Nhà thơ Thu Hoài: Bình Định có ba nhạc sĩ tài danh của dân tộc.
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Bình Định có ba nhạc sĩ tài danh được sinh trưởng trong một gia đình mà rất ít người biết về thân thế. Đó là: Nhạc sĩ Sáu Trà tức Sáu Lầu, tác giả của bản nhạc DẠ CỔ HOÀI LANG. Nhạc sĩ Bảy Thiều liêu trai của thời đại, quán quân về đàn tranh Tại cuộc thi đàn Huế 1930. Út Em nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc Hoàng Gia Xiêm (Thái Lan).
Tác giả Thu Hoài
Tên khai sinh Nguyễn Thu Hoài
Quê An Nhơn – Bình Định
Tên khai sinh Nguyễn Thu Hoài
Quê An Nhơn – Bình Định
Nguyên Tổng Thư ký Hội VHNT Nghĩa
Bình - Bình Định (1983-1990)
Hiện đang thường trú tại TP.
HCM
ĐT: 08 38495227 & 0909859658
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
ĐT: 08 38495227 & 0909859658
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
Bình Định có ba nhạc sĩ tài danh được sinh trưởng trong một gia đình mà rất ít người biết về thân thế. Đó là:
Nhạc sĩ Sáu Trà tức Sáu Lầu, tác giả của
bản nhạc DẠ CỔ HOÀI LANG.
Nhạc sĩ Bảy Thiều liêu trai của thời đại,
quán quân về đàn tranh Tại cuộc thi đàn Huế 1930.
Út Em nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc Hoàng
Gia Xiêm (Thái Lan).
Vào những năm đầu của thế kỷ trước, tại
làng Phú Đa, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định(*) có ba người con
trong một gia đình đều nổi tiếng là thần đồng âm nhạc, đàn hay, hát giỏi, người
người ngưỡng mộ, báo chí không ngớt lời ca ngợi.
Mẹ của ba thần đồng đó là trưởng cung nữ họ
Phan từng phục vụ cho bà Hoàng Thái Hậu ở triều đình Huế. Bà đẹp người đẹp nết,
đàn hay, múa giỏi, biết làm thơ, ngâm thơ, lại là người giỏi về nội trợ, nên
được bà Từ Dũ, mẹ đức vua yêu quý. Bà là dì ruột phó bảng Đào Phan Duân, Tuần
Vũ Khánh Hoà, do đánh tên công sứ Khánh Hoà, nhưng chỉ bị cách chức, không bị ở
tù, là nhờ có sự giúp đở của bà, thông qua bà Từ Dũ. Năm bà ba mươi tuổi, bà Từ
Dũ bèn gọi bà đến và bảo:
- Đến lúc này con không thể ở với bà nữa,
con phải đi lấy chồng để lo sự nghiệp cho tương lai.
- Thưa bà, con xin bà cho con ở đây để hầu
hạ bà.
- Không được. Bà đã nhắm cho con một viên
quan Hậu Bố đang làm việc tại Quảng Bình. Anh này người huyện Phú Mỹ cũng cùng
tỉnh Bình Định với con đó.
Thế là viên quan Hậu Bố kết duyên cùng cô
trưởng cung nữ họ Phan của bà Từ Dũ.
Hai người sinh hạ được chín người con,
trong đó có ba người con trai là Sáu Trà – Sáu Lầu, Bảy Thiều và cậu Út. Được
thừa hưởng gen nghệ thuật của người mẹ và cái gen làm thơ, viết lách của cha,
ba anh em Sáu Lầu sớm phát triển năng khiếu âm nhạc. Mhờ sự dạy dỗ của cha mẹ,
tự rèn luyện, ba anh em ông khi mới lên năm sáu tuổi đã biết chơi nhiều loại
đàn.
Sáu Lầu ở quê thường gọi là Sáu Trà được bà
Từ Dũ rất yêu quý. Bà muốn cậu bé sau này sẽ là người thầy âm nhạc cung đình
Huế cho họ hàng và quê hương của bà ở Vĩnh Long. Nên bà đem Sáu Trà về gia đình
ở Vĩnh Long nuôi từ bé. Sáu Lầu vào Vĩnh Long và giao du với các văn nhân tài
tử ở miền tây Nam Bộ, nhất là lúc đó có bị Mạnh Thường Quân là công tử Bạc
Liêu. Sáu Lầu chẵng những chơi dàn, dạy đàn mà còn viết sách và làm thơ.
Vào những năm đầu thế kỷ hai XX, một đoàn
các nhạc sĩ, nhạc công của cung đình Huế tổ chức cuộc điền dã phương Nam nhằm
tìm hiểu và đánh giá tình hình sử dụng âm nhạc cung đình ở Nam Bộ. Được tin
này, Sáu Lầu cùng bạn bè của mình bàn với nhau phải có một cái gì đó để chào
mừng đoàn nhạc sĩ cung đình và cũng để chứng tỏ xứ này cũng không thua sút gì
họ. Ý tưởng đó ngày đêm nung nấu khát khao sáng tạo của chàng nhạc sĩ trẻ Sáu
Lầu. Trước khi đoàn nhạc sĩ cung đình Huế đến Nam Bộ, bản Dạ cổ hoài lang của
Sáu Lầu đã hoàn tất. Ông đem biểu diễn chào mừng đoàn, mọi người đều ngạc nhiên
và vo cùng thán phục. Từ đó âm nhạc Tài Tử Nam Bộ nổi tiếng và phát triển ngoạn
mục, làm tiền đề cho ca kịch cải lương ngày nay.
Đờn ca Tài Tử Nam Bộ bắt nguồn từ nhạc cung
đình Huế, nhưng không phải Huế. Nó là sự sáng tạo độc đáo của các nhạc sĩ dân
gian Nam Bộ, của nhân dân Nam Bộ. Khi từng lớp thị dân đang phát triển (mọi sự
so sánh đều khập khiểng, nhưng đờn ca Tài Tử Nam Bộ, cải lương Nam Bộ có cái gì
giống loại kịch melodram của châu Âu thời tiền tư bản, khi các thị xã, thị
trấn, thành phố, trung tâm công nghiệp bắt đầu hình thành). Người dân Nam Bộ
hoà mình vào thiên nhiên, dòng sông, bến nước, con đò, vườn cây, những đêm
trăng trên bên dưới thuyền làm cho họ vừa hào hoa vừa phóng túng, nhưng vô cùng
nhân hậu và vị tha. Tính chất đó làm cho nhạc cổ của Nam Bộ có sắc thái riêng,
không giống một nơi nào trong nước. Khi ta xem hát cải lương, ta có thể có
nhiều ý kiến, nhất là một người rất khó tính như tôi, như lời lẽ, sắc thái,
cung bậc, trường độ, cao độ, nhất là tiết tấu của nhân vật, của từng xen, của
cả vở diễn. Nhưng khi nghe âm nhạc Tài Tử, tôi bị cuốn hút và đắm say trong các
làn điệu, âm thanh, âm sắc và luyến láy. Đó là một loại hình âm nhạc tuyệt vời
vừa có cái gì cổ điển vừa có nét hiện đại. Không phải ngẩu nhiên đờn ca Tài Tử
Nam Bộ được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể của nhân loại, chỉ
tiếc rằng trong lễ vinh danh, trao bằng di sản danh dự đó, thiếu vắng đại diện
tỉnh Bình Định là quê hương của nhạc sĩ tài danh Sáu Trà - Sáu Lầu, tác giả của
bản Dạ Cổ Hoài Lang.
Bảy Thiều**, em ông Sáu Lầu cũng không thua
sút gì anh mình. Ông được mệnh danh là liêu trai của thời đại ở Bình Định thập
niên XX của thế kỷ trước. Khi Bưu Ưng về nhận chức tổng đốc tỉnh Bình Phú, lúc
giờ tỉnh đường còn đóng ở thành Bình Định, biết tiếng chơi đàn của Bảy Thiều,
nên mời ông vào dinh chơi nhạc. Lần ấy Bảy Thiều rất xúc cảm thấy mình được
trọng vọng, ông được khích lệ và chơi đàn rất say mê, uyễn chuyển, nhấn nhá,
luyến láy tuyệt vời làm cho Bửu Ưng say đắm, bàng hoàng như đang đi vào cỏi
mộng, thiên đường của âm thanh và màu sắc. Khi tiếng đàn vừa dứt, tổng đốc Bửu
Ưng bàng hoàng như vừa bước ra khỏi chốn thiên thai, ông run run hỏi Bảy Thiều.
- Ông chơi bản gì mà hay thế?
- Dạ thưa quan, tôi chơi bản Tứ Đại Cảnh
của ngài đó.
Bưu Ưng khựng lại một chút, mặt mày rạng
rỡ, đến ôm Bảy Thiều. Từ đó hai người thân thiết với nhau tư Tử Nha và Chung
Kỳ. Người ta đồn rằng mổi khi Bảy Thiều cất lên tiếng đàn và âm thanh tràn qua
thành Cửa Đông là, réo rắt trên mái chùa và là là trên những hàng cây cổ thụ
của Bình Định thành, âm hồn từ các nơi lũ lượt kéo về C chung quanh thành để
thưởng thức. Từ đó Bình Định xuất hiện Liêu trai của thời đại.
Năm 1930, triều đình Huế mở hội thi chơi
đàn. Lần đó Bảy Thiều đoạt giải quán quân về đàn tranh với số điểm 20/20.
Nguyễn Hữu Ba sau này là viện trưởng viện âm nhạc Sài Gòn, đứng thứ nhì với số
điểm 18/20. Thi tỳ bà, ông Nguyễn Hữu Ba đứng nhất với số điểm 19/20 và Bảy
Thiều đứng thứ nhì với số điểm 18/20. Tờ Đông Dương ngày ấy đã phải kêu lên
Người Bình Định chơi đàn Huế và nhất Huế.
Người em út của Sáu Lầu và Bảy Thiều, lên
chín tuổi đã chơi thông thạo các loại đàn. Toàn quyền Đông Dương đã cho cậu bé
sang Pháp học nhạc tại nhạc viện Paris .
Năm vua Xiêm sang thăm nước Pháp, chính phủ
Pháp tổ chức biểu diễn giao hưởng để chào mừng nhà vua. Vua Xiêm hỏi
- Nhạc trưởng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng
của Pháp là người châu Á sao?
- Vâng, chỉ huy dàn nhạc này là người An
Nam, một thiên tài đó.
Vua Xiêm ngỏ ý xin viên chỉ huy dàn nhạc
người An Nam về chỉ huy dàn nhạc của hoàng gia. Chính phủ Pháp đồng ý. Thế là
cậu em Út của Sáu Lầu và Bảy Thiều nghiễm nhiên trở thành người chỉ huy dàn
nhạc hoàng gia Xiêm thời đó.
Sau này Bảy Thiều có người con trai là nhạc
sĩ La Nhiên cũng là một thần đồng âm nhạc. Trước năm 1975, trong cuộc thi chơi
đàn Mandolin, La Nhiên đã đoạt giả quán quân, độc đáo nhất là anh chơi đàn hai
tay, cả tay trái lẫn tay phải, làm cho khán giả vô cùng lạ lẫm. Một cô gái
người Pháp đã mê anh chàng nhạc sĩ đó và có với chàng hai người con. Mới đây
các cháu từ Paris
về làm mộ ông bà nội. Thế đó, Bình Định quê tôi.
Khi tôi viết bài này, nhìn thấy bé Thiện
Nhân quê ở Tuy Phước, tỉnh Bình Định đoạt giải quán quân toàn quốc tại cuộc thi
các ca sĩ nhí năm 2014. Rồi lại nghe tin cháu Xuân Mai quê ở huyện Phù Cát,
Bình Định nổi tiếng từ hồi mới lên ba tuổi, bị tai nạn ở Hoa Kỳ.
Tôi viết bài này trong một tình yêu quê
hương rất lạ, âm nhạc như một dòng sông lịch sử chảy dài theo thời gian dưới
bầu trời nghệ thuật lộng lẫy sắc màu nghệ thuật của Bình Định quê tôi.
Đó là truyền thống. Không có gì có thể chia
cắt giữa quá khứ và hiện tại. Nó là một dòng sông chảy xiết đến muôn đời.
----
*Theo
tư liệu khác ghi là: Sáu Lầu sinh năm 1892 tại rạch Cây Cui, thôn Thuận Lễ,
tổng Thạnh Hội phủ Tân An tỉnh Gia Định, bây giờ là Mỹ Thuận, Tân An, Long An. (http://vanhoaviet.info/Ca.htm).
**Theo
tư liệu khác ghi là: http://text.123doc.vn/document/1163107-tran-tro-ve-danh-cam-ho-nguyen-lam-bich-thuy.htm
----
Thu Hoài © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 24.10.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét