là những lời giáo
huấn khuyên bảo của bậc trưởng thượng đối với người tuổi trẻ "đừng phí
tuổi xuân". Những lời giáo huấn đó xuất phát từ "ý", chứ không
phải là "tâm", hoàn toàn không có chút "cảm xúc" nào? mà
"Thơ là cảm xúc" (nói theo Ts. Nguyễn Hưng Quốc ở Úc): ta đi tìm đồng
cảm để phân biệt Thơ với các lọạị hình nghệ thật khác (dẫn theo Phạm Đức Nhì
trên T.Vấn & bạn hữu).
Theo thiển ý của
NK: 2 loại ý kiến trên đều có lý theo "hệ quy chiếu" đương đại. Tuy
nhiên, đọc "Kim Lũ Y" hôm nay ta nên đưa bài thơ trở về cội nguồn
trong bối cảnh lịch sử ra đời của nó. Ta hãy thử xem thêm Thơ của một nữ Thi sĩ
cùng thời, cùng giọng điệu:
LA
CỐNG KHÚC
Kỳ nhị
Mạc tác thương nhân phụ
Kim thoa đương bốc tiền
Triêu triêu giang khẩu vọng
Thác nhận kỷ nhân thuyền.
Lưu Thái Xuân
(là vợ người ca xướng-con hát, do hát hay nên được Nhà thơ
Nguyên Chẩn, bạn của Bạch Cư Dị rất yêu thích).
*
BÀI
CA LA CỐNG
(bài 2)
(Chớ làm vợ những người lái buôn
Thoa vàng và tiền đều thành vật bói
toán
Sớm sớm ra cửa sông đứng ngóng
Luôn nhận nhầm thuyền của người khác)
*
Chớ làm vợ khách thương
Thoa với tiền : đồ bói
Sớm sớm ngóng đầu sông
Nhận nhầm thuyền khách tới.
(Trần Văn Nhĩ dịch)
Xét về nguồn gốc
thì Thơ ca ra đời từ khi chưa có chữ viết (văn tự), thuở sơ khai các bậc huynh
trưởng dùng Thơ ca để giáo huấn (dạy) con em, để chúng trở thành người chính
trực, ôn nhu, rộng lượng, kiên nghị, cứng cỏi mà không thô bạo, giản dị mà
không ngạo mạn. Thơ dùng để nói CHÍ (thi ngôn chí), CA (hát) dùng để ngân
dài lời thơ cho nó thấm sâu vào lòng người. Thơ ở trong lòng là CHÍ, phát ra
lời là THƠ (mà CHÍ có nghĩa là "dừng" ở trong lòng nên nó gắn được
với 2 chữ "tình" và "ý".
Vậy "tình" ở đây toát ra từ
những lời khuyên (Ý), nếu không phải là từ "tâm" (cõi lòng) không có
cảm xúc thì làm sao bột phát (xuất thần) ra được một ý mới/ tứ lạ như Kim
Lũ Y?
Chao ôi,
thơ là ngôn ngữ để truyền đạt một "tình", một "ý",,, nói
như Jakobson thì "Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh", yêu Thơ
là yêu hình tượng Thơ đẹp, lời nói diễm lệ và sống động... chính từ những lẽ đó
mà bài thơ Kim Lũ Y dù đã trên nghìn năm, nay đọc lên ở vẫn thấy xao xuyến
trong lòng, nó S.O.S với ta: sống sao cho thích ứng với thời cuộc- thời
"cơ chế thị trường" này để mưu cầu hạnh phúc một cách thiết thực,
đừng phí hoài tuổi xuân.
Góc thành nam Hà Nội , 30-12-2014
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 30.12.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét