Bức tranh phượng tím – Truyện ngắn của Võ Anh Cương
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Lai chạy vội xuống nhà dưới nơi anh vẽ bức tranh Phượng tím còn treo trên giá vẽ cạnh cửa sổ Lai quên đóng. Bức tranh Phượng tím bị nước mưa làm cho loang lỗ, cây phượng tím rực rỡ trong nắng vàng giờ đứng ủ dột trong mưa còn khuôn mặt ông Lương Văn Sáu biến mất không còn tăm tích, phía đằng xa chợ Đà Lạt vẫn sáng rỡ trong nắng vàng. Bức tranh được mưa làm mới chia thành hai không gian mưa và nắng trở nên đẹp, lạ và huyền ảo, Lai nhìn sững như không tin bức tranh là có thật.
Thông tin
liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
BỨC TRANH PHƯỢNG TÍM
An - chú em Lai ở
Bảo Lộc - có trồng một cây phượng tím trên mười năm. Hôm rằm tháng chạp, An lên
Đà Lạt chơi kể với Lai:
- Bây giờ người ta
đi săn cây trồng làm cảnh nhiều quá, anh biết cây phượng tím ở nhà em không, có
người trả hai chục triệu đó.
Ngạc nhiên với
thông tin này, Lai hỏi lại:
- Vậy chú có bán
không?
- Không, em đang
còn treo giá, dưới Bảo Lộc tìm đâu ra một cây to như vậy hả anh? Vả chăng em
cũng đâu có ý định bán cây phượng, tự nhiên có người vô trả giá, bọn nhà giầu
mới cất biệt thự ở Hà Giang đòi mua, họ cứ nghĩ hễ có tiền là được sao?
- Mà chú cũng đâu
phải khá giả gì?
- Đúng vậy, tiền
ai mà không thích chứ, nhưng em ghét mấy đứa trọc phú cứ đem tiền ra “dọa”
người ta.
Lai cười:
Lai cười:
- Nó “dọa” tới
chừng nào chú mới “sợ” hả?
- Em sẽ “sợ” nếu
nó “dọa” tới trăm triệu anh ơi!
Trăm triệu, không
bao giờ có một cái giá đó đâu, Lai nghĩ, nhưng hãy để chú ấy cứ mơ đi, mơ một
chút trong cuộc đời này cũng là điều tốt cho não bộ.
Qua tết Lai có
việc vô chợ, bỗng nhiên Lai nhớ đến chuyện của chú em lúc đi bộ ngang qua cây
phượng tím cổ thụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Cây phượng tím này ông kỹ sư
Lương Văn Sáu mang từ nước ngoài về trồng đang nở hoa, màu tím của nó không
giống với màu tím của những cây phượng mới trồng sau này, hình như hoa của nó
thẫm màu hơn thì phải? Cây phượng dễ đến sáu chục năm tuổi rồi chứ chẳng chơi,
nghĩ đến đó khiến Lai lại nhớ đến cây phượng tím của An, không biết bây giờ
người ta trả cây phượng của chú ấy bao nhiêu rồi, mà An đã có ý định bán chưa?
Lai tự trách mình dạo này ít quan tâm đến chuyện của em út, chắc bữa nào phải
xuống coi chú em làm ăn ra sao ở B’Lao. Lai dừng chân dưới gốc cây phượng và
ngước mắt nhìn lên, những cành cây rêu phong vươn lên bầu trời đầy nắng, những
đóa hoa phượng dường như đang hớn hở trong nắng vàng, dưới đất vài cánh hoa
phượng rơi rụng héo hon rơi vãi trên lề đường, chắc những cô công nhân của công
ty dịch vụ đô thị chưa kịp quét. Đang lan man nghĩ như vậy, Lai nghe tiếng gọi:
- Anh Lai, anh
Lai.
Lai quay nhìn qua
bên kia đường, Lai thấy Phượng đang vẫy tay gọi mình, anh vừa cười vừa băng qua
đường về phía Phượng:
- Quả là trái đất
tròn, bao lâu rồi anh mới gặp em hả Phượng?
Lùi lại một chút,
Lai ngắm người đối diện:
- Em mập hơn chút
xíu, đẹp và chững chạc hơn nhiều!
Một nụ cười rạng
rỡ xuất hiện trên môi cô gái:
- Anh nói thiệt
hay nói chơi hả, cứ cho là anh nói thiệt đi để em “nở mũi” một chút cũng không
hề gì?
Lai hỏi:
- Sao anh lại gặp
em ở đây chứ, anh không nghĩ sẽ có ngày gặp lại em ở Đà Lạt đâu?
- Em đang đứng
trước mặt anh nè, anh tin chưa?
- Tin, giờ thì anh
tin rồi!
Hai ly cà phê đen
được cô phục vụ mang ra với hai ly trà nóng. Mặt hồ Xuân Hương đang gợn sóng,
một cơn gió mang chút hơi nước phả vào mặt hai người khiến cả hai dễ chịu.
Phượng hỏi:
- Anh vẫn ở chỗ cũ
à?
- Ừ.
- Công việc của
anh dạo này ra sao?
- Cũng vậy thôi,
mà sao không nói chuyện của em đi, chuyện của anh không có gì để nói cả?
- Sao lại không,
có khối chuyện để kể ấy chứ. Nhưng thôi, anh muốn thì em kể chuyện của em,
nhiều khi lại nhẹ lòng….
Phượng ngừng nói,
cô khuấy ly cà phê bằng một cái muỗng dù bên trong không có chút đường nào.
Thói quen của Phượng vẫn vậy, cô chỉ uống cà phê đen không đường. Tiếng lanh
canh hòa cùng với tiếng nhạc mơ hồ lẫn trong tiếng sóng đập vào chân nhà hàng
Thủy Tạ khiến cả hai im lặng lắng nghe. Một lúc sau Phượng hỏi:
- Sao anh lại đưa
em vào đây?
Cô ngước mắt nhìn
Lai, dường như Phượng có tâm sự gì thì phải, Lai nghĩ thầm trong đầu, anh hỏi
lại:
- Em không thích
nơi này sao?
Phượng cười:
- Thích chứ nhưng
mà em nghĩ nơi này gắn với nhiều kỷ niệm của anh với chị Phượng em phải vậy
không?
Vừa nói cô vừa
nhìn vào mắt Lai, cố tìm một chút tàn tích của mối tình xưa nhưng cô thất vọng.
Lai hỏi:
- Chị Phượng em
giờ ra sao?
- Anh không biết
thật à hay giả vờ?
Lai lắc đầu nói
anh không biết gì hết về cuộc sống của Kim hiện nay, có ai nói cho anh bết đâu?
Phượng hỏi:
- Ngày xưa anh hay
dẫn chị Phượng em vào đây lắm phải không?
- Cũng đôi khi, mà
thôi nhắc tới những chuyện ấy làm gì hả Phượng?
- Không lẽ anh
không nhớ chị Phượng của em sao?
Lai cười:
- Nhớ thì cũng
chẳng thay đổi được gì, em kể chuyện em đi chớ, hai tiếng “nhẹ lòng” em dùng
khiến anh đang thắc mắc đây?
- Xin lỗi, em quên
mất. Còn chuyện em à, buồn lắm anh ơi!
Thoáng cái từ một
gương mặt đang vui, Phượng trở nên héo hắt. Gương mặt Phượng giống y như xác
những cánh hoa của cây phượng tím rơi vãi dưới gốc, còn đâu nét vui tươi lúc
nãy?
- Chuyện em ngắn
thôi, hôm nay em lên Đà Lạt làm giấy khai sinh để xin cho con em vô học lớp 1.
Lai ngạc nhiên hỏi lại “thằng nhỏ đã vào lớp một rồi à, lâu nay anh cũng không gặp Toàn, không biết bây giờ cậu ấy ra sao?”. Hỏi xong, Lai thấy ân hận, tại sao mình hớ hênh như vậy chứ, Lai nói tiếp “anh xin lỗi, anh không cố ý”. Phượng cười buồn:
Lai ngạc nhiên hỏi lại “thằng nhỏ đã vào lớp một rồi à, lâu nay anh cũng không gặp Toàn, không biết bây giờ cậu ấy ra sao?”. Hỏi xong, Lai thấy ân hận, tại sao mình hớ hênh như vậy chứ, Lai nói tiếp “anh xin lỗi, anh không cố ý”. Phượng cười buồn:
- Anh không có lỗi
gì cả, cái số em nó vậy biết làm sao?
Lai nhìn Phượng,
trong đôi mắt nâu của Lai, Phượng đọc được một lời xin lỗi chân tình và hơn thế
nữa là một sự chia sẻ. Tự nhiên cô ước gì mình có một người tình như vậy.
Phượng giật thót mình, không được anh Lai là của chị Phượng, sao mình lại nghĩ
quẩn như vậy chứ? Lai hỏi:
- Em đang nghĩ gì
vậy?
- Anh thích em nói
dối hay là nói thật hả?
Lai ngạc nhiên em
nói vậy là sao, dĩ nhiên ai mà chẳng thích sự thật? “Nhưng sự thật nhiều khi
đắng lòng?”. “Cũng là sự thật, dĩ nhiên anh phải tự dỗ mình phải ráng lên để
nghe sự thật”.
Phượng mím môi:
- Vậy thì anh nghe
em nói đây, anh đừng ngắt lời nhé? Em ước gì Toàn cũng có cái nhìn em như anh
vừa nhìn em vậy. Anh đừng cười, anh là một họa sĩ tất nhiên anh rất nhạy cảm,
nghệ sĩ mà! Còn Toàn thì sao? Chắc anh đang nghĩ vậy phải không? Anh ấy cũng là
một nghệ sĩ, nhưng là một nhà thơ, nhà thơ thì cái miệng đi trước. Là em nói
Toàn có tài tán gái đó? Anh nhớ hôm ngồi ở kem Bốn mùa Toàn nói gì với em
không? Chắc anh chẳng nhớ gì đâu, gần chục năm rồi còn gì, mà lúc đó anh lại có
chị Phượng em bên cạnh, anh chả nhớ gì đâu, phải không? Toàn nhìn vào mắt em
đọc hai câu thơ làm em lên mây…
Không dừng được,
Lai hỏi:
- Em đọc hai câu
đó đi?
- Mắt em là một
dòng sông/thuyền anh bơi lội trong dòng mắt em. Lúc đó em đâu biết có lúc sông
dữ dội cuốn phăng mọi thứ, em chỉ biết một thứ sông trăng. Chả là em qua nhà
cậu ở Phan Rang, có một đêm không ngủ được em đi ra phía bờ sông Dinh hóng gió.
Đêm ấy trăng sáng quá, sông chở trăng chạy theo con nước….
Phượng ngưng lại
như để hồn tìm về dĩ vãng, chắc là một trời thơ. Còn Lai sau phút thảng thốt vì
Phượng gợi lại chút kỷ niệm xưa, dòng sông ký ức bỗng đâu ầm ào kéo về. Đêm đó
anh đưa Kim Phượng đi dọc theo đường Trần Phú, một cặp đi sau là Thúy Phượng và
Toàn. Đêm trăng chia biển làm hai, sóng ầm ào vỗ vào bờ. Rồi Kim Phượng lên Đà
Lạt học sư phạm, những buổi chiều trời mưa hai đứa che chung một cái dù, những
giọt nước mỏng manh thỉnh thoảng tạt vào mặt, một cơn gió lạnh thoảng qua, anh
và Kim Phượng khẽ rùng mình. Lai lắc đầu, anh cố gạt hình ảnh Kim Phượng với
chiếc răng khểnh ra khỏi tâm trí nhưng không được. Kim Phượng, Thúy
Phượng….Tiếng Phượng đều đều bên tai Lai:
- Rồi tụi em cưới
nhau. Dòng sông mà em nghĩ là sông trăng chẳng mấy chốc cuốn phăng đi mọi thứ.
Em cay đắng nhận ra rằng còn có một dòng sông mùa lũ. Còn đâu những mộng mơ
thuở học trò hả anh, còn đâu anh chàng thi sĩ lún phún râu tơ. Tất cả hiện
nguyên hình trong dòng xoáy… mà thôi nhắc lại những cái đã qua để làm gì hả
anh? Em và Toàn đã xé hôn thú bây giờ em không muốn nhớ chuyện đó nữa… Phượng
ngừng nói, cô dõi mắt ra phía xa, bên kia đường vài cặp tình nhân đi dạo, dưới
hồ vài cặp tình nhân cỡi thiên nga hóng gió khiến cô có chút ganh tỵ với đám du
khách vô tư kia. Phượng tiếp:
- Chia tay rồi vậy
mà cứ vài tháng Toàn xuống tìm em một lần, Toàn cứ năn nỉ em và Toàn làm lại
một lần nữa. Đã có một lần em suýt mềm lòng, đêm đó Toàn lại đến nhà trong cơn
say và Toàn lại đánh em. Rồi mấy lần sau cũng vậy, say Toàn chẳng còn là mình
nữa!
Hình ảnh Toàn xuất
hiện trong đầu Lai. Con người sao có thể thay đổi một trăm tám mươi độ như vậy
chứ? Trước kia Toàn chỉ biết uống cà phê, còn bây giờ là rượu, rượu và rượu.
Mỗi lần uống rượu, Toàn biến thành một người khác hoàn toàn. Một nụ cười vô
tình của Thúy Phượng với một người khác phái sẽ trở thành nguyên nhân của một
cơn ghen sau cuộc rượu. Khi say, Toàn không làm chủ được mình, Toàn trở nên vũ
phu, Toàn trút lên thân hình gầy gò của Phượng những trận đòn vô cớ. Biết bao
lần Phượng chạy qua nhà Lai trốn Toàn. Đến Lai cũng bị Toàn ghen nói gì đến
người đàn ông khác. Mà Thúy Phượng đâu có lỗi gì trong trong những cơn ghen vô
cớ của Toàn? Phượng kể tiếp “trước khi gặp Toàn em đã yêu Đà Lạt, trước khi lấy
Toàn, em nghĩ những ngày Đà Lạt của em Toàn sẽ dìu em đi trên những con đường
quanh co, sương mù lãng đãng như trên Bồng Lai tiên cảnh. Vậy mà …”. Phượng bỏ
ngang câu nói. Một con người lãng mạn, Lai nghĩ khi nghe những lời tâm sự như
từ trong gan ruột của Phượng. Lai nhìn sâu vào mắt Phượng, anh im lặng không
biết phải nói gì để chia sẻ với Phượng.
- Mà thôi anh à,
chắc lần này em sẽ quyết tâm thôi?
Lai ngạc nhiên hỏi
“quyết tâm, em quyết tâm chuyện gì?”. Trong đôi mắt Phượng anh thấy một tia
sáng lóe lên vừa cương quyết lại vừa khổ sở. Phượng mím môi không trả lời câu
hỏi của Lai, cô chỉ nói “anh biết vậy là đủ rồi”. Lai thở dài “tùy em thôi
Phượng nhưng em phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định”. Phượng nói nhỏ
“cám ơn anh”.
Vậy mà khi sắp
chia tay, Phượng lại nói:
- Chắc em khó gặp
anh thêm lần nữa, có lẽ em sẽ dọn vô Sài Gòn ở hẳn để trốn khỏi Toàn!
Lần này thì Lai đã
hiểu sự quyết tâm của Phượng, Phượng muốn dứt khoát với Toàn, không cho Toàn
một cơ hội năn nỉ xin làm lại để rồi chứng nào tật nấy. Cũng đành phải vậy, Lai
nắm tay Phượng nói:
- Em phải ráng lên
nghe!
Lai không nói
nhiều, đôi mắt Lai nói thay cái miệng. Phượng cảm động lắc lắc bàn tay Lai.
“Thôi em đi”, rồi Phượng bước vội lên cửa xe. Người tài xế đóng cửa, chiếc xe
lướt về phía trước thật nhanh bỏ lại sau lưng một mình Lai đứng nhìn theo cho
đến khi chiếc xe khuất dạng ở đầu đèo Prenn.
Cho xe chạy xuống
dốc đường 3 tháng 4, trong đầu Lai còn văng vẳng tiếng của Phượng “trước khi
gặp Toàn em đã yêu Đà Lạt, trước khi lấy Toàn, em nghĩ những ngày Đà Lạt của em
Toàn sẽ dìu em đi trên những con đường quanh co, sương mù lãng đãng như trên
Bồng Lai tiên cảnh. Vậy mà…”. Bây giờ không biết Phượng nghĩ gì về Đà Lạt, một
Đà Lạt chắc không còn là chốn Bồng Lai tiên cảnh như cô hằng nghĩ? Lai thấy
nhói trong lòng, anh cho xe chạy thật nhanh như chạy trốn một nỗi ám ảnh vô
hình.
Về tới nhà Lai vào
ngay xưởng vẽ. Bức tranh màu nước với cây phượng tím già đang nở hoa, xa xa là
chợ Đà Lạt dần dần hiện ra. Chờ cho màu khô hẳn Lai ký tháu Văn Lai 3/2014 dưới
góc phải bức tranh. Anh bước ra cửa nheo mắt nhìn bức tranh còn trên giá vẽ.
Dường như cây phượng đang reo trong gió, vài cánh phượng rơi vãi nằm trên mặt
đất. Lai giật mình nhìn sững vào bức tranh: trước mắt anh mường tượng khuôn mặt
ông Lương Văn Sáu lẫn trong đám lá cây phượng tím, mặt ông Sáu hơi buồn. Ông
Sáu buồn thật hay Lai tưởng tượng?
Đêm đó Lai nằm mơ
thấy ông Sáu và Phượng ở dưới gốc cây phượng già. Hình như ông Sáu đang vỗ về
Phượng, còn Phượng với cặp mắt đẫm nước đang ngước lên nhìn ông Sáu. Không biết
ông Sáu nói gì với Phượng nhưng lát sau cô ngưng khóc, một nụ cười xuất hiện
trên môi Phượng. Một tiếng sấm vang lên, Phượng biến mất, ông Sáu biến mất, Lai
tỉnh dậy.
Lai chạy vội xuống
nhà dưới nơi anh vẽ bức tranh Phượng tím còn treo trên giá vẽ cạnh cửa sổ Lai
quên đóng. Bức tranh Phượng tím bị nước mưa làm cho loang lỗ, cây phượng tím
rực rỡ trong nắng vàng giờ đứng ủ dột trong mưa còn khuôn mặt ông Lương Văn Sáu
biến mất không còn tăm tích, phía đằng xa chợ Đà Lạt vẫn sáng rỡ trong nắng
vàng. Bức tranh được mưa làm mới chia thành hai không gian mưa và nắng trở nên
đẹp, lạ và huyền ảo, Lai nhìn sững như không tin bức tranh là có thật.
Lai bất chợt lờ mờ hiểu lý do vì sao An không bán cây phượng tím của mình, cho dù chú ấy rất nghèo.
Lai bất chợt lờ mờ hiểu lý do vì sao An không bán cây phượng tím của mình, cho dù chú ấy rất nghèo.
Mưa vẫn rơi bên
ngoài khung cửa.
21/8/2014
Nguyễn Hữu Cương © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Lạt ngày 10.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét