Về bài thơ “Đợi” của Hà Văn Sĩ – Lời bình Hoàng Thu
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Thứ
ba - 13/11/2012 08:27
Bài thơ
có nhan đề “Đợi”. Tôi cứ đọc đi đọc lại bài thơ. Có điều gì tác giả gửi gắm qua
bài thơ “Đợi”. “Đợi” là sự chờ mong. Mà ai chờ, ai mong và mong chờ ai vậy?
Thông điệp mà tác giả gửi đến cho người đọc là gì? Cả bài thơ chỉ có từ “Em”.
Vậy là nhân vật đợi chờ đã rõ. Không cần phải bàn. “Em mở cửa lòng Đợi gió xuân
sang ...
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hà Văn Sĩ
Sinh
năm: 1963
Quê
quán: Hương Trà, Huế
Hiệu
trưởng trường THPT Lộc Hiệp, Bình Phước
ĐT:
0918350673
Email: sihavan@yahoo.com.vn
_____
VỀ BÀI THƠ “ĐỢI” CỦA
HÀ VĂN SĨ
ĐỢI
Em mở
cửa long
Đợi gió
xuân sang
Mùa
đông rồi tàn
Nhánh
xuân miên man
Đêm ba
mươi tết
Như đi
xa về
Nồi
bánh chưng xanh
Mắt em
long lanh
Và nhớ
Ngọn
nến đêm vàng
không
tắt
Trầm
hương nghi ngút
tỏa lan
…
(8/11/2012)
Đăng trên vandanvn.net
Bài thơ có nhan đề “Đợi”.
Tôi cứ đọc đi đọc lại bài thơ. Có điều gì tác giả gửi gắm qua bài thơ “Đợi”.
“Đợi” là sự chờ mong. Mà ai chờ, ai
mong và mong chờ ai vậy? Thông điệp mà tác giả gửi đến cho người đọc là gì?
Cả bài thơ chỉ có từ “Em”. Vậy là nhân vật đợi chờ đã rõ.
Không cần phải bàn.
“Em mở cửa long
Đợi gió xuân sang
Mùa đông rồi tàn
Nhánh xuân miên man”.
Cửa lòng em “mở” chứ không “đóng”, “mở cửa lòng” cho
nên việc “đợi gió xuân sang” không
hẳn là đợi tiết trời sang xuân. “Mùa đông
rồi tàn/ nhánh xuân miên man” như là một nhận thức về một quy luật tất yếu
của sự tuần hoàn thời gian: đông tàn là xuân đến. Khổ thơ mở ra chiều sáng
nhưng ý tình trong thơ, điệu thơ mang một mối u hoà. Có chút gì đượm buồn
chăng? Từ “miên man” phảng phất chút
u hoài sâu kín ấy.
Tết về trong cái đêm ba
mươi. Vẫn có đó nồi “bánh chưng xanh”
ngày tết. “Như đi xa về”, câu thơ
hiện giữa cái đêm ba mươi và nồi bánh chưng ngày tết. Chủ từ ẩn. Có một từ so
sánh “Như” đứng trước. “Như” hàm ý có mà không, không mà có. Hai
động từ “đi” và “về” chen giữa là tính từ “xa”,
lãng đãng như thực như mơ, nói chuyện cõi đời hay cõi mộng? “Mắt em long lanh” nói điều chi vậy? …
Dòng thơ hai chữ “Và nhớ” tách ra thành một khổ thơ như
chìa khóa giải mã ý nghĩa của bài thơ “Đợi” này.
Bài thơ kết bằng một khổ
thơ tả mà ý ở ngoài lời:
“Ngọn nến đêm vàng
không tắt
Trầm hương nghi ngút
tỏa lan …”
Tôi hình dung ra cảnh đốt
đèn, đốt nhang đêm ba mươi của người góa phụ. “Ngón nến đêm vàng – không tắt, khói trầm nghi ngút – tỏa lan” sáng
ngời cái tình, cái tâm, cái phẩm chất của người phụ nữ. Lòng thủy chung của
người phụ nữ Việt Nam chung thủy thờ chồng dẫu rằng cửa lòng nàng đôi khi đã
mở. Tôi thấy thấm thía cái cõi lòng mở ra nhưng ngay trong cái mở cửa lòng rất
thật, rất nhân bản, nhân tính ấy người phụ nữ kia đã đấu tranh, dằn vặt để rồi
không dấu nỗi u hoài khi “mùa xuân”
đến.
Bài thơ mở- khép như vậy
thật hợp lý và sâu sắc.
Cảm ơn tác giả qua bài thơ
đã đem đến cho người đọc thông điệp hướng tới “chân- thiện- mỹ” bằng mấy
vần thơ nhiều hình ảnh gợi buồn nhưng có chiều sâu thật lạ.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại lần 2
ngày 19/08/2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Bình Phước ngày 13/11/2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét