Kỷ vật – Dương Quốc Việt (Hà Nội)
Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014
Cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa” tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần thời học phổ thông (trước năm 1972). Thời đó loại sách này dường như “bị cấm”. Học sinh khi ấy rất xa lạ với những loại sách này, thậm chí không từng được nghe thấy bao giờ. Cuốn sách được xuất bản thời Pháp chứ không phải thời ta, mà tôi đã đọc nó như người đọc “trộm” từ tủ sách của gia đình tôi.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Dương
Quốc Việt
Tiến sĩ toán – Giảng viên trường Đại học SP. Hà Nội
Email: duongquocviet@fmail.vnn.vn
_____
Dương Quốc Việt
Tiến sĩ toán – Giảng viên trường Đại học SP. Hà Nội
Email: duongquocviet@fmail.vnn.vn
_____
Dương Quốc Việt
Cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa” tôi đã đọc đi
đọc lại rất nhiều lần thời học phổ thông (trước năm 1972). Thời đó loại sách
này dường như “bị cấm”. Học sinh khi ấy rất xa lạ với những loại sách này, thậm
chí không từng được nghe thấy bao giờ. Cuốn sách được xuất bản thời Pháp
chứ không phải thời ta, mà tôi đã đọc nó như người đọc “trộm” từ tủ
sách của gia đình tôi. Sau này tôi muốn tìm lại để các con
tôi và những người thân yêu quý của tôi đọc, thì không sao tìm
lại được nữa?! Chẳng biết cuốn sách còn giá trị về tư tưởng và giáo dục
cho con người thời nay nữa không, nhưng hôm nay xem như tôi đã tìm lại
được một “kỷ vật” của riêng mình. Ngày ấy tôi đọc là một quyển sách dày, bìa
được ai đó tráng lòng trắng trứng gà để khỏi bị nấm mốc-một cách bảo
quản sách của người xưa. Sách gồm 3 phần, nó là một trong những cuốn sách nằm
trong bộ sách “Học làm người” của nhà xuất bản Phạm Văn Tươi-Sài Gòn trước
1954.
Những câu chuyện ngắn ngủi trong cuốn sách
này, đã giúp tôi lý giải được nhiều điều trong cuộc sống mà tôi đã từng trải
qua, từ lúc ra khỏi nhà-xa ngôi nhà ông cha, vào đại học, rồi bị phân công lên
Tây bắc dạy học 6 năm (thời đó sinh viên được nhà nước nuôi hoàn toàn và
khi tốt nghiệp thì phải chịu sự phân công công tác của bộ-mà bắt đầu là sự bí
mật đề xuất của khoa và trường-thời đó ở đâu cũng rất thiếu giáo viên-nhưng
sinh viên tốt nghiệp không được quyền tự do xin việc-trừ trường hợp ngấm
ngầm chạy chọt, hay những thành phần có lý lịch được hưởng ưu tiên) đến
cả những chuỗi năm tháng sau này. Sáu năm dạy học ở trường cao đẳng
sư phạm Tây bắc (1976-1982-nay là trường đại học Tây bắc, khoảng thời gian đầu
đời công tác- trải nghiệm của một thời trai trẻ, đã để lại trong tôi nhiều kỷ
niệm không phai.
Tôi lên Tây bắc, trong một cái cảm giác
“mất tất cả” (ngày ấy lên đến trường cao đẳng sư phạm Tây Bắc ở Thuận Châu-Sơn
La, một trường trực thuộc bộ Giáo Dục, phải mất 3 ngày-tính từ Hà Nội,
đường rất khó đi và ngay cả mua được vé để lên cũng có khi phải chờ
đợi cả tuần). Tôi xa lạ, hay nói đúng hơn là tự tôi làm mình
xa lạ với xứ sở này. Tâm hồn tôi chứa chất những ưu tư, bi kịch trong
tôi: nhu cầu hướng về những trung tâm học thuật lớn, nhưng thực tại
thì tôi đang ở vào một hoàn cảnh mà tôi tự cho là lạc hậu nhất, bi đát
nhất. Khép kín lòng mình, tôi không tự tìm ra những gì đáng yêu ở đó. Tôi
dường như vô cảm với tất cả.
Tôi không bao giờ mất niềm tin về
những giá trị vĩnh hằng của con người. Nhưng những gì tôi đã từng
nhìn từ lăng kính màu hồng-cũng như sự đánh bóng của xã hội về đẳng
cấp-sự cao cả-nhân cách của các trường đại học và của những giảng
viên-những giáo sư-những nhà khoa học thời đó, của một thời con trẻ chỉ
biết đam mê học tập-mà tin rằng người ta sẽ luôn hiểu-đánh giá đúng-trong
sáng-khoa học-công tâm và tạo điều kiện cho các cá
nhân phát triển, đã không còn nữa. Hình ảnh đó đã hoàn toàn sụp
đổ trong tôi-một thanh niên vừa bước sang tuổi 22.
Mặc dù không muốn thế, nhưng trong tiềm
thức sâu thẳm của tôi dường như có những mạch sóng ngầm-những tiếng vọng nào đó
của tiền nhân mách bảo tôi rằng: đó là một sự sụp đổ cần thiết-chính đáng
và đúng lúc-như để chia tay-để cáo chung cho một điều gì đó-mà ở
thời điểm đó tôi còn chưa thấy được rõ ràng-nhưng đã linh
cảm rất rõ sự bất ổn. Và cũng chính từ trong đống đổ nát của niềm tin-sự
thất vọng tột cùng đó, tôi đã nhận ra những người thầy cao cả, những mái
trường thân yêu, mà tôi đã trải qua trong những năm tháng học phổ thông-mà
thời thơ trẻ tôi không thể thấy hết-tôi thầm ngàn lần biết ơn họ.
Trong nỗi buồn mênh mang của tuổi trẻ còn nông nổi khi đó, tôi còn cảm thấy xót
xa-tiếc nuối-xấu hổ và mắc nợ với những gì mà họ đã từng kỳ vọng ở cậu học trò
nhỏ ngày ấy!
Chính trong hoàn cảnh đó, những
câu chuyện trong sách bấy lâu nằm sâu trong ký ức, đã lần
lượt được tái hiện, chúng như nhắc nhở tôi bình tâm trở lại, nó
như giúp tôi nhìn sự việc và con người bản chất hơn, nó cũng cho
tôi hiểu ra nhiều lẽ đời, mà bấy lâu chỉ mải miết học hành, nên
tôi chưa bao giờ suy ngẫm về nó. Một giai đoạn với nhiều nhận
thức mới về con người, về cuộc đời đã xuất hiện trong tôi.
Rồi trong cảnh hoang sơ-đói nghèo-xứ sở,
nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền, nơi mảnh đất cũng không kém phần “lắm
thầy nhiều ma” khi ấy, thì những câu chuyện trong sách đã cho tôi
một chút vốn liếng ban đầu giúp tôi thoát khỏi “vòng xoáy man rợ”-rất dễ bị suy
sụp, khi bản thân bị trải qua một thời như thế.
Không chỉ có vậy, những câu chuyện trong
sách còn góp phần giúp tôi hóa giải được nhiều điều về cuộc sống và con người…
nhất là ở vào những hoàn cảnh, những thời khắc:
Những lúc quặn đau những
thói đời
Những khi dâu bể lệ tuôn
rơi
Những thời bão táp hồn
xứ sở…
Một tiếng tịnh không tấm
chân tình.
Mọi thứ rồi sẽ qua đi, sẽ bị bụi thời gian
che phủ! Ở tuổi này đối với tôi dường như không còn cảm thấy điều gì quá quan
trọng-nhất là về công danh, khiến cho bản thân ham hố nữa. Đồng cảm với nhiều người,
sự trải nghiệm khiến tôi nhận ra “Cổ học tinh hoa”-như một “túi khôn” của nhân
loại, nhưng không chứa chấp trong nó những trí khôn vặt vãnh. Vì dù khôn hay
dại cũng không thể “ăn người”, vả lại đôi khi chỉ trở thành sự bi
hài-như bao bài học mà dân gian đã để lại. Hơn nữa chính “Cổ học tinh hoa”
không những chỉ cho người ta thấy: sự khôn dại cũng chỉ là sự nhìn nhận hạn hẹp
trong tầm mắt và văn hóa của mỗi cá nhân-trong một thế giới với bao biến động
khôn lường, mà còn cho người ta biết phòng tránh và nhận diện những cái khôn
ranh vặt vãnh-ăn người, hại đời… của những kẻ xấu.
“Cổ học tinh hoa”, cũng như
trong muôn vàn những bông hoa, tỏa hương sắc cho đời. Nhưng thụ hưởng phần
hương sắc ấy, chắc chắn sẽ không giống nhau, mỗi loài mỗi kiểu. Người ta cũng
có thể chế tác những hương sắc ấy thành những liều thuốc bổ, nhưng cũng có
thể chế tác nó thành những độc tố gây hại cho đời. Mọi nguyên lý
đã được các bậc thánh nhân đúc kết, xem ra học được cái hay-cái tinh túy
của nó thật không dễ! Nó dường như còn phụ thuộc vào mức độ tiến hóa và
giáo dục của mỗi con người, mỗi dân tộc và mỗi thời đại. Bởi nó không phải là
một thứ tri thức đơn thuần, để có thể lĩnh hội bằng cách đọc thuộc,
hay bằng trí thông minh. Phải chăng vì thế mà có người bảo: “Cổ
học tinh hoa” là một cuốn giáo khoa bất tử,
luôn tỏa ra những vầng hào quang vời vợi lung linh!
Còn phần thưởng của riêng tôi- trải qua
nhiều năm ứng nghiệm, chính là cái điều mà tôi đã ngộ ra, rằng: Quả thật
dù trong bất kể hoàn cảnh nào, thành công hay thất bại, vui say hay cay đắng,
tự tin hay rệu rã, vinh quang hay nhục nhã,
may mắn hay bất hạnh … đều tìm thấy trong sách những thông điệp nhắn gửi của
các bậc tiền nhân, một tiếng vọng ngàn năm được chiết ra từ những trải nghiệm
tinh túy của loài người-góp phần giúp ta thăng bằng trở lại. Vâng!
Chính sự thăng bằng-sự tỉnh táo đã từng cứu giúp nhân loại thoát ra khỏi những
cuộc chiến tranh đẫm máu, kéo con người ra khỏi vòng thù hận, tội lỗi, tham
lam… “Cổ học tinh hoa” thật sự là một món quà vô giá mà tiền
nhân đã để lại cho hậu thế!
Dương Quốc Việt © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 19.9.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét