Không hẹn mà xanh – Bài bình Lâm Xuân Vi (Hội VHNT Ninh Bình)
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014
Thứ
tư - 30/01/2013 01:09
Đọc bài
thơ Cỏ may trên sân thượng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi lại sực nhớ câu
thơ tình nổi tiếng, đã gieo truyền vào lòng bao thế hệ bạn đọc của nhà thơ chân
quê Nguyễn Bính: Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em. Không
hiểu vì sao và tự bao giờ, mà cỏ may lại trở nên gần gũi thân thương với con
người, nhất là văn nghệ sỹ đã từng gắn bó với “làng quê” đến vậy? ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Lâm Xuân Vi
Hội VHNT Ninh Bình
Địa chỉ: TP. Ninh Bình
Email: xuanlamvi@yahoo.com
_____
KHÔNG HẸN MÀ XANH
Hội VHNT Ninh Bình
Địa chỉ: TP. Ninh Bình
Email: xuanlamvi@yahoo.com
_____
KHÔNG HẸN MÀ XANH
CỎ MAY TRÊN SÂN THƯỢNG
(Thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Cỏ may khâu áo làng quê
cớ chi gió thổi bay về trời cao
Ta lên sân thượng chạm vào
cỏ may. Ta cúi xuống chào…cỏ may
Đời phiêu bạt sáu tầng mây
Từ trên chốt đỉnh nhìn ngây phố nhà
nào ngờ cỏ đã đơm hoa
Găm vào ta vết xót xa tận lòng
Người như con tốt sang sông
Chìm trong phố thị còn trông quê nhà
áo quần chẳng rách như xưa
Trái tim rạn vỡ vẫn chưa vá lành
Cỏ may không hẹn mà xanh
tìm ta khâu vá cho lành nhớ thương
ngang trời hoa cỏ đẫm sương
loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng
23.11.2001
Nguyễn Trọng Tạo
Lời bình Lâm Xuân Vi
(Thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Cỏ may khâu áo làng quê
cớ chi gió thổi bay về trời cao
Ta lên sân thượng chạm vào
cỏ may. Ta cúi xuống chào…cỏ may
Đời phiêu bạt sáu tầng mây
Từ trên chốt đỉnh nhìn ngây phố nhà
nào ngờ cỏ đã đơm hoa
Găm vào ta vết xót xa tận lòng
Người như con tốt sang sông
Chìm trong phố thị còn trông quê nhà
áo quần chẳng rách như xưa
Trái tim rạn vỡ vẫn chưa vá lành
Cỏ may không hẹn mà xanh
tìm ta khâu vá cho lành nhớ thương
ngang trời hoa cỏ đẫm sương
loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng
23.11.2001
Nguyễn Trọng Tạo
Lời bình Lâm Xuân Vi
Đọc bài thơ Cỏ may
trên sân thượng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi lại sực nhớ câu thơ tình nổi
tiếng, đã gieo truyền vào lòng bao thế hệ bạn đọc của nhà thơ chân quê Nguyễn
Bính:
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em.
Không hiểu vì sao và
tự bao giờ, mà cỏ may lại trở nên gần gũi thân thương với con người, nhất là
văn nghệ sỹ đã từng gắn bó với “làng quê” đến vậy? Họ đã gửi gắm cỏ may nhiều
lắm những tâm sự nỗi niềm. Và nó đã trở thành hình tượng đặc sắc trong nhiều
tác phẩm văn học nghệ thuật của mọi thời đại.
Cỏ may khâu áo làng quê
Cớ chi gió thổi bay về trời cao
Ta lên sân thượng chạm vào
Cỏ may. Ta cúi xuống chào…cỏ may
Nhà thơ Nguyễn Tọng
Tạo đã mở đầu bài thơ, bằng một câu hỏi nghe sửng sốt, nhưng thật ấm lòng. Điều
làm ông ngỡ ngàng là gặp cỏ may mọc trên sân thượng, mọc ở cái nơi vốn không
phải chỗ của nó. Vâng, chính sự tình cờ ấy, thơ ông đã dẫn dắt người đọc bước vào
thế giới tâm hồn huyền diệu, giàu sức gợi, sức mở, để làm nên một không gian
nghệ thuật: xúc động, chân thành và biến ảo - tính hoàn thiện, trọn vẹn của một
bài thơ.
“Vương quốc” của cỏ
may, vốn là nơi mà nó làm nên cái việc “khâu áo làng quê”, ôi! Nghe sao đầm ấm,
thân thương đến vậy? Khâu áo, là cách dùng từ không thể giản dị, đắc địa, thi
vị hơn trong thi cảnh này. Chỉ bằng hai từ ấy thôi, mà cỏ may đã trở thành một
cái gì thật khác, được mang linh hồn sống, biết lay động, thổn thức lòng người.
Nó đủ sức, đủ tin cậy: đùm bọc chở che, để “làng quê” trở thành những cái nôi
nhân ái, an lành, nuôi dưỡng cộng đồng người Việt “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”
gắn bó bền chặt tự bao đời.
Cỏ may trong tâm
tưởng nhà thơ như thế, nên ở cuộc hội ngộ đặc biệt có một không hai này, khi
vừa “chạm” vào, ông đã thầm reo lên, như được gặp lại “cố nhân” tận nơi đất
khách quê người: Cỏ may. Ta cúi xuống chào... cỏ may. Một phản xạ bản
năng, bộc phát lạ lùng, một cử chỉ thân thiện, ân cần, ân cần đến dị biệt. Chắc
chỉ những thi sỹ đích thực, ở khoảnh khắc “nhập đồng” này mới có cơ làm
nên.
Cứ mạch liên tưởng
ấy, bạn đọc phiêu dạt theo ông cùng cánh gió tâm hồn cỏ may, tìm lại những kỷ
niệm sâu nặng của “làng quê” trong thương nhớ khôn nguôi, trong quên lãng mất
mát, mà ngậm ngùi xa xót. Ông tự nhắc mình, hay cảnh tỉnh người, đừng mê mải
ngây ngất với những thú vui trên chót đỉnh, nơi phố thị phù hoa, mà quên đi
chốn “làng quê” thân thương, đang còn biết bao cảnh ngộ, số phận éo le, đen
bạc. Họ không còn ruộng đất, không công ăn việc làm, chịu bao ngang trái bất
công, phải tha hương mưu sinh. Cuộc sống con người tạm bợ, nổi trôi, mong manh
hơn cả cỏ may lạc trên sân thượng. Với tâm hồn thiên bẩm: đa cảm, mẫn cảm dễ
rung vang, nhà thơ đã nhìn cỏ, mà xuyên thấu nỗi đau xót và những bi kịch cuộc
đời. Bằng liên tưởng sắc sảo, tinh tế của nhà thơ, cỏ may đã đơm hoa, những
cánh hoa già nhọn sắc kịp tỉnh thức, cảnh báo: “Găm vào ta vết xót xa tận
lòng”. Lời chua xót, pha chút ăn năn lại càng làm ta thấm thía: “Người như con
tốt sang sông”. Trong cuộc cờ thế sự, may rủi, vật vã mưu sinh, tốt đã sang
sông, thì làm sao còn trở lại được? Chính vậy, nỗi nhớ “làng quê” luôn canh
cánh bên lòng, chưa khi nào chịu khuây nguôi nơi thi sỹ “Dẫu lìa ngó ý còn
vương tơ lòng”. Phố thị: phồn hoa, hấp dẫn, cuốn hút, thoả mãn đời sống cả vật
chất lẫn tinh thần, thế mà sao lòng ông không yên? Làm sao có thể yên được, khi
những mặc cảm mắc nợ với “làng quê” luôn trĩu nặng lòng mình? Mắc nợ chính cái
nơi ông được sinh ra, lớn lên thành người, thành thi sỹ, nhạc sỹ, hoạ sỹ để vẽ
nên, viết nên những thi phẩm, nhạc phẩm: Cỏ may trên sân thượng, Làng quan
họ quê tôi, hay Khúc hát sông quê…đã và sẽ còn mãi mãi mê dụ, xúc động lòng
người. Những tác phẩm mà ông đã và sẽ dâng tặng cho “làng quê”, cho đời, là giá
trị tinh thần vô giá. Song với khát vọng cháy bỏng của một nghệ sỹ lớn, thì chỉ
một ký ức vút lên “…Nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”
(Khúc hát sông quê) đã là món nợ không thể đền đáp. Đó đâu chỉ là nỗi xa xót
chung của những người con xa xứ, nó còn trở nên khắc khoải, day dứt “Trái tim
rạn vỡ vẫn chưa vá lành” của người nghệ sỹ biết buồn vui trước thiên hạ. Đó là
cốt cách tinh thần: làm nên chất keo, nên kết cấu bền chặt lòng yêu nước,
thương nòi của dân tộc ta. Chả thế mà văn hào nổi tiếng Nga Ylia Erenbua đã
từng viết “…Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở thành lòng yêu Tổ
quốc”.
Cỏ may trên sân
thượng, khi mỗi khổ thơ chuyển tiếp, thì ý tưởng của thi tứ lại được trào dâng
thêm, để rồi hoàn thiện và phát sáng ở:
Cỏ may không hẹn mà xanh
Tìm ta khâu vá cho lành nhớ thương.
Vâng cái từ “xanh” có
nội hàm rộng, sâu lắm. Nó là nhân sinh quan, thế giới quan, là khát vọng: chân
thiên mỹ của con người mọi thời. Lại không hẹn mà “xanh”, thì “xanh” ấy mới
thật là thơ của thơ chứ. Và cái khoảnh khắc vụt hiện bất ngờ, với tầm nhìn, tâm
thế của Nguyễn Trọng Tạo thì màu “xanh” mới “xanh” đến thế. Động lòng trắc ẩn
trước nỗi khắc khoải với “làng quê” của nhà thơ, nên cỏ may đã “tìm”, để giúp
ông “… khâu vá cho lành nhớ thương”. Cái nghĩa cử “tìm” của cỏ may là “nghệ”,
diệu nghệ lắm. “Tìm” như công việc của một “thiên sứ”: tiếp phúc, trừ hoạ cho
sáng, vững: tình người và vận nước.
Cỏ may trên sân thượng, khẳng định sức sống trường tồn của tình quê, làng quê, của Tổ quốc và dân tộc Việt nam – đó cũng là thông điệp của “Cỏ may trên sân thượng”.
Cỏ may trên sân thượng, khẳng định sức sống trường tồn của tình quê, làng quê, của Tổ quốc và dân tộc Việt nam – đó cũng là thông điệp của “Cỏ may trên sân thượng”.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Diệu Thoa gửi đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 30/01/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét