Dại khờ- nỗi niềm của thi nhân trong doanh nhân? – Bài viết Diệu Thoa
Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014
Thứ
bảy - 12/10/2013 15:18
Tình
yêu trong thơ Nguyễn Hữu Thanh bình dị mà dường như có sức ma mị, lôi cuốn mãnh
liệt. Đó không phải là thứ tình cảm "đơn sắc" nhỏ bé, riêng tư mà nó
là tình yêu mênh mang, sâu lắng như chính dòng sông Đáy ngọt ngào, trù phú quê
hương anh. Phải chăng, chính những dòng sông quê tươi mát chở nặng phù sa đã
bồi đắp cho hồn thơ nảy nở, để những hạt giống tình cảm ấy mưng chồi, tỏa
nhánh, tạo nên cây thơ lạ "DẠI KHỜ"? Tình yêu trong thơ Nguyễn Hữu
Thanh hàm chứa nhiều cung bậc tình cảm của lòng người. Đó là tình yêu sâu đậm,
khôn ...
Tác
giả Diệu Thoa
Tên
thật: Đặng Diệu Thoa
Nghề
nghiệp: Giáo viên
Hiên
sống và giảng dạy tại TP.Ninh Bình
Email: dangdieuthoa@yahoo.com.vn
_____
DẠI KHỜ
NỖI NIỀM CỦA THI NHÂN TRONG DOANH NHÂN?
NỖI NIỀM CỦA THI NHÂN TRONG DOANH NHÂN?
Diệu Thoa (Bình thơ Nguyễn Hữu Thanh)
Tình yêu trong thơ Nguyễn Hữu Thanh bình dị mà dường như có sức ma mị, lôi cuốn mãnh liệt. Đó không phải là thứ tình cảm "đơn sắc" nhỏ bé, riêng tư mà nó là tình yêu mênh mang, sâu lắng như chính dòng sông Đáy ngọt ngào, trù phú quê hương anh. Phải chăng, chính những dòng sông quê tươi mát chở nặng phù sa đã bồi đắp cho hồn thơ nảy nở, để những hạt giống tình cảm ấy mưng chồi, tỏa nhánh, tạo nên cây thơ lạ "DẠI KHỜ"?
Tình yêu trong thơ Nguyễn
Hữu Thanh hàm chứa nhiều cung bậc tình cảm của lòng người. Đó là tình yêu sâu
đậm, khôn nguôi dành cho quê hương yêu dấu, sự lớn lao, sâu nặng của tình mẫu
tử, sự nồng nàn, sắt son, da diết của tình cảm vợ chồng, sự nóng bỏng, cuồng
nhiệt của tình yêu đôi lứa, tình cảm thiêng liêng, trong sáng pha chút e ấp của
tình yêu tuổi học trò, rồi tình yêu thương, niềm cảm thông sâu sắc của tình
bằng hữu... tất cả, tất cả những cung bậc khác nhau ấy đều được nhà thơ gửi gắm
trong những dòng thơ mộc mạc mà thấm đẫm ân tình.
Thơ anh đi vào lòng người
một cách tự nhiên và không hề khiên cưỡng. Mỗi vần thơ, mỗi bài thơ cứ nhẹ
lướt, êm trôi để đến với tâm hồn người đọc như một chiếc thuyền căng buồm, no
gió nhẹ nhàng cất lái đến mọi ngõ ngách tâm tư của tình cảm, khơi dậy nơi cõi
mênh mang sâu thẳm của lòng người những nhịp sóng lòng dịu dàng mà mãnh liệt.
Thơ anh mộc mạc, chân chất là vậy nhưng luôn để lại trong tâm tưởng người đọc
những ấn tượng sâu đậm về nội dung và những xúc cảm chân thành.
Những điều anh thể hiện trong thơ không phải là những gì to tát, cao siêu mà trái lại nó rất gần gũi, giản dị như cơm ăn, nước uống hàng ngày, như những cảm xúc chân thực khi ta vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau...
Những điều anh thể hiện trong thơ không phải là những gì to tát, cao siêu mà trái lại nó rất gần gũi, giản dị như cơm ăn, nước uống hàng ngày, như những cảm xúc chân thực khi ta vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau...
Mọi sắc thái khác nhau của
tình cảm đều được Nguyễn Hữu Thanh khắc họa bởi những bức tranh ngôn ngữ dung
dị nhưng giàu màu sắc và nhạc điệu. Trong thơ anh, nhiều bài thơ giống như bức
tranh được phác họa bởi cảm xúc của một thi nhân có con mắt hội họa tinh tế.
Người đọc cảm tưởng trong cây thơ lạ “Dại khờ”, mỗi bài thơ là một nhánh thơ
rung rinh cảm xúc, lay động lòng người.
Sinh ra trên quê hương Hà
Nam yêu dấu, nơi có 3 dòng sông như những dải lụa mềm mại ôm ấp làng xóm, quê
hương, ôm ấp cả một tuổi thơ dịu ngọt... nơi mà những người thân của anh đã một
thời gió sương, lam lũ, nhà thơ luôn trăn trở, bộn bề với niềm thương cảm, xót
xa. Vì vậy, ngay cả khi anh bôn ba nơi xứ người thì trái tim anh, tâm hồn anh
vẫn hướng về cố quốc khiến mỗi vần thơ về quê hương mới da diết, đau đáu làm
sao! Yêu quê hương, yêu thiên nhiên tới mức có thể đằm mình trong đó mới có thể
viết về quê hương như thế. Từ "dòng sông Đáy", "bãi dâu
xanh" đến "câu hát dặm quê nhà" ngọt ngào êm ái, những
"đồng lúa", "đồng đay", "hạt thóc", "củ
khoai"... là những sự vật gần gũi với đời sống thôn quê đều đi vào thơ anh
với tất cả niềm trân trọng, nâng niu đầy xúc động. Rồi "con đò ngang"
yêu dấu đã đưa anh về với cội nguồn của yêu thương, của máu thịt. Ta không khỏi
chùng lòng khi bắt gặp hình ảnh "lưng ngoại còng" và "lưng mẹ
đẫm mồ hôi" để chắt chiu từ nắng mưa, gian khó, đem đến cho ta tuổi thơ vô
tư trong sáng, yên lành.
Mẹ luôn là nguồn cảm hứng
dồi dào, bất tận cho thơ ca, nhạc họa. Song trong thơ Nguyễn Hữu Thanh có sự
đột phá rất riêng, rất độc đáo. Anh đã rất tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ, hình
ảnh tuy giản dị nhưng không sáo mòn mà vẫn giầu giai điệu và tiết tấu mới.
"lưng mẹ không còng như ngoại ngày xưa nữa" để rồi trong tâm hồn ta
mẹ mãi mãi "là trăng rằm tháng Tám tuổi thơ". Câu thơ bỗng đong đưa,
chao nghiêng tựa vành nôi đưa ta về với tuổi thơ dịu ngọt mà ở đó ta ngóng
trông vầng trăng rằm tháng tám, ngóng trông từng "củ khoai", từng
"tấm bánh đa kê ngoại mang về từ chợ". Cảm động làm sao khi tình cảm
gia đình, tình mẫu tử đan xen, hòa quyện với tình quê hương, luôn làm tình thơ
sáng lên như một niềm tri ân dạt dào, sâu nặng.
Yêu quê hương, trái tim
anh luôn hòa nhịp cùng những biến thái đầy khởi sắc của quê hương, để thấy được
mảnh đất yêu dấu quê mình đang mỗi ngày được thay da, đổi thịt.
"Câu
hát dặm quê nhà, vẫn câu hát ngày xưa
Nhưng nhịp phách đã thêm phần rộn rã
Sông Đáy vẫn trong xanh còn con đò ngang cũ
Đã thay bằng cầu lớn bắc qua sông..."
(Hà
Nam quê tôi)
Hạnh phúc với sự chuyển
mình đi lên của quê hương, NHT dồn tâm huyết vào con đường mà mình đã chọn. Con
đường đưa anh tới hạnh phúc, tới thành công dẫu phải vượt qua không ít khó
khăn, trắc trở, song tuyệt nhiên ta chỉ gặp trong thơ anh cái nhìn chứa chan
niềm tin, niềm lạc quan vô bờ bến của một người cầm lái tự tin, một thi nhân
luôn nhìn đời một cách rất thi vị, chính ở đó, anh hòa mình vào "dòng đời
đa sắc" để khẳng định mình trong chân dung của một doanh nhân thành đạt,
một tâm hồn trĩu nặng duyên nợ với cuộc đời, với thi ca.
Tình cảm vợ chồng là tình
cảm thiêng liêng, sâu sắc. Nó như dòng suối âm thầm, mài miệt, lúc sục sôi, lúc
dịu êm chứa đựng trong lòng bao buồn vui, nhớ nhung thầm kín. Tình cảm ấy được
anh thể hiện trong thơ cũng rất da diết, nồng nàn, song cũng rất khác lạ. Tình
cảm vợ chồng được anh ký thác trong mỗi vần thơ tưởng chừng vượt ra khỏi quỹ
đạo của ngôn từ, vượt qua ngàn trùng hải lý, phá vỡ những rào chắn của không
gian và thời gian để trở về tâm tình, an ủi cùng người vợ hiền yêu dấu nơi cố
que nhà. Thay vào nỗi nhớ, niềm yêu, sự chờ mong khắc khoải là cách đặc tả về
cái lạnh của xứ người. Cái lạnh thấm vào từng câu chữ, thấm vào tận tâm can,
nhắc ta sự thiếu vắng tới hụt hẫng, nghẹn ngào mà chỉ có tình phu thê mới bù
đắp nổi:
"Dù bên mình, lò sưởi hơi nóng vẫn
tỏa ra
Mà hơi ấm anh không sao tìm được"
(Matxcơva đêm)
Trong thơ Nguyễn Hữu
Thanh, tình yêu là hạnh phúc, là dâng hiến nhưng cũng có khi là những trăn trở,
thậm chí có cả chút hờn ghen, tiếc nuối... Dẫu vậy, tất cả đều rất đỗi tự
nhiên, dung dị mà không cần đến sự "lên dây cót", tỉa tót, gọt giũa
cho hình ảnh, ngôn từ. Sự hờn ghen luôn làm tăng gia vị cho tình yêu. Yêu mà
không ghen mới là lạ! Song cái ghen trong thơ của Nguyễn Hữu Thanh còn lạ
hơn. Người đời thường ghen với một đối tượng cụ thể khi thấy tình yêu có
nguy cơ bị “đánh cắp” hay chí ít cũng là bị san sẻ thì anh lại "ghen"
cái ghen của một nhà thơ đa tình. Đối tượng để anh "ghen" là một
thiên nhiên cao rộng, chan hòa. Ta bắt gặp một cái "ghen" rất tinh
tế, rất thơ ở "Biển lạnh":
"Đừng xuống tắm nhé em, nếu bãi tắm
đông người
Và em nhé, với chân trần đừng đi trên cát nóng
Kẻo bàn chân em dẫm phải dấu chân ai..."
(Biển lạnh)
Thật thần tình và độc đáo
khi ta bắt gặp sự liên tưởng kỳ diệu về sự ra đời của vị anh hùng trong huyên
thoại "Thánh Gióng". Vết chân lạ làm nên kỳ tích trong lịch sử
hôm nào để rồi, phải chăng nhà thơ "lo sợ" những "vết chân
lạ" ấy sẽ xuất hiện trên bãi biển chiều nay(!)
Tình yêu đôi lứa ngọt
ngào, cuồng nhiệt được anh thể hiện như một khám phá mới mẻ đầy lãng mạn, đầy
thi vị. Đó là nỗi nhớ nhung rất thực, rất mộng và rất đáng yêu:
"Anh hồi hộp chờ đợi
Đêm dài, dài đến ngẩn ngơ
Nỗi nhớ, nhớ đầy câu hát...
Anh cứ chờ
Chờ mòn con mắt
Em cứ cười
Cười chẳng gặp anh..."
(Chờ)
Nỗi nhớ trong tình yêu là
điệp khúc muôn thuở đời nào chẳng có, song trong thơ Nguyễn Hữu Thanh,
nỗi nhớ không phải là:
"Nhớ đêm không ngủ -
Nhớ ngày không ăn" hoặc nhớ tới thẫn thờ, day dứt "ra ngẩn, vào
ngơ" mà thơ anh bỗng có sự khám phá mới lạ trong nỗi nhớ của tình yêu. Sự
chờ đợi, nhớ nhung dẫn tới sự chuyển đổi cảm giác:
"Để dài thêm nỗi nhớ
Để anh thêm khát em"
(Khát)
Cảm giác dịu nhẹ, ngọt
ngào đầy an ủi chỉ có được khi ta có được sự cảm nhận tinh tế đầy lãng mạn về
tình yêu.
Tình yêu thuở học trò vốn
là tình cảm trong sáng, đẹp đẽ mang theo dư vị dại khờ, e ấp, để nó mãi mãi trở
thành những kỉ niệm khó phai trong hành trang tình cảm trên con đường vạn dặm
của mỗi người. Nó đánh dấu cái tao đoạn phập phồng thời mới lớn. Sao lại không
đồng điệu, không rung cảm cho được khi ta chợt nhớ về những kỉ niệm trong sáng,
lung linh nơi vòm trời tuổi ngọc:
"Nhớ đêm ôn bài nào dưới mái lá đơn
sơ
Ngoài trời mưa, muỗi nhiều, anh quờ chân đuổi hộ
Chân chạm chân nhau mắt nhìn bỡ ngỡ
Tim đập dồn, tiếng nói nghẹn đầu môi..."
(Em là áng mây)
Tình yêu tuổi học trò ấy
luôn là những hoài niệm đẹp để người ta nhớ nhung, tiếc nuối khi nhớ về một
"áng mây trời" nào đó đã trôi qua.
Ta thường bắt gặp những
hồn thơ đa sầu, đa cảm với những áng thơ thống thiết, lâm li về nhân tình, thế
thái, về bao kiếp trầm luân của cõi người. Để rồi người ta nhìn đời bằng con
mắt bạc đen đầy nghi ngờ, ảo vọng. Thử hỏi, ta đã làm gì? nghĩ gì? sau khi rời
khỏi cánh cổng trường với tấm bằng, chứng chỉ của thầy cô? Ta vội vã xoay lưng
với quá khứ, cuống cuồng nhập vào dòng xoáy cuộc đời để vươn tới những ước mơ
mà ta vẫn từng ôm ấp trong suốt những năm tháng tuổi học trò. Ta bất chợt ngỡ
ngàng khi gặp lại chính mình trong một tập thể trong sáng, hồn nhiên, vô tư
thời cắp sách. Ta cũng từng có một "Lớp tôi" để nhớ, để thương và để
yêu. Những kỉ niệm, những buồn vui, những trò đùa nghịch luôn còn đó trong tâm
tưởng mỗi người:
"Dù cuộc đời còn đắng, còn cay
10B năm ấy
Vẫn mãi nhớ về nhau, nhớ lớp, nhớ trường”
Và rồi:
"Chúng tôi chỉ mong trong bộn bề
cuộc sống
Vẫn vang tiếng cười vì chuyện của lớp tôi".
Ta bỗng nao nao khi bắt
gặp hồn thơ đồng điệu thế! Cái ao ước giản đơn quá làm nhói lòng người đọc.
Phải chăng, ai đó vì bộn bề với cuộc sống mưu sinh đã trót lãng quên những phút
giây thánh thiện đáng nâng niu, gìn giữ đó là tình bè bạn đồng môn. Cảm ơn
những dòng thơ anh đã gọi tình bè bạn trong ta thức dậy. Những hình ảnh của
những ngày xưa ấy bỗng ùa về trong ta ấm áp, tươi rói như vừa mới hôm qua.
Tất cả những nét độc đáo
rất riêng từ thi liệu, bút pháp đến ngôn từ, nhạc điệu trong thơ anh tạo nên
điểm nhấn khác biệt của mạch thơ tình Nguyễn Hữu Thanh trên dòng thi ca đang
không ngừng tuôn chảy. Chính cái độc đáo tạo nên cái "đa sắc" của
những nhánh thơ - trong cây thơ lạ Dại khờ. Ta tìm thấy trong thơ anh cái bản
sắc riêng xuyên suốt chặng đường trưởng thành của tác giả qua 30 bài thơ trong
tập “DẠI KHỜ”. Thơ Nguyễn Hữu Thanh hào hoa nhưng lại rất gần gũi với đời sống,
bởi nó vừa trẻ trung, tươi mới vừa nồng đượm, vừa đằm lắng! Yêu thiên nhiên,
anh đã thổi hồn vào cỏ cây, sông, núi, biển hồ để thiên nhiên hóa thân vào cuộc
sống con người, đánh thức trong lòng người những cảm quan nghệ thuật, trong sự
giao hòa vốn có của thiên nhiên. Thơ Nguyễn Hữu Thanh có tính hướng nội cao. Vì
thế: "Những gì xuất phát từ trái tim, sẽ đi đến trái tim" và thơ anh
đã chuyển tải được nhiều ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong thơ đến người đọc.
Thời gian sẽ là sự kiểm
chứng công tâm nhất để khẳng định giá trị của những bông hoa nghệ thuật trong
thơ anh. Hy vọng, cùng với thời gian, độc giả sẽ được chứng kiến sự trường tồn
mãnh liệt của những bông hoa nghệ thuật trong "Dại khờ" bởi chúng sẽ mãi
sắc tươi, hương ngát. Độc giả chúc cho thơ anh luôn nở rộ trong vườn hoa
thi ca trăm hồng ngàn tía. Chúc cho doanh nhân Nguyễn Hữu Thanh luôn hạnh phúc,
thành đạt trong sự nghiệp và trái tim thi nhân của anh luôn dành cho thơ tình
yêu nóng bỏng, mặn mòi - Điều mà độc giả luôn mong đợi!
Cố Đô, thu 2010
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 17.8.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét