Nghĩ về văn hóa tâm linh và tín ngưỡng ngày nay - Tạp văn Mặc Phương Tử
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Mặc Phương Tử
Địa chỉ: 81b Trần Hưng Đạo,
Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
(Trước đây là Hội viên Hội VHNT. Đồng Nai, mới thay đổi địa chỉ.)
ĐT: 0902425286.
Email: macphuong52@yahoo.com
_____
ĐT: 0902425286.
Email: macphuong52@yahoo.com
_____
NGHĨ VỀ VĂN HÓA TÂM LINH
VÀ TÍN NGƯỠNG NGÀY NAY.
“Chúng sanh chìm bùn
dục
Những kẻ không thấy đời…”
Subha.
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của
xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng
nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào
đi nữa! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả
vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của
con người và nhiều sinh loại khác.
Thế nhưng từ bao thuở xưa xa cho đến tận
bây giờ, số đông con người vẫn miệt mài, nôn nã, ước vọng đi tìm kiếm hạnh phúc
cho riêng mình, để rồi có được chăng, chỉ là bao mơ hồ huyền hoặc của lớp khói
sương phù phiếm mà thôi, bởi sự tham cầu vô vọng, do niềm tin được thông qua sự
sợ hãi, do tầm cầu để được thỏa mãn các dục lạc. Và nếu như bao hình thức cả
nội dung ấy vẫn còn duy trì một cách đắm đuối, thiết nghĩ cũng lắm nỗi mịt mù,
mục nát cho hướng nẻo tương lai trong cuộc tử sinh nầy. Mà tác nhân đứng phía
sau đó là một vài đạo sư, đạo sĩ, đạo nhân, nhân danh, tư tách, thậm chí còn
cho là bổn phận từ cõi nầy cõi kia đến để cứu đời với bao hình thức cầu nguyện,
bùa chú, phép linh mầu nhiệm.v.v…
Ngày nay, đứng trước bao hiện cảnh trong
cuộc sống, chúng ta thường cho rằng thời đại phát triển khoa học, tầm vóc vĩ
đại và văn minh của nhân loại, thậm chí còn cho rằng: “văn hóa, văn minh tâm linh” hô hào tuyên truyền những tính đặc thù
vượt thoát siêu hóa đến cộng đồng loài người, thế nhưng thực chất, có việc lại
đi lùi lại sự tiến bộ văn hóa, văn minh đạo lý tâm linh ấy một cách cực kỳ nguy
hiểm đến mức đáng được báo động hơn bao giờ hết, đó là vấn đề tín ngưỡng. Đến
đây, chúng ta cùng nghĩ và đề cập đến lỉnh vực tinh thần đạo lý của Đức Phật
cũng như hiện tượng gọi là văn hóa tâm
linh tín ngưỡng đang sinh hoạt trong tổ chức Phật giáo hiện nay (ở góc độ
hẹp).
Từ xa xưa, tín ngưỡng được thổi vào loài
người bằng niềm tin đa thần giáo, rồi kế đến nhất thần giáo… mãi về sau cho đến
thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, thì được Ngài chủ xướng bằng một ý
thức giác ngộ, nhận diện, minh triết qua mọi hiện tượng và các pháp sanh diệt,
khám phá và tuyên bố chân lý thâm diệu sau khi chứng nhập quả vị tối thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là bốn chơn lý cao thượng Tứ Thánh Đế hay còn gọi là
Tứ Diệu Đế, được Đức Phật mở đầu công bố vào thế gian tại vườn Lộc Uyển
(Isipatana) và cũng chính nơi đây giáo
pháp và tăng già được Đức Phật
thành lập.“Cửa bất tử đã mở, cho những ai
chịu nghe…” (Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ I).
Như đã được đề cập ngay từ đầu “chúng sanh chìm bùn dục, những kẻ không thấy
đời…” (Subha). Vì rằng: không thấy được hiện tượng Sanh, Già, Bệnh, Chết bị chi phối bởi Vô thường, Khổ, Vô ngã…đến với các loài hữu tình, và Thành, Trụ, Hoại, Không… đến với không
gian và thời gian… Đồng thời, cũng không rõ biết được những pháp thiện và pháp bất thiện, không thấy sự nguy hại, tàn phá khốc liệt đưa đến
nhiều khổ đau, đọa xứ ác thú địa ngục ngay trong hiện tại. Đó là vô minh, đó là
“không thấy đời”, vì họ đã chìm đắm
trong những lạc thú thấp kém thường tình và đầy dẫy tội lỗi từ nơi Thân, Khẩu, Ý tạo tác từ hiện đời hay trải qua nhiều đời
trong lộ trình sinh tử.
Một điều nữa, chúng ta có thể hiểu thêm
rằng: “không thấy đời…” không chỉ
riêng cho một ai, dù có hình thức tín ngưỡng hay không hình thức tín ngưỡng, dù
người tu xuất gia hay người tu tại gia, mà là do hành xử trong cuộc sống không
phù hợp với lý tính đạo đức, không có tâm xã ly, không khắc phục những ác hạnh
dục tham nơi thân và tâm, hại mình và hại người, không cảm thông và thương
tưởng đến mọi người, mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp chịu nhiều bất hạnh trong gia
đình, xã hội và kể cả trong một đất nước, chỉ biết phục vụ lợi dưỡng cho bản
thân, cho người của mình, không biết chia sẻ sâu sắc từ những cảm thọ thuộc về khổ thọ của con người qua nạn đói nghèo,
chiến tranh tàn phá cướp giựt, thiên tai đói rét và chết chóc, những bất công
đàn áp, cậy thế lực quyền hành hay giàu có.v.v… Đồng thời, qua những điều đó
nếu chính mình là một phần nhân tố, nếu chính mình đem đến hệ quả hay cộng sự
với hệ quả…, không có sự thương tưởng tốt đẹp phù hợp với lý tính đạo đức, để có
được an lạc lâu dài từ thân và tâm, không làm hại mình và người. Thời như vậy
là kẻ “không thấy đời…”. Chúng ta có
dịp đọc những lời thơ tự nhận nơi chính mình, như:
“Ta
cứ chạy hoài
Qua
những bước đời say men
Qua những ước mơ trắng màu ký ức
Qua những dấu hỏi trầm lên khuôn mặt
Ta chạy đuổi một đời
Không tới đích.”
Ta cứ chạy, rượt đuổi, tầm cầu vô vọng bởi
những niềm tin được tẩm ướp bằng chất liệu dục
tưởng thì biết bao giờ mới có sự yên vui đích thực ngay trong hiện tại, nơi
mà chúng ta đang có mặt. Chúng ta hoàn toàn vuột khỏi tầm tay hay không với
được do tầm tay, bởi những ký ức quá khứ lừa gạt, bởi những vị ngọt ảo huyền
chứa đầy chất độc thời gian hứa hẹn, để rồi từ đó sân tưởng và hại tưởng phát sinh, ác hận phát sinh sẽ đưa đến đau
khổ đọa lạc tái sinh. Như vậy, không phải chỉ chạy đuổi một đời mà còn băng qua
nhiều đời, không tìm đâu đích điểm để dừng cuộc phiêu bạt bao nẻo luân trầm. Từ
đây, chúng ta mới thấy lời dạy tuyệt diệu nơi Đức Phật: “…Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát…” (Kinh Tương
Ưng IV).
Như vậy, từ hình thức tín ngưỡng sẽ biến thành niềm
tin đúng pháp, tin vào sự vấn thân và thành tựu của Đức Phật, tin vào những
năng lực Diệu Pháp mà Đức Phật đã trình bày, và tin vào những đệ tử của Đức
Phật đã thực tập để được đắc nhập vào Thánh hạnh, đem lại sự tươi mát, an lạc
hạnh phúc cho chúng sanh, chư thiên và loài người, niềm tin đó sẽ hóa giải khổ
đau, sẽ đem lại lạc trú hiện tại. Đồng thời niềm tin phải luôn được nuôi dưỡng
bởi có sự tu tập Giới-Định-Tuệ.
Ngày nay trong cũng như ngoài nước, chúng
ta thấy có nhiều nơi vận động, kêu gọi tổ chức, thiết lập đàn tràng, lễ cầu
nguyện, lễ chiêm bái khá phổ biến, nếu không nói đó là hình thức “cành lá phạm hạnh”. Gần đây, lễ chiêm
bái xá lợi, và lễ chiêm bái Phật Ngọc Thế giới cũng đã được diễn ra nhiều năm
qua, có nhiều nơi đăng ký tổ chức như; tại các Tự viện, Tịnh xá... Xét thấy
việc tổ chức chiêm bái nói trên nhằm để mọi người đệ tử Phật và mọi giới trong
xã hội đến với lòng kính tin, đến do phát khởi tín tâm (thiện), đến để trưởng
dưỡng bồ đề tâm, tự mình rõ biết và hộ trì chánh pháp, giúp người rõ biết và hộ
trì chánh pháp, điều ấy rất phù hợp tinh thần “sứ giả Như Lai”. Nhưng nếu trái
lại, nó sẽ có tác dụng ngược cho cả hai chúng đệ tử (xuất gia và tại gia), nhất
là Ban tổ chức. Đối với người tổ chức nếu ngoài mục đích trên, sẽ bị lạc mất
quỉ đạo, chệch hướng đi khi thực hiện việc làm hiện hóa Đức Phật vào đời, điều
nầy (có lỗi với Tam Bảo), đối với người tại gia, số đông sẽ chỉ biết dựa dẫm
vào niềm tin để cầu nguyện, không hiểu được ích lợi của sự tu tập để chuyển hóa
tâm hồn, hướng cầu dứt trừ chướng nghiệp ác quấy về thân-khẩu-ý, tích tụ công
đức lành ngay trong hiện tại.
Như vậy, sự phát triển đích thực về “Văn hóa tâm linh” là đồng nghĩa với hành
động hướng vào một nếp sống có ý thức giác ngộ, có nhận chân được mọi sự vật
hiện tượng, có chế ngự được khổ thọ và lạc thọ (dục lạc) không bị các lợi dưỡng
chi phối, có sự tỉnh giác về Thân-Khẩu-Ý, có nhu nhuyễn về sự tu tập, vượt
thoát khuôn sáo bên ngoài, tự mình có tu tập, hướng dẫn người biết tu tập, tự
mình an hòa, giúp người được pháp an hòa.
Có thể nói; đó là kẻ thấy đời, không bị chìm trong bùn dục. Mà cũng là sự cộng hưởng
tịnh hóa vào nguồn mạch tâm linh của Chư Phật, của những bậc Thánh, và Chư Tổ,
bậc giác ngộ tự ngàn xưa cho đến ngàn sau. Đến đây, để kết thúc bài viết nầy,
chúng ta cùng đọc lại lời dạy của Bồ Tát Shantideva (Tịch Thiên) như sau: “Nếu không biết tâm nầy, bí yếu của tất cả
Phật Pháp, thì dù có mong muốn thoát khổ và được an vui, rốt cuộc vẫn phiêu bạt
trong ba cõi một cách vô nghĩa” (Trích: Nhập Bồ Tát Hạnh).
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 03.9.2014 Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét