Hoàng Giao bình bài thơ Thu Hồ Gươm của Bùi Nguyệt
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Hồ Gươm là một di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội- trái tim Tổ quốc chúng ta và là nguồn cảm hứng của thi ca từ xa xưa đến ngày nay. Cũng từ nguồn cảm hứng này, bài thơ THU HỒ GƯƠM của Bùi Nguyệt đã hiện lên như một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, trong khuôn khổ thất ngôn bát cú Đường luật.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Hoàng
Thị Giao
Bút danh Hoàng Giao
Bút danh Hoàng Giao
Năm sinh: 1960
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên vănthư
BV Chấn Thương chỉnh hình, Q5, TPHCM
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên văn
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
HOÀNG GIAO BÌNH BÀI THƠ THU HỒ GƯƠM CỦA BÙI NGUYỆT
THU HỒ GƯƠM
(Thơ
Bùi
Nguyệt)
Mặt nước hồn thu in bóng cây
Tháp Rùa trầm mặc dưới trời mây
Lăn tăn sóng gợn rung cành rủ
Thấp thoáng trăng cài quện tóc bay
Ngọn Bút vươn cao tô vẻ đẹp
Trang thơ mở rộng thấu tình say
Hồ gươm chứng kiến bao huyền thoại
Níu bước người đi nhớ chốn này.
(Chemnitz ,
CHLB Đức)
Lời bình của Hoàng Giao
Hồ Gươm là một di tích
lịch sử của Thủ đô Hà Nội- trái tim Tổ quốc chúng ta và là nguồn cảm hứng
của thi ca từ xa xưa đến ngày nay. Cũng từ nguồn cảm hứng này, bài thơ THU HỒ
GƯƠM của Bùi Nguyệt đã hiện lên như một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, trong
khuôn khổ thất ngôn bát cú Đường luật.
Ngay cái thi đề đã gợi
lên cái trong xanh tình tứ của “trời thu xanh ngát mấy tầng cao”.
Hai câu đề càng thể
hiện rõ điều đó:
“Mặt nước hồn
thu in bóng cây
Tháp Rùa trầm
mặc dưới trời mây”
Một cảnh tượng huyền
hoặc giữa Tháp Rùa và những bóng cây soi bóng mặt nước hồ. Có lẽ nó lung linh
lắm, mê hồn lắm trong lòng du khách, mà tác giả là người nắm bắt được điều này
để đưa vào thơ. Thơ và cảnh như được thẩm thấu: mặt nước trong veo in bóng cây
hòa vào tâm hồn con người tạo nên một “hồn thu”. Một Tháp Rùa đứng sừng sững
“trầm mặc” dưới “trời mây”. Ở đây tác giả thật khéo léo nhân
cách hóa Tháp rùa qua từ “Trầm mặc”. Trầm mặc là trạng thái suy nghĩ trầm tư
của con người, chỉ thế thôi mà Tháp rùa đã có trái tim của người Hà Nội.
Từ “in” trong câu đầu
được xem là thi nhãn bởi nó làm mặt hồ lung linh rõ nét và nhẹ bẫng cả tâm hồn.
Không gian trên bờ hòa vào không gian dưới nước, làm cho cảnh vật như thật như
mơ.
Tác giả không
viết “hồ thu” mà lại là “hồn thu”? Phải chăng hồ thu chưa đủ ý? Còn “hồn thu”
là thu đã đi vào tâm hồn, tắm mát hồn ta? Hồn thu làm nên một tứ thơ hay hơn,
nên thơ hơn. Cách dùng từ như thế thật là đắc địa.
Tóm lại hai câu thơ
đầu bằng phương pháp dùng từ tượng hình (bóng cây, trầm mặc) và biện pháp tu từ
ẩn dụ, nhân hóa, tác giả đã phác họa được khung cảnh mùa thu Hồ Gươm tuyệt sắc,
một “hồn thu” lay động cả không gian.
Nếu hai câu đề là cảnh
khái quát thì hai câu thực là cảnh chi tiết:
«Lăn tăn sóng
gợn rung cành rủ
Thấp thoáng
trăng cài quện tóc bay»
Bằng những từ gợi tả,
gợi cảm các từ tượng hình: Lăn tăn, gợn, rung, rủ, thấp thoáng, cài, quện, bay…
Tác giả đã diễn tả một sức sống mê hồn, không còn trầm mặc như hai câu
trước mà nó xao động tràn đầy sự sống. Sóng gợn lăn tăn, trăng lung linh hòa
quyện, cành lá rung rinh rủ bóng và dù không nói đến ai chúng ta cũng hình dung
ra bóng hình một thiếu nữ duyên dáng, thả làn tóc bay trước gió giữa thu đang
dạo bên hồ! Tác giả dùng từ “trăng cài” rất khéo và có ý nghĩa. Với tứ thơ nồng
nàn, với cách ví von lung linh, khiến người đọc vừa say vừa sảng khoái, lâng
lâng…
Về kỹ thuật ở cặp thực
này đối hay cả từ, cả ý, cả thanh, đúng niêm luật.
Về đối của hai câu
thực này:
Đối chữ, nghĩa, ý:
Lăn tăn/ sóng
gợn - rung cành
rủ
Thấp thoáng/
trăng cài - quện
tóc bay
Đối ý, đối chữ, đối
nghĩa đều chuẩn đạt từng từ, từng cụm từ đối nhau.
Đối thanh:
BB TT BB T
TT BB TT B
Đối thanh cũng chuẩn.
Như vậy trong bốn câu
thơ đầu tác giả đã diễn tả được trọn vẹn một khung cảnh nên thơ hữu tình của Hồ
Gươm huyền dịu dưới
trăng thanh, một bên Tháp Rùa trầm mặc.
Bây giờ chúng ta
chuyển sang hai câu luận:
Hai câu luận vừa lý
giải vừa bình phẩm những cảnh vật. Cụ thể là Ngọn Bút tô lên vẻ đẹp cuốn hút
lòng tác giả và từ đó đi vào trang thơ ngọt ngào say đắm khơi gợi tình yêu quê
hương đất nước con người.
«Ngọn Bút
vươn cao tô vẻ đẹp
Trang thơ mở
rộng thấu tình say»
Về kỹ thuật ổn, chỉnh
đối, đúng niêm luật.
Ngọn Bút là một cái
Tháp Bút sừng sững kia, nhưng cũng có thể hiểu là cây bút của tác
giả nên đối với «trang thơ» hoàn toàn thú vị… Nó gợi cho ta sự liên tưởng
phong phú,”trang thơ” chưa hẳn là trang thơ mà có thể đó là cảnh sắc nên thơ,
khung cảnh nên thơ mà tác giả đã ví von, liên tưởng. Đọc đến đây, tôi lại nhớ
đến những câu thơ của cố Thi sỹ Chế Lan Viên trong bài thơ “Tổ quốc bao
giờ đẹp thế này chăng”
"Khi
Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du
viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn
Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt
quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...”
Đó chính là sự tinh tế
của tác giả, tính hàm súc của câu thơ và cũng là góc nhìn mở cho người
đọc.
Về đối trong cặp luận
này:
Đối ý, chữ, nghĩa :
Ngọn Bút/ vươn
cao - tô vẻ đẹp
Trang thơ /mở
rộng - thấu tình say
Đối chỉnh từng chữ,
từng nghĩa, từng ý
Đối thanh:
TT BB TT B
BB TT BB T
Đối thanh chuẩn.
Như vậy sáu câu thơ
trên đã tô lên một vẻ đẹp trọn vẹn cả về cảnh về người cả trong ý thơ, tất cả
đã tạo nên những tứ thơ nồng nàn tình yêu đắm say, nỗi nhớ ngọt ngào mà tác giả
dành cho HÀ NỘI nói chung và THU HỒ GƯƠM nói riêng.
Tất cả gói vào một câu
kết thắm chặt nghĩa tình của du khách muôn phương:
“Hồ gươm
chứng kiến bao huyền thoại
Níu bước
người đi nhớ chốn này”
Cũng bằng nghệ thuật
nhân hóa, Hồ Gươm với những Tháp Rùa, Bút Tháp, cầu Thê Húc, những con đường
rợp bóng cây bên Hồ Gươm đã trở thành chứng nhân của lịch sử. Tự trong
lòng nó từ bao đời nay là cả những câu chuyện huyền thoại không ai dễ gì quên,
nơi uy nghiêm, linh thiêng chứa chan niềm hi vọng người đến nguyện cầu, nơi có
những câu chuyện về Rùa Vàng, Gươm Thần giúp dân trừ giặc. Nơi trầm mặc, nên
thơ hữu tình thiên nhiên gợi nhớ. Nơi mà bây giờ “níu” bước chân người đi nôn
nao “nhớ chốn này”. Ý thơ hay, và hai từ “níu bước”ở đây cũng được
xem là thi nhãn. Hà Nội là Thủ đô trọng khách, quý người và du khách về đây ai
cũng lưu luyến chẳng muốn rời chân.
Toàn bộ bài thơ lay
động tâm tình, nhẹ nhàng thanh thoát, như nhịp sống nên thơ quyến rũ. Giá trị
ấy đã cho ta hình dung ra được THU HỒ GƯƠM đã thực sự đi vào tình yêu nỗi nhớ
của tác giả với mùa thu Hà Nội.
TPHCM 20/10/2014
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 24.10.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét