Truyện ngắn Phan Trang Hy trang 2 (Đà Nẵng)
Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014
MỘT THOÁNG TÌNH CỜ/ BÁN CHỮ/ KHỎA THÂN/ NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ/ LÀNG CUỒNG MÊ/
TẮC ĐƯỜNG/ PHÓNG SINH CHỮ NGHĨA/ BẾP XƯA/ CON HEO GÀN DỞ
Rộn ràng ngày hội. Ánh sáng thiên diệu trải khắp mọi nơi. Thiện nam tín nữ dập
dìu du xuân. Từng đôi nam thanh nữ tú hòa vào cảnh trời xuân. Từng gương mặt
sáng, từng tiếng chào, từng nụ cười tươi. Lòng người hớn hở. Tất cả trải lòng
chào đón cảnh sắc thiên nhiên. Và tôi cũng hòa vào trong không gian- thời
gian của lễ hội.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phan Trang Hy
Sinh
năm 1956
Quê:
Đại Lộc, Quảng Nam
Hiện
ở Đà Nẵng
ĐT:
0935484482
Email: phantranghy@gmail.com
_____
MỘT THOÁNG TÌNH CỜ
(Tập
truyện Người thầy dạy búp bê)
Rộn ràng ngày hội. Ánh
sáng thiên diệu trải khắp mọi nơi. Thiện nam tín nữ dập dìu du xuân. Từng đôi
nam thanh nữ tú hòa vào cảnh trời xuân. Từng gương mặt sáng, từng tiếng chào,
từng nụ cười tươi. Lòng người hớn hở. Tất cả trải lòng chào đón cảnh sắc thiên
nhiên. Và tôi cũng hòa vào trong không gian- thời gian của lễ hội.
Lòng tôi có tiếng
reo vui. Tôi như thấy mọi người ai cũng làm ra vẻ quan trọng, làm như chỉ có
mình mới làm cho lễ hội thêm phần rộn rịp. Chung quanh tôi đủ âm thanh. Nào là
âm của đôi trai gái rủ rỉ nói tiếng yêu; nào là âm của những người bán hàng
đang chèo kéo khách; nào là tiếng nhạc điện thoại, tiếng gọi điện thoại lấn át
cả tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng khánh; nào là tiếng kêu cứu của ai đó đang bị
trộm cướp… Tôi tiếp nhận những âm thanh đó như thể rằng mình đang bị tra tấn.
Bỗng bên tai tôi có tiếng gọi ngọt ngào. Tôi quay lại nhìn. Ồ thì ra là nàng…
Nàng là bạn học cũ của tôi
từ thời trung học. Một thời nàng là đối tượng để các cậu học trò như tôi thành
thi sĩ. Lại hiện về trong tôi những lời lẽ ngây ngô, những cử chỉ vụng dại của
thời traỉ trẻ… Tôi như đang thẫn thờ ngồi trên bàn học nhìn nàng. Mái tóc nè!
Cổ nè! Cả tà áo dài trắng của nàng nữa! Và lời hát của những bản tình ca thời
tiền chiến. Ôi, quả là dịu ngọt!
Mới như hôm qua! Nàng và
tôi xa nhau không biết là cái cớ gì? Mới thôi, mới như tôi vừa ngủ dậy mở mắt
nhìn mặt trời lên, mở mắt nhìn trăng hiển hiện; mới như tôi vừa nghe xong một
giai điệu giao hưởng, vừa nghe tiếng kinh cầu. Sao thời gian nhanh thế? Quá
nhanh như những dự tính của con người chẳng thể làm xong khi tóc bắt đầu điểm
bạc.
Nàng nhìn tôi cười, tôi
cũng nhìn nàng và cười. Chúng tôi không biết nói gì. Nói lại chuyện xưa ư? Cả
hai đều biết cả rồi mà! Nói chuyện nay ư? Cả hai đều có chuyện riêng của đời
mình, nhưng không gian này, thời gian này làm sao chúng tôi nói cho hết được.
Một sự ngẫu nhiên và định
mệnh nào đó cho chúng tôi gặp nhau? Cuối cùng, tôi chỉ khẽ hỏi: "Bây giờ,
bạn thế nào?” Nàng cười: "Còn anh?”… Và rồi cả hai chúng tôi như trẻ nhỏ
cười vô tư giữa ngày hội: "Chúng ta còn độc thân!”
Chúng tôi vào lễ Phật. Tôi
quỳ chắp tay nguyện cầu cho quốc thái dân an. Tôi khấn cho tôi có vợ. Nàng cũng
đang quỳ bên tôi. Tôi không biết nàng thầm khấn những gì. Tất cả mùi hương âm
sắc ở đây đều toát lên sự trầm mặc, uy nghiêm… Tôi vẫn cứ quỳ và chắp tay trước
ngực. Mắt tôi nhắm… Tôi mường tượng Đức Phật trên đài sen. Người
trầm mặc, tĩnh lự trước lời khẩn cầu của tôi.
Đức Phật trên đài sen như
đang biến hóa trong tâm tưởng tôi. Lúc là tôi. Lúc là nàng. Lúc là này. Lúc là
nọ… Và cuối cùng tôi như thấy chính tôi… Tôi mở mắt.
Đức Phật trên đài
sen vẫn tĩnh lự. Nàng không còn bên tôi. Chỉ còn tôi!
Tháng 9-2012
Địa chỉ: 81 Thạch Lam, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
ĐT: 0935484482
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
08.10.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP. Đà Nẵng ngày 05.12.2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
BÁN CHỮ
Tôi yêu cầu các em phải đi
học thêm! – Quắc mắt nhìn lũ học trò chẳng hiểu mô tê gì, tôi nói tiếp - Các em
có nghe tôi nói không?
Vẫn im lặng.
Trống đổi tiết. Tôi hết
giờ dạy. Xuống phòng hội đồng nhìn đồng nghiệp cười nói vui vẻ, tôi tự trách
mình sao cứ để cuộc sống đến bây giờ vẫn khốn đốn. Không biết có phải cái chất
tiểu tư sản làm bản tính tôi ngại khó, ngại khổ trong việc cạnh tranh để sinh
tồn hay vì sĩ diện?
Rời khỏi trường, đầu óc
tôi miên man với những nghĩ suy gần như là đốn mạt đang gặm nhấm linh hồn tôi.
Tôi quyết định dạy thêm để tồn tại. Phải bằng mọi giá bắt buộc lũ học trò đến
nhà tôi học thêm. Phải bằng mọi giá, mọi giá mới được…
Dắt chiếc xe đạp vào nhà,
tôi cất tiếng lấy lòng vợ:
- Có chuyện gì cần anh làm
không nào?
Im lặng.
- Em mệt hả? Cứ nghỉ cho
khỏe. Mọi chuyện để đó, anh làm cho.
Vợ tôi cất tiếng:
- Tôi ở nhà là để phục vụ
anh chắc!
Tôi sững sờ:
- Ơ hay! Sao bữa nay em
nói vậy? Có khi nào anh coi thường em đâu?
- Tôi chán cảnh tù túng
này rồi! Nhờ anh đi xin việc, anh cứ khất hẹn…
Tôi đi làm để mình tôi ăn
chắc?
Tôi sẵng giọng:
- Em không biết anh chẳng
quen thân ai ngoài lũ học trò. Vả lại, em đã lớn tuổi, cơ quan, xí nghiệp nào
nhận người quá tuổi như em?
- Tôi già rồi chứ gì? Ờ!
Tôi già rồi, hèn gì…
Bữa trưa hôm ấy, tôi đắng
cả cuống họng. Cơm nuốt chẳng trôi. Hai đứa con tôi lại thúc bên tai tôi:
- Ba! Cho con tiền nộp học
phí.
- Ba! Cho con tiền mua vở.
Ăn cơm xong, tôi lên
giường nằm. Đầu óc tôi cuốn theo cơn lốc nghề nghiệp.
Trước đây, khi còn trẻ,
tôi đâu có tính toán phải làm nghề nọ, nghề kia đâu. Được vào trường sư phạm,
tôi vẫn chưa có khái niệm về nghề dạy học. Đơn giản là tôi được đọc Tố tâm của
Hoàng Ngọc Phách. Thế là tôi muốn trở thành người cầm bút và dạy học. Việc đời
cứ tưởng êm xuôi theo mộng ước của mình, thế nhưng đời đâu là ly nước trà cúng,
mà đời là biển lớn khi tôi lao vào cuộc sống để sinh tồn.
Rồi xí nghiệp chỗ vợ tôi
làm bị giải thể. Vợ tôi thành người thất nghiệp và biến thành người nội trợ hay
nói. Không biết có phải không có việc làm, người ta thường tạo ra cớ để nói cho
quân bình trạng thái tâm thần?
*
* *
Tôi mở lớp dạy thêm như
bao đồng nghiệp khác. Tôi dạy thêm văn. Chứ còn cách nào khác để kiếm thêm tiền
trong thời buổi cạnh tranh này.
Giờ trả bài tập làm văn,
các học sinh nhìn tôi ái ngại. Rồi, em lớp phó học tập đứng lên nói:
- Thưa thầy! Sao điểm cả lớp ít thế, thầy?
- Thưa thầy! Sao điểm cả lớp ít thế, thầy?
Tôi được dịp tấn công:
- Tại các em không chuẩn
bị bài kỹ. Phải đi học thêm mới có thể tiến bộ! Các em nghĩ xem, ăn vào nó
không nở bề dọc thì nó nở bề ngang. Học thêm thì nó cũng thế!
Tôi vừa dứt lời, cả lớp
nhao nhao:
- Thầy! Thầy dạy thêm cho
chúng em đi thầy!
Rồi thầy trò chúng tôi ngã
giá về việc dạy học thêm.
Lòng tôi mừng khấp khởi.
Về nhà, tôi quên cả cơm trưa. Tôi hì hục một mình kê dọn lại bàn ghế để làm
công việc dạy học theo nghĩa của nền kinh tế cạnh tranh lấy đồng tiền làm thước
đo mọi giá trị.
Học trò đến đông. Không đủ chỗ ngồi. Các em phải đứng mà học thêm.
Học trò đến đông. Không đủ chỗ ngồi. Các em phải đứng mà học thêm.
Tôi dạy bày tỉ mỉ, rất
chân thành với các em. Rồi… cứ thế… ngày lại ngày…
*
* *
Lại đến giờ các học sinh
nhận lại bài tập làm văn. Các em xem lại các lỗi tôi đã phê vào bài làm. Có
tiếng xì xào. Tôi đập thước trên bàn hỏi:
- Làm gì mà ồn thế?
- Thưa thầy, bài em làm
giống như bạn Tuấn mà bạn lại nhiều điểm hơn em? - Sơn đứng dậy kiện. Sơn là
học sinh không đi học thêm môn văn.
- Thế, em mấy điểm? Tuấn
mấy điểm?
- Dạ! Em được 4 điểm, còn
Tuấn được 8 điểm.
Tôi nghiêm mặt, đập thước
xuống bàn, nói to:
- Có thật không? Đem bài
lên cho tôi xem nào!
Đối chiếu hai bài của Sơn
và Tuấn: giống nhau, không sai một tí nào, giống như bài văn tôi đã dạy thêm.
Tôi bán chữ. Tôi bán cháo
phổi. Tôi cũng bán dần lương tâm nhà giáo… Tôi ấp úng nói:
- Thầy… thầy xin lỗi! Thầy lộn…
- Thầy… thầy xin lỗi! Thầy lộn…
Tôi cúi mặt, sửa điểm cả
hai bài. Cả hai bài đều đạt điểm 2. Rồi tôi tuyên bố:
- Thầy huỷ bài này. Không
lấy điểm vào sổ. Thầy ra lại đề khác cho các em. Chúng ta phải làm lại! Chúng
ta phải làm lại. Cả thầy và các em. Các em hiểu không?
*
* *
Tôi bước ra khỏi phòng
học. Sân trường đầy nắng mai rực rỡ. Những con chim sẻ thanh thản ríu rít hoà
tiếng cười của lũ học trò trong giờ ra chơi.
Tháng Tư, 1995
________________________________________________
KHỎA THÂN
Truyện cực ngắn của Phan Trang Hy
Vứt cây cọ xuống nền, nhìn
bức ảnh toàn thân vừa hoàn thành, hắn cười thích chí: "Ha ha!... Phen này,
ngươi phải chết! Ta sẽ trả được mối hận này!”.
Bức ảnh toàn thân của cô
gái được thu gọn trong diện tích 40cm x 52cm. Cả thân hình cô gái trần truồng.
Nước bọt trào trong miệng, hắn lườm lườm nhìn bức ảnh như muốn ăn tươi nuốt
sống. Cô gái trong ảnh nhìn lại hắn cười như thách thức: "Ngươi có gan thì
giết ta đi! Xem ta chết hay ngươi chết?”
- Ngươi phải chết ! - Hắn
cười khẩy, thu cả hình ảnh cô gái vào tận não, mắt lim dim.
*
* *
Mười năm trước, hắn là anh
chàng sinh viên văn khoa điển trai, thông minh. Hắn thuộc lòng lời lẽ từ cổ chí
kim về tình yêu trai gái, coi đó như thứ vũ khí lợi hại để tán tỉnh các cô gái.
Nhiều nữ sinh viên đem lòng thích hắn. Điều đó làm cho hắn nghĩ chính hắn là
trung tâm của thế giới đàn bà.
Dù được nhiều cô thích, nhưng hắn chỉ đem lòng yêu Kim Thị, hoa khôi Đại học Huế. Thế mà cô ta vẫn một mực trơ trơ trước lời lẽ đầy hoa mỹ của hắn. Hắn tức chết đi được. Rồi khi nhận bằng cử nhân, hắn thức một tháng tròn viết nhật ký. Đại để, hắn giới thiệu được một phần tiểu sử của chính hắn.
Tên thật của hắn là Trần Ai. Chả là khi sinh hắn, mẹ hắn rên la suốt ba ngày ba đêm mà không rặn hắn ra được. Cuối cùng, nhờ bà mụ làm phép, hắn cất tiếng cười lớn, trút được lớp vỏ hỗn mang để sống trong trời đất.
Dù được nhiều cô thích, nhưng hắn chỉ đem lòng yêu Kim Thị, hoa khôi Đại học Huế. Thế mà cô ta vẫn một mực trơ trơ trước lời lẽ đầy hoa mỹ của hắn. Hắn tức chết đi được. Rồi khi nhận bằng cử nhân, hắn thức một tháng tròn viết nhật ký. Đại để, hắn giới thiệu được một phần tiểu sử của chính hắn.
Tên thật của hắn là Trần Ai. Chả là khi sinh hắn, mẹ hắn rên la suốt ba ngày ba đêm mà không rặn hắn ra được. Cuối cùng, nhờ bà mụ làm phép, hắn cất tiếng cười lớn, trút được lớp vỏ hỗn mang để sống trong trời đất.
Cái tên cúng cơm, hắn cảm
thấy thế nào ấy. Thế là hắn lục hết các từ điển ghi tên các danh nhân thế giới
để tìm một biệt danh cho xứng với sự ra đời của một con người chỉ biết cất
tiếng cười chào đời. Cuối cùng, hắn chọn một cái tên không trùng tên của bất cứ
ai trong từ điển mà trọn vẹn được các mẫu tự la tinh. Hắn làm lễ đặt tên, có
mời tất cả các bạn gái đến hỉ hả.
Khi nâng cốc chúc mừng,
với nụ cười thiện cảm, hắn tự giới thiệu: "Thưa quý cô! Hôm nay là lễ đặt
tên mới của tôi. Xin quý cô từ nay gọi tôi là A Zét.”.
Có tiếng một cô gái:
"Sao lại là A Zét? Sao không là một tên khác?”.
Hóm hỉnh cười, hắn thốt:
"Thế mới gây được ấn tượng!”.
*
* *
Rồi Kim Thị lấy chồng như
một quy luật. Cậu cử A Zét thất tình. Trời đất như muốn sụp. Nhưng rồi, hắn
phải thở, phải ăn, nên hắn cứ phây phây mà sống. Từ chỗ buồn, hắn đâm ra bực,
rồi trở thành tức, thành giận, thành hận, thành thù cô Kim Thị. Hắn không lấy
được cô thì phải trả thù. Hắn tìm cách giết cô ta mà không bị luật pháp trói
buộc. Hắn tầm sư học đạo để thực hiện ý định đó cho kỳ được. Dạy cho hắn đủ các
bậc thầy, nhưng cuối cùng hắn chọn thầy dạy vẽ làm minh sư trong ý đồ phục hận.
Minh sư truyền cho A Zét một tuyệt chiêu trong hội hoạ, đó là vẽ hình khoả thân
của kẻ thù theo trí nhớ, sau đó, dùng một con dao tẩm máu của chính mình, rồi
đâm vào trái tim của kẻ thù trong bức vẽ, thế là kẻ thù phải chết.
*
* *
Hắn mở tủ lấy con dao,
chuẩn bị tẩm máu của chính hắn để đâm kẻ thù. Hắn cười thích thú, nhìn tác phẩm
hoàn tất. Trước mắt hắn, Kim Thị như bằng xương bằng thịt. Cô ta cười tình với
hắn. Hắn thấy từng làn da trên bản vẽ đang thở, đang rung lên từng luồng sinh
khí. Vứt con dao xuống nền, hắn bỡn cười và đặt môi hôn khắp các bộ phận trên
cơ thể bức vẽ.
Hắn khoả thân cùng bản vẽ.
Hắn chúi đầu trên bản vẽ cười như bị thọc lét…
Tháng 7, 1994
_____________________________________________________
NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ
Truyện
cực ngắn của Phan
Trang Hy
Tìm kiếm trong các
ngăn kéo, đem ra những con búp bê của lũ cháu, lão Giáo xếp từng con một ngồi
theo hàng ngang. Giọng lão đầy đam mê:
- Này, các em! Hôm
nay thầy giảng cho các em nghe nguồn gốc của Người- Lão đằng hắng rồi tiếp lời-
Các em yên lặng học bài!
Từng con búp bê
ngồi, mở to mắt nghe lời lão. Nhìn chúng, lão mãn nguyện: "Có thế chứ!
Thật là lũ học trò ngoan!”.
Lão là người thầy đã
về hưu. Từ khi nghỉ dạy, trong giấc ngủ, lão thường mơ thấy lớp, thấy
trường…Lão mơ hồi lão còn sung sức, lão như bay bổng trên bục giảng. Bọn học
trò kính lão – một lẽ lão dạy hay.
Lòng yêu nghề cứ bám
riết lấy con tim lão để mà hành hạ. Thế mà lão thấy thích khi được khổ đau
trong nghề nghiệp. Có lẽ trời định vị! Lão phải làm tròn thiên chức mà lão đã
mang.
Lão nhớ cứ đến ngày
Nhà Giáo Việt Nam, các học sinh, các phụ huynh đến nhà tết lão. Niềm tự hào và
nỗi xót đau cứa con tim của lão trong ngày ấy. Đêm nằm, lão cười một mình…
Lão biết rằng phụ
huynh và học sinh vừa thương vừa phục lão. Nhưng điều ấy đối với lão đâu có
phải là quan trọng. Còn thở là lão còn phải làm tròn thiên chức.
Những ngày đầu về
hưu, những điều trái tai gai mắt làm cho lão ngứa miệng. Cựa một tí là lão
giảng giải, lên lớp. Những lũ học trò ngày nào đâu còn nghe lão dạy. Chỉ có
những đứa con của lão chịu số phận làm học trò. Được cái thằng con trai đầu của
lão là đứa hiền, nó chịu đựng ngồi im nghe. Nhưng ngặt nỗi, nó không có thời
gian dành cho lão lên lớp khi đàn con của nó đang cần nó. Rồi lão đem những sự
tích thời tu-huýt-tu-đế để dạy lũ cháu nội. Bọn trẻ rất ít khi rảnh để học
những gì lão nói. Chúng còn phải đến nhà trẻ, đến lớp, học vi tính, chơi điện
tử… Lời lão không còn ai nghe… Mà có ai rỗi để nghe lão dạy?...
Niềm vui nghề nghiệp
bỗng lóe sáng khi những con búp bê ngồi không chớp mắt, nghe lão giảng:
- Các em biết đấy! "Nhân chi sơ tính bản thiện”, có nghĩa là tính Người vốn từ gốc thiện mà ra. Cho nên đã là Người thì phải thiện mới hợp đạo.
- Các em biết đấy! "Nhân chi sơ tính bản thiện”, có nghĩa là tính Người vốn từ gốc thiện mà ra. Cho nên đã là Người thì phải thiện mới hợp đạo.
Nhìn lũ học trò búp
bê, mắt lão nhòe…
1995
Địa chỉ: 81 Thạch Lam, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
ĐT: 0935484482
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
08.10.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP. Đà Nẵng ngày 06.11.2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
LÀNG
CUỒNG MÊ
Hắn đưa bàn tay đơ như
khúc gỗ, bọn thuộc hạ cúi xuống, cầm tay hắn hôn lấy hôn để. Một tên tuổi đã
già, đang cúi khom, đưa sát lỗ tai vào miệng hắn, nghe hắn thầm thì điều gì đó,
mắt mở to, cái đầu gật gật tuân phục.
Hắn có thân hình ngắn so
với kích cỡ. Kể cả kích cỡ của chức vụ! Thông thường, kẻ chỉ huy, kẻ lãnh đạo,
kẻ bề trên phải có chút gì đó về dáng vẻ phù hợp với tính cách và cương vị. Hắn
thì không. Nhưng hắn vẫn cứ làm lãnh đạo như là một chuyện đương nhiên, một
chuyện đã rồi, một chuyện không thể khác. Có thể một ngày nào đó quả đất quay
ngược lại, múi giờ trên từng khu vực của từng quốc gia có thay đổi, nhưng với
hắn, chuyện làm lãnh đạo như là chân lý, là lẽ phải, bởi thuộc hạ của hắn luôn
ca tụng dòng giống hắn là anh minh, là kẻ vạch lối chỉ đường, là người lãnh đạo
tài ba.
Vì gia đình quyền thế và
giàu có, vì cha hắn chỉ tin một mình hắn có thể nối dõi cái giống uy quyền ở
cái làng cuồng mê này, nên hắn được cha cho thụ giáo một vị tổ sư quyền lực.
Cha hắn thường căn dặn hắn:
- Con phải biết dòng giống
nhà mình là vĩ đại nhất làng. Con phải lo học, lo tu dưỡng đạo đức, phải học
tập và làm theo những điều ông nội con dạy thì mới có thể làm chủ làng được.
- Con biết rồi! Cha cứ nói
mãi, con nghe mệt lắm.
- Con không nghe lời cha
thì cha để ngôi vị này cho anh em con đó.
Nghe cha hắn nói thế, hắn
chỉ cười thầm. Hắn không biết tâm tính của cha hắn mới là lạ. Cha hắn nói thế,
chứ không phải là thế. Thường thì cha hắn nói một đường làm một nẻo mà có ai
dám có ý kiến can ngăn, có ai dám chống lại đâu. May cho hắn, hắn là bản sao
của cha hắn và cha hắn là bản sao của ông nội hắn. Hắn rút ra bài học là khi
nắm quyền bính dù có nói đường làm nẻo, nói nẻo làm đường cũng thế. Chẳng có ai
dám chống lại kẻ độc quyền đâu.
Cha hắn đưa mắt nhìn hắn
rồi ra lệnh:
- Gì thì gì cũng phải học
những điều của ông nội con để lại.
Hắn nghe thế không còn dám
cười thầm. Phải lo học thì ngôi vị mới về tay hắn. Đó là điều kiện ắt có và đủ
để hắn nối ngôi.
Cha hắn lại căn dặn thêm:
- Con cũng cần phải có
thêm bằng cấp này bằng cấp nọ, có thế dân làng mới tin con là kẻ có học. Nhớ
lấy!
Hắn chỉ gật đầu. Hắn nhớ
lại, dù chỉ mang máng, hồi hắn lên năm thì phải. Hắn ngồi bập bênh trên con
ngựa gỗ, thế mà sau này, khi hắn chuẩn bị kế vị ngôi lãnh đạo thì những tay có
chút chữ nghĩa dưới trướng cha hắn viết sách ca tụng hắn là thiên tài có tướng
làm lãnh tụ, dù lứa tuổi mẫu giáo vẫn cưỡi được ngựa. Chưa hết, bọn họ còn ca
tụng hắn có tấm lòng yêu thương loài vật khi hắn ra tay cứu đàn ruồi bị xịt
thuốc.
Những đứa trẻ cùng tuổi
hắn, là con của những kẻ dưới quyền cha hắn, nên chúng đương nhiên là những kẻ
dưới quyền hắn. Do thế, dù bọn trẻ có thể hiện sự thông minh, thể hiện những
tính tốt bẩm sinh với hắn thì cha mẹ chúng cũng giả ngu, giả dại, cũng quỳ gối
xin lỗi cha hắn và cũng xin lỗi hắn. Có thế gia đình họ mới tạm yên thân.
Cái tính tham quyền dẫn
đến độc quyền có từ đời ông nội hắn thấm vào tận máu thịt của hắn. Khi cha hắn
bị đột tử, hắn được đám thuộc hạ trung thành với cha hắn củng cố địa vị cho
hắn. Và hắn được tiếp tục làm chủ làng như ông nội hắn đã từng làm.
Nói tới ông nội hắn cũng
là nói đến lãnh tụ tham lam, tự đại, độc quyền. Ông nội hắn cũng đã từng được
ca tụng là tiền hiền của cái xứ sở cuồng mê này. Tới cha hắn cũng được ngợi ca
là thánh sống. Cả dòng giống nhà hắn là dòng giống có truyền thống kiên định
lập trường với chủ thuyết vĩ đại của cái chủ nghĩa thần thánh bách chiến bách
thắng. Và vì cái chủ thuyết thần thánh ấy nên từ ông nội hắn đến hắn phải tuân
thủ cái luật định là không thèm giao du, không thèm làm ăn với dân làng khác. Đặc
biệt là cấm trai gái trong làng lấy trai gái làng khác nhằm duy trì cơ chế sẵn
có từ thời tu huýt tu đế, từ cái thời của tổ tiên nhà hắn là vượn người.
Là chủ làng, hắn có quyền
vui chơi tùy thích. Dù cái mặt hắn như kẻ bị đao, nhưng hắn vẫn có quyền nhơn
nhơn cười như đười ươi, vẫn là lãnh đạo thần thánh của làng hắn. Tuyệt đại đa
số dân làng bị mê hoặc bởi lời hứa từ ông nội hắn khi cướp được quyền từ những
địa chủ, nên đến giờ dân làng vẫn coi hắn là kẻ lãnh tụ anh minh. Hắn thể hiện
tài lãnh đạo như một cầu thủ chuyên nghiệp, chỉ có việc sút bóng vào khung
thành trên chấm phạt đền, trong khi kẻ bắt bóng vì muốn lấy lòng hắn đã cố tìm
cách đưa tay đẩy bóng vào khung thành lỡ khi hắn sút bóng hỏng. Và cả dân làng
chỉ có việc vỗ tay ca ngợi.
Những câu thơ sấm làm chấn động dân làng. Nào là hắn sinh ra là do thiên cơ, nào là hắn chính là chân mệnh đế vương. Dẫu bản thân dòng họ nhà hắn không tin vào quỷ thần, không tin vào tâm linh, không tin Trời Phật, nhưng cái quyền uy của chủ thuyết vô thần lại đẻ ra bao huyền thoại nhằm mê hoặc dân chúng, lại tung hê hắn trở thành kẻ kế vị lỗi lạc anh minh. Biết bao chuyện, biết bao sự việc lạ kì gắn cho hắn. Nào là hoa xoan đột ngột nở vào mùa hè, nào là cầu vồng luôn xuất hiện trên làng hắn ở dù trời không có gió, không có mưa, không có sự khúc xạ của ánh mặt trời… Cả dân làng bị mê hoặc bởi sự ngự trị của nỗi sợ hãi, bởi chính sách ngu dân, nên dân chúng chỉ nghĩ chính dòng họ nhà hắn ban cho họ quyền được sống ở đời. Có được chiếc áo mới, có được chút bánh mì, có được chút mắm, nghe được bài ca dao, dân ca, uống được nước ao làng, nghỉ Tết… cũng nhờ sự lãnh đạo của dòng giống nhà hắn.
Những câu thơ sấm làm chấn động dân làng. Nào là hắn sinh ra là do thiên cơ, nào là hắn chính là chân mệnh đế vương. Dẫu bản thân dòng họ nhà hắn không tin vào quỷ thần, không tin vào tâm linh, không tin Trời Phật, nhưng cái quyền uy của chủ thuyết vô thần lại đẻ ra bao huyền thoại nhằm mê hoặc dân chúng, lại tung hê hắn trở thành kẻ kế vị lỗi lạc anh minh. Biết bao chuyện, biết bao sự việc lạ kì gắn cho hắn. Nào là hoa xoan đột ngột nở vào mùa hè, nào là cầu vồng luôn xuất hiện trên làng hắn ở dù trời không có gió, không có mưa, không có sự khúc xạ của ánh mặt trời… Cả dân làng bị mê hoặc bởi sự ngự trị của nỗi sợ hãi, bởi chính sách ngu dân, nên dân chúng chỉ nghĩ chính dòng họ nhà hắn ban cho họ quyền được sống ở đời. Có được chiếc áo mới, có được chút bánh mì, có được chút mắm, nghe được bài ca dao, dân ca, uống được nước ao làng, nghỉ Tết… cũng nhờ sự lãnh đạo của dòng giống nhà hắn.
Từ ngày làng hắn đưa ra
cái lệ duy trì bảo vệ thành trì nòi giống sẵn có, làng hắn bị cô lập. Tất cả
các làng khác không thèm chơi, không thèm làm bạn với làng hắn. Chính điều đó
càng củng cố thêm quyền lực của nhà hắn. Dân làng hắn đâu có biết những gì ở
ngoài lũy tre làng, dân làng hắn chỉ còn sờ soạng, bấu vúi nhau trong những màn
múa hát ngợi ca lãnh tụ vĩ đại anh minh.
Đến ngày giỗ ông nội, hắn
bắt dân làng hắn hát hò. Dân chúng cứ hát hò múa may trên khắp đường làng. Cờ
hoa rợp khắp nơi. Tới con heo, con trâu cũng được cho mặc những chiếc áo đẹp
nhất mừng ngày giỗ. Dân làng mừng vui ngày ông nội hắn chết. Không còn cảnh
khóc lóc ai oán, bi thương. Chỉ có nụ cười ngô ngây của từng người mừng vui vì
được ăn giỗ.
Làng hắn bị cô lập, thực
ra, các làng khác cô lập không phải vì dân làng hắn mà vì cách cai trị của hắn.
Mối quan hệ giữa trai gái trong làng cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi làng. Dân
làng hắn bị nhồi sọ, bị tẩy não nên nhiều kẻ cứ cho người làng khác là đồ dẫy
chết, là đồ bẩn thỉu, là những con chó sủa bậy, là những con hổ giấy, là con
rồng chết tiệt… Từ đó, trai đến tuổi lấy vợ, gái đến tuổi lấy chồng chẳng biết
lấy được ai ngoài những người trong làng.
Dân làng hắn thuần chủng,
không bị pha tạp. Nhưng khốn cho sự thuần chủng ấy sẽ dẫn dân làng đến chỗ đồng
huyết khi nào chẳng hay. Và rồi thế hệ tương lai của dân làng hắn sẽ đột biến.
Vẫn là dáng vẻ con người, nhưng tâm tính biến đổi. Tham lam, ích kỉ, thèm tiền,
dối trá, lộng ngôn, … Đủ thứ dơ bẩn trên thế gian này được dân làng hắn biến
thành thức ăn, thức uống hằng ngày.
Trong tâm tưởng của dân làng, hắn vẫn là kẻ vĩ đại, anh minh. Hắn chính là thần, là thánh đem cuộc sống đến cho dân làng.
Trong tâm tưởng của dân làng, hắn vẫn là kẻ vĩ đại, anh minh. Hắn chính là thần, là thánh đem cuộc sống đến cho dân làng.
Cái lệnh cấm trai gái lấy
trai gái làng khác đưa ra có từ thời ông nội hắn xem ra trái với qui luật tiến
bộ, văn minh nên có kẻ lên tiếng phản bác. Thường là các bậc nhân sĩ, kẻ có
học, đôi khi cũng có kẻ bất mãn dòng họ nhà hắn. Mà dòng họ nhà hắn làm chủ
làng thì phải thể hiện quyền bính có một không hai để trừng trị kẻ bất mãn.
Theo hắn bất cứ ai phản bác hắn, phản bội qui định của ông nội hắn đối với làng
là đều là có tội.
Những kẻ phản bác đưa ra
các luận cứ, luận chứng khoa học là nếu dân làng duy trì nòi giống cái kiểu như
thế sẽ đi đến chỗ đồng huyết, loạn luân, sẽ đi đến chỗ suy yếu giống nòi. Hắn
cười trấn an trong một cuộc diễn thuyết ở đình làng rằng: "Như chúng ta
đều biết, tổ tiên loài người là vượn người. Mà vượn người chỉ cần sức mạnh của
con đầu đàn là bảo vệ được cả đàn. Chúng ta cũng thế. Chúng ta chỉ phải mạnh về
quân sự thì có thể bảo vệ được làng, và từ đó cướp lấy của cải vật chất của các
làng khác về làm giàu cho làng mình. Chúng ta phải thống trị làng khác bằng sức
mạnh. Kẻ nào trong làng không muốn mạnh thì kẻ ấy là phản bội, ta phải quét và
tiêu diệt sạch bọn ấy. Tất cả phải làm trong sạch nội bộ làng ta. Dân làng ta
là anh hùng. Làng ta là làng vĩ đại. Làng ta hùng mạnh nhất thế gian này”.
Nghe vậy, dân làng vỗ tay đoành đoạch tự sướng.
Nghe vậy, dân làng vỗ tay đoành đoạch tự sướng.
- Chủ làng nói hay thật!
- Chủ làng sáng suốt, anh
minh!
- Chủ làng quả là tuổi trẻ
tài cao, chí lớn!...
Trong khi đó, trong một
căn nhà ở ven làng, có tiếng rì rầm bàn luận:
"Con nghĩ kĩ rồi. Nếu
sống ở làng này trước sau gì cũng chịu cảnh đồng huyết, chịu cảnh loạn luân.
Khi học môn sinh vật lớp 9 con được biết như vậy. Nhưng trốn khỏi làng đâu có
dễ”.
"Biết là thế. Nhưng
không lẽ ta cứ ở lại làng để rồi con cháu ta phải chịu cảnh loạn luân về sau.
Phải tìm cách thoát khỏi cái kiếp sống nửa người nửa thú này. Có thế mới xứng
là con người”.
"Thế thì ta đi đâu?”.
"Đi đâu cũng được. Bố
tin là có chỗ dung thân cho chúng ta”.
Họ bàn cách trốn thoát khỏi
làng, trốn thoát viễn cảnh đồng huyết, loạn luân. Họ trốn thoát cái hàng rào
của làng, trốn thoát sự cai trị của chủ làng. Đêm ấy, sau khi thắp hương vái
lạy tổ tiên, ông bà, họ châm lửa đốt nhà họ. Trong khi dân làng chữa cháy, họ
trốn khỏi làng.
Thế nhưng, không may cho
họ. Bọn quân canh giữ làng đã bắt họ lại. Họ bị đánh đập. Sau đó, họ bị thiêu
sống. Họ chết vì không muốn đồng huyết, không muốn loạn luân. Họ chết khi chưa
tìm được đất sống. Chỉ có đất chết dành cho họ.
Không biết cớ sao cái chết
của họ lan truyền trên mạng internet. Các làng khác đều biết. Riêng dân làng
cuồng mê vẫn mù tịt. Dân làng này tin hai cha con nhà nọ đã chết trong trận
cháy, thân xác đã biến thành tro.
Ngày hôm sau, trên loa
phóng thanh của làng, con mõ đã đanh thép lên giọng dạy cho bọn hổ giấy, bọn đà
điểu, diều hâu, sư tử, … là sẽ trừng trị đích đáng bọn chúng. Bọn chúng đã phao
tin chống lại chính quyền làng cuồng mê này thì bọn chúng là kẻ thù không đội
trời chung với làng.
Dân làng bu quanh chiếc loa
phóng thanh. Tiếng chiêng nổi lên. Tiếng hò hét giết kẻ địch vô hình:
- Quyết giết hết kẻ thù không đội trời chung!
- Quyết giết hết kẻ thù không đội trời chung!
- Giết! Giết!
Vài ngày sau nữa, bọn trẻ
con đang tìm trong đám tro xem có còn thứ gì làm được đồ chơi, xem có thứ gì có
thể ăn được. Mấy bà già còm xương đang lượm những cây gỗ cháy còn sót. Họ giành
giựt nhau. Còn bọn lính, bọn thanh niên đang bươi tìm bức ảnh chủ làng. Chúng
chỉ thấy những tro, chỉ thấy màu đen dưới đất. Một vài đứa, đưa tay quẹt mồ hôi
trên trán, rồi nhìn trời. Bầu trời trước mắt chúng như hóa đen.
Chiếc loa phóng thanh vẫn
phát lời lên án kẻ thù vô hình.
Làng cuồng mê vẫn còn đó
những lời từ loa phóng thanh. Cảnh đồng huyết. Cảnh loạn luân. Cảnh trốn khỏi
làng… Vẫn còn…
Tháng 7 – 2012
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 14.7.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
TẮC ĐƯỜNG
- A lô! Tôi sẽ đến
ngay!... Khoảng 1 giờ nữa, được không?... Ừ, thế nhé!...
Bỏ điện thoại vào túi
quần, hắn nhìn đồng hồ thầm nghĩ: Đi tới chỗ hẹn, khoảng 15 phút là cùng.
Lại có tiếng nhạc điện thoại. Nghe điệu nhạc, hắn biết là vợ đang gọi. Hắn mở máy. "A lô! ... Ừ! Tối anh sẽ về... Anh biết hôm nay là sinh nhật của em mà! ... Ừ! Sẽ có quà cho vợ yêu của anh”.
Hắn lại bỏ điện thoại vào túi quần, mỉm cười. Có vợ thì có đủ thứ quan hệ, nhưng cũng thích. Hắn nhẩm tính, trưa nay về, hắn sẽ hôn vợ mới được. Hơn cả tháng trời tất bật công việc làm ăn, hắn không còn một chút thời gian bên vợ, âu yếm vợ, hắn thấy tội vợ chi lạ. Nhưng, biết làm sao được. Hắn trù tính, nếu sáng nay xong việc, trưa về ăn cơm cùng vợ, sẽ chiều cô ta hết cỡ mới được. Nghĩ vẩn nghĩ vơ thế nào, hắn chạy xe vào chỗ đông người lúc nào chẳng hay. Lại tắc đường. Hắn tự trách mình. Nhưng quay đầu xe lại không được, mà cho xe chạy lên cũng chẳng được. Lại trễ hẹn với đối tác rồi. Hắn lấy điện thoại gọi: "A lô!... Xin lỗi, tôi không thể đến được!... Bị kẹt đường!... 6 giờ chiều ư?... Cũng được”. Hắn vẫn mắc kẹt giữa dòng xe. Nghĩ tức thật. Tự dưng lại vào cái dòng xe mà không có lối đi. Hắn gọi về vợ: "A lô!... Em thông cảm cho anh... Không về được... Bị kẹt xe... Tắc đường... Không có lối ra... Thôi! Tối về, anh đền!...”. Hắn chép miệng, mặt mày bỗng ủ rủ. Vợ hắn đang trách hắn.
Lại có tiếng nhạc điện thoại. Nghe điệu nhạc, hắn biết là vợ đang gọi. Hắn mở máy. "A lô! ... Ừ! Tối anh sẽ về... Anh biết hôm nay là sinh nhật của em mà! ... Ừ! Sẽ có quà cho vợ yêu của anh”.
Hắn lại bỏ điện thoại vào túi quần, mỉm cười. Có vợ thì có đủ thứ quan hệ, nhưng cũng thích. Hắn nhẩm tính, trưa nay về, hắn sẽ hôn vợ mới được. Hơn cả tháng trời tất bật công việc làm ăn, hắn không còn một chút thời gian bên vợ, âu yếm vợ, hắn thấy tội vợ chi lạ. Nhưng, biết làm sao được. Hắn trù tính, nếu sáng nay xong việc, trưa về ăn cơm cùng vợ, sẽ chiều cô ta hết cỡ mới được. Nghĩ vẩn nghĩ vơ thế nào, hắn chạy xe vào chỗ đông người lúc nào chẳng hay. Lại tắc đường. Hắn tự trách mình. Nhưng quay đầu xe lại không được, mà cho xe chạy lên cũng chẳng được. Lại trễ hẹn với đối tác rồi. Hắn lấy điện thoại gọi: "A lô!... Xin lỗi, tôi không thể đến được!... Bị kẹt đường!... 6 giờ chiều ư?... Cũng được”. Hắn vẫn mắc kẹt giữa dòng xe. Nghĩ tức thật. Tự dưng lại vào cái dòng xe mà không có lối đi. Hắn gọi về vợ: "A lô!... Em thông cảm cho anh... Không về được... Bị kẹt xe... Tắc đường... Không có lối ra... Thôi! Tối về, anh đền!...”. Hắn chép miệng, mặt mày bỗng ủ rủ. Vợ hắn đang trách hắn.
Hắn không ngờ lại tiếp tục
lọt vào vòng người. Người trước mặt, người sau lưng. Người bao vây hắn. Hắn cho
xe nhích lên từng cm. Chỉ từng cm một. Dù chiếc xe đời mới nổ dòn, êm ru, nhưng
dẫu có lên ga cũng chẳng nhích thêm cm nào. Từng bánh xe như muốn dính kết vào
nhau. Kể cả người hắn cũng muốn dính vào người trước người sau, kể cả người bên
cạnh.
Từ ngày sắm được chiếc xe
mới, hắn những tưởng sẽ đi làm đúng giờ, tưởng sẽ ra người sang trọng. Nhưng,
giờ đi làm vẫn trễ. Và trong cái hỗn độn người và xe, xe và người chen chúc,
dính kết, hắn cũng chẳng là người sang trọng được. Hắn cũng như mọi người. Cũng
lầm rầm chửi đổng. Mà cái miệng muốn chửi thiên hạ thì là người sang được sao?
Hắn biết vậy, nhưng không muốn chửi cũng không được.
Xe vẫn nổ dòn đều, và vận
tốc xe vẫn đứng yên trong cơn tắc nghẽn giao thông. Không phải là sự tất bật
của nền công nghiệp, cũng không phải là sự tất bật của kẻ đói mưu sinh. Chỉ có
những tiếng nổ dòn của những xe, lâu lâu có tiếng còi vu vơ hoà trong tiếng làu
bàu bực tức của kẻ trễ việc.
Có tiếng người. Có tiếng
của cô gái nào đó đang gọi điện thoại. Hắn không muốn nghe cũng không được.
"Em đang bị kẹt đường. Chờ em tí!... Cứ tắm rửa trước đi!”. Nó quay lại
nhìn thử ai đang nói. Chẳng thấy mặt ngắn mặt dài ra sao. Chỉ có chiếc khăn
trùm mặt, với đôi kính đen. Trên đầu một chiếc mũ bảo hiểm đúng kiểu. Chẳng
biết ai là ai. Giả dụ, người đó là người thân, hắn cũng khó nhận ra.
Cái thời buổi cũng là lạ.
Ra đường, không ai dám chường mặt mình ra cả. Không lẽ không khí ô nhiễm? Hay
cái gì đó ô nhiễm? Hay họ sợ nắng, sợ mưa? Sợ cả cái nhìn của người khác? Nhìn
ai cũng na ná như nhau. Đột nhiên, hắn nghe tiếng chuông điện thoại. Hắn lấy
điện thoại ra nghe. Một bài hát gợi tình. Rồi tiếng nhạc tắt. Hắn nghe bao lần
bài nhạc đó. Nhưng chẳng đâu vào đâu. Một thoáng mỉm cười với ý nghĩ thèm tình,
thèm đàn bà như thể hắn đang nhấp rượu có chứa chất kích dục. Nhiều lần dự đám
cưới, hắn uống chút bia. Hắn có cái cảm giác vững tâm và rồi hắn bô bô cái
miệng nói với mấy thằng bạn là hắn rất thích, rất thèm cái khoản ấy. Nói là nói
vậy, chứ hắn có dám léng phéng với ai đâu vì sợ để lại hậu quả. Cũng tội cho
hắn. Nghĩ tới cái tình trong lúc tắc đường, hắn cho là có vậy để đỡ tức giận vu
vơ. Đột nhiên, hắn nghe nhiều tiếng nói ở chung quanh. Nào là giọng lè nhè của
một anh chàng có chút cồn trong lời nói: "Đù mẹ! Tắc đường rồi. Tao chẳng
về kịp đâu. Mày ở nhà lo cơm nước, đón con chưa?”. Nào là giọng chát chua của
một ai đó: " Mày kẹt đường ở đâu? Bộ mình mày bị tắc đường chắc?”. Và có
tiếng phẫn nộ của một thằng: "Mẹ kiếp! Vợ với con!”. Và có tiếng bóp còi,
rú ga. Cả đám đông cũng bóp còi, rú ga, và giữ thắng. Tiếng còi, tiếng xe nổ
to, nhưng chẳng có chiếc xe nào nhích lên được một tí nào cả. Lần đầu tiên, hắn
tức mình và chửi: "Đù mẹ!”. Và bên cạnh hắn vang lên những tiếng chửi đù
mẹ, đù má tiên sư thằng chó chết nào làm tắc đường. Đủ giọng chửi. Bắc có,
Trung có, Nam có. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái đều chửi cho hả cơn tức
tối vì bị tắc đường.
Tiếng còi ti toe, toe toe,
toe toé vang lên. Người càng đông thêm, xe càng đông thêm. Không xe nào chịu
nhường cho xe nào. Chỉ có những chiếc xe lấn nhau. Muốn không chen lấn, muốn
nhường nhau, cũng chẳng có chỗ tránh để nhường. Chỉ khổ cho những chiếc xe đang
bị chủ nhân rồ ga, bóp phanh, đạp thắng, cứ đứng yên một chỗ.
Hắn lại nhìn đồng hồ. Đã
trễ 5 phút. Hắn phải đến nơi hẹn đúng giờ để bàn kế hoạch phát triển, xây dựng
công ty. Hắn nghĩ sẽ làm như thế nào đó để đối tác giúp đỡ hắn, cho hắn vay để
cứu vãn công ty của hắn. Thường ngày, nếu hắn trễ thì đối tác đã điện rồi. Thế
nhưng, lần này trễ 5 phút mà đối tác chẳng điện. Hắn lấy điện thoại gọi bên đối
tác: "Tôi chưa đến kịp. Đang bị tắc đường tại ngả tư Lý Thái Tổ - Nguyễn
Huệ”. Chỉ cần chạy bộ khoảng 10 phút là hắn có mặt tại nơi hẹn. Thế nhưng, giờ
này chạy bộ cũng không được. Trước hắn xe là xe, sau hắn xe là xe, bên phải,
bên trái cũng xe là xe. Hắn bị lọt vào cái vòng xe. Hắn gọi tiếp: " A lô!
Tôi đang tìm cách đến đó... Hoãn lại à!... Được thôi... Thế nhé!...”. May mà
đối tác của hắn cũng bị tắc đường. Ơ hay! Trong chuyện tắc đường lần này lại
may cho hắn. Đối tác lại xin lỗi hắn trước, hẹn gặp hắn ngày kia, và hứa là sẽ
giúp hắn đủ tiền nong để thanh toán cuối năm.
Hắn lại nhìn đồng hồ. Tắc
đường hơn cả tiếng đồng hồ rồi. Lạ thật! Không biết cớ sự làm sao mà tắc đường
thế? Hắn nhìn quanh xem có chỗ nào trống để nhích xe lên. Không còn một chút
chỗ trống nào cả. Kể cả trên vỉa hè cũng đầy xe. Tiếng chửi bới, tiếng còi xe
cùng tấu lên khúc nhạc tắc đường. Xe hắn cũng vẫn không nhích lên tí nào.
Hắn từng dốc tướng với bạn
bè là chưa bao giờ hắn trễ hẹn với bất cứ một ai. Chẳng khi nào hắn bị tắc
đường quá 15 phút. Bạn bè khen hắn chỉ là kẻ gặp may mới không bị tắc đường.
Hắn không chịu là hắn có số may. Hắn chỉ cho hắn là thông minh. Hắn luôn áp
dụng cái câu như là phương châm sống của một số người "Đi tắt đón đầu”. Và
hắn áp dụng phương châm ấy trong những lúc kẹt xe. Thấy phía trước đông người
là hắn tìm đường đi tắt, dù đó là đường kiệt, đường hẽm, dù đó là vỉa hè, hoặc
một lối của nhà ai đó.
Nhiều lần đi cái kiểu chụp
giựt "đi tắt đón đầu” như vậy mà lại trót lọt. Thế là hắn thích thú, nghe
sướng cả bụng mỗi khi có ai đó đưa ra cái phương châm "đi tắt đón đầu”
trong cuộc sống. Hắn cho những kẻ ấy là bậc trí giả, là kẻ biết thời biết thế,
là kẻ xứng tầm vĩ mô v.v...
Trời lại bắt đầu đổ mưa.
Vẫn kẹt xe, vẫn tắc đường. Xe vẫn nổ máy và hắn vẫn giữ ga. Nhìn quanh, hắn
thấy mọi người đang chịu trận như hắn. Lại có tiếng chửi thề. Lại có tiếng chép
miệng. Rồi tiếng mưa lấn át tất cả. Nước mưa làm cho mọi người bớt bực dọc. Ai
cũng lấy tay che đầu, vuốt mặt. Mưa lại mưa...
Hắn cũng về tới nhà. Trễ
hơn ngày thường hơn tiếng rưỡi. May mà vợ hắn thông cảm. Tối hôm đó, hắn tỉ tê
cùng vợ chuyện tắc đường, rồi chuyển sang chuyện yêu đương. Cả hai cười nắc nẻ,
mừng quýnh. Cớ là vợ hắn tắt kinh hơn 20 ngày. Hắn rờ tay trên bụng vợ. Rồi xoa
xoa đầy âu yếm.
Sau một đêm ngủ bìu bên vợ, hắn cảm thấy thoải mái chi lạ. Sau khi vệ sinh xong, hắn gọi điện bạn hắn. Bạn hắn trả lời vội như mọi khi. Hắn hẹn bạn uống cà phê buổi sáng. Hắn đến quán đúng hẹn. Bạn hắn vẫn chưa đến. Hắn ngẫm nghĩ lại mình. Rất ít khi hắn trễ hẹn. Nhưng cũng có lúc hắn bị trễ vì tắc đường, kẹt xe. Rồi trễ hẹn. Ở cái xứ sở này, việc trễ giờ trở thành điều không thể tránh. Ban đầu thấy ai đó trễ giờ là hắn thấy bực bội trong lòng. Nhưng rồi hắn phải chấp nhận, như người bị bệnh không có thuốc chữa. Và rồi hắn trở thành kẻ lạc lỏng khi là người đi đúng giờ trong các cuộc họp, cũng như trong những lần hẹn với ai đó. Đôi khi hắn cố tình đến trễ trong các cuộc họp, nhưng mọi người chẳng nói gì vì họ chẳng hơn gì hắn trong việc đảm bảo giờ giấc. Hoặc giả, hắn lấy lí do tắc đường ra phân trần thì mọi người cười ra chiều thông cảm.
Sau một đêm ngủ bìu bên vợ, hắn cảm thấy thoải mái chi lạ. Sau khi vệ sinh xong, hắn gọi điện bạn hắn. Bạn hắn trả lời vội như mọi khi. Hắn hẹn bạn uống cà phê buổi sáng. Hắn đến quán đúng hẹn. Bạn hắn vẫn chưa đến. Hắn ngẫm nghĩ lại mình. Rất ít khi hắn trễ hẹn. Nhưng cũng có lúc hắn bị trễ vì tắc đường, kẹt xe. Rồi trễ hẹn. Ở cái xứ sở này, việc trễ giờ trở thành điều không thể tránh. Ban đầu thấy ai đó trễ giờ là hắn thấy bực bội trong lòng. Nhưng rồi hắn phải chấp nhận, như người bị bệnh không có thuốc chữa. Và rồi hắn trở thành kẻ lạc lỏng khi là người đi đúng giờ trong các cuộc họp, cũng như trong những lần hẹn với ai đó. Đôi khi hắn cố tình đến trễ trong các cuộc họp, nhưng mọi người chẳng nói gì vì họ chẳng hơn gì hắn trong việc đảm bảo giờ giấc. Hoặc giả, hắn lấy lí do tắc đường ra phân trần thì mọi người cười ra chiều thông cảm.
Đang thưởng thức li cà phê
nóng. Hắn nhìn phố xá. Qua cơn mưa khi hôm, cảnh hôm nay như được lau sạch
những bụi bặm, những ồn ào. Chỉ có làn gió dịu nhẹ, cây lá như muốn làm duyên
trong ngày mới. Hắn thấy bình yên chi lạ! Ước gì cuộc sống yên bình như sáng
nay thì tuyệt biết mấy! Đang thả hồn theo mơ mộng, hắn nghe tiếng chào của bạn.
Hắn cười, đưa mắt nhìn đồng hồ như ngầm báo cho bạn hắn biết đã trễ hơn 15
phút.
Cô chủ quán mang cà phê
đặt lên bàn. Bạn hắn bưng li cà phê uống nhè nhẹ. Hắn cùng bạn nói đủ chuyện.
Rồi đến chuyện tắc đường hôm qua. Bạn hắn nhếch môi, bực tức: "Dễ gì hết
nạn tắc đường”. Nghe bạn nói thế, hắn không tranh cãi. Bạn hắn nói chuyện thực
kia mà. Bỗng bên tai hắn có tiếng mời mua báo. Sau khi trả tiền mua báo xong,
hắn lật lật từng trang báo. Hắn có cái tật thường coi những tít. Còn nội
dung thì hắn không xem. Trừ những tin đặc biệt nóng sốt. Vì quanh đi quẩn lại
cũng từng ấy thứ, cũng từng ấy tin, từ tin trong nước đến tin quốc tế. Hắn mua
báo để tỏ vẻ ta đây là người biết quan tâm thời cuộc, để trang sức cho gương
mặt có chữ của hắn.
Đang lật lật tờ báo, có
một tít báo đập vào mắt hắn. Bạn hắn cũng đang xem ké. Cả hai không thể không
xem. Vì bài báo đưa tin chuyện tắc đường hôm qua ở thành phố hắn ở. Cả hai cùng
thốt lên sau khi đọc xong: "Trời ơi! Chỉ tại cái đám ma quan lớn!”.
Hắn nhìn ra đường. Hôm
nay, đường phố thông thoáng thật.
Tháng 2 – 2012
Phan Trang Hy
Phan Trang Hy
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 11.4.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
PHÓNG SINH CHỮ NGHĨA
- Được cái con la hán này tạp ăn lắm!- Thắng, em vợ tôi giọng hồ hởi nói tiếp-
Anh biết không, mỗi lần em cho nó ăn, nó lượn lên, lượn xuống ra chiều thích
thú lắm. Ăn xong, nó gật gật cái đầu ra vẻ biết ơn. Lạ thật, cái giống này cũng
khôn chi lạ!
Tôi nghe chỉ mà nghe. Quả
thật, tôi chẳng có cái thú nuôi cá cảnh. Vả lại, thời gian đối với tôi, ngoài
chuyện đi dạy ở trường, về nhà, tôi còn phải bươn chải, kiếm tiền lo cho con,
cho vợ. Hết đi kèm ở Liên Chiểu, đến Ngũ Hành Sơn, hết Hải Châu tới Cẩm Lệ. Tôi
tất bật, nên đâu còn thời gian thưởng thức thú vui cá cảnh. Mặt khác, tôi thú
thật là tôi chẳng có tí kinh nghiệm gì về việc nuôi cá cảnh; không có kinh
nghiệm thì dễ gì nuôi! Cá cảnh đắt giá lên tới 5, 7 triệu một con, chớ đâu có
phải củ sắn luộc đâu. Bằng cả tháng lương của tôi, chớ chẳng chơi đâu. Chưa
hết, ngoài chuyện lo cho cá ăn, làm vệ sinh hồ, gắn ống ôxy, lọc nước, còn biết
bao công đoạn phức tạp. Mà những việc ấy đối với tôi như là cực hình vì thời
gian đâu nhàn nhã.
Nhìn con la hán đang bơi,
ra bộ biết ơn khi được ăn những miếng thịt bò, tôi nghĩ lời của cậu em vợ có
cái đúng. Rồi cậu em tôi khoe với tôi là từ khi có con la hán này, gia đình cậu
vui lắm. Trước đây, vợ của cậu không thích hát, dù cô ấy dạy nhạc ở một trường
tiểu học. Phụ huynh than phiền, học sinh thấy chán môn nhạc, hiệu trưởng phê
bình..., nhưng cô ấy chẳng tỏ vẻ đam mê âm nhạc. Thế nhưng, từ ngày có con la
hán, vợ cậu ta bắt đầu hát hò. Lạ lắm, giọng cô ấy càng ngày càng hay ra. Khi
nấu ăn, cô ấy cũng vui vẻ hát, có lúc vừa ăn vừa hát. Đặc biệt, khi làm vệ
sinh, cô ấy cũng cất tiếng hát khe khẽ. Luôn miệng hát. Cô ấy hát vui theo mùa.
Vui ra phết. Mùa nào có bài hát ấy, đúng đề tài. Dần dần, cô đi hát thêm trong
các lễ cưới. Thu nhập cũng tăng dần lên. Đời sống ngày càng khấm khá. Rồi đùng
một cái, cậu em tôi hí hửng khoe với tôi rằng cậu ta được lãnh đạo cất nhắc lên
làm trưởng phòng.
Công việc cậu em tôi cũng
chẳng khó gì. Là trưởng phòng, suốt ngày chỉ đi họp. Mọi việc có cấp dưới phụ
trách từng bộ phận lo. Cậu ta chỉ có việc đọc lướt công văn, tài liệu, còn thì
chỉ có kí các giấy tờ. Hàng tuần công văn cao hàng tấc. Lỡ hôm nào văn thư ốm,
cậu cũng chẳng biết hết nội dung các công văn đi, đến được. Nhưng, cậu em tôi
cho rằng chẳng có gì mệt óc cả. Nếu có mệt là chẳng biết mình phải làm gì trước,
làm gì sau. Công việc lúc thì thấy trọng tâm, lúc thì then chốt, lúc thì cốt
lõi, lúc thì cơ bản... Đủ thứ quan trọng! Lúc thì thi đua phong trào này, phong
trào nọ. Công việc nói thế cũng có lúc làm cho con người mệt mỏi. Có khi, cậu
em tôi than: "Em cứ tưởng làm trưởng phòng là phải có kế hoạch đột phá để
công việc tiến triển. Ai ngờ công việc cứ phải làm theo sự chỉ đạo của cấp
trên. Nếu vậy, thì ai làm trưởng phòng cũng được. Không biết em có hồ đồ
không?”. Tôi cười trừ. Ngẫm lời nói của cậu ấy cũng có cái đúng. Không mợ chợ
cũng đông kia mà. Kể cả tôi ở cõi đời này.
Hồi còn trẻ, khi bước vào
nghề dạy học, tôi nghĩ mình ghê gớm lắm. Chữ nghĩa như thấm vào da thịt, toát
ra ngoài. Có thời, chữ nghĩa làm xơ xác mướp thân xác tôi. Nhìn là biết tôi đam
mê nghề dạy học đến cỡ nào. Này nhé, chiếc xe đạp cà rịch cà tàng, lốp phải bó,
may lại triên, như thế mới là người chuyên chở chữ nghĩa đầy tính giai cấp tiên
tiến. Chưa hết, là nhà giáo phải thanh bần, nghĩa là sống khổ sở mà vẫn lạc
quan, ra vẻ trí thức của thời đại. Không thanh bần cũng không được. Nhà giáo
chúng tôi, một thời, cùng nhóm với nhà văn, nhà thơ, nhà báo và... nhà nghèo.
Cuộc đời mãi là chuỗi thời
gian của công việc. Và tôi mãi là thầy giáo dạy Trung học cơ sở. Bạn tôi, có
đứa phấn đấu làm hiệu trưởng, có đứa bỏ nghề, hoặc chuyển ngành nghề, kiếm việc
làm có thu nhập khá hơn nghề dạy học. Mấy đứa rời khỏi nghề dạy khỏi phải nói.
Chúng dóc tướng lắm. Những lần gặp mặt nhau, chúng thường chép miệng như thể
thông cảm cho tôi phải chịu kiếp làm anh giáo "quèn”. Nhiều lúc tôi thấy
rõ chúng thương hại tôi. Thôi, kệ chúng! Còn những thằng bạn làm hiệu trưởng,
mỗi lần gặp nhau cũng có chút thông cảm cho nhau. Bởi cùng ngành nghề mà. Chúng
tôi hiểu rõ nỗi khổ của nhau trong nghề. Trực tiếp giảng dạy có cái cực của
giảng dạy. Làm hiệu trưởng có cái cực của hiệu trưởng. Chúng tôi đều cảm nhận
được cuộc họp nào ở các trường cũng từng ấy thứ việc. Một mớ công văn phải phổ
biến cho giáo viên. Không thể không phổ biến. Còn phải ghi vào biên bản để làm chứng
cứ khi có sự cố, hoặc ở trên về kiểm tra, đánh giá, xếp loại... Nào là phong
trào thi đua dạy tốt, học tốt, thi học sinh giỏi, hội khỏe Phù Đổng, phòng
chống thuốc lá, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ vệ sinh
môi trường, thực hiện việc tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, thi vẽ tranh về
thành phố thân yêu, thi viết thư UPU, thi giải toán trên mạng, thi soạn bài
giảng E-learning... luôn thúc giục chúng tôi. Rất nhiều thứ. Có những thứ không
đâu vào đâu. Biết không liên quan đến chất lượng dạy và học mà vẫn phải làm,
phải thực hiện. Không làm thì bị cấp trên phê bình dù cấp trên biết việc đó là
không cần thiết.
Tiếng cậu em làm tôi thức
tỉnh:
- Nè! Anh xem chữ trên
mình con la hán đẹp không?- Vừa nói cậu ta vừa chỉ con cá đang lượn nhẹ trong
hồ. Không đợi tôi trả lời, cậu ta hỏi tiếp- Theo anh, đây là những chữ gì?
Tôi nhìn kĩ con cá. Đèn
điện chiếu sáng, nước đang được lọc. Con cá ung dung đớp những lát thịt bò.
Trên thân nó hiện lên dòng chữ. Mỗi bên có bốn chữ thì phải. Chữ ẩn hiện như
thư pháp. Lúc tôi thấy như chữ Quốc ngữ, lúc như chữ Hán, lúc thì như chữ
Ả-rập. Tôi vẫn không thể hiểu đó là những chữ gì. Gọi là chữ Hán cũng không
phải vì không lẽ mình là người Việt lại sính chữ Hán nên cho nó là chữ Hán.
Không lẽ cái tư tưởng lệ thuộc văn hóa Tàu vẫn còn trong đầu óc của tôi. Nhiều
lần tôi thầm nghĩ cớ sao một số người chẳng biết một tí gì về chữ Hán, lại treo
trong nhà một số chữ Hán như ra vẻ quân tử? Cớ sao một số đền, chùa, đình, miếu
mới xây dựng, hoặc tu sửa lại vẫn để câu đối viết bằng chữ Hán? Sao không là
chữ Quốc ngữ để ai cũng có thể đọc được, ai cũng có thể biết được?
Bỗng có tiếng điện thoại
reo. Cậu em tôi xin lỗi tôi. Cậu nghe máy. Tôi nghe tiếng cậu nó.
"Được!... Nếu được giá thì tôi để cho anh. Hẹn mai gặp lại”. Khi tắt điện
xong, cậu ta khoe với tôi: "Có một đại gia muốn mua con la hán này để lấy
hên. Mai họ đến xem”...
Bẳng đi một thời gian, một
buổi sáng chủ nhật, tôi vừa ngủ dậy, có tin nhắn. Tôi vội mở. Cậu em nhắn tin
mời tôi uống cà phê. Vệ sinh, mặc áo quần xong, tôi đến chỗ hẹn. Đến nơi, tôi
thấy cậu em tôi ngồi cùng bốn người khác. Sau khi bắt tay các vị khách, tôi
được cậu em giới thiệu họ là những người có máu đam mê cá cảnh, đang săn lùng
cá lạ. Cái mốt chơi cá cảnh hiện nay thật là lạ. Cá cảnh cũng có thời. Mỗi
thời, mỗi khác. Lúc thì cá rồng, lúc thì cá dĩa, lúc thì cá mập... Tôi ngồi
nghe họ bàn chuyện cá cảnh. Ngẫm lại mình sao "lạc hậu” thế không biết.
Không có cái thú nuôi cá cảnh thì quả là chẳng sành điệu, chẳng sang trọng trong
thời buổi hiện nay. Nhà cửa cao ráo rồi, đẹp sang rồi thì phải có hồ cá trong
nhà cho hợp phong thủy. Có thế mới đúng điệu của kẻ có của. Mà có của, giàu có,
ai không kính nể. Khối kẻ gặp thời, tiền vào tiền ra, trở nên giàu có, người
ngoài nhìn vào muốn lé cả mắt. Tôi như lạc lỏng giữa những người cùng bàn.
Chuyện qua chuyện lại cũng
là chuyện cá. Rồi chia tay. Cậu em tôi rủ tôi về nhà cậu. Cũng lâu hơn cả tháng
thì phải, tôi chưa ghé nhà cậu, nên nhận lời. Tôi điện về nhà cho vợ biết là
tôi ghé nhà cậu, tiện thể thăm ba mẹ vợ, chẳng là nhà em vợ tôi sát bên nhà ba
mẹ vợ.
Đến nhà cậu em vợ, tôi vừa
dựng xe vừa nói: "Chắc cậu mi khoe cá với anh?”.
Cậu em tôi cười hề hề:
"Anh biết cả rồi mà còn hỏi”. Rồi cậu ta dẫn tôi đến hồ cá. Cậu khoe:
"Anh thấy con la hán đẹp không?”
Tôi hỏi lại: "Mới mua
con khác hả?”.
Cậu em vợ tôi chép miệng:
"Đâu có mua bán gì. Vẫn con cũ. Lần trước, tưởng bán được, ai dè họ trả
bèo quá. Với lại, khi họ đến xem cá, xem đi xem lại, cuối cùng lại nói thích nuôi
cá mập chớ không phải là la hán. Thôi, đành chịu vậy”.
Tôi an ủi: "Cậu mi chịu thế
là được đấy. Nuôi con chi cũng có duyên với mình thì mới nuôi được. Nó không
muốn xa mình thì bán sao cho đành”.
Nghe tôi nói thế, cậu em
tôi tiếp lời: "Mà con này cũng lạ lắm anh à. Nghe nói bán, nó không chịu
ăn. Hai, ba ngày sau nó mới chịu ăn lại. Nghĩ cũng tội”.
Vừa nghe cậu em phân trần,
tôi vừa nhìn con la hán. Nhìn kĩ nó, tôi thấy hiện lên những dòng chữ thật đẹp.
Cả hai bên mình cá đều có chữ. Tôi loáng thoáng thấy những chữ. Lúc là chữ này,
lúc là chữ nọ. Tôi không dám khẳng định đó là những chữ gì. Cậu em tôi chỉ vào
mình cá, nói:
- Anh có thấy chữ trên
mình nó không?
- Ừ, có thấy.
- Hồi mới nhìn những chữ
ấy, em hoa cả mắt. Em thấy như những chữ trong công văn, giấy tờ ở cơ quan.
Nhưng rồi dần dần cũng quen. Và từ đó, đối với em con la hán mang trên mình nó
những chữ thật là ý nghĩa. Anh thấy bên này có bốn chữ "phúc lộc thọ toàn”
không? Tuyệt quá phải không anh?
Tôi nhìn theo tay cậu em
chỉ thấy loáng thoáng. Lúc con cá bơi ngược lại thì cậu em tôi nói đó là
"tấn tài tấn lộc”. Tôi nhìn thấy loáng thoáng, có lẽ là "tấn tài tấn
lộc”. Tôi nói:
- Cá có những chữ như thế
chắc là cá quí, Xin chúc mừng!
Nói xong, tôi loáng thoáng
thấy đâu đó những chữ, những chữ như làm nát đầu tôi. Những chữ la liệt trong
giáo án của tôi. Rồi tôi thấy lúc thì "từ, bi, hỉ, xả”, lúc thì "công
bằng, bác ái”, lúc thì "anh hùng, liệt sĩ”, lúc thì "vì nước, vì
dân”...
Tôi chưa kịp định hình đó là
những chữ gì, thì cậu em tôi tiếp lời:
- Từ ngày phát tín hiệu
chữ nghĩa, con la hán chẳng ăn thứ gì cả. Lạ lắm anh à! Một buổi sáng, như lệ
thường, em bỏ thịt bò vào cho nó ăn, nó bơi bơi lên đớp. Nhưng không hiểu sao,
nó lại nhả ra. Em tưởng nó ớn thịt bò, nên vớt ra và kiếm cá con, tôm con cho
nó. Nhưng nó chẳng thèm đụng đến tôm, cá. Em nghĩ nó có bệnh, lo muốn chết.
Nhưng nó vẫn khỏe. Em tìm thức ăn cao cấp dành cho cá cảnh nhập từ Singapore,
Nhật bản, nhưng nó cũng chẳng thèm để ý đến. Kể từ đó, nó không thèm ăn gì cả.
Dù không ăn, nó vẫn cứ lớn. Đặc biệt, trên mình nó càng ngày càng đổi màu sắc.
Mà thật là kì lạ. Mỗi người nhìn cá đều thấy chữ mỗi khác. Không ai giống ai
cả.
Nghe cậu em kể vậy, tôi
chỉ làm im. Biết nói gì cho phải...
Tin con cá la hán có những
chữ đẹp trên thân mình lan truyền. Ai cũng đến xem. Từ ngày con cá trổ mã, phát
tín hiệu chữ nghĩa, cậu em tôi bận thêm. Ngoài công việc ở cơ quan, khi về nhà,
cậu em tôi phải tiếp những vị khách hiếu kì. Cậu ta phấn khởi lắm vì ai ai cũng
trầm trồ khen cậu có con cá có một không hai. Con cá quả là kì lạ. Ai cũng thấy
niềm ao ước của mình hiện trên thân con cá. Nếu bạn là người buôn bán, dù buôn
bán lớn hay nhỏ, nếu nhìn vào thân cá thì sẽ đọc được dòng chữ "buôn may,
bán đắt” ở bên này, còn bên kia chắc là dòng chữ "phi thương bất phú”. Nếu
bạn là cán bộ tốt thì chắc hiện lên những chữ "cần, kiệm, liêm, chính”,
"chí công vô tư” trên thân cá. Nếu bạn là cán bộ xấu, những chữ "cướp
đêm là giặc...”, "miệng quan trôn trẻ” sẽ hiện lên lấp lánh, nhưng người
khác chẳng đọc được những chữ ấy vì bị khúc xạ ánh sáng. Nếu bạn là người có
quan tâm đến thời cuộc, chắc các bạn sẽ đọc được những chữ "độc lập, tự
do”, "dân chủ, cộng hòa”... Rất nhiều chữ để bạn tưởng tượng cho thỏa lòng
ao ước của bạn...
Một hôm, gần sáng, nằm bên
vợ, tôi chợt thức giấc bởi tiếng gọi của vợ: "Ba điện em hồi hôm, nói hôm
nay là giỗ Nội. Trưa đi dạy về qua luôn nghe”. Tôi ôm vợ, nói yêu: "Biết
rồi! Em về trước lo nấu nướng nghe”. Tôi trở mình, hôn trán vợ, rồi dậy.
Hôm ấy, tôi trống tiết 3.
Tôi xuống thư viện đọc báo mạng. Tôi mở máy. Tìm trang tin đọc. Vẫn vụ Tiên
Lãng. Đã có kết luận của Thủ tướng. Ai đúng, ai sai thì đã rõ. Trong tôi lóe
lên dòng chữ trên mình cá la hán: "Hoa cải Tiên Lãng”, "Dân cày có ruộng”.
Tôi chuyển qua tin khác. Lại tin Bộ ngoại giao lên án hành động Trung quốc xâm
phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi như thấy
dòng chữ "Hoàng Sa, Trường Sa”, "Tổ quốc Việt Nam”, rồi đến các chữ
"Bản Giốc, Cà Mau”, "Con Lạc, Cháu Hồng”...
Hết giờ dạy, tôi bần thần.
Về nhà ba mẹ vợ cũng kịp giờ. Ăn giỗ xong, tôi xin phép về sớm để chiều đi kèm
thêm. Tôi chẳng trò chuyện gì được với cậu em.
Tối về, trong bữa ăn,
thằng con tôi nói:
- Ba ơi, cậu phóng sinh
con la hán rồi.
Tôi hỏi:
- Sao lại phóng sinh?
Thằng con tôi nói tiếp:
- Dạ, con nghe cậu nói con
cá khôn quá, ai nghĩ gì thì trên mình nó hiện ra chữ ấy. Cậu sợ liên lụy chữ
nghĩa, nên cậu phóng sinh để cầu an.
Nghe con tôi nói vậy, tôi
giật mình. Chữ nghĩa ơi! Có sống được không? Sao khổ thế không biết?
Tháng 3 – 2012
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 02.03.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
BẾP
XƯA
Bao năm chắt chiu giành
dụm, An sửa lại căn nhà cho ra dáng vẻ nhà được nâng cấp từ chỗ ổ chuột thành
nhà cấp bốn có đôi chỗ áp gạch men. Đối với sức hắn, sửa nhà được như thế quả
là khá. Cũng theo lời hắn, khi sửa nhà, may mà có bạn bè và học trò cũ của hắn
giúp. Người thì cho xi măng cả tấn, người thì cho cả chỉ vàng, người thì cho
mượn lâu dài khi nào có thì trả, chớ một mình hắn làm gì có đủ ngân khoản để tu
sửa căn nhà cho có dáng vẻ dễ nhìn theo cái kiểu "lấy phấn dồi mặt”. Ngày
làm xong nhà, hắn làm bữa tiệc liên hoan để đãi thợ. Hắn có mời dăm ba người
bạn thân đến dự. Bữa tiệc mừng có nhà mới, thế mà hắn nói ấp a ấp úng, đại khái
là hắn cảm ơn, biết ơn bè bạn, người thân, biết ơn anh em thợ đã giúp hắn có
chỗ ở. Và rồi, mọi người cùng nâng cốc chúc mừng tân gia đại hỷ.
Sau tiệc, hắn đi lên đi
xuống mỉm cười mừng là có nhà mới- mừng một cách không thể ngờ. Rồi hắn xấu hổ
sao hắn lại xúc động muốn khóc trong bữa tiệc mừng. Mà thôi kệ! Có thì mừng,
mừng mà khóc thì có sao đâu. Âu là có mà được khóc cũng sướng hơn không có mà
gượng cười.
*
* *
Dần dần An làm ăn khấm
khá. Nhà cửa như đẹp thêm ra. Vật dụng trong nhà thích nghi với lối sống hiện
đại. Nào là xa lông, nào là đầu đĩa CD… Cái bếp cũng hiện đại hẵn lên, cũng
sang hẵn lên, bóng lộn, trắng sáng những gương, những đồ dùng bằng inox. Cuộc
sống nhộn nhịp như len vào tận bếp.
Nhắc điện thoại, vợ hắn gọi: "A lô! Cửa hàng gas đấy à? Xin làm ơn chở đến nhà K223/18 NVT một bình 13 ký”. Có cái bếp hợp với "thời đại” quả là hạnh phúc cho vợ hắn. Nếu không có thằng Anh khích thì chưa chắc gia đình hắn có cái bếp sang trọng. Trong một lần ngồi uống cà phê, thằng Anh đã chọc hắn: "Này An ! Mày biết đó, thời buổi này mà chưa sắm được bếp gas thì cũng tội cho mấy bả ở nhà. Thương vợ thì phải có bếp gas. Không sắm cho vợ thì không được. Chỉ có bếp gas mới giải phóng được phụ nữ”. Nhìn cái miệng dẻo quẹo của thằng bạn như đang quảng cáo gas, hắn gật đầu: "Được thôi! Phen này chắc tau phải mua bếp gas ga lăng vợ”. Nâng ly cà phê lên, hắn tiếp: "Nào! Xin nâng ly mừng sẽ có bếp gas!”.
Nhắc điện thoại, vợ hắn gọi: "A lô! Cửa hàng gas đấy à? Xin làm ơn chở đến nhà K223/18 NVT một bình 13 ký”. Có cái bếp hợp với "thời đại” quả là hạnh phúc cho vợ hắn. Nếu không có thằng Anh khích thì chưa chắc gia đình hắn có cái bếp sang trọng. Trong một lần ngồi uống cà phê, thằng Anh đã chọc hắn: "Này An ! Mày biết đó, thời buổi này mà chưa sắm được bếp gas thì cũng tội cho mấy bả ở nhà. Thương vợ thì phải có bếp gas. Không sắm cho vợ thì không được. Chỉ có bếp gas mới giải phóng được phụ nữ”. Nhìn cái miệng dẻo quẹo của thằng bạn như đang quảng cáo gas, hắn gật đầu: "Được thôi! Phen này chắc tau phải mua bếp gas ga lăng vợ”. Nâng ly cà phê lên, hắn tiếp: "Nào! Xin nâng ly mừng sẽ có bếp gas!”.
*
* *
Vợ chồng hắn có caí tật
đón Tết là phải có chút bánh tét bên cạnh cành mai vàng. Trước đây, mỗi khi Tết
đến, vợ chồng hắn được hai bên ông bà già cho bánh tét cũng đủ dùng. Nhưng từ
ngày vợ biết gói bánh thì gia đình hắn có thêm cái thú nấu bánh tét ngày Tết.
Mua lá chuối ở chợ về, vợ
hắn khoe ngay: "Lá đợt này đẹp mà rẻ nữa. Có lẽ bánh tốt thôi”. Cô ấy trải
lá ra hong. Vừa làm, cô ấy vừa nói: "Anh lo kiếm củi, làm bếp, chuẩn bị
cho em nấu nghe!”. Hắn cười: "Được thôi! Xin sẵn sàng!”.
Hắn tìm củi. Hắn tìm khắp
nhà xem có củi gỗ không. Hắn tự cười cho sự đãng trí đang bắt đầu chớm. Làm gì
có củi gỗ khi nhà hắn dùng bếp gas.
Thế rồi, hắn lấy xe đi mua
củi. Hắn nói với vợ trước khi dắt xe ra cổng: "Anh đi mua củi đây. Mà mua
bao nhiêu là vừa?”.Vợ hắn lườm: "Cái ông này! Thì mua cho đủ nấu!”. Hắn
chép miệng thầm nghĩ: "Biết bao nhiêu là đủ. Cứ ước chừng mua nhiều một
chút cũng được. Nhiều thì đun nhiều, có sao đâu”…
Ba viên gạch, sẵn sàng củi
lửa là cái bếp nấu bánh đón Tết hoàn thành. Hắn phủi tay, nói với vợ: "Anh
làm xong rồi! Anh nghỉ tay một lát. Anh đi uống cà phê nghe em!”. Vợ hắn không
ngơi tay gói, nói: "Nhanh nghe anh! Em xong ngay bây giờ!”.
*
* *
Ngọn lửa bùng lên! Cái bếp
nấu bánh tét bùng lửa lên! Bếp sáng rực trước sân nhà. Ở phố, bếp nấu bánh ngày
Tết làm ngay trước sân nhà, hay thật! Cả năm mới có một ngày bếp đỏ hồng ngọn
lửa trước sân nhà, đỏ hồng cả căn nhà.
Ngồi bên bếp, lâu lâu thêm
ít củi, châm ít nước vào nồi– nhiệm vụ của hắn chỉ có thế. Hắn phải thức đêm
canh nồi bánh tét. Hắn chuẩn bị mọi nhu cầu để thức đêm. Nào là một phin cà
phê, nào là một bao thuốc lá, nào là hai gói mì ăn liền…, tất cả như sẵn sàng
cho đêm nấu bánh.
Hắn nhìn đồng hồ. Đã một
giờ rưỡi sáng. Hắn thêm một ít củi vào bếp, châm một ít nước vào nồi. Dù đã
uống hết ly cà phê, hút hết 9 điếu thuốc, thế mà hắn vẫn cứ ngáp. Nhìn quanh,
hắn thấy mọi vật như ngủ. Chỉ có cái bếp bùng ngọn lửa là thức cùng hắn. Dựa
người trên chiếc ghế xếp, hắn mơ màng theo ngọn lửa hồng. Trước mắt hắn, ngọn
lửa hồng bùng lên. Từng đoàn người đang đi qua trước mặt hắn. Tiếng ngựa hí,
tiếng trống, tiếng thanh la vang động cả góc trời. Ngọn cờ hồng phấp phới tung
bay. Trong tâm tưởng, hắn biết chắc đó là nghĩa quân Tây Sơn đang hành binh ra
Bắc. Những đòn bánh tét theo đoàn quân. Những bếp di động theo đoàn quân Bắc
tiến. Trong ngọn lửa hồng, hắn thấy thanh gươm nghĩa của Nguyễn Huệ sáng ngời
chỉ thẳng phía quân thù, thúc nghĩa binh giành thắng lợi. Trong ngọn lửa hồng,
hắn thấy hoa đào đất Bắc ra hoa. Thăng Long hò reo thắng lợi. Cả dòng người hò
reo trong chiến thắng. Hắn cũng hò reo… Hắn giật mình. Hắn ngỡ ngàng. Hắn vươn
vai đứng dậy thêm củi vào bếp, châm nước vào nồi.
Hắn ngồi nhìn ngọn lửa.
Ngọn lửa đã thắp sáng lại chuyện của ông ngoại hắn. Chuyện đã lâu rồi, rất lâu.
Đại khái là ông ngoại hắn, đội trưởng đội du kích thôn Quảng Đại ở vùng B, Đại
Lộc, có chút võ nghệ. Những năm đầu của thập niên 1960, ông hắn tổ chức cho
thanh niên, trai tráng trong làng tập võ gậy vào những lúc chiều tối. Sau này
hắn mới vỡ lẽ, tổ chức như vậy, là để đánh lại bọn lính từ xã xuống. Trận lụt
năm Thìn 1964, ông hắn cùng du kích bơi ghe cứu nhiều gia đình sắp bị trôi,
trong đó có mẹ con hắn.
Một đêm giáp Tết năm Kỷ
Dậu 1969, ngoại hắn ngồi nấu bánh tét. Đêm ấy, cả gia đình ngủ say. Chỉ còn một
mình ông thức. Ông lụi cụi thêm ít củi, châm ít nước. Ông canh chừng nồi bánh…
Một tiếng nổ khủng khiếp. Cả nhà ù tai. Đại bác từ Kiểm Lâm, từ Ái Nghĩa vẫn bắn sang. Khói bụi bay mù trời. Ông hắn không còn. Cả cái bếp, cả nồi bánh cũng không còn…
Một tiếng nổ khủng khiếp. Cả nhà ù tai. Đại bác từ Kiểm Lâm, từ Ái Nghĩa vẫn bắn sang. Khói bụi bay mù trời. Ông hắn không còn. Cả cái bếp, cả nồi bánh cũng không còn…
*
* *
Mắt hắn nhưng nhức. Sống
mũi hắn cay cay. Hắn thêm ít củi vào bếp, châm ít nước vào nồi. Hắn ngồi nhìn
ngọn lửa. Bếp xưa chờn vờn, chờn vờn…
Chợt có tiếng vợ hắn:
"Bánh chín chưa anh?– Cô ấy đến bên cạnh hắn nói tiếp- Thôi, anh đi nghỉ
đi! Để em ngó cho”.
Vợ hắn cũng thêm ít củi
vào bếp, châm ít nước vào nồi.
Bếp xưa đỏ hồng ngày
Tết!
Năm 2000
Phan Trang Hy
Phan Trang Hy
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 26.01.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
CON HEO GÀN DỞ
Thế là mọi sự bắt đầu từ
chuyện con heo mà vợ tôi mua cách đây sáu tháng.
Những ngày đầu, chuyện con
heo đối với vợ chồng tôi thật là hạnh phúc. Góp nhặt, bòn chắt, cả hai đứa tôi
đều mơ ước sẽ nuôi heo để đến Tết giết thịt. Từ ngày hai đứa lấy nhau đến giờ,
chưa có năm nào chúng tôi phải lo chuyện thịt bánh. Nhưng năm này trở đi phải
khác chứ! Không lẽ cứ bám riết ông bà già hai bên. Một lần thì được. Hai lần
cũng cho là tàm tạm… Không lẽ đến lần thứ chín, thứ mười! Nhất quyết phen này phải
nuôi heo cho bằng được. Có heo, chúng tôi tính như thế này: giết thịt nó trong
những ngày giáp Tết, chia bớt ba đùi, mình cũng còn lại một đùi, cái đầu, bộ
lòng cúng tất niên. Thật là tuyệt!
Con heo lúc vợ tôi mới mua về nặng khoảng năm ký. Mới nhìn, bạn không chắc nó là heo đâu. Giống con chó con có lông thưa trắng thì đúng hơn. Nhiều anh bạn đến xem tôi khoe heo đã nói đùa: "Vợ chồng mày mua heo về để giữ nhà chắc?”. Chuyện đùa của các anh bạn ấy, tôi ngẫm đi ngẫm lại thấy đúng thật. Không phải heo giữ nhà mà là tôi. Cứ ngày này qua ngày khác, bữa nọ qua bữa kia, những ngày lên lớp dạy thì khác, còn thời gian rảnh là tôi bám riết lấy con heo để mà tắm rửa, kỳ cọ, cho ăn. Lúc nào con mắt tôi cũng quan sát kỹ nó như thể mỗi lần tôi hướng dẫn học sinh lĩnh hội bài giảng khi tôi sử dụng đồ dùng dạy học. Tôi siêng nhìn ngắm nó vì các cụ bà khuyên tôi phải như vậy để heo mau lớn. Tôi ao ước có phép thần đun ống đu đủ thổi nó phồng to lên. Chứ cái kiểu nuôi heo như tôi chắc có ngày phải giải nghệ.
Con heo lúc vợ tôi mới mua về nặng khoảng năm ký. Mới nhìn, bạn không chắc nó là heo đâu. Giống con chó con có lông thưa trắng thì đúng hơn. Nhiều anh bạn đến xem tôi khoe heo đã nói đùa: "Vợ chồng mày mua heo về để giữ nhà chắc?”. Chuyện đùa của các anh bạn ấy, tôi ngẫm đi ngẫm lại thấy đúng thật. Không phải heo giữ nhà mà là tôi. Cứ ngày này qua ngày khác, bữa nọ qua bữa kia, những ngày lên lớp dạy thì khác, còn thời gian rảnh là tôi bám riết lấy con heo để mà tắm rửa, kỳ cọ, cho ăn. Lúc nào con mắt tôi cũng quan sát kỹ nó như thể mỗi lần tôi hướng dẫn học sinh lĩnh hội bài giảng khi tôi sử dụng đồ dùng dạy học. Tôi siêng nhìn ngắm nó vì các cụ bà khuyên tôi phải như vậy để heo mau lớn. Tôi ao ước có phép thần đun ống đu đủ thổi nó phồng to lên. Chứ cái kiểu nuôi heo như tôi chắc có ngày phải giải nghệ.
- Sao? Suốt ngày tôi nghe
anh lằm bằm chuyện heo. Bộ mình anh mệt chắc? Ăn rồi suốt ngày cứ bám riết lấy
mấy quyển sách thì được. Cho heo ăn ngày có bữa cũng cho thế này thế nọ. Nuôi
nó cho mình tôi ăn chắc! Sách, sách, ngày nào cũng sách!
Nghe vợ cằn nhằn, tôi cảm
thấy sợ chuyện heo chi lạ! Tôi mê sách thật đấy, nhưng cũng vừa thôi. Cũng phải
mê vợ, mê con chứ, phải không các bạn? Mà sách tôi đọc những ngày này đâu phải
là những cuốn tiểu thuyết dày cộm, đồ sộ, nổi tiếng, cũng chẳng phải là những
triết thuyết mới mẻ, hay ho, mà là tôi đọc phương pháp nuôi heo mau lớn. Và kể
từ đó, tôi chạy lăng xăng, lưới xưới tìm thức ăn thức uống giàu dinh dưỡng cho
heo. Nào là cám, rau xanh, đường, dầu, cá, vị tinh… đều tẩm bổ cho heo. Thế mà
con heo ôn dịch vẫn trơ trơ không chịu lên cân.
- Không đọc sách một bữa
ăn không ngon à? Anh nhìn xem, khối người có thèm rờ tới sách đâu mà người ta
vẫn sướng! Sách đọc nhiều có no được bữa nào không? Suốt ngày, sách với vở!
Thế là bùng nổ chiến tranh
trong gia đình tôi. Bộ mặt hai vợ chồng tôi kéo những đám mây tích điện về
trang điểm. Không khí nặng trình trịch. Từ miếng cơm nhai chẳng thấy ngon, tới
lời nói chẳng thèm muốn nói. Cũng tại con heo ôn dịch. Tôi bắt đầu nghĩ miên
man về chuyện heo quéo. Nếu không nuôi nó thì vợ chồng tôi đâu có cãi vả nhau.
Nếu không nuôi nó thì chắc trong nhà tôi luôn vang lên điệu nhạc "anh anh
em em”?
Tôi lấy sách ra đọc, còn
vợ tôi lên giường nằm. Chúng tôi chẳng tha thiết gì đến chuyện cho heo ăn thêm
bữa như lệ thường.
Đến 9 giờ tối, tiếng heo
bắt đầu kêu. Vợ tôi vẫn nằm, và tôi vẫn cứ đọc sách. Tiếng heo kêu mỗi lúc một
to. Không còn réo gọi mà là tru tréo. Tiếng heo kêu như mũi kim nhọn chích vào
màng nhĩ người ta, như cào xước mặt người ta. Tôi giả đò đọc sách, bỗng giật mình.
- Kêu này! Kêu này!... Mỗi
tiếng "kêu này, kêu này” vang lên là tôi nghe tiếng cây nện trên lưng con
heo khốn kiếp.
Tôi vẫn cứ giả đò đọc
sách. Những ngày đông chí lạnh. Và lạnh nhất là cuộc chiến tranh vì con heo.
Sáng dậy, vẫn còn giận, tôi đi dạy thật sớm, bỏ mặc con heo cho vợ…
Sáng dậy, vẫn còn giận, tôi đi dạy thật sớm, bỏ mặc con heo cho vợ…
*
* *
Tiếng pháo giao thừa
rộn nổ. Tôi châm lửa đốt dây pháo Nam Ô chính hiệu dài 2 mét. Đợi tan khói
pháo, đợi dứt lễ Hành Khiển, vợ chồng tôi ngồi bên bàn trà cắn hạt dưa, ăn mứt…
Tất cả các thứ sắm mừng Tết đều nhờ vào con heo.
- Anh thấy không?
Mình nuôi heo cũng lợi anh nhỉ? - Vợ tôi nhìn tôi với đôi mắt sáng rực như cả
mùa xuân đang tràn vào mắt cô- Năm mới, mình tiếp tục nuôi heo chứ anh?
- Ờ.
Tôi ậm ờ trả lời.
Pháo mừng xuân mới vẫn còn
rộn nổ.
Xuân Giáp Tuất-1994
Địa chỉ: 81 Thạch Lam, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
ĐT: 0935484482
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
08.11.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP. Đà Nẵng ngày 14.12.2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét