Home
» Lý luận phê bình
» Cảm nhận về Nhà văn Mang Viên Long qua tác phẩm của ông – Nguyễn Thị Thúy Ngân
Cảm nhận về Nhà văn Mang Viên Long qua tác phẩm của ông – Nguyễn Thị Thúy Ngân
Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014
Tôi thật tình cờ được biết nhà văn Mang Viên Long qua internet và một vài tác phẩm của ông đã xuất bản. Tác phẩm gần đây nhất là: “TÔI ĐẾN VỚI PHẬT” (nhà xuất bản Hồng Đức - quý 3/2014). Tôi mong được viết lên đây những cảm nhận của riêng mình, với lòng mến mộ, lẫn khâm phục một tài năng, một con người - một cuộc đời. Có thể những cảm nhận được ghi lại sẽ không sao tránh khỏi sự chủ quan, chưa logic, hoặc còn nhiều điều tôi hoàn toàn chưa thấu hiểu; nhưng tôi đã viết lên với tấm chân tình. Bởi tôi cũng chỉ là một độc giả yêu quý văn ông. Hơn nữa, việc viết lách của tôi không chuyên nghiệp nên không thể tránh khỏi những điều thiếu sót. Mong tác giả và bạn đọc lượng thứ.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Thúy Ngân
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Ngân
Sinh: 12/05/1966
Thường trú: Số 39/46 Cao Hành, Phú Trinh, Phan thiết - Bình Thuận
Công tác: Bưu điện tỉnh Bình thuận
Điện thoại: 0917 137 333
Email: nganthuybt@yahoo.com.vn
_____
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Ngân
Sinh: 12/05/1966
Thường trú: Số 39/46 Cao Hành, Phú Trinh, Phan thiết - Bình Thuận
Công tác: Bưu điện tỉnh Bình thuận
Điện thoại: 0917 137 333
Email: nganthuybt@yahoo.com.vn
_____
CẢM NHẬN VỀ NHÀ VĂN MANG VIÊN LONG
QUA TÁC PHẨM CỦA ÔNG
Tôi thật tình cờ được biết nhà văn Mang
Viên Long qua internet và một vài tác phẩm của ông đã xuất bản. Tác phẩm gần
đây nhất là: “TÔI ĐẾN VỚI PHẬT”
(nhà xuất bản Hồng Đức - quý 3/2014). Tôi mong được viết lên đây những cảm nhận
của riêng mình, với lòng mến mộ, lẫn khâm phục một tài năng, một con người -
một cuộc đời. Có thể những cảm nhận được ghi lại sẽ không sao tránh khỏi sự chủ
quan, chưa logic, hoặc còn nhiều điều tôi hoàn toàn chưa thấu hiểu; nhưng tôi
đã viết lên với tấm chân tình. Bởi tôi cũng chỉ là một độc giả yêu quý văn ông.
Hơn nữa, việc viết lách của tôi không chuyên nghiệp nên không thể tránh khỏi
những điều thiếu sót. Mong tác giả và bạn đọc lượng thứ.
Tôi may mắn được đọc một số tác phẩm của
ông trong số hai mươi mốt tác phẩm đã được giới thiệu từ năm 1969. Ông đã bắt
đầu từ tuổi thơ khốn khó, bất hạnh và côi cút. “Mồ côi tội lắm ai ơi…”. Có
ai đã từng trải qua những mất mát lớn nhất là mất đi những đấng sinh thành khi
ta chỉ mới là những búp măng xinh; thì sẽ dễ dàng đồng cảm với những chia sẻ
thắm tình của ông. Một đứa trẻ bơ vơ giữa dòng đời, trong thời kỳ đất nước đang
bị loạn lạc bởi cảnh binh đao, nhưng đã tự lực vươn lên, sống có ích. Tiếp đến
là một đoạn đường dài lớn lên trong bất hạnh - bàng bạc trong từng câu chuyện
ông viết - thật cảm động và gần gũi biết bao! Không phải riêng ông, bên cạnh
đời sống, cũng còn rất nhiều đứa trẻ khác cũng cùng chung số phận, đã được ông “nói
hộ” trong một số truyện ngắn từ những tác phẩm đầu tiên. Ông “đến với Phật” hay Phật đã thương tình
dẫn dắt ông trên đường đời. Có lẽ cả hai lý do đều đúng.
Tôi được biết, Ông đã viết từ khi còn rất
trẻ. Ông đã viết cho nhiều tờ tuần báo, tạp chí Văn học - trước và sau 1975.
Đồng thời, tuy sau biến cố 75 ông đã “tạm thời rời tay cầm bút” để cầm nhiều
thứ, vì cơm áo, nhưng sau đó - đã đều đặn xuất bản thêm nhiều tác phẩm. Đó là
kết quả của một quá trình lao động, học hỏi, phấn đấu không ngừng nghỉ của một
nhà giáo - nhà văn, luôn trân trọng yêu quý văn học.. Hoài bão của đời ông là
đem những kinh nghiệm sống, kiến thức mình hiểu biết trải lòng viết lại, bằng
cả tình cảm chân thành để mong chia sẻ cùng bạn đọc…
Hiện tôi có mấy tác phẩm văn, tản văn,
truyện ngắn, tiểu luận của ông: “Cám Ơn Nhau - Dì Luica – Như Những Giọt
Sương” và gần nhất là: “Tôi Đến
Với Phật”. Tôi đã đọc và đã có nhiều tình cảm trân quý với những tác phẩm
giá trị ấy. Hầu hết những tác phẩm được viết bằng lối văn dung dị, rất gần gũi
với đời sống. Từng câu, từng chữ chuẩn mực, trong sáng. Ông không ưa dùng những
mỹ từ và ý sáo rỗng, như bản chất sống giản dị của ông.. Những tác phẩm
của ông rất sâu sắc về nội dung, cũng hết sức trong sáng trong diễn đạt. Cái
hay của tác phẩm là làm cho người đọc không có cảm giác nhàm chán. Đọc hết
muốn đọc thêm, đọc rồi muốn đọc lại. Cụ thể như tập truyện ngắn: “Dì
Luica”.
Trích: “(…) Dì Lucia lặng lẽ hơn sau câu nói, như một lời tự thú, một câu
giải bày giản dị, nhưng quá khó đối với dì lúc này. Tôi nghe, tôi bàng
hoàng. Nếu dì Lucia không cầm xâu chuỗi trên tay, không mặc bộ áo chùng trắng,
không còn vướng bận với những lời khấn trước đức Chúa để hiến dâng trọn đời dì.
Thì tôi đã nói thực lòng với dì rằng: "tôi đã yêu dì như một số mệnh…”.
Truyện kể rằng: Dì Lucia là một nữ tu còn trẻ. Dì đã hiến dâng cả cuộc đời mình
để làm thiện nguyện, chăm lo, che chở cho bao mảnh đời cơ nhỡ, côi cút như thời
ấu thơ của nhà văn đã trải qua. Dì Lucia cũng chỉ là một phụ nữ, một con người
bình thường - nhưng tấm lòng và trái tim của dì thì thật bao la.
“TÔI
ĐẾN VỚI PHẬT” là một tập tiểu luận và tạp bút. Nội dung chính tác phẩm là
cả một chặng dài kinh nghiệm. Với những mẩu chuyện nhỏ đầy tính giáo dục và
nhân văn cao. Ông vận dụng những giáo lý của Phật pháp được chuyển hóa và thực
chứng, để làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình. Hướng cái Tâm con người vào việc
làm tốt đẹp. Đồng thời như lời kêu gọi mọi người hãy mở rộng vòng tay, mở rộng
trái tim yêu thương của mình đến với nhân gian. Mời các bạn hãy tìm đọc
hay tham khảo thêm sẽ có những nhận xét cụ thể và chính xác, đầy đủ hơn…
Trên đây là những dòng cảm nhận của riêng
tôi, sau khi được đọc qua một vài tác phẩm của nhà văn. Tôi khâm phục ông ở
lòng kiên nhẫn, sự khiêm nhường, và cả tấm lòng của một nhà giáo đầy nhiệt tình
và rất đáng trân trọng.
Bình thuận tháng 11/2014
Nguyễn Thị Thúy Ngân
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bình Thuận ngày 11.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bình Thuận ngày 11.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét