Về các quy định thể thơ luật Đường – Tác giả Phạm Văn Dương
Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014
Vẻ đẹp của thơ luật Đường nằm ở các quy định nghiêm ngặt của nó, trong đó chủ yếu là về cấu trúc (8 câu 7 chữ, các câu đề, thực, luận, kết), các vế đối, phân bổ bằng trắc, niêm, luật, cách gieo vần, v.v.... Người làm thơ luật Đường NHẤT THIẾT phải đạt được các đặc trưng ấy, nếu không thì thành bài thơ khác, không còn là luật Đường nữa. Trường hợp vi pham các quy định đó thì phải tự sửa hoặc người khác chỉnh sửa để thực sự đúng là một bài thơ luật Đường.
Thông tin
cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Phạm Văn Dương
Họ, tên: Phạm Văn Dương
Ngày sinh:
26/6/1945
Quê quán:
Phù lưu, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Trình độ văn
hóa: Cử nhân toán
Nguyên Đại
tá nghỉ hưu
Địa chỉ hiện
nay: Từ Liêm Hà Nội
Hiện là Chủ
nhiệm Câu lạc bộ Thơ luật Đường họ Phạm Việt Nam .
Đã xuất bản
nhiều thơ .
Điện thoại:
0913510543.
E.mail: phamvanduong7@gmail.com
_____
Vẻ đẹp của thơ
luật Đường nằm ở các quy định nghiêm ngặt của nó, trong đó chủ yếu là về cấu
trúc (8 câu 7 chữ, các câu đề, thực, luận, kết), các vế đối, phân bổ bằng trắc,
niêm, luật, cách gieo vần, v.v.... Người làm thơ luật Đường NHẤT THIẾT phải đạt
được các đặc trưng ấy, nếu không thì thành bài thơ khác, không còn là luật
Đường nữa. Trường hợp vi pham các quy định đó thì phải tự sửa hoặc người khác
chỉnh sửa để thực sự đúng là một bài thơ luật Đường.
Qua thời gian,
người ta đưa ra nhiều cách chơi rất phong phú, rất khó để thử tài nhau, nhất là
trong xướng - họa, và gậm nhấm lý thú khi làm được, nhưng rồi cũng đưa ra
quá nhiều quy định rối rắm và họ goi đó là các “lỗi”, “bệnh” để bắt bẻ nhau.
Một số quy định
cũng có LÝ của nó, nếu tránh được thì bài thơ uyển chuyển hơn, nhịp điệu thanh
thoát êm tai hơn... Tuy nhiên, cái gì QUÁ cũng có mặt trái không hay, GÒ BÓ QUÁ
mất hết thi hứng, thậm chí phải bỏ qua các ý đẹp, lời hay, tứ đắt... thì thực
phí. Bài thơ hay cốt nhất ở ý tứ sâu xa, gửi gắm cái gì đó có ý nghĩa vào những
con chữ (tất nhiên phải mang đúng đặc trưng thơ luật Đường), KHÔNG NÊN QUÁ KHẮT
KHE, CỐ THEO CHO ĐƯỢC CÁC QUI ĐỊNH RẮC
RỐI BẰNG MỌI GIÁ.
Có một số “lỗi”,
“bệnh” gắn liền với tiễng Việt la tinh hóa chứ nguyên gốc chữ Hán tượng hình và
thanh âm tiếng Bắc Kinh làm gì có. Ví dụ “bệnh phong yêu”, “bệnh hạc tất” do dấu thanh. Âm Bắc Kinh chỉ có 4
thanh, 3 trắc, 1 bằng, thế thì các câu có chữ thứ 7 thanh bằng mà chữ thứ 2
(hoặc thứ 4) cũng bắt buộc thanh bằng thì lấy đâu ra để mà đảm bảo khác nhau
(do tiếng Việt có 2 thanh bằng là không dấu và dấu huyền thì mới tránh trùng
dấu thanh được). Nói thế không có nghĩa là ta bỏ qua các “lỗi”, “bệnh” đó. Các
câu chữ thứ 7 thanh trắc mà chữ thứ 2 (hoặc 4) cũng bắt buộc thanh trắc thì ta
vẫn có nhiều lựa chọn để tránh trùng dấu thanh. Có những câu mắc “bệnh hạc tất”
làm câu thơ khó đọc, thiếu êm tai...
Vì vậy, những
người làm thơ luật Đường cần CỐ GẮNG TỐI ĐA KHÔNG PHẠM CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN NHẤT
(cấu trúc, niêm, luật, đối, vận ...), nhưng KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI TUÂN THEO HẾT
CÁC QUI ĐỊNH GÒ BÓ NGƯỜI TA GÁN CHO THƠ LUẬT ĐƯỜNG .
Hiện nay có một
phần mềm Mộc gia trang kiểm tra các bài thơ luật Đường, chỉ ra các “lỗi”,
“bệnh” bài thơ mắc phải. Người làm ra phần mềm này vừa có hiểu biết về thơ luật
Đường, vừa có trình độ lập trình. Tuy nhiên, đã là máy móc thì có những chỗ
cứng nhắc và không phân biệt được các cách sử dụng từ phong phú của con người.
Người làm thơ luật
Đường hoặc người biên tập dùng phần mềm kiểm tra bài thơ sẽ phát hiện được các
“lỗi”, “bệnh” mình sơ ý mắc phải, kịp thời chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Tuy
nhiên, có những “lỗi”, “bệnh” phần mềm chỉ ra không đúng hoặc không nhất thiết
phải sửa bằng mọi giá, đừng khiên cưỡng quá. Xin đưa ra đây một số ví dụ các
bài thơ sau khi kiểm tra bằng phần mềm này, người ta chỉnh sửa bằng mọi giá và
kiểm tra lại “không còn lỗi nào”, nhưng bài thơ sau khi sửa có câu, có chữ hay
hơn cũ, cũng có câu, có chữ quá gò bó khiên cưỡng, làm mất ý hay của tác giả…
Thà cứ để như cũ lại tốt hơn.
Ví dụ 1. Bài thơ
ban đầu của tác giả A:
“THƠ BÁC TRÊN SÔNG
Sáng ngời khuôn nguyệt giữa trời không
Bóng núi hình mây thấp thoáng lồng
Vỗ mạn dập dềnh từng đợt sóng
Khua chèo sóng sánh cả lòng sông
Thơ rằm Bác đọc sâu tình nghĩa
Trăng sáng trời soi rực sắc hồng
Thuyền chở trí nhân đầy ánh sáng
Con đường cách mạng mở mênh mông”
Bài thơ cơ bản là
đạt yêu cầu, có ý, tứ , cảm xúc, từ ngữ sáng sủa, đúng niêm, luật, đối… Khiếm
khuyết là dùng lặp lại các từ “sáng”, “trời”, “sóng “ (do sơ ý chứ không phải
có dụng ý để nhấn mạnh).
Bài chỉ có 56 chữ,
dùng được càng nhiều chữ khác nhau càng phong phú
Một người biên tập
sử sụng phần mềm Mộc gia trang kiểm tra, máy chỉ ra các lỗi sau:
“-Trùng từ: sáng,
trời, sóng
-Tiểu vận: câu 1
-Chánh nữu: câu
4,6,8
-Bàng nữu: câu
3,4,5,6,8
-Điệp thanh: câu
2”
Người biên tập đã sửa lại bài thơ đó (thay vào các chữ mới
màu đậm):
“THƠ BÁC TRÊN SÔNG
Sáng
ngời khuôn nguyệt giữa thinh không
Bóng núi hình mây ẩn hiện lồng
Vỗ mạn dập dềnh từng đợt sóng
Khua chèo lóng lánh cả dòng sông
Thơ rằm Bác đọc sâu tình nghĩa
Trăng rạng trời soi rực sắc hồng
Thuyền chở trí nhân đầy ánh bạc
Con đường cứu quốc rộng mênh mông”.
Kiểm tra lại, máy
thông báo bài thơ sau khi sửa không còn một lỗi nào
Nhận xét:
- Sửa chữ “thinh”,
chữ “lóng lánh” là tốt, khăc phục được
luôn mấy chữ trùng.
- Chữ “ẩn hiện”
sửa đúng luật, tránh “lỗi điệp thanh”, nhưng đọc lên lại thấy gợn, thà cứ để
“thấp thoáng”, câu có 4 dấu sắc mà đọc lại thấy êm tai hơn
- Câu 6 để “trăng
sáng” mắc “bệnh chánh nữu” (cả câu 5 nữa thành 4 chữ S) nhưng vẫn hay hơn là “trăng rạng” (còn nếu
tránh dùng lại từ “sáng” thì thay chữ “rạng” vào câu 1). Cũng vậy, câu 8, “con
đường cách mạng” rộng nghĩa hơn “con đường cứu quốc”, đừng vì “bệnh chính nữu”
mà thay đổi.
Qua ví dụ này,
thấy cái gọi là “lỗi Điệp thanh”, “bệnh Chánh nữu” do máy chỉ ra không nên sửa.
Để như cũ lại hay hơn!
Ví dụ 2. Bài thơ
ban đầu của tác giả B:
“ĐẸP CHO ĐỜI
Trời ban khéo léo ở đôi tay
Uốn tỉa, tạo hình nên dáng cây
Kìa thế long thăng thân uốn khúc
Đây hình phượng vũ cánh dang bay
Bốn mùa hoa lá khoe hương sắc
Một dãy núi non phô nước mây
Ý tưởng hữu tình Chân-Thiện-Mỹ
Hiến đời cảnh đẹp sống mê
say!”
Bài thơ cơ bản là
đạt yêu cầu, có ý, tứ , cảm xúc, sử dụng các từ ngữ chuyên dùng của người chơi
sinh vật cảnh, đúng niêm, luật, đối… Khiếm khuyết là dùng lặp lại các từ “uốn”,
“hình”, (do sơ ý chứ không phải có dụng ý để nhấn mạnh). Bài chỉ có 56 chữ,
dùng được càng nhiều chữ khác nhau càng phong phú
Một người biên tập
sử sụng phần mềm Mộc gia trang kiểm tra, máy chỉ ra các lỗi sau:
“-Trùng từ: uốn,
hình
-Phong yêu:câu1, 3
-Hạc tất: câu 5, 6
-Tiểu vận: câu 6
-Chánh nữu: câu 3,
6”
Người biên tập đã
sửa lại bài thơ đó (thay vào các chữ mới màu đậm):
“ĐẸP CHO ĐỜI
Duyên
trời khéo léo ở đôi tay
Uốn tỉa, vin cành tạo dáng cây
Kìa thế rồng vươn thân khúc cuộn
Đây hình phượng múa cánh dang bay
Bốn mùa hoa nụ khoe hương sắc
Một rặng núi đồi khỏa nước mây
Ý tưởng hữu tình Chân-Thiện-Mỹ
Hiến đời cảnh đẹp sống mê say!”
Kiểm tra lại, máy
thông báo bài thơ sau khi sửa không còn một lỗi nào
Nhận xét:
- Sửa câu 2 tránh
được trùng từ “hình”
- Câu 1,5 sửa để
tránh “ phong yêu, hạc tất” nhưng không hay. “Trời ban” có ý hay, không thể
thay là “duyên trời”. Chữ “hoa nụ” hơi ép, thà cứ để “hoa lá” hay hơn.
- Câu 3,4 không
nên sửa các từ “long thăng, phượng vũ” là từ quen dùng của người chơi sinh vật
cảnh. Tránh điệp từ “uốn” thì thay bằng “cuốn”.
- Câu 4, chữ “non”
là hòn non bộ quen dùng, không nên vì “hạc tất” mà sửa thành “đồi”
Ở đây các “lỗi” do
máy đưa ra máy móc quá, không nhất thiết phải sửa, mất đi ý của tác giả, để như
cũ hay hơn.
Còn rất, rất nhiều
ví dụ về việc sửa các “lỗi”, “bệnh”, nhưng đưa ra quá rườm rà. Hai ví dụ trên
đã nói về các “lỗi phong yêu, hạc tất, điệp thanh, chánh nữu” rồi. Về “lỗi tiểu
vận”, có câu thơ về anh bộ đội về hưu,
ban đầu của tác giả C là:
“Thời trẻ mài gươm gìn đất nước
Tuổi già luyện bút họa thi ca”
Hai câu thơ này rất
chuẩn thế mà người biên tập theo máy, đã sửa thành;
Thời trẻ mài gươm gìn đất nước
Tuổi nhiều luyện bút họa thi ca”
Đã không có lỗi mà lại sửa và làm kém
đi, “nhiều”
sao đối được với “trẻ”?
Tất nhiên còn phụ
thuộc vào trình độ người biên tập sửa “lỗi” “bệnh”, nhưng thực tế là có bằng ấy
từ, muốn tránh “lỗi”, “bệnh” thì phải tìm từ tương đương phù hợp thanh, âm… để thay
thế mà không phải bao giờ cũng tìm được từ đạt yêu cầu. Người làm thơ luật
Đường cứ bị ám ảnh phải tránh cho hết các “lỗi”, “bệnh” rất rắc rối đó thì có
khi không dám làm thơ luật Đường nữa. Người biên tập cũng theo máy móc đó mà
chỉnh sửa thơ của người khác thì “lợn lành hóa lợn què”. Vì vậy, người viết bài
này chỉ muốn gửi một thông điệp là không nên quá câu nệ, không nên cố theo các
quy định rối rắm mà người xưa đã đặt ra cho thơ luật Đường. Các bậc danh sĩ như
Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… đâu có tránh
cho hết các “lỗi”, “bệnh” này mà sao thơ
hay thế?
Chủ nhiệm CLB Thơ luật Đường họ Phạm VN
Phạm Văn Dương © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Hà Nội ngày 15.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét