Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng chắp cánh thơ ngây - Hoàng Giao
Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014
(Nguyễn Khoa Đăng: "Nhân dịp tập thơ ĐỘI NÓN CHO CÂY được tái bản lần thứ 2 -NXB Thanh Niên 2014- với số lượng lớn, xin được giới thiệu lại bài viết cho lần tái bản thứ nhất, năm 2004 của tác giả Hoàng Giao" (2014)
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Hoàng
Thị Giao
Bút danh Hoàng Giao
Bút danh Hoàng Giao
Năm sinh:
1960
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên vănthư BV
Chấn Thương chỉnh hình, Q5, TPHCM
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Hoàng Giao
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên văn
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Hoàng Giao
NHÀ VĂN NGUYỄN KHOA ĐĂNG CHẮP CÁNH THƠ
NGÂY
(Nguyễn
Khoa Đăng: "Nhân dịp tập thơ ĐỘI NÓN CHO CÂY được tái bản lần thứ 2 -NXB
Thanh Niên 2014- với số lượng lớn, xin được giới thiệu lại bài viết cho lần tái
bản thứ nhất, năm 2004 của tác giả Hoàng Giao" (2014)
Tập thơ “Đội nón cho cây” của nhà văn
Nguyễn Khoa Đăng viết cho thiếu nhi do Nhà Xuất bản Trẻ ấn hành tái bản tháng 5
năm 2004 là một tập thơ hay, thơ ông rất “đằm thắm trữ tình”, ai đọc cũng nhận
ra điều ấy. Và cảm xúc của nhà văn lại mênh mông, tha thiết tình yêu…con trẻ…
Vì vậy ông đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách dễ dàng như chính ông đang là một
đứa trẻ vậy! Có lẽ vì từng là thầy giáo đã cho ông cách nhìn về trẻ em một cách
độc đáo, đáng yêu. Một tập thơ như thế này là cần cho tuổi thiếu nhi lắm? Đọc
thơ, bé như được nâng đôi cánh ước mơ… nuôi dưỡng trí tưởng tượng cũng như tình
thương yêu và lòng nhân ái với con người.
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã từng viết
truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, kịch bản phim, các sách về trắc nghiệm tâm
lý, từng là giáo viên cấp 2, luật sư bào chữa 216 phiên tòa bênh vực quyền lợi
cho những người nông dân bất hạnh. Ông còn là nhà báo, còn có cả một hồn thơ
quyến rũ, nhất là thơ viết cho trẻ em (tập thơ Đội nón cho cây).
“Nắng
lẻn qua khe cửa
Nắng đọng lại tay em
Kìa nắng đang nhảy múa
Trên những mái tóc mềm” (Nắng)
Câu thơ lung linh màu nắng, một khung trời
tuổi thơ hiện ra… tinh khiết
Phải yêu thế giới tuổi thơ như thế nào mới
có được cái cảm hứng tuyệt vời đến như vậy giành cho các “bé”. Bài thơ “Cái lá”
thì bé nào chả thích, đọc và cứ việc tủm tỉm cười, khoái chí cười. Cái lá mà có
tính nết… như người. Eo ơi! Sao mà giống “bé” thế. Thử đọc mà xem nhé, có giống
mình không nào?
“Bìm
bìm láu cá
Tính hay leo trèo
Cái lá nheo nheo
Như con mắt xếch” (Cái lá)
Toàn bộ tập thơ tác giả thường dùng lối thơ
tự do, 4 chữ, 5 chữ là chính, đôi khi 3 chữ, đôi khi thơ lục bát. Lối viết này
có lẽ rất phù hợp với thiếu nhi, cái tuổi bay nhảy hồn nhiên và láu lỉnh.
“Hôm
nào
Cái máy xát
Bị mệt
Cái cối xay
Làm thay”
…
“Làm
luôn tay
Mồm vẫn hát” (Cái cối xay)
Dường như người cha đang kể cho con bé nghe
về cái cối xay lúa. Hơn thua là cái kiểu kể như thế nào kìa.
Cái máy bị hư thì nói là “bị mệt”. Cái cối
xay kêu ù ù lại bảo “mồm vẫn hát”. Lối dùng từ nhân cách hóa này rất thu hút sự
chú ý của người ta. Câu thơ nhát gừng 2 chữ, 3 chữ, tôn thêm vẻ đẹp của câu kể
khẳng định hấp dẫn. Nó làm cho các em đọc thơ mà như đang há miệng ra nghe,
người kể như đang ngồi trước mặt vậy. Nó nâng trí tưởng tượng cho các em và
gieo vào lòng các em tinh thần tương trợ lẫn nhau và lạc quan trong tư tưởng.
Tác giả muốn nhắn nhủ rằng dù bất cứ công việc gì, học tập hay lao động, mà có
tình đoàn kết thương yêu, hỗ trợ, miệng vẫn vui vẻ ca hát là tuyệt chiêu của
thành công đấy các em. Điều đó thôi thúc các em phấn chấn và say mê… sống.
Không phải là một “kim chỉ nam” cho các em sao?
Bài thơ “Dòng và chữ” rèn cho các em lối
sống tự do trong khuôn khổ. Hãy xem cách diễn tả các chữ viết khi không có dòng
kẻ ra sao nè:
“Đứa
tụt xuống hố sâu
Đứa húc đầu vào nhau
Đứa lao đao chực ngã”
Rõ ràng chữ viết là biểu hiện của tự do mà
dòng kẻ là khuôn khổ.
Thơ của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng chất đầy
tính giáo dục khôn khéo, bằng cách dùng từ nhân hóa hài hước dễ tiếp thu. Đồng
thời chứa đựng một khối tình lớn như biển cả, êm dịu. Đây là bài “Mưa phùn”:
“Trời
bỗng nhiên dịu ngọt
Thì ra mưa phùn về
Từng giọt nhỏ li ti
Rơi êm như rây bột”
Mưa rơi “êm” như “rây bột”. Từ so sánh này
rất xác đáng và hay. Vừa tỏ vẻ sự dịu êm của trời đất, vừa bày tỏ sự êm đềm của
lòng người.
“Vườn
rau em mới trồng
Thấy mưa phùn về tới
Vội vàng thay áo mới
Màu xanh mướt như nhung”
Khi không còn mưa phùn, sợ rau héo, em lấy
bình phun nước tưới rau thì:
“Ngỡ
mưa phùn trở lại
Vườn rau xòe lá cười”
Giống như bé đang “xòe” miệng cười vậy. Nụ
cười thần tiên…
“Vội vàng thay áo mới” và “vườn rau xòe lá
cười” là hình ảnh sinh động chỉ có con trẻ mới có… Viết được những câu như thế
này không phải ai cũng viết được, phải biết hòa vào tâm tư ước mơ của lứa tuổi
ấy mới có thể viết cảm xúc được như vậy.
Thơ của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng bao giờ
cũng “nhân từ” với đời, kể cả cỏ cây, hoa lá và những vật vô tri vô giác cũng
có hồn người.
Bài “Đội nón cho cây” viết rất cảm động:
“Thương
cây bàng con
Phơi đầu ngoài nắng
Bé tìm mê nón
Đội vào cho cây”
Hình ảnh em bé mới ngộ làm sao vì lòng nhân
ái bao la của bé đã thổi tình vào cây đề theo năm tháng dài lâu chiếc nón ấy
trở thành “chiếc lọng” và “xòe vòng tán rộng” che nắng cho đời …Cây lớn tình bé
lớn lên theo.
Còn rất nhiều bài hay. Bài “Mùa lúa chín”
đã được Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát ”Em đi giữa biển vàng”, đã được
thiếu nhi cả nước năm 2000 bình chọn là 1 trong 50 bài hát, bài thơ hay nhất
viết cho thiếu nhi thế kỷ 20.
Bông
lúa quyện
Trĩu bàn tay
Như đựng đầy
Mưa gió nắng
Như đeo nặng
Giọt mồ hôi”… (Đồng lúa chín)
Câu thơ 3 chữ cùng với lối so sánh dồi dào
ý tưởng này đã thổi vào lòng các em niềm cảm thông sâu sắc đời sống người nông
dân làm ra lúa gạo... Tạo cho các em biết yêu, biết trân trọng và nâng niu giá
trị..lao động.
Còn có những bài thơ rất riêng tư, dí dỏm,
biểu hiện tình cảm gia đình của chính nhà văn. Những bài viết cho con gái con
trai, về “bé Vân”, “bé Trang”, “bé Hoa”, “thằng Đàn” là tất cả những gắn kết
keo sơn của đại gia đình này. Đọc thơ ông tôi tin rằng các con ông rất yêu và
phục cha mình.
Bài “Tại mồm Đàn đấy” có những câu rất thú
vị được đặt vào miệng Đàn:
“Bà
ngoại ngừng ru
Nó bảo: “Bà bà
Đừng họ mồm lại”
Ai mà không thấy yêu, không phải cười vì
cái từ “họ mồm” “sáng tạo” ấy!
Khi nhà văn đi thăm con ốm vì xe không đèn
bị lao xuống hố gãy 2 cái răng sợ con buồn liền vào vai kịch:
“Há
miệng to bố hét;
- Răng của ta đâu rồi” (Nghe tin con ốm- viết cho Quỳnh Hoa)
Thế là “hai
bố con cùng cười”
Khi viết về đứa con gái đầu lòng với niềm
say sưa vô bờ bến:
“Nghe
con nhẹ thở
Cha mẹ thấy vui
Như trong cuộc đời
Có thêm tiếng hát” ( bài Con là…viết cho Quỳnh Vân)
Ta như nghe rõ tiếng nhịp đập của con tim
chan chứa yêu thương của phút đầu tiên được làm cha, làm mẹ… Bây giờ “bé Vân”
đã 40 tuổi làm mẹ của 3 đứa con cũng đã lớn. Bé Trang, Hoa, Đàn cũng làm người
lớn cả rồi. Được đọc những dòng thơ của bố khắc họa tuổi ấu thơ của mình chắc
không khỏi mỉm cười hạnh phúc?
Năm 2004
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 10.10.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét