Cơn mơ biển – Truyện ngắn Phan Trang Hy (Đà Nẵng)
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Chiều
về. Trên bãi biển vẫn còn đông người, sự nóng bức của thời tiết làm cho con
người tụ về vùng biển. Bữa cơm tối, chắc họ sẽ ngọn miệng hơn. Các người dân
chài không đi biển. Họ ngồi nhìn sóng nước xa xa đoán từng luồng cá. Một số
người cặm cụi vá lại những mảng lưới để chuẩn bị ra khơi.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phan Trang Hy
Sinh
năm 1956
Quê:
Đại Lộc, Quảng Nam
Hiện
ở Đà Nẵng
ĐT:
0935484482
Email: phantranghy@gmail.com
_____
CƠN MƠ BIỂN
1.
Chiều về. Trên bãi biển
vẫn còn đông người, sự nóng bức của thời tiết làm cho con người tụ về vùng
biển. Bữa cơm tối, chắc họ sẽ ngọn miệng hơn. Các người dân chài không đi biển.
Họ ngồi nhìn sóng nước xa xa đoán từng luồng cá. Một số người cặm cụi vá lại
những mảng lưới để chuẩn bị ra khơi.
Hoàng đang ngồi vá lưới.
Từng con người đi qua trước mắt Hoàng. Ở họ có đủ màu sắc, hương vị của cuộc
đời. Ở họ có sự thảnh thơi, hạnh phúc. Nhiều lần, Hoàng ao uớc chút hạnh phúc
bé nhỏ đến với mình, nhưng anh đã để mất nó. Mất vì sao, đến bây giờ, anh vẫn
chưa lý giải được. Anh chỉ biết rằng hạnh phúc nhỏ bé ấy đã tuột khỏi như những
lần anh đánh bắt cá, những con cá tưởng sẽ được, thế mà, chúng lại quen màu
lưới, sắc lưới, hương vị lưới và chúng lẫn tránh để khỏi rơi vào cái chết. Dẫu
Hoàng có nhảy ùa xuống biển để bắt chúng, nhưng anh sẽ chẳng bao giờ bắt được,
vì cá kia, trong lòng biển, cá thật sự tự do vùng vẫy theo sự sống còn mà Tạo
hoá đã dành cho.
Âm thanh của biển cứ vang
vọng một cách kỳ diệu, sống động không bao giờ dứt. Nhiều lần, Hoàng lang thang
trên bãi biển sau những ngày ra khơi đánh cá. Hoàng đi một mình, thích đi một
mình để đếm bước chân mình. Cứ đi và đi. Sóng biển cứ đổ vào bờ theo nhịp đếm
của từng bước chân. Hết đi lang thang, Hoàng lại đăm chiêu nhìn ra biển như để
khám phá sự kỳ diệu của biển. Hiền hoà, hung dữ, bình thản, sống động, yên
lành, nổi sóng … Là biển chăng? Không cây trái, không bướm lượn ong bay, biển
vẫn cung cấp đầy đủ cho con người yêu biển những gì nó có.
Hoàng đứng dậy sau khi vá
xong mảng lưới. Những tay chài đang ngồi hút thuốc, nói chuyện tôm cá. Cuộc đời
của họ thật bình dị. Họ không mơ ước gì hơn là được mùa cá. Hoàng đâu quên
những ngày mùa, cá về đầy ắp. Nục, trích, phèn, cơm … Đủ loại. Tất cả đều lấp
lánh sáng dưới trời đêm. Hàng chục quang gánh gánh cá thoăn thoắt. Các cô gái
cười nói luôn miệng. Nhìn Hoàng, nói những câu liên thoắng, các cô khúc khích
cười như vỡ vầng trăng non.
Sống ở vùng biền từ nhỏ
đến giờ, trước mắt Hoàng, các cô gái đôi lúc làm anh rung động, sự rung động
của người đàn ông trước vẻ hấp dẫn của biển. Dẫu rằng một ngày kia, các cô có
con, da thịt không còn đầy hơi xuân biển, trên gương mặt đầy vết chân chim hải
âu, nhưng chắc chắn rằng con cháu của các cô sẽ đẹp hơn các cô thời con gái.
- Hoàng! Vá lưới xong rồi
hả? Lại đây hút thuốc!- Tiếng của Hân, người bạn thân của Hoàng.
Hoàng nhập vào đám dân chài. Họ bàn công việc cho những ngày đến. Ngày mai luôn luôn là những ngày thôi thúc họ. Ngày mai là tương lai của cuộc đời họ.
Hoàng nhập vào đám dân chài. Họ bàn công việc cho những ngày đến. Ngày mai luôn luôn là những ngày thôi thúc họ. Ngày mai là tương lai của cuộc đời họ.
Đám dân chài chia tay
nhau. Chỉ còn lại Hoàng và Hân tựa lưng vào chiếc thúng chai nhìn ra biển.
- Bao giờ mày tính chuyện lấy vợ? Không lẽ nhớ hoài Loan sao?- Hân nói với tất cả lòng của người bạn thân chân thành- Mày thấy con Giang, em gái tau có được không? Nó yêu mày thật tình đó. Tau cũng muốn có thằng em như mày. Ý mày sao?
- Bao giờ mày tính chuyện lấy vợ? Không lẽ nhớ hoài Loan sao?- Hân nói với tất cả lòng của người bạn thân chân thành- Mày thấy con Giang, em gái tau có được không? Nó yêu mày thật tình đó. Tau cũng muốn có thằng em như mày. Ý mày sao?
Hoàng chỉ im lặng. Người
tắm càng lúc càng đông. Tiếng người, tiếng biển rộn ràng. Một lát sau, Hoàng
lên tiếng:
- Thôi đừng nói chuyện vợ
con nữa! Cậu lo xăng dầu, kiểm tra lại máy móc chưa? Bác ở nhà còn ốm, đội mình
còn mười ba người có đủ sức để ra khơi không? Mình lo ghê.
Hoàng uể oải bước vào nhà.
Nhìn vẻ mặt buồn xo của Hoàng, mẹ Hoàng hỏi:
- Có việc gì thế con?
- Không có việc gì, mẹ
đừng có hỏi- Anh trả lời bực dọc.
- Mẹ dọn cơm con ăn nghe.
Ngồi nhìn Hoàng ăn cơm, bà
e dè nói:
- Chuyện vợ con, con tính
giùm mẹ, chứ con.
Hoàng vẫn gằm mặt ăn cơm.
Anh không biết phải nói gì với mẹ cả. Mẹ chắc sẽ buồn khi anh trả lời không.
Anh ngại nói tiếng không đó. Nó bất nhẫn! Nó tàn tệ! Thôi thì im lặng vẫn
hơn.
- Mẹ thấy con Giang nết
na, được đó. Có ưng thì mẹ nhờ người đi hỏi.
Hoàng vẫn im lặng, giọng
mẹ buồn buồn:
- Thế thì con đợi mẹ chết
rồi mới lấy vợ sao? Mẹ sống đến ngày thấy cháu nội được không? Nếu Trời Phật
thương tình cho mẹ sống lâu thì mẹ chiều ý con, lấy vợ hay không là tuỳ con, mẹ
đâu có quyết được.
Hoàng ngồi trơ ra. Anh
không dám nhìn mẹ. Anh thầm nhủ: "Mẹ ơi. Mẹ có hiểu lòng con không nào?
Con nào dám trái ý mẹ. Nhưng mẹ ơi, con chưa một mảy may yêu Giang thì làm sao
con lấy làm vợ. Con biết mẹ buồn khi con chưa chịu lấy vợ. Con có lỗi với mẹ
nhiều. Mẹ tha lỗi cho con, nghe mẹ”.
Căn nhà buồn hơn . Họ không
nói gì với nhau nữa. Mẹ Hoàng đã dọn mâm xuống. Hoàng đi nằm. Anh vẫn vơ nghĩ
suy. Anh thiếp đi trong suy nghĩ vẩn vơ. Nó kia , cô gái anh yêu kia kìa. Nó
đẹp như tiên đang vẫy gọi anh đến với nó. Ôi, nụ cười của nó, nụ cười lạ lùng
lôi cuốn trái tim anh ra khỏi lồng ngực, nụ cuời làm lạnh toát cơ thể anh. Ôi,
nụ cuời của cô gái anh yêu . Ôi, nó đẹp làm sao. Nó dịu dàng với anh. Anh tiếc
sao chẳng lấy được nó… Có lẽ bây giờ, nó trở về với anh, trở về yêu anh như
ngày đi học ? Không ! Nó đã có chồng con rồi. Nó yêu anh gì nữa. Chắc là anh
yêu nó nên cứ ngỡ là nó yêu anh. Anh réo gọi: " Em hãy đợi anh đến cùng
em! Hãy nói một lời với anh đi!”.
Người con gái trả lời:
"Ta không yêu mi đâu. Mi tưởng là tình yêu chỉ là lời nói trống không ư?
Hỡi chàng trai trẻ, ngươi lầm rồi! Đời ngươi có gì nào? Chỉ có biển cả mênh
mông, chỉ là anh ngư dân quèn mà đòi lấy ta à?”.
Anh thốt lên: "Hỡi em
yêu! Một thời chúng ta từng yêu nhau kia mà!”.
"Không! Bây giờ ta
không yêu ngươi. Chuyện một thời mà ngươi nói là con bé học trò nào đó yêu
ngươi. Nó yêu ngươi một cách trong trắng, ngây thơ. Một cô bé học trò thương
yêu một câu học trò điều đó có gì lạ đâu. Lúc đó, chúng có tính toán gì với
nhau đâu ngoài những ước mơ viễn vông. Bây giờ khác rồi. Phụ nữ không dại khờ
như cô bé học trò đâu”.
"Thế em không yêu anh
ư? Những lời ngày xưa em nói với anh đâu rồi?”.
Cô gái cười thành tiếng:
"Đã mất rồi! Đã thành quá khứ rồi! Những gì đã qua, như tiền bạc, tiêu hết
rồi thì còn làm sao được. Lời học trò, chúng ta đã tiêu pha trong tuổi học trò
thì làm sao còn được. Tất cả chỉ là dư âm. Mà dư âm có nuôi lũ chúng ta một
ngày nào đâu, hay chỉ làm chúng ta dằn vặt, khổ sở, lo lắng, để rồi cứ tưởng nó
là tình yêu, là lẽ sống.”
Anh van lơn: "Hãy nói
một lời yêu anh đi!”.
Cô gái cười to: "Ha
ha… Ta nói yêu ngươi, nhưng ta không yêu ngươi thì đã sao nào? Ta có tiếc gì
lời nói với ngươi đâu, nhưng ngươi làm những gì qua lời nói đó”.
Giọng anh rên rỉ:
"Anh sẽ dâng hiến cả cuộc đời anh”.
Cô gái mỉa mai: "Dễ
thế sao? Ha ha… Biết bao chàng trai đã hứa như vậy với các cô gái. Nhưng kết
quả thế nào? Hỡi Thượng Đế, hỡi Sa Tăng vạn năng! Các người có thấy loài người
khờ đến thế nào không? Họ thích nghe những lời yêu thương ve vuốt, thích mơn
trớn, thích thỏa mãn. Hỡi Thượng Đế, hỡi Sa Tăng! Ai tạo ra làng tham của con
người thế?”.
Anh khẩn cầu: "Em hãy
nói một lời yêu anh đi!”.
Cô gái đáp: "Được
thôi! Nhưng để làm gì, hỡi chàng trai trẻ?”.
Anh cười mãn nguyện:
"Để khi nhắm mắt từ giã cõi đời này anh cũng vui lòng vì có người nói
tiếng yêu mình”.
Giọng cô gái chấn động cả
sáu tầng trời: " Ha ha…”.
Anh van lơn: "Hãy nói
đi em!”.
Cả ba mươi sáu tầng trời
và bảy mươi hai quả đất như mất lực vận chuyển trước giọng cười của cô gái:
"Được. Hãy lắng tai mà nghe ta nói. Ta yêu ngươi!”.
Giọng anh náo nức, nhảy
cỡn trong vòng chấn động rung chuyển của vũ trụ: "Em yêu anh ư? Em
lại đây với anh! Lại đây với anh! Anh chờ em biết bao ngày rồi. Lại đây với
anh, hỡi người ngọc, người ngà của anh”.
Bỗng anh thét lên khủng
khiếp: "Ối! Tôi chết mất.”.
Mẹ Hoàng đang lúi húi rửa
chén, nghe tiếng thét của con trai, bà vội chạy lên nhà trên. Trước mắt bà,
Hoàng đang nằm dưới đất ú ớ, quằn quại trong cơn mê sảng. Bà luýnh quýnh lay
goị Hoàng. Vẫn không có tiếng trả lời ngoài tiếng ú ớ. Bà hoảng quá, hét to:
- Bớ làng! Bớ làng! Con
tôi chết mất! Con tôi chết mất!
Nghe tiếng la làng, hàng
xóm chạy đến chật cả nhà. Mọi người không hiểu duyên cớ ra sao cả, lời ra tiếng
vào, không phân biệt ai đúng ai sai khi nhận xét về căn bệnh của Hoàng. Hân
cũng chạy đến. Anh bế Hoàng đặt ngay ngắn trên giường. Nhìn vẻ mặt của Hoàng,
Hân thấy bạn không sinh khí, tưởng chừng hơi yếu ớt trên của miệng Hoàng cũng
không phải là của Hoàng, mà đó là hơi thở từ cõi xa xăm nào đó. Hân nói to với
mọi người:
- Chắc nó trúng gió thôi!
Khi sáng còn khoẻ mạnh mà. Ai có hộp dầu cho tôi xin tí nào!
Giang cũng chạy đến, khi nghe anh mình nói thế cô vội vàng đưa hộp dầu. Hân vội mở nắp, quẹt dầu thoa vào hai thái dương của Hoàng. Hân chà xát lia lịa. Mọi người đưa con mắt nhớn nháo nhìn Hoàng. Những cụ bà thầm nghĩ: "Không lẽ ma nhập vào nó?”. Nhưng những ánh mắt của những cụ ông lại khác: " Hay nó bị Cá Ông phạt? Hơn mười năm nay đâu có cúng kiến khi Cá Ông bị lụy đâu”.
Người dân vùng biển có cái tật hay hay, thì ra nếp nghĩ, lòng tin vào Cá Ông trở thành máu huyết, hơi thở, tình cảm. Được mùa cá cũng nhờ Cá Ông. Tai qua nạn khỏi cũng nhờ Cá Ông. Không có Cá Ông thì ai cai quản vùng biển. Không có Cá Ông thì con người tìm được những gì giữa sóng nước mênh mông ?
Giang cũng chạy đến, khi nghe anh mình nói thế cô vội vàng đưa hộp dầu. Hân vội mở nắp, quẹt dầu thoa vào hai thái dương của Hoàng. Hân chà xát lia lịa. Mọi người đưa con mắt nhớn nháo nhìn Hoàng. Những cụ bà thầm nghĩ: "Không lẽ ma nhập vào nó?”. Nhưng những ánh mắt của những cụ ông lại khác: " Hay nó bị Cá Ông phạt? Hơn mười năm nay đâu có cúng kiến khi Cá Ông bị lụy đâu”.
Người dân vùng biển có cái tật hay hay, thì ra nếp nghĩ, lòng tin vào Cá Ông trở thành máu huyết, hơi thở, tình cảm. Được mùa cá cũng nhờ Cá Ông. Tai qua nạn khỏi cũng nhờ Cá Ông. Không có Cá Ông thì ai cai quản vùng biển. Không có Cá Ông thì con người tìm được những gì giữa sóng nước mênh mông ?
Một cụ già lên tiếng:
- Có lẽ nó bị Ông phạt
rồi.
Giọng mẹ Hoàng hụt hẩng.
- Ôi thế thì nguy cho con
tôi mất. Bà con ơi! Cứu con tôi với! Con tôi bị Cá Ông phạt rồi. Chết mất con
tôi!
Hoàng vẫn nằm im trên
gường. Bà mẹ cứ cuống cuồng lên: "Con tôi chết mất. Con tôi chết mất!”.
Hân lặng lẽ đến bên bàn thờ rút mấy cây nhang, anh thắp. Mẹ Hoàng như sực tỉnh.
Bà chạy lại giành lấy những cây nhang đang cháy đỏ, vái lia vái lịa khắp cả bốn
phương: "Lạy Trời, lạy Phật, cứu con tôi tai qua nạn khỏi! Lạy Trời, lạy
Phật…”.
Mấy cụ bà chép miệng.
- Tội nghiệp cho nó thật .
Mẹ Hoàng vẫn tiếp tục vái…
2.
Trời trở gió, từ phía Đông
Bắc mây kéo về phía núi Sơn Trà. Mùa hè mà thời tiết xảy ra thất thường. Mưa
nắng những năm gân đây không còn theo đúng quy luật có từ xưa nữa. Cũng không
hiểu nổi? Hân đi dọc theo bờ biển. Mưa bắt đầu rơi trên biển. Gió nổi lên. Anh
vội chạy vào bờ. Mọi người dạo chơi cũng chạy vào các lều quán trên bãi trốn
mưa.
Hân nhìn trời mưa, không
tính được một tí gì cho ngày ra khơi sắp đến. Anh thở dài. Lấy vội trong túi
gói thuốc, anh rút một điếu châm lửa hút. Hơi thuốc làm anh tự tin hơn. Anh về
nhà tham khảo ý kiến của cha mới được.
Hân đội mưa, trở về nhà. Bước vào nhà, anh
thấy cha đang vá lưới. Nghe tiếng chân anh, ông Nghỉ cất tiếng:
- Con đi đâu về đó?
- Con đi đâu về đó?
- Dạ, con ra thuyền xem
lại có thiếu gì không để chuẩn bị ngày mai lên đường. Trời không giúp
chúng ta tí nào cả.
Ông Nghỉ nói sang chuyện
khác:
- Thằng Hoàng vẫn chưa bớt
con à. Không biết nó bị bệnh gì mà lên cơn mê sảng dữ vậy?
Hân không nói gì cả. Anh tiếp tục hút điếu thuốc khác, nhìn mưa. Ông Nghỉ vẫn cứ vá lưới. Bỗng ông ngừng tay, nhìn ra ngoài trời. Mưa vẫn rơi đều hạt. Từ xưa đến nay rất ít khi gặp tiết nắng nóng mà có gió như tháng mười, tháng mười một. Ôi , cũng tại trời . Ông suy nghĩ miên man, hay là Cá Ông lụy thật. Thế là đang vá lưới, ông bỏ đó vội lấy áo mưa mặc, đi ra biển. Hân vội kêu:
Hân không nói gì cả. Anh tiếp tục hút điếu thuốc khác, nhìn mưa. Ông Nghỉ vẫn cứ vá lưới. Bỗng ông ngừng tay, nhìn ra ngoài trời. Mưa vẫn rơi đều hạt. Từ xưa đến nay rất ít khi gặp tiết nắng nóng mà có gió như tháng mười, tháng mười một. Ôi , cũng tại trời . Ông suy nghĩ miên man, hay là Cá Ông lụy thật. Thế là đang vá lưới, ông bỏ đó vội lấy áo mưa mặc, đi ra biển. Hân vội kêu:
- Cha, cha đi đâu đó? Đợi
con đi với!
Hân chạy theo.
Hai cha con, kẻ trước
người sau đi giữa cơn mưa. Hân không mặc áo mưa. Nước thấm làm anh nghe
lạnh sống lưng. Đột nhiên, anh bước mạnh lên gần ông Nghỉ và hỏi:
- Bây giờ làm gì hở cha?
- Cha cũng không biết nữa-
ngừng giây lát, ông Nghỉ nói tiếp- Cha cảm thấy Cá Ông lụy, con à. Chứ mùa này
dễ gì mưa gió như thế này.
- Con làm sao biết được.
- Đúng thế. Con còn trẻ,
nhiều điều xảy ra trước khi con sinh ra làm sao con biết được .
Ông Nghỉ lại thở dài trong mưa. Gió vẫn rít. Ông cảm nhận những giọt nước mưa hoà với da thịt ông đang chảy vào miệng ông- mặn như biển.
Ông Nghỉ lại thở dài trong mưa. Gió vẫn rít. Ông cảm nhận những giọt nước mưa hoà với da thịt ông đang chảy vào miệng ông- mặn như biển.
Hân nhìn ông, nói:
- Điều cha nói là tất
nhiên rồi. Nhưng sao cha thở dài vậy?
- Không có gì đâu!- ông nói
như với chính ông- Đó là những chuyện xảy ra ngày xưa, bây giờ lũ trẻ cho là
bịa, lạ cho chúng thật.
- Có điều gì vậy cha?
- Không!- Nhưng ông vẫn
thở dài. Hai cha con tiếp tục đi. Cứ thẳng hướng núi Sơn Trà mà bước .
- Đi đâu vậy cha?
- Đi đâu vậy cha?
- Mặc tau. Mày đi về đi.
Nếu không thì mày đi về phía Non Nước xem Cá Ông lụy chỗ nào, tau
nghi lắm.
- Cá Ông lụy thì mặc Cá
Ông, có gì mà cha lo dữ vậy?
Ông Nghỉ giận dữ:
- Mày ăn nói vậy, không sợ
gì sao?
- Con có biết gì đâu cha.
- Bọn bay ngu hết cả lũ.
Đừng có tưởng bây giờ văn minh rồi muốn gì làm gì thì làm. Không tin quỷ thần
gì cả. Tưởng thế là văn minh à. Phải tin con à!- Giọng ông trầm hẳn- Không tin
sao được hở con? Phải kính trọng quỷ thần con à!
Hân im lặng. Mặc sức cha
anh diển thuyết niềm tin của chính ông đối với biển.
Mưa vẫn rơi. Hân nhìn mặt
biển. Sóng vỗ ầm ầm dưới chân anh. Hân ngước mắt nhìn phía Non Nước. Một màu
mưa. Thấy Hân vẫn đứng, ông Nghỉ bực tức quát lớn, tiếng ông át hẳn tiếng sóng,
tiếng gió, tiếng mưa. Anh tưởng chừng đó là tiếng sấm của đất trời.
- Mày đứng đó à! Có đi
không?
Hân không dám cãi lại. Anh
chạy một mạch về phía Non Nước. Còn ông Nghỉ, đứng nhìn bóng Hân khuất xa, ông
cúi đầu rảo bước về phía Sơn Trà.
Hân cứ đi, bước chân trên
cát.
Gió gầm lên. Hân bỗng thấy
một cánh chim biển lạc loài tìm nơi ẩn trú. Kia rồi! Cánh chim bay về bờ dương.
Những cây dương như đang hát trước cơn mưa gió.
Hân thấy cánh chim đang
gắng sức bay vào bờ dương, nhưng nó đã rã rời cánh. Nó rơi như một hòn đá không
gây một âm thanh trên bãi cát trong cơn mưa. Nó rơi quá thê thảm, khi mà chỉ
còn trong phút chốc sẽ đến bờ dương trú gió, trú mưa. Hân cảm thấy cuộc đời của
loài chim sao mà nhỏ bé trước thiên nhiên. Anh có giống con chim kia không, khi
anh đi tìm con vật mà cha ông anh đã thần thánh hoá trong nghề nghiệp? Những
lần ra khơi đánh cá, giữa trời biển bao la, cuộc sống của anh có khác gì cách
chim kia. Anh vội chạy đến. Trước mắt anh là con chim tội nghiệp. Nó đang ở bên
anh. Anh cuối xuống, khẽ nâng nó lên. Vẫn còn hơi thở, nhưng yếu lắm. Anh mỉm
cười như khám phá ra một điều bí ẩn đầy lý thú ở con chim. Anh ôm nó vào ngực,
con chim nằm im trong hơi ấm của người. Anh chạy vào bờ dương. Mưa vẫn xối xả.
Anh cảm thấy đỡ lạnh hơn. Bờ dương che gió cho anh và anh che gió cho con chim
biển.
Anh thèm một điếu thuốc.
Gói thuốc trong túi áo của anh bị uớt. Nhìn con chim, anh quên chuyện Cá Ông.
Trong ngực áo anh là sinh vật bắt đầu cựa mình. Anh thấy sung sướng vì đã cứu
được một sinh vật, anh vội vã quay lại, bước vào quầy giải khát gần khách sạn
Hoa Biển.
Ông Nghỉ đi, đầu hơi cúi
xuống, chốc chốc ông nhíu đôi lông mày nhìn ra khơi. Không biết Cá Ông trôi dạt
về đâu. Nghể biển, cái nghề suốt những ngày lên đênh trên sóng nước, vật lộn
với hiểm nguy để có cái ăn, cũng nhờ Trời Phật cả. Trong đầu ông biết bao
chuyện hiện ra rồi biến mất như những con sóng đổ vào bờ để rồi nhường chỗ cho
những con sóng tiếp theo. Ông đi lên rồi đi xuống dọc bờ từ Mỹ Khê đến Mân
Thái. Phía Non Nước để cho thằng Hân lo. Ông tin ở con, thay mặt ông, tìm
cho được Cá Ông.
Gió mưa vẫn cứ gào rú.
Không tin ở mắt mình! Trước mắt ông là một vật đen ngòm đang dập dềnh
muốn vào bờ. Không lẽ Cá Ông đây sao? Quỳ xuống trong cơn gió mưa, giữa đất
trời, chắp tay trước ngực, ông lạy lia lịa vật trước mặt, miệng khấn:
- Lạy Ông! Lạy Ông! Nếu
Ông chọn nơi này để yên nghỉ, cầu xin Ông giúp con đưa được xác Ông vào bờ.
Cầu khẩn một mình, chẳng
ai nghe thấy tiếng ông. Chỉ có gió, mưa và biển như thông cảm cho số phận của
ông. Vái lạy xong, ông đưa mắt nhìn. Vật đen đã biến mất. Ông quýnh lên:
- Trời ơi! Sao tôi để mất
Ông? Tôi có điều gì làm phật lòng Ông? Hỡi đất trời, hãy giúp thân phận nhỏ bé
của con!
Không có ai ngoài gió mưa. Ông chạy lên chạy
xuống. Không có ai cả. Cũng tại ông cả thôi. Ông bắt đầu khóc cho số phận không
may của mình. Nước mắt ông hoà với nước mưa chảy vào biển.
Ông ngồi xuống. Mưa cứ
rơi. Ông ngồi nhìn từng con sóng đang đổ vào bờ. Ông tưởng chừng Cá Ông đang ẩn
hiện. Ông phải tìm cho được Cá Ông. Niềm tự hào, vinh dự và cái nghiệp cho ông
khi tìm được Cá Ông. Ông sẽ là trưởng nam. Phước đức sẽ còn mãi với làng cá nếu
Cá Ông về trú ngụ nơi đây. Ông muốn tự mình đem được Cá Ông vào bờ. Ông phải
chờ Cá Ông nổi lên…
Ký ức của ông hiện về…
Làng cá nghèo. Bờ dương bạt ngàn. Niềm vui thời trai trẻ… Vợ ông đã bỏ ông đi
hơn hai mươi năm… Đâu rồi? Vợ ông?
Những lần ra khơi. Chiếc ghe nan. Cá về… Cuộc
sống, cái chết cứ dập dềnh, bồng bềnh… Ông như nghe tiếng vợ ông…
Và bây giờ, ông đang đi
tìm kiếm Cá Ông. Ông thất tha thất thểu. Mới thấy Cá Ông đây, nhưng sao lại mất
thế này. Ông Nghỉ không hiểu nổi con mắt mình.
Kia rồi Cá Ông lại hiện
lên; dập dờn khối đen trước mắt ông. Ông mừng như vừa được sống lại. Ông chạy ào
ra biển để kéo Cá Ông vào bờ . Nhưng ông khựng lại. Trước mắt ông là người đàn
bà hiện ra can ngăn ông. Ông nhìn bà ta ngạc nhiên khi bà ta ra lệnh cho ông
ngồi. Ông ngồi xuống đất dụi mắt, có phải ông chiêm bao chăng. Sao gương mặt bà
ta giống bà Nghỉ thế. Ông lắp bắp hỏi:
- Bà, bà, bà là …
Người đàn bà cười nhẹ
nhàng:
- Có phải ông hỏi tôi là
bà Nghỉ, vợ ông không, chứ gì?
Ông gật đầu. Ngừơi đàn bà
nói tiếp:
- Đúng là tôi là con mẹ
Nghỉ, vợ của ông đây.
Ông Nghỉ không tin là sự
thật. Ông vội vàng ôm chầm bà ta.
- Bà đây ư? Bà đây ư? Xin
bà cùng tôi kéo Cá Ông vào bờ.
Giọng bà Nghỉ từ xa xăm
vọng lại:
- Không được! Không có Cá
Ông đâu.
Ông Nghỉ đưa tay chỉ vật
đen ngòm đang dập dềnh.
- Kia kìa, Cá Ông đó! Bà
làm ơn giúp dùm tôi.
Tiếng bà Nghỉ thoảng như
tiếng gió, yếu ớt:
- Không phải Cá Ông đâu.
Không phải Cá Ông đâu. Ông coi chừng.
Ông Nghỉ hất tay bà ta ra,
chạy ra biển. Người đàn bà tan biến trước mắt ông Nghỉ. Chỉ có vật đen ngòm đang
dập dềnh. Ông chạy ào xuống biển. Nước biển đến ngực, rồi đến cổ. Ông bơi. Sóng
dập dềnh, dập dềnh. Ông vừa bơi vừa vái: "Lạy Trời, lạy Phật giúp con!”.
Như tăng thêm sức mạnh vì lòng tin, ông Nghỉ bơi, ngụp lặn trong sóng biển. Vật
đen ngòm sao cứ cách ông một khoảng cách cố định. Ông vẫn bơi. Vật đen cứ trôi
dần ra xa. Ông cố bơi để đến với Cá Ông, đem Cá Ông vào bờ. Ông Nghỉ tưởng
chừng dưới lòng biển, bầy thuỷ quái đem Cá Ông ra xa. Ông thầm nghĩ đến cuộc
chiến đấu của Cá Ông với quỷ biển để cứu người. Máu Cá Ông đã hòa vào biển để
biển muôn đời mãi mặn. Cá Ông là mảnh đất hồi sinh cho biết bao con người qua
những cơn bão biển. Phải đem xác Cá Ông vào bờ cho trọn nghĩa tình.
Bỗng phực một tiếng dưới
chân ông Nghỉ. Ông bị vọp bẻ. Trời ơi! Cơn đau ở bắp chân không thể tả. Vừa bơi
đứng, ông vừa cố vuốt bắp chân. Ông uống một ngụm nước biển, rồi hai ngụm… Cơn
đau đang siết chặt chân ông. Ông vùng vẫy trong cơn đau quặn thắt. Trước mắt
ông chỉ là màu nước biển đang dần dần hoá đỏ…
3.
Hoàng vẫn mê man. Đầu óc
anh quay cuồng trong tiếng gió. Trước mặt anh là gió. Chỉ có gió. Gió cuốn riết
lấy hồn anh chơi vơi trên thinh không. Vũ trụ thênh thang. Những ngôi sao
nhấp nhấy ở đằng xa. Và anh cứ bay, chơi vơi. Chỉ mình anh. Anh cố nhớ lại bài
học giáo khoa về vũ trụ. Mặt trời kia kìa ! Lửa cứ đỏ. Nhỏ xíu là mặt trăng
trước mắt anh. Và đằng xa kia là Sao Hoả, Sao Bắc Đẩu… Vô vàn những ngôi sao
đang đủng đỉnh đi trật tự. Chúng đang làm việc của chúng. Hồn Hoàng vẫn chơi
vơi bay. Như ánh sáng , anh bay qua phải, bay qua trái, bay lên, bay xuống. Vẫn
trống vắng. Cõi thiên đường ở đâu? Anh cố lục óc mình xem, nhưng bất lực. Anh
bay ở khoảng không vũ trụ. Cứ thế anh bay. Những trái đất, những mặt trời hiện
ra rồi mất, rồi hiện ra.
Không một điểm tựa. Anh
chơi vơi. Trọng lực hầu như mất hẳn. Đầu óc anh rỗng tuếch. Anh không còn nhớ
một điều gì. Chỉ có gió. Mù mịt là gió. Tất cả âm thanh của gió đang hoà quyện,
réo gọi hồn anh. Hầu như âm thanh của vũ trụ bắt đầu từ gió. Gió đang kêu gào,
gầm thét. Đó là tiếng dân ca của mọi dân tộc từ núi rừng tới ốc đảo, với ánh
lửa bập bùng trong những ngày hội, với lời tình tự bên bờ sông. Đó là tiếng
nhạc vẳng lên từ ngọn lá bàng, từ những bàn tay thon thả. Đó là tiếng nhạc sex
từ các vũ trường làm chới với những con mắt cuồng si thân thể vũ nữ. Và đó cũng
là tiếng khóc ai oán của những người vợ goá khóc chồng vì các cuộc chiến tranh
bẩn thỉu của những mưu đồ chính trị do các lãnh tụ đem lại. Đó là tiếng cuời-
Không! Đó là tiếng gầm rú của sư tử trong rừng, là tiếng tru hoang của bầy sói.
Gió là tiếng vọng của thời man khai truyền đến thế kỷ này. Hoàng nghe được âm
thanh của gió. Hoà vào gió, anh bay. Cười khóc, gầm rú như gió, anh bay, bay
mãi không biết nơi nào là đích và không biết chỗ nào là điểm khởi đầu.
Gió là anh. Anh là gió.
Lúc cao, lúc thấp, qua trái, qua phải, lên, xuống, vô cùng. Tất cả các vì sao
quay quanh anh. Anh chỉ thấy ánh sáng nhờ nhờ của biển trong đêm trăng. Chỉ có
gió. Anh hét lên:
- Tôi ở đâu đây?
- Tôi ở đâu đây?
Tiếng hét của anh hoà vào
gió. Và anh nghe tiếng hét của một người nào đó lanh lảnh ngược gió về phía
anh.
- Tôi ở đâu đây?
Anh bay đi tìm con người
hét ra tiếng đó. Anh chơi vơi trong khoảng không để tìm tiếng hét. Kinh
dị, anh hét to lên:
- Ai đó?
Có tiếng hét ngược lại,
anh khiếp đảm, mắt nhắm nghiền. Khi mở mắt ra cũng chỉ là khoảng không trống
vắng. Anh tự an ủi, tự vượt qua nỗi khiếp sợ: "Việc gì ta phải sợ! Ta là
con người. Ai làm gì được ta nào?”. Những bài học giáo khoa lại hiện ra trong
óc anh. Con người là sinh vật cao cấp chinh phục được thiên nhiên và bắt thiên
nhiên phục vụ mình. Ta là con người, ta sợ gì? Con người đã đặt chân lên mặt
trăng, đã thấu hiểu nghiên cứu Sao Hoả, Sao Kim... Ta đã đến đây, xa hơn cả mặt
trăng, Sao Hoả, Sao Kim. Ta còn sợ gì? Nghĩ thế Hoàng thấy yên lòng. Anh lấy
tay làm chiếc loa, miệng nói với tiếng vọng vô hình:
- Có thể đến cùng tôi,
được không?
Tiếng vọng đáp:
- Có thể …
Hoàng nói tiếp.
- Tôi đến nhé.
Tiếng vọng xa:
- … Đến…nhé.
Và anh bay đến tiếng vọng
kia. Chỉ có tiếng nói hỏi anh:
- Kìa, anh đã đến đó ư?
Anh là Hoàng đấy ư? Anh là thằng người đấy ư?
Chỉ nghe được tiếng nói,
không có một bóng người, nhưng anh vẫn trả lời:
- Vâng! Tôi là thằng người
đây! Còn người là ai?
Tiếng vọng cười quái dị:
- Tôi là ai? Tôi luôn ở
bên cạnh anh mà anh quên tôi rồi sao?
Hoàng không tin ở đôi tai
mình bèn hỏi:
- Người luôn ở bên cạnh
tôi?
- Vâng, tôi luôn ở bên
cạnh anh. Tôi đâu có bỏ anh.
Tiếng vọng cưòi; Hoàng
nghe lạnh toát mồ hôi. Anh giơ tay hất tiếng vọng từ bả vai xuống, nói:
- Xin người đừng làm tôi sợ!
- Xin người đừng làm tôi sợ!
- Tôi đâu có dám làm anh
sợ. Tại anh tự sợ đấy thôi. Tôi là bạn anh, tôi có khi nào làm hại anh đâu.
- Nhưng người là ai? Sao người chẳng cho tôi thấy mặt? Nói chuyện kiểu này tôi sợ lắm.
- Anh cho tôi là ma sao?- Tiếng vọng thở dài.
- Nhưng người là ai? Sao người chẳng cho tôi thấy mặt? Nói chuyện kiểu này tôi sợ lắm.
- Anh cho tôi là ma sao?- Tiếng vọng thở dài.
- Tôi không hiểu người là
ai? Xin người hãy cho tôi xem mặt?- Hoàng khẩn thiết- Xin hãy cho tôi xem mặt.
- Được thôi. Nhưng tôi e
anh chết mất.
- Không đâu. Tôi không
việc gì đâu.
- Tôi sẽ biến ra một ác
quỷ có răng nanh, tóc dài ngoằn ngoèo những rắn, được chứ.
- Không. Tôi không dám
nghĩ thế đâu!
- Hay tôi biến ra nàng
tiên yểu điệu?
- Tôi đâu dám mơ thế.
- Hay anh nghĩ tôi là ông
Bụt như trong truyện cổ tích?
- Xin người đừng nghĩ tôi
mơ ước như vậy.
Tiếng vọng cười mơ hồ:
- Thật lạ cho anh. Tôi sẽ
hiện hình như thế nào đây.
- Tuỳ người!
- Anh sẵn sàng chờ tôi
hiện hình chứ?
- Sẵn sàng.
Bên tai Hoàng chỉ là tiếng
gió vọng mơ hồ đang quấn quýt xoắn xuýt lại. Một hình người hiện lên: Hoàng.
Chính là Hoàng! Không tin ở mắt mình, anh nói:
- Người đây ư? Không thể
là thế được.
Anh mở choàng mắt. Giang
đứng lay vai anh, gọi:
- Anh Hoàng! Em đây. Anh
nói gì thế?
Cơn mệt mỏi vẫn còn, Hoàng
nói yếu ớt:
- Không… Anh có nói gì
đâu.
Giang đặt tay lên trán
Hoàng, nói:
- Đầu anh nóng như lửa. Em
pha nước anh uống nghe.
Hoàng gật đầu. Cổ họng anh
khô khốc như anh đã chạy một quảng đường dài dưới trưa hè. Giang pha nước mang
đến cho Hoàng. Giang đỡ Hoàng dậy. Anh chống tay ngồi dậy uể oải. Anh giơ cả
hai tay bưng lấy ly nước. Anh uống. Anh gật đầu cười gượng gạo với Giang.
Ngoài sân có tiếng ồn ào.
Giang chạy ra. Hoàng nghe tiếng được, tiếng mất. Tiếng Giang nức nở. Chuyện gì
vậy? Chuyện gì đã xảy ra? Ai làm Giang khóc ? Hoàng đoán già đóan non. Tiếng mẹ
Hoàng thất thanh:
- Hân! Con nhờ bà con đi
tìm xác nhanh lên.
Tiếng Giang kể lể:
- Cha ơi! Cha ơi là cha…
Hoàng muốn hét lên, muốn
ngồi dậy, nhưng anh vẫn nằm ì một cách bất lực. Anh hiểu cả. Nước mắt trào ra …
4.
Hoàng nằm nhìn vớ vẩn mọi
vật dụng trong căn phòng. Anh cảm thấy trống vắng. Tất cả im lặng một cách đáng
sợ. Mọi người đã đi. Không hiểu vì sao bác Nghỉ lại mất đột ngột như vậy. Hoàng
ngồi gượng dậy, nhìn ra ngõ. Chỉ có ánh nắng vàng vọt cùng làm bạn với ngõ
chiều vắng teo.
Mới đây thôi, bác Nghỉ
khuyên anh chăm lo tịnh dưỡng để chuẩn bị ra khơi. Bác còn lo tất bật những
công chuyện khác để đội thuyền yên tâm trong những ngày lênh đênh trên biển.
Anh như thấy bác Nghỉ trước mắt mình, thầm nói: "Tau thương mày như con.
Tau tìm Cá Ông để chôn cất cũng vì mày đó. Giờ tao vĩnh viễn nằm yên trong lòng
của biển cả mênh mông. Tau đã tan vào biển. Tau sẽ hộ trì dân biển mình. Tau sẽ
hộ trì mày. Mày đừng đau ốm thế, không hay đâu. Mày phải vùng dậy ngay đi! Mày
phải xứng là con trai của biển cả đi!”. Hoàng ngồi dậy, nhưng anh cảm thấy đầu
óc mình choáng váng, chân tay mỏi nhừ. Tiếng ông Nghỉ như bên tai:
"Sao thế Hoàng? Mày hèn như thế à? Phải dũng cảm lên con ạ. Tau chết,
nhưng mày biết đó, sự gan lì của tau đối với mọi công việc, đối với biển vẫn cứ
làm cho tau như đang sống trong biển. Ai không ốm đau, ai không chết. Nhưng sự
ốm đau có ích gì khi tự mình tạo ra nó. Tự tạo ra nó thì cũng có quyền đuổi nó
ra khỏi thân thể, được không Hoàng ?”.
Hoàng hét to: "Bác
Nghỉ ơi! Con nghe lời bác. Được! Con sẽ hết bệnh ngay thôi”.
Như có sức mạnh vô hình
truyền vào cơ thể, anh nhảy xuống giường, chạy ra biển. Vừa chạy anh vừa hít
thở khí trời. Anh như khoẻ ra…
Đứng trên bờ, nhìn ra xa,
biển xanh dưới nắng. Từng cơn sóng vỗ vào bờ. Từng tốp hai ba người đang dạo
biển. Hoàng đưa mắt nhìn một lượt từ Sơn Trà đến Non Nước. Bóng dáng của Hân
nhỏ bé ở cuối hàng dương. Không chần chừ, Hoàng chạy về phía Non Nước, miệng
kêu lên:
- Hân ơi! Hân ơi…. Đợi tau
với!...
Hoàng không để ý đến ai.
Anh cắm cổ chạy….
Hân đứng nhìn mung lung
vào lòng biển. Nơi nào cha anh đang ở? Anh căng đôi mắt nhìn từng đợt sóng đổ
vào bờ. Biển sao khắc nghiệt với anh thế? Cha anh có làm gì hại biển đâu mà
biển cướp mất cha anh? Sống một đời cha anh vẫn thường khuyên anh: "Phải
yêu biển con ạ! Phải yêu nó, nó mới yêu mình. Nó sẽ giành cho mình những gì nó
có. Yêu biển thì cái bụng mình mới no được. Con thấy đấy, biển có ghét ai đâu.
Cha khuyên con sống vì biển, chết cũng vì biển nghe con!”. Nước mắt anh trào
ra. Cha anh thương biển đến thế, sao biển cướp mạng sống cha anh. Đêm qua, cơn
mơ đã đến với anh. Thần Biển đã đến với anh. Anh khóc như một đứa trẻ.
Anh kể lể, van xin. Thần Biển hiền từ như một
ông tiên, giọng ôn tồn: "Đừng có khóc. Ta là Thần Biển,
anh em của Lạc Long Quân đây. Con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ mà khóc thế à? Ta
thường bàn chuyện với Lạc Long Quân là các ngươi dũng mãnh, can đảm, thông minh
lắm kia mà. Đừng khóc! Khóc sẽ làm cơ thể mình nhũn ra như con trùn gặp phải
vôi đấy. Có điều gì khóc, con cứ nói, ta giúp con”. Hân nài nì xin Thần Biển
cho cha anh sống lại. Thần Biển cười hiền: "Cha con đâu có chết. Cha con
đang sống ở biển đấy. Cha con đang hầu chuyện với Lạc Long Quân. Người chỉ chọn
những đứa con thật sự yêu biển về sống với Người thôi”.
Có phải cha anh đang hầu chuyện với Lạc Long Quân? Đầu óc anh căng ra trong cơn mơ đêm qua. Anh chỉ nghe tiếng gió nhè nhẹ. Trong tiếng gió thoảng như có tiếng gọi: " Hân…ơi!... Hân ơi!”. Tiếng gió vọng chơi vơi: "Hân ơi!... Hân ơi!…”.
Có phải cha anh đang hầu chuyện với Lạc Long Quân? Đầu óc anh căng ra trong cơn mơ đêm qua. Anh chỉ nghe tiếng gió nhè nhẹ. Trong tiếng gió thoảng như có tiếng gọi: " Hân…ơi!... Hân ơi!”. Tiếng gió vọng chơi vơi: "Hân ơi!... Hân ơi!…”.
Hoàng chạy đến bên Hân.
Anh mệt quá, ngã nhào trên người Hân. Hân ôm bạn, ngạc nhiên :
- Ai bảo mày ra đây? Mày bệnh mà liều lĩnh thế à?
- Ai bảo mày ra đây? Mày bệnh mà liều lĩnh thế à?
Hoàng đứng thẳng dậy, nhìn
thẳng vào mặt Hân:
- Tau mà bệnh à. Hết
rồi!... Bác đâu rồi?
Hân im lặng. Cả hai đều
nhìn ra biển như chờ đợi một điều gì đó sẽ xảy ra. Họ đứng xít lại gần nhau
hơn, nắm tay nhau ….
5.
Đám tang ông Nghỉ đầy đủ
theo nghi lễ của người dân ở đây. Hội Bảo Thọ, Hội Chữ Thập Đỏ Phường cử người
dân cùng gia đình lo việc ma chay. Ông Nghỉ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chiều xuống. Hân cùng Hoàng chậm rãi bước những bước nặng nề. Cả hai người đến thăm mộ ông Nghỉ. Bó hương trên tay Hoàng được thắp lên. Ngọn lửa đỏ bùng rồi tắt, chỉ còn sức âm ỉ dai dẳng ở đầu từng cây hương, một màu sáng đỏ và hoá thành hương khói bay lên. Không biết hương hồn ông Nghỉ có chứng giám lòng thành của Hân, của Hoàng không. Nhưng cả hai ngồi yên lặng, thành khẩn như rằng có một thế giới vô hình nào đó đang ngự trị trên cái thế giới vật chất này.
Chiều xuống. Hân cùng Hoàng chậm rãi bước những bước nặng nề. Cả hai người đến thăm mộ ông Nghỉ. Bó hương trên tay Hoàng được thắp lên. Ngọn lửa đỏ bùng rồi tắt, chỉ còn sức âm ỉ dai dẳng ở đầu từng cây hương, một màu sáng đỏ và hoá thành hương khói bay lên. Không biết hương hồn ông Nghỉ có chứng giám lòng thành của Hân, của Hoàng không. Nhưng cả hai ngồi yên lặng, thành khẩn như rằng có một thế giới vô hình nào đó đang ngự trị trên cái thế giới vật chất này.
Hân từ từ, chậm rãi cắm
từng cây hương trên những ngôi mộ chung quanh. Sống cái nhà, chết cái mồ. Ông
Nghỉ đã từ giã người sống để ra đi, và bây giờ ông đang làm bạn với những người
láng giềng lặng yên của ông. Không còn cảnh cãi cọ giữa những người thân thiết
trong gia đình, làng xóm. Chỉ có những người hàng xóm dễ thương, lặng yên như
ông. Họ nằm đây, mặc cho con cháu, lớp hậu sinh làm những công việc kế tiếp họ.
Họ không phê bình, không trách móc, không đánh đập, mạt sát. Rồi một ngày nào
đó, con cháu họ cũng sẽ tề tựu về đây làm bạn với họ qua những hài cốt bất
động.
6.
Sau buổi thăm mộ ông Nghỉ
về, Hoàng nghĩ suy miên man về kiếp người. Anh nằm trên giường thiếp đi lúc nào
không hay. Anh thấy mình cùng chim hải âu bay lên cao. Dưới mắt anh là biển
muôn đời xanh bất tận nhờ sắc trời và màu xanh của sự sống. Chim đưa anh về
đâu, anh nào biết được. Trước mắt anh là không trung rộng lớn. Trước mắt anh là
biển cả mênh mông. Anh như tan biến trong vũ trụ mênh mông, nhưng nào anh có
thể biến tan được. Anh như nhẹ tênh theo cánh chim. Cánh chim đưa anh đi, đi xa
tít tắp.
Trước mắt anh là ánh sáng
diệu kỳ. Thứ ánh sáng khác hẳn với ánh đèn điện, ánh mặt trời. Thứ ánh sáng nửa
thiên thần, nửa ma quái ở phía trước anh. Anh muốn chạy trốn thứ ánh sáng ấy.
Thế mà, cánh chim cứ chở anh đi, chở anh lao về phía ánh sáng đó. Anh nhắm
nghiền mắt lại, mặc cho chim đưa anh đi đâu thì đi. Anh phó mặc số phận chơi
vơi trong khoảng không của vũ trụ. Chỉ trống vắng. Thấp thoáng trong ánh sáng
dị kỳ hình như có một cô gái như sương khói. Anh gọi to:
- Ai đó?
Có tiếng vẳng lại nghe xa
xăm:
- Ai đó?
Anh đánh bạo hỏi:
- Cô là ai?
Cô gái không trả lời mà
chỉ nói:
- Anh hãy đến với tôi, hỡi
chàng trai trẻ?
Anh đến bên cô gái. Cô đẹp
rực rỡ. Ngạc nhiên, anh hỏi:
- Cô làm gì một mình ở
đây?
Cô gái cũng hỏi lại anh.
- Thế còn anh? Làm gì anh
đến xứ sở này?
Hoàng ấp úng.
- Tôi ấy à …
Cô gái cười.
- Nói chơi vậy thôi! Anh
là người hành tinh nào?
Anh hoạt bát hẵn lên:
- Tôi từ quả đất đến đây.
Cô gái nhạc nhiên.
- Người từ quả đất mà lên
được xứ này à? Anh có biết đây là đâu không? Xứ An Lạc,
anh biết không?
- Xứ An Lạc?
- Xứ An Lạc?
- Vâng! Và người cai quản
xứ này là Lạc Long Quân. Anh có muốn gặp Người không?
Anh làm thinh. Cô gái lại hỏi:
Anh làm thinh. Cô gái lại hỏi:
- Hay anh không muốn gặp
Người?
- Không, không phải thế
đâu. Cô đưa tôi đi gặp Người đi.
- Bây giờ anh nhắm mắt lại
đi, phải mắt lại, không được mở mắt ra đấy nhé, khi nào tôi bảo mở mắt ra thì
anh mở mắt, còn không thì…
Hoàng hỏi:
- Còn không thì sao?
Cô gái đáp như ra lệnh:
- Còn không thì sao gặp
nguy hiểm đấy.
- Tôi thực hiện đúng yêu
cầu của cô. Cô đưa tôi gặp Người đi.
Hoàng nhắm nghiền mắt lại.
Anh bay cùng cô gái. Họ bay, bay… Anh nghe rõ cánh chim biển cùng bay với anh.
Như có sự cảm ứng, chim nói chuyện cùng anh:
- Đừng sợ, anh Hoàng. Tôi
ở bên cạnh anh đây. Chúng ta cứ bay đi. Chúng ta bay tìm cái đích thực
của chúng ta đi.
- Cái đích thực ư? Phải
tìm nó ư?- Hoàng hỏi chim.
Chim đáp:
- Vâng! Cứ tìm đi hỡi
chàng trai trẻ. Cứ bay tìm cái đích thực đi. Biết đâu nó sẽ làm anh đổi đời.
- Ồ, cái đích thực sẽ làm cho con người đổi đời. Cái đích thực sẽ làm cho thế giới này như thế nào nữa chứ?
- Ồ, cái đích thực sẽ làm cho con người đổi đời. Cái đích thực sẽ làm cho thế giới này như thế nào nữa chứ?
- Cứ bay đi. Anh bận tâm
làm gì sự đổi đời của thế giới này. Phải tự đổi đời của mình trứơc đi.
Hoàng hỏi một cách hoang mang:
Hoàng hỏi một cách hoang mang:
- Tôi phải làm gì bây giờ?
Chim đáp:
- Làm gì à? Phải tự tìm
cách trả lời đi. Phải tự tìm chính mình đi. Phải bay về cái đich của mơ ước đi.
Hãy bay lên đi, hỡi chàng trai trẻ!
Hoàng rủ rỉ cùng chim:
- Vâng, tôi bay đây.
Gió vẫn réo gọi bên tai.
Tất cả đều bay đi tìm gốc tích của con người.
Cô gái nắm chặt tay anh.
Vừa dịu dàng, vừa nghiêm khắc, một thứ cảm giác xa vời truyền khắp người anh.
Anh nói:
- Hãy thả tay tôi ra.
- Anh muốn chết sao?
Họ vùng vằng. Hoàng chợt
tỉnh giấc.
7.
Vào thời xa xưa, vùng biển
này chỉ là bãi cát trống vắng.
Thần Kim Quy phụng mạng
Lạc Long Quân dựng xây núi Non Nước. Một bầu thuỷ tú, giang sơn gấm vóc hiện
lên. Ngũ hành vũ trụ được thần Kim Quy, vị kiến trúc sư tài tình, đem vào năm
ngọn núi: Kim , Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Lạc Long Quân lấy làm hài lòng cho phép
thần Kim Quy trấn gĩư đất Non Nước.
Gió thường đổ ào đánh phá
Non Nước. Gió mặc sức tung hoành. Thần Kim Quy ra sức chống Gió.
Gió lợi dụng mưa nắng thất
thường đánh phá xứ này. Gió lấy viện binh từ Thái Bình Dương . Gió tràn đến đâu
nhà cửa sập đến đấy. Đá lở, cây ngã, sinh linh thống khổ. Gió như vào chỗ không
người. Gió rít rú cười quái gỡ… Tiếng than khóc của con người thấu
đến cõi ngự Lạc Long Quân. Bồn chồn lo lắng vì các con bị tai hoạ, Lạc Long
Quân nghĩ phải tìm cách cứu.
Một hồi trống đồng vang
lên. Cả triều thần nhóm họp khẩn cấp tìm cách cứu con người. Khi xong nghi lễ,
Lạc Long Quân mới cất tiếng hỏi:
- Trong các khanh, ai là
kẻ có thể đánh tan Gió?
Không một tiếng trả lời.
- Không lẽ xứ sở này đã
hết người tài sao. Các ngươi có vì con cháu Lạc Hồng mà đánh tan Gió
không?
- Chúng tôi sẵn sàng đợi
lệnh Người! Chúng tôi đem hết sức mình vì lợi ích của sinh linh.
- Thế thì phước đức cho xứ
sở Lạc Hồng! Ai sẽ xung phong ra trận đợt này?
- Để đó cho con.
Lạc Long Quân quay mặt
nhìn, đúng là Vua Hùng Vuơng Thứ I, Người cười mãn nguyện:
- Được! ta sẽ cấp binh mã cho con.
- Được! ta sẽ cấp binh mã cho con.
- Cho chúng con cùng theo
giúp anh con!- Một loạt cả chín mươi chín người con còn lại thốt lên- Xin Bố
cho chúng con cùng anh con ra trận.
Lạc
Long Quân cười mãn nguyện:
- Ta tin tưởng các con.
Thế là Vua Hùng ra trận.
Các tướng do Ngài chỉ huy tiến về phía núi Non Nước.
Được tin Hùng Vương đem
quân cứu viện. Thần Kim Quy vui mừng khôn xiết, mở tiệc nghênh tiếp.
Đêm ấy, Gió lại đem quân
đánh. Vua Hùng đem quân đánh lại. Sau hơn bốn mươi hiệp Vua Hùng vẫn không
thắng Gió. Gió hoá phép, bắt đầu xoáy lên, thổi bụi vào mắt quân của Vua Hùng.
Mọi người ôm mặt buông vũ khí. Gió mặc sức tung hoành. Sau khi Gió rút
binh. Vua Hùng điểm binh lại, quân số chỉ còn một nửa. Một tổn thất lớn cho Vua
Hùng.
Lạc Long Quân chờ tin báo
tiệp của con.
Sáng hôm sau, triều thần
nhóm họp. Quân sĩ vào cấp báo. Một bức thư được trình tấu với Lạc Long Quân.
"Thần tử xin chịu tội
chết. Gió hoá phép mặc sức ngang tàng. Quân ta tinh thần rời rã. Trận này tổn
thất hao binh. Xin ơn trời khoan dung con trẻ”.
Cả
xứ đều lo âu. Liệu có thể đánh tan Gió. Quan tể tướng Lạc Hầu Tiên bước ra tâu:
- Muôn tâu, theo thần
nghĩ, đối với Gió ta không thể dùng sức mà thắng được đâu, phải dùng mưu mới có
thể thắng được.
- Các ngươi nghĩ ta dùng
mưu gì?
Mọi người im lặng nhìn nhau…
Tiếng nhạc vẳng đưa. Mùi
hương thơm từ phía Tây toả đến. Hương lan, hương huệ thơm ngát cả xứ. Âu Cơ ngự
đến thăm chồng. Cả quần thần đứng im chào Tiên Nữ Âu Cơ.
Âu
Cơ nghiêng mình thi lễ:
- Thiếp xin chào chàng.
Bấy lâu cách trở, lòng thiếp nhớ khôn xiết. Chỉ mong gặp chàng cho thoả lòng
thương nhớ.
- Ta cũng vậy! Lòng dạ có
khác gì nàng đâu. Bụng cũng nhớ mong nàng từng giờ từng phút.
Tiếng nhạc, tiếng trống đồng hoà nhịp. Hội mừng Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ. Cuộc vui vầy chưa dứt, quân vào cấp báo:
Tiếng nhạc, tiếng trống đồng hoà nhịp. Hội mừng Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ. Cuộc vui vầy chưa dứt, quân vào cấp báo:
- Muôn tâu! Gió lại đánh
quân ta. Hùng Vương và Thần Kim Quy xin khẩn báo.
Âu Cơ lo lắng:
- Con chúng ta có sao
không hở chàng?
Lạc Long Quân vẫn không
tìm ra cách chống lại Gió. Người triệu tập quần thần tìm phương cách cứu sinh
linh. Lạc Hầu Tiên Tể Tướng bước ra tâu:
- Theo thần nghĩ nên tìm
cách chiêu hiền đãi sĩ để tìm người tài đức trị Gió.
Lạc Long Quân và cả triều
thần bằng lòng với mưu của Tể Tướng.
Nhiều người hiền tài vẫn
không thắng được Gió.
Một ngày kia, có một đạo
sĩ từ Đông Thắng Thần Châu đến. Đạo sĩ yết kiến Lạc Long Quân. Cả xứ Lạc Long
vui mừng khôn xiết.
- Thật là may cho giòng
giống Lạc Hồng. Được đạo tiên giúp đỡ thì đất nước này còn phước đức.- Lạc Long
Quân cười nói.
- Không dám!- Đạo sĩ lên
tiếng- Bần đạo là kẻ tu hành, được lệnh của Bạch Ngọc Kinh đem chiếu chỉ của
Ngọc Hoàng Thượng Đế đến.
Một hương án được xây tức
tốc. Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng quần thần quỳ xây mặt về Huỳnh Kim Khuyết đón
nghe lời của Thượng Đế.
Không
khí trang nghiêm. Trầm hương tỏa thơm cả xứ Lạc Long. Mọi người lắng nghe chiếu
chỉ.
"Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế – Giáo đạo Nam Phương rất đau lòng khi Gió tàn phá đât nuớc Lạc Hồng.
Các con ơi! Lòng ta thường
hướng về các con, mong các con trở thành người tốt. Không phải là ta không diệt
nổi Gió đâu. Nhưng ngặt nỗi luật Tạo Hoá vận hành phải chịu vậy.
Gió cũng là một Thiên
Thần. Gió có tài phép mà các vị Thiên Thần khác không thể đánh được. Chỉ còn
cách các con cầu viện các Thần đem Gió đi xa, rồi xây thành đắp lũy ngăn chặn
sự tàn phá của Gió.
Bấy nhiêu thôi. Các con
khá phụng mạng”.
Sau
khi tiễn đạo sĩ về, cả triều thần họp bàn, cứ người cầu viện các Thiên Thần.
Các Thiên Thần sẵn lòng
giúp. Thần Mặt Trời làm nắng lên, nhưng không đun nóng bầu khí quyển. Thần Mưa
tìm cách tưới những làn nước dịu dàng… Các Thần đã kéo Gió ra khơi xa. Tiếp
đến, Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng triều thần chọn địa thế để ngăn thành đắp lũy
làm hàng rào vững chắc chắn Gió.
Kế hoạch xây dựng thành
lũy được Lạc Long Quân giao cho các Tiên thực hiện. Địa điểm xây thành về phía
Bắc của Non Nước.
Các Tiên đã dùng đất đá từ
dãy Trường Sơn để xây thành. Nhiều sọt đất đá được chuyển trong nhiều ngày,
nhiều tháng đã tạo nên dãy núi nằm dài soi mình bên biển. Đó là dãy núi Tiên
Sa- Tiên đã xuống trần dựng nên núi. Dãy núi này tục gọi là Sơn Trà, chả là
trước đây khi dựng xong núi, các vị Tiên đã trồng một giống trà quý từ Đông
Thắng Thần Châu do vị đạo sĩ tặng trước lúc chia tay. Nhưng ngày nay, giống trà
ấy đã mất hẳn vì lũ khỉ ở núi phá. Từ đó dãy núi được mang tên là Núi Khỉ.
Nhưng tên này ít người gọi.
Trong thời gian xây thành
đắp lũy, các Tiên đa tình thường xao lãng công việc. Những tiếng hát của các
Tiên Cá ngoài khơi đã quyến rũ họ. Những đêm tối trời, tiếng hát du dương cứ
mời gọi. Các Tiên bị cuốn hút bởi giọng hát tuyệt vời của biển. Và rồi, họ đến
với tiếng hát, tâm tình với tiếng hát. Các Tiên ném vội vội vàng vàng những sọt
đất đá xuống biển để đến với tiếng hát tạo thành những đảo, cù lao. Bỏ những
sọt đất gần bờ, các Tiên vội bay đến tiếng hát ngoài khơi xa- Cù Lao Chàm tạo
thành từ đó. Có những Tiên tiếc vàng, muốn đem vàng tặng cho các nàng Tiên Cá,
thế là các vị đem vàng ra biển xa để dâng tặng cho tiếng hát ngọc ngà. Khi nhìn
đắm đuối những mỹ nhân ngư khoả thân, các Tiên sững sờ buông những sọt vàng tạo
nên Quần Đảo Hoàng Sa.
Thành lũy đã xây dựng
xong, Gió không còn tàn phá như trước nữa. Lạc Long Quân lấy làm hài lòng. Các
Tiên, một số quyến luyến cảnh biển, một số không thể dứt tình với các nàng Tiên
Cá, họ xin được ở lại trấn giữ Sơn Trà, Lạc Long Quân thương tình cho số Tiên
đó ở lại.
Nhiều đêm các Tiên bay từ
Tiên Sa ra thăm các nàng Tiên Cá. Nhưng kẻ ở non cao, người ở biển sâu, nên họ
không thể gần nhau mãi được.
Nhiều
đêm các Tiên không ngủ được. Tình yêu đã dằn vặt, thôi thúc trái tim nồng cháy
của họ.
Tiếng hát nhờ con sóng đưa vào bờ. Tiếng hát ngọt ngào, cay đắng, nghiệt ngã. Nghe tiếng hát, các Tiên thương nhớ các nàng khôn nguôi.
Tiếng hát nhờ con sóng đưa vào bờ. Tiếng hát ngọt ngào, cay đắng, nghiệt ngã. Nghe tiếng hát, các Tiên thương nhớ các nàng khôn nguôi.
Tình yêu làm cho họ sáng
suốt. Chỉ có tình yêu chân thật làm cho những người yêu nhau sáng suốt. Tất cả
các Tiên dưới sự lãnh đạo của Tiên trưởng đã tìm cách bắt nhịp cầu giữa họ với
các nàng Tiên Cá. Họ đào một khe nước nhỏ chảy từ núi Sơn Trà, lượn lờ trong bờ
cát, đổ ra biển. Con khe đã thông núi với biển. Và các nàng Tiên Cá, những lúc
nhớ Sơn Trà, nhớ nơi người yêu của mình ở, đã bơi vào bờ, theo khe nuớc nhỏ đến
tận chân núi cùng các Tiên tình tự. Khe nước nhỏ chứng kiến những kỷ niệm đẹp
của tình yêu và từ đó được gọi là Mỹ Khê.
Cũng nhờ khe nước đẹp, các
nàng tiên cá trút bỏ lốt cá, trở thành những người vợ hiền ngoan của các Tiên.
Họ sinh con đẻ cháu sống ở vùng biển này.
Bây giờ, ở đây, chỉ có
tiếng hát của biển, gợi nhớ một thời mộng đẹp của tình yêu:
Đâu vô tình với em anh
Biển Đông mãi mãi như tình đôi ta
Biển em biển anh mãi là
Như đầy chung thuỷ sáng loà tình yêu
Nhớ thương sóng tím sắc chiều
Bâng khuâng mặn vị tình yêu vĩnh
hằng…
Tiếng hát một thời hoà
nhịp những con sóng ngàn năm mãi vỗ bờ thương nhớ…
8.
Đi dọc bờ biển từ Sơn Trà
đến Non Nước, ta nhìn không chán mắt bởi cảnh bình thản của rừng dương. Nhiều
bạn trẻ lý thú cảnh yên bình của vùng biển. Qủa thật vùng này đẹp quá. Đẹp
nhưng vẫn hùng vĩ bởi núi Sơn Trà, Non Nước. Đẹp mặn mà, ấm áp. Trước đây, vùng
này có một khe nước nhỏ rất đẹp chảy từ Sơn Trà về, đổ ra biển. Nước trong vắt,
mát lành. Cái khe nước len lỏi đem dòng nước hiền hoà của núi rừng về hoà nhập
biển. Ngọt- mặn quyện chặt nhau như tình chồng vợ. Ngọt- mặn quyện hoà cùng
nhau để có những đứa con xinh xắn, dịu dàng, cường tráng. Cái khe nước đẹp ấy
đây chỉ không còn vì con người đã san lấp để xây những cao ốc.
Tiếng cười đùa dưới biển
vọng lên hoà với tiếng gió. Từng đôi trai gái đi dạo trên bờ. Những người đi dạo
thật bình thản. Họ bước rất nhẹ, chầm chậm trên cát, như thể họ sợ rằng buớc
mạnh sẽ đau bờ. Những trai trẻ là sôi động nhất. Họ chạy, họ nhảy. Họ hít thở
không khí trong lành của biển. Đôi chỗ họ tung bóng, mình dính đầy cát, nhưng
họ chơi một cách nhiệt tình. Chỉ có kẻ tắm dưới nước biển là kỳ diệu
nhất. Họ hoà với biển.
Tháng ngày rồi sẽ trôi đi.
Cuộc đời ngày mai sẽ khác hôm nay. Có thể ngày nào đó cháu con sẽ xây dựng
những ngôi nhà đẹp trên vùng biển này. Và rừng dương có thể bị thu hẹp. Nhưng cháu
con sẽ làm những điều tốt đẹp. Chắc cháu con sẽ làm đẹp vùng biển này.
9.
Ánh nắng buổi trưa gay
gắt. Từ nhà ra biển, Hoàng phải băng qua một bãi cát. Hình như có ai đi về phía
anh. Anh nghe rõ tiếng gọi của bóng dáng ấy.
- Hoàng ơi! Hãy đến đây!
Hãy đến với bác đi Hoàng! Bác là bác Nghỉ của con đây. Hãy đến đây đi Hoàng.
Hoàng sợ. Hay là ma hiện hình lúc đứng bóng. Muốn chạy, nhưng chân anh luýnh quýnh, líu quýu như lún sâu trên cát. Tiếng vọng thôi thúc anh.
Hoàng sợ. Hay là ma hiện hình lúc đứng bóng. Muốn chạy, nhưng chân anh luýnh quýnh, líu quýu như lún sâu trên cát. Tiếng vọng thôi thúc anh.
- Hãy đến đây, hỡi con
trai yêu quý của ta!
Không cưỡng nổi chính
mình, anh đi đến bóng dáng ấy. Trước mắt Hoàng là ông Nghỉ. Giọng ông mơ hồ:
- Con lại đây!
Hoàng bình tĩnh:
- Dạ! Con đến đây. Có điếu
gì không bác?
- Có đấy. Có rất nhiều
chuyện để nói cùng con.
Hoàng không khỏi thắc mắc:
- Chuyện gì đấy hở bác?
Đột nhiên ông Nghỉ hỏi:
- Con có sợ ta không?
- Việc gì con phải sợ. Bác
là bác Nghỉ. Khộng lẽ bác doạ con!
- Thế con muốn cùng ta nói
chuyện không?
- Dạ.
- Thế thì theo ta!
Hoàng đi theo ông Nghỉ.
Tất cả sự vật hiện hữu như nhoà đi trước mắt Hoàng. Anh như đang sống trong một
cõi khác. Chỉ còn hàng dương liễu, rừng dương liễu xanh ngút ngàn. Dương liễu
trên đầu anh, dương liễu dưới chân anh. Bên trái, bên phải đều là dương liểu.
Hai người cứ đi, đi hết cây dương này đến cây dương khác. Anh như cảm nhận hơi
thở của đất trời toả từ lá dương. Tiếng đất thầm thì bên tai anh. Anh ngợp
trong dương liễu. Mặt trời toả trên rừng dương liễu. Mặt tròi làm dương liễu
xanh thêm. Tiếng ru trên rừng dương toả từ mặt trời xuống.
Những cành dương rung rung
như muốn bay lên bầu trời xa kia.
Hoàng nghe tiếng tình yêu, điệu nhạc tình yêu
của Mặt Trời, của dương liễu. Ôi tình yêu! Tình yêu đã đưa bờ dương liễu lớn
nhanh, xanh xanh thêm lên dịu lòng người. Tình yêu làm vùng đất này ấm lên, rực
rỡ trong màu xanh hạnh phúc.
Hoàng như muốn lộn vòng
trong vòng quay của quả đất quay xung quanh mặt trời. Anh thấy trước mắt là
dương liễu. Nơi đâu cũng là những bờ dương xanh trong nắng vàng tươi toả hiền
hoà từ mặt trời xuống. Ôi, dương liễu xanh. Mặt trời rực rỡ hào quang trên màu
xanh dương liễu. Dương liễu xanh dịu dàng trong màu nắng tình yêu…
Ông Nghỉ đập vai anh:
- Mơ mộng gì thế con?
- Đâu? Con có sự mơ
gì đâu!- Anh nói trong ngạc nhiên- Nhưng sao cảnh vật lạ quá , kỳ diệu quá!
Ông Nghỉ chỉ mỉm cười. Họ
tiếp tục đi quanh những cây dương liễu. Trước mặt họ như là thấp thoáng những
ngôi mộ lặng yên. Cả hai người cũng lặng yên lắng nghe sự lặng yên của
trời đất.
Hoàng vẫn không tin ở mắt mình. Cuộc đời như
thực như hư. Bóng ông Nghỉ nhoà đi, rồi hiện chờn vờn trong nắng. Anh đang ở
dưới nắng, dù là mùa khô khốc, nhưng anh cảm thấy không nóng bức. Anh đang cùng
ông Nghỉ đi. Anh ngoan ngoãn bám chân ông.
- Này con, bác sẽ đưa con
đến xứ sở An Lạc! Con đi không?
- Dạ!- Ngừng giây lát, anh
nói tiếp- Con cũng có lần đến đó nhưng không vào được xứ sở ấy.
- Thế à! Con theo ta thử
xem.
Hai người cứ đi. Đi mãi…
- Trước mắt họ là màu sáng
rực của xứ sở An Lạc. Giống như những lần Hoàng mơ thấy. Anh muốn chạy vào đó.
Muốn được yết kiến Lạc Long Quân.
Anh chỉ luẩn quẩn, quẩn
quanh. Thấy ông Nghỉ đó mà anh nào theo được. Anh hét to lên:
- Đợi con với nào!
- Đợi con với nào!
Ông Nghỉ đứng yên. Anh
thấy rõ, anh muốn chạy vào, nhưng chỉ là sự quanh quẩn, quay vòng trong bước
chân anh. Anh bắt tay lên miệng làm loa gọi:
- Làm sao con vào được?
Bóng ông Nghỉ lại đến bên
anh chép miệng:
- Ờ nhỉ, làm sao con vào
được xứ này, Xứ này chỉ dành cho những người thật sự là con-người-yên-nghỉ. Còn
con…
- Con ra sao hở bác? -
Hoàng ngạc nhiên hỏi.
- Con ấy à? Con chưa thật
sự là con-người-yên-nghỉ thì làm sao con vào được. Lỗi hoàn toàn ở bác.
- Thế phải làm gì bây giờ hở bác?
- Thế phải làm gì bây giờ hở bác?
- Bác sẽ đưa con về.
- Không , con không muốn
về. Con muốn vào xứ sở An Lạc.
- Không được đâu!
- Con sẽ vào!
Hoàng chạy bừa vào, nhưng
anh bị hất ngược ra. Anh chỉ chạy vòng quanh ông Nghỉ. Tiếng vọng từ xứ sở An
Lạc đến bên anh:
- Hỡi con người. Các ngươi
phải thật sự là con-người-yên-nghỉ mới có thể vào xứ sở An Lạc.
Hoàng bật khóc. Ông Nghỉ hỏi:
Hoàng bật khóc. Ông Nghỉ hỏi:
- Việc gì con phải khóc?
- Thấy xứ sở An Lạc mà
không đến được, lòng con buồn lắm. Con muốn biết ở đấy có những gì?
- Có những gì à? Đủ cả. Nhưng tất cả đều yên nghỉ, đều tịnh, tịnh đến độ như không có gì cả.
Hoàng thắc mắc:
- Có những gì à? Đủ cả. Nhưng tất cả đều yên nghỉ, đều tịnh, tịnh đến độ như không có gì cả.
Hoàng thắc mắc:
- Con không hiểu gì cả.
- Con không hiểu vì con
chưa phải là con - người - yên - nghỉ.
- Nhưng con muốn hiểu rõ ở
xứ sở An Lạc có những gì? Bác hãy cho con biết những gì xảy ra với bác ở đó?
- Bác không muốn nói,
nhưng với con, bác coi con như con trai, bác sẽ nói cho con hiểu về bác ở xứ
đó.
- Chắc là vui lắm phải
không bác?
- Không vui-không buồn.
Chỉ yên - nghỉ - mà - động.
- Nghĩa là làm sao?
Ông Nghỉ ngồi tựa bên cây
dương liễu, Hoàng ngồi kế bên. Ông nói tiếp:
- Nghĩa là ở xứ sở An Lạc
con người cũng phải làm, phải học.
- Bác làm những gì? Bác
học những gì?
- Nhiều điều phải làm, làm
bao giờ cho hết, đó là điều thiện có ghi trong luật pháp. Nhiều điều phải học,
học giờ cho hết, đó là điều thiện có ghi trong luật pháp.
- Chắc là Lạc Long Quân
dạy bác học.
- Người không dạy mà thực
là Người dạy.
- Không dạy mà thực là
dạy?
- Đúng thế! Bác chỉ học
những điều có trong luật pháp và làm theo.
- Luật pháp có nhiều không
hở bác?
- Nhiều mà ít. Sách là
luật pháp rất nhiều, nhiều đến độ cao hơn ngọn Hy Mã. Đủ loại luật pháp từ Đông
sang Tây. Rất nhiều…
- Thế sao gọi là ít?
- Ấy, đó là điều đáng nói.
Tất cả các luật đều nêu quyền và bổn phận của con người.
- Con không hiểu bác nói
gì? Sao lời lẽ của bác khác ngày xưa?
Ông Nghỉ ôn tồn nói với
Hoàng:
- Bác vẫn là bác Nghỉ của
con kia mà! Còn chuyện bác nói với con là do bác học được đấy.
- Bác khác xưa nhiều lắm!
Con… Con không ngờ bác có những ý nghĩ như vậy! Con không thể hiểu nổi.
Hoàng ôm đầu. Anh bứt tóc.
Anh không hiểu hết được lời lẽ của ông Nghỉ. Anh bức tóc mãi. Tóc nằm trong
tay, anh choàng tỉnh. Anh đang ngồi dưới gốc cây dương.
Cơn mơ đã qua. Chỉ còn lại
mình anh. Anh chợt nghĩ con người sao vậy? Cái đích thực của đời người,
của cuộc đời này là cơn mơ ư? Mơ giải quyết được gì? Tất cả chỉ là sự ảo mị
được cám dỗ bởi cái thằng người bi lụy.
Không lẽ không có cái đích
thực của cuộc đời này? Không lẽ cuộc đời này không có hạnh phúc? Tìm hoài cho
lời giải đáp, bỗng Hoàng reo lên: "Đúng rồi! Đúng là được sống, được làm
việc, được yêu là những điều hạnh phúc ở trần gian này. Mình phải tạo ra hạnh
phúc cho mình mới được”.
Ngoài kia tiếng cười đùa
của bạn bè anh vẳng lại. Anh nghĩ thầm: "Chết cha! Bọn chúng chờ mình,
chắc chúng sẽ mắng mình thôi!”. Anh đứng phắt dậy, chạy trên cát, ra chỗ thuyền
của bọn anh. Tiếng vọng từ biển: "Hoàng ơi, ra đây mau lên!".
Hoàng bước nhanh trên cát…
10.
Đêm.
Thuyền ra khơi. Hoàng và
Hân ngồi bên nhau. Sóng êm. Sau thuyền là một cột sóng bạc trăng trắng. Cả hai
đang hút thuốc. Thuốc làm họ tỉnh táo hơn. Đã khuya rồi mà Hoàng và Hân không
ngủ được. Nằm trên thuyền lướt nhẹ trên biển, nhìn lên trời đầy chi chit sao di
động. Thuyền của các anh di động. Cả bầu trời, tinh tú cũng di động. Và trong
lòng biển từng đàn cá cũng di động. Mọi vật đều di động để sinh tồn.
Hân cựa mình hỏi:
- Mày chưa ngủ chứ Hoàng?
- Ừ, tau không ngủ được.
Một lát sau, Hân chặt
lưỡi:
- Hình như mẹ mày muốn mày
lấy vợ phải không?
- Ừ.
- Mày nghĩ sao về chuyện
ấy?
- Phải nghe lời mẹ thôi!
Vả lại, không lẽ sống độc thân đến già. Cuộc đời mà mày. Một mình mình sống sẽ
sao đây?
- Thế mày chọn được cô nào
chưa?
- Rồi.
Một sự kiện trọng đại đến
với Hoàng. Hân không tin Hoàng có người yêu.
- Mày phét vừa chứ.
- Thật đấy.
Họ im lặng. Một lát sau,
Hân hỏi:
- Ai đấy hở Hoàng?
- Giang, em mày!
- Mày đùa đấy chứ?
- Tau thật lòng đó mà!
- Gớm cho mày.
Sự im lặng trong đại
dương. Những con sóng nhẹ nhàng. Thuyền vẫn cứ đi…
Hân thiếp ngủ. Hoàng vẫn
không ngủ được. Anh đang nghĩ về cô em của Hân. Anh nhìn bầu trời khi hai ngôi
sao xít lại gần nhau. Có phải hai ngôi sao kia là bản mệnh của anh và Giang?
Tình yêu, anh thường nghĩ
suy về nó. Những sự rung cảm của tuổi học trò có phải là đích thực của tình
yêu? Giữa lòng đại dương, anh cảm thấy nhỏ bé, ngợp giữa con nước mênh mông,
nhưng anh vẫn thấy biển bao dung, có phải đó là tình yêu của dân biển đối với
biển? Anh yêu nghề biển, nhờ biển để sống, có thể đó là tình yêu biển? Anh muốn
nhảy ào xuống biển, hoà mình với biển. Dưới lòng biển là Thuỷ cung của Long
Vương như trong truyện cổ? Anh nhớ lại những gì mẹ anh đã kể với anh:
"Biển là mẹ của người dân chài con ạ. Biển nuôi dân biển. Tình yêu của
biển mênh mông. Có hiểu hết biển mới có thể trở thành dân biển”. Và bà kể những
chuyện về biển, về bí mật của biển …
… Những cột nước tung lên
từ biển. Trận hỗn chiến giữa Cá Ông và cá mập làm khuấy động biển cả một vùng.
Khi Cá Ông đi có quân lính theo hầu. Nào là tôm càng, nào là cá mực. Khi xáp
trận, Cá Ông đánh rất hăng, thường là thắng cá mập. Chỉ khi nào đuối sức, cá
mực mới tung hoả mù vào địch thủ, làm cá mập như lạc vào mê hồn trận, tôm càng
giơ kiếm chém vào kẻ thù… và quân lính hầu cận phải đưa Cá Ông về nơi an toàn.
Cá mập, mắt tối mù, thân bị chém nên phải bỏ chạy…
Ngư dân thường kính Cá
Ông. Nếu Cá Ông bị sa lưới, họ cầu khẩn Cá Ông được thoát. Cá Ông lụy, họ cũng
cầu khẩn và tìm cách đưa Cá Ông vào bờ chôn cất tử tế.
Dân biển tin tuyệt đối vào
sự giúp đỡ của Cá Ông. Được mùa cá cũng nhờ Cá Ông. Thuyền gặp tai nạn Cá Ông
thường tìm cách cứu thoát. Niềm tin ấy đã bám vào tận máu huyết của người dân
biển. Thật là biển có quy luật riêng của biển.
Dù trời nắng ráo, dù thời
tiết tốt lành, nhưng khi Cá Ông lụy thì thời tiết đột ngột thay đổi. Mưa trút
xuống. Người ta cho rằng những giọt mưa là nước mắt của Trời đổ xuống
khóc than Cá Ông đã từng nhiều phen cứu giúp con người. Và niềm vinh dự đầy ơn
phước đối với người nào tìm thấy xác Cá Ông đầu tiên. Người ấy được
làm trưởng nam, được để tang Cá Ông. Riêng con gái chưa
chồng, nếu tìm được Cá Ông thì phải ở vậy để tang và không được có chồng.
Người ta đã xây những ngôi
miếu nhỏ dọc bờ biển, đặt xương cốt Cá Ông để phụng thờ.
… Gần sáng, thuyền vẫn
lướt. Nhìn mặt trời hửng đỏ như quả cầu bằng lửa được tạo hoá kéo lên, Hoàng
kêu:
- Hân! Dậy mau xem mặt
trời mọc!
Hân choàng dậy. Tất cả
người trên thuyền cũng choàng dậy. Trước mắt họ, mặt trời hiện rực rỡ. Sóng
biển nhuộm màu vàng huyền diệu buổi bình minh. Mặt trời lên! Ngày mới! Phía sau
thuyền, rất xa là quần đảo Hoàng Sa.
11.
Cá về bến.
Bãi biển đầy những người
tắm biển và những người đón cá về. Không gian trước mắt từng người là khoảng
cách giữa họ và người bên cạnh.
Tiếng gọi nhau. Tiếng la hét vui mừng của trẻ
con.
- Bớ anh em ơi! Cá nhiều
ơi là nhiều.
- Sướng thật! Đợt này chắc
sắm được ti vi đời mới rồi!
Giang đứng trong đám đông
đứng chờ thuyền cá của anh mình. Những thuyền vào trước đã báo cho cô biết là
thuyền của Hân sắp sửa vào bờ. Những con thuyền xăm xăm lướt. Kia rồi,
thuyền của anh Hân kia rồi.
- Anh Hân! Anh Hân!- Giang
gọi to ra biển. Cô lấy nón vẫy vẫy.
Tiếng Hân từ xa vẳng vào:
- Giang, Giang, anh về
đây!
Thuyền Hân cập vào bờ.
Những con sóng như muốn kéo thuyền ra lại ngoài khơi. Anh em trên thuyền đã
nhảy xuống nước dìu con thuyền đầy ắp cá vào bờ. Đầy những cá nục tươi xanh.
Sướng thật! Chắc là sẽ bán được nhiều tiền.
Người ta gánh cá thoăn
thoắt toả đi các điểm. Cá tràn ngập các ngả đường. Đâu đâu cũng nghe tiếng rao:
"Cá đây! Cá nục đây!”. Nhiều người hứng chỉ bỏ một ngày công để mua hai
chục cá . Mấy khi được dịp cả rẻ như thế. Họ kháo nhau: "Ước gì quanh năm,
suốt tháng cá nhiều như thế này thì cuộc sống đỡ biết mấy”. Các bà, các cô bán
cá chỉ cười: "Cũng nhờ trời cả thôi!”.
Đêm. Cá vơi trong khoang
thuyền của Hân. Anh em đã về hết, chỉ còn lại Hân và Hoàng.
- Mày còn thuốc không? Tau
xin điếu! Hân lên tiếng.
Hoàng lục túi. Chỉ còn cái
bao thuốc lá rỗng.
- Hết rồi!- Cái bao bị bóp
méo lại, bị quăng xuống một cách hờ hững.
Hân nói:
- Mày đứng đây, tau chạy
vào quán mua nghe.
- Ừ, mày đi nhanh lên.
Hân đi, chỉ còn Hoàng bên
chiếc thuyền. Anh ngồi xuống tựa vào thuyền. Đây là chuyến đi đạt kết quả. Anh
cảm thấy phấn chấn Anh nhớ lại giấc mơ khi gặp ông Nghỉ. Ông đã dặn dò anh:
"Này, Hoàng con! Không lẽ yếu đuối, bạc nhược trong mộng mị hoài hay sao ?
Đừng tự hành khổ mình thế. Tương lai đang chờ con. Hãy dũng cảm lên, hỡi con
cái của Lạc Long Quân”.
- Nè thuốc đây! - Hân chạy
đến bên, chìa thuốc.
Hoàng đưa tay lấy thuốc,
anh chìa tay tiếp xin tí lửa.
- Chắc tau tiếp tục đi biển
thôi Hân ạ.
- Dân biển mà không đi
biển thì lấy gì sống hở mày?
- Đúng! Chỉ có nghề nghiệp
mới đem lại sự sống cho con người. Cólẽ phải thế không Hân?
- Ừ, phải thôi. Không nghề
thì buồn biết chừng nào!
Hút chừng nửa điếu thuốc,
Hân thấy cồn cào trong bụng.
- Tau đói rồi. Mầy ở đây
giữ thuyền, tau về kiếm cái gì ăn đã.
- Ừ, mày ăn nhanh lên, rồi
ra ngó thuyền, tau còn về ăn cơm nữa chứ.
- Được thôi!- Hân vội chạy
về nhà.
Hoàng ngồi nhìn ra biển.
Trên bờ thưa thớt người. Những con thuyền nằm yên nghỉ trên bãi. Và ngoài kia,
những con thuyền khác vẫn còn đánh cá. Đèn sáng ở đường chân trời đẹp như một
thành phố nổi trên sóng nước.
Trở lại với biển, trở lại
với nghề của cha ông truyền lại là niềm vui trong lòng anh. Biển reo những con
sóng trong lòng anh. Biển hát những âm thanh vượt thời gian trong lòng anh. Âm
thanh của biển là âm thanh của đất nước Lạc Hồng.
- Anh Hoàng!- Giang đã đến
bên Hoàng từ nãy giờ, gọi anh- Anh Hân đâu rồi?
- Hân đã về rồi.
- Mình anh ở lại sao?
- …
- Anh về ăn cơm tối đi!
- Anh về ăn cơm tối đi!
- Ngồi xuống đây đi Giang
- Em…
Hoàng kéo tay Giang ngồi
xuống. Ngoan ngoãn, dễ thương, Giang ngập ngừng ngồi bên Hoàng. Hoàng kéo Giang
sát vào người. Giọng Giang như lạc hẵn:
- Anh… Anh Hoàng…
Nụ hôn bất ngờ! Trăng mười
chín hé phía chân trời biển. Cả biển đêm bắt đầu nhuộm ánh trăng chiếu sáng
người dân biển, chiếu sáng nụ hôn ngập ngừng của trai gái biển…
- Giang, anh yêu em!
Giang cúi đầu. Hơi thở của
cô hơi hổn hển. Mùi cá còn phảng phất vị mặn của biển, còn đọng sót lại đâu
đây. Tiếng Hân vọng đến:
- Hoàng! Để thuyền đó cho
tau, về đi.
12.
Đêm trăng.
Hoàng ngồi ôm cây ghi-ta.
Chỉ một mình anh trước biển. Anh nhẹ khảy đàn. Anh cất tiếng hát về tình yêu
một thời đã qua. Bài ca về tình yêu, nỗi đau xót về tình yêu thành vết ứa trong
lòng, anh nào quên được. Tiếng đàn hòa sóng biển. Tiếng sóng vỗ bờ thổn thức,
tiếng lòng anh hòa trong bọt sóng…
Anh chờ em những đêm trăng
sáng vỡ tan
Gặp làm chi hỡi em
Khi tình mình thành cọng
rơm trong biển
Đâu là hoa anh hái tặng em
Cả biển xanh là nơi anh
trú ngụ. Anh mênh mang theo từng con sóng vỗ bờ. Trăng trên trời như xoa dịu
nỗi đau anh. Trăng trên trời chứng giám tình anh.
Trăng lặn dần sau đỉnh
Trường Sơn. Tiếng sóng vẫn rì rầm như thuở khai thiên lập địa.
Mặt trời lên rồi sao? Đêm
qua rồi sao? Anh thức canh tình anh trong biển. Mặt trời lên, biển Đông vẫy
sóng đón chào.
Ngoài kia thuyền ai ra
khơi. Trong anh, lời ca "Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa…” xôn xao hòa cùng
biển mặn.
(hết)
Đà Nẵng, 1991-2009
Địa chỉ: 81 Thạch Lam, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
ĐT: 0935484482
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
08.11.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP. Đà Nẵng ngày 14.12.2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét