Về bài thơ “Bóng chàng” của Hà Văn Sĩ – Lời bình Hoàng Thu
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Thứ
sáu - 05/10/2012 08:18
Bài thơ
“Bóng chàng” lấy cảm xúc từ bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Cảm xúc của bài
thơ là sự cảm nhận từ ngòi bút của người làm thơ – nhà giáo – Hà Văn Sĩ.
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hà Văn Sĩ
Sinh
năm: 1963
Quê
quán: Hương Trà, Huế
Hiệu
trưởng trường THPT Lộc Hiệp, Bình Phước
ĐT:
0918350673
Email: sihavan@yahoo.com.vn
_____
VỀ BÀI THƠ “BÓNG
CHÀNG” CỦA HÀ VĂN SĨ
BÓNG CHÀNG
Chàng đi chinh chiến
Nỗi nhớ cồn cào
Xé cả màn đêm
Mơ dáng yêu kiều
Cô gái Hà Thành hay người em thôn nữ
Ngạo nghễ tiếng cười
Thần tử hồi sinh.
Chiến tranh và tình yêu
Trong ánh mắt em nhìn
Im lặng
Rất khẽ
Thành lời
Van xin.
Ba cô gái nghe chuyện chiến trường xưa
Một cô buồn ngó phía bâng quơ.
Năm cô gái lên rừng hái mơ
Một cô nhìn không gian như có dây tơ.
Trong im lặng nỗi nhớ lại cồn cào
Đêm cổ tích
Tí tách hạt mưa rơi ngoài hiên nhỏ
Bóng chàng đi chinh chiến ghé về.
Nỗi nhớ cồn cào
Xé cả màn đêm
Mơ dáng yêu kiều
Cô gái Hà Thành hay người em thôn nữ
Ngạo nghễ tiếng cười
Thần tử hồi sinh.
Chiến tranh và tình yêu
Trong ánh mắt em nhìn
Im lặng
Rất khẽ
Thành lời
Van xin.
Ba cô gái nghe chuyện chiến trường xưa
Một cô buồn ngó phía bâng quơ.
Năm cô gái lên rừng hái mơ
Một cô nhìn không gian như có dây tơ.
Trong im lặng nỗi nhớ lại cồn cào
Đêm cổ tích
Tí tách hạt mưa rơi ngoài hiên nhỏ
Bóng chàng đi chinh chiến ghé về.
15/11/2011
Lời
bình Hoàng Thu:
Bài thơ “Bóng chàng” lấy
cảm xúc từ bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Cảm xúc của bài thơ là sự cảm
nhận từ ngòi bút của người làm thơ – nhà giáo – Hà Văn Sĩ.
Nhắc đến Quang Dũng là
người ta nghĩ ngay đến bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ hay nhưng cũng là một
bài thơ có một số phận “nổi trôi”, một thời ta coi như sự rơi rớt của một hồn
thơ tiểu tư sản mộng mơ, khác xa với lý luận thơ ca cách mạng những năm đầu
kháng chiến chống Pháp. Nhưng rồi bài thơ lại trở về với chúng ta và sự có mặt
của bài thơ “Tây Tiến” trong chương trình Ngữ Văn THPT đã khẳng định giá trị
của chính nó.
Cả bài thơ ngập tràn nỗi
nhớ. Cái cốt cách hào hoa, tâm hồn mộng mơ của chàng trai rời Hà Thành hoa lệ,
dấn thân vào chốn thâm u, nơi rừng thiêng nước độc, xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng, ra đi “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, chất bi hùng hòa quyện trong bài
thơ như có một sức hút kỳ lạ, mà có lẽ nhờ thế, bài thơ tự bao giờ đã được các
anh bộ đội chép tay, âm thầm truyền cho nhau hành quân qua bao dốc núi, đèo
cao, hào sâu, hun đúc cho bao thế hệ hành quân trên đường ra chiến tuyến.
Chiến tranh đã qua đi. Một
dân tộc vốn yêu chuộng hòa bình nên biết trân trọng, tự hào với những gì đáng
tự hào trong quá khứ. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ hào hùng và hào hoa của một
thời không thể nào quên cần được những thế hệ đi trước nhắc nhở cho những thế
hệ đi sau. Thiên chức của người kỹ sư tâm hồn, niềm vui của người thầy dạy văn
là ở đó.
Là một thầy giáo dạy văn,
bài thơ “Bóng chàng” của anh đã ghi lại cảm nhận và gửi gắm khát khao
cháy bỏng của mình khi dạy – học bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Bài thơ của anh có 4 khổ.
Khổ 1, như là sự tóm lược
cái cốt, cái thần của bài thơ “Tây Tiến”:
Chàng đi chinh chiến
Nỗi nhớ cồn cào
Xé cả màn đêm
Mơ dáng yêu kiều
Cô gái Hà Thành hay người em thôn nữ
Ngạo nghễ tiếng cười
Thần tử hồi sinh.
Bài thơ “Tây Tiến” là bài
thơ ngập tràn tâm trạng. Xuyên suốt bài thơ là “nỗi nhớ” . Tâm hồn của anh
lính Tây Tiến là tâm hồn mộng mơ. Ý chí của người lính Tây Tiến là “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khổ thơ cô đọng, hàm súc, nói đầy đủ nội dung bài
thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Thành công của một giờ dạy
Văn là truyền được cảm hứng. Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ có đề tài “Chiến
tranh và Tình yêu”. Hạnh phúc của người thầy là truyền được cảm xúc. Tình trạng
đáng sợ nhất là sau khi học xong một tiết văn, học sinh chẳng cảm được điều gì.
Người thầy có thể cảm nhận được một tiết giảng văn thành công hay không từ ánh
mắt của học trò. Cái “im lặng/ rất khẽ/ thành lời/ van xin” sau khi học
xong bài thơ có đề tài “chiến tranh và tình yêu” là khát khao của người thầy
giáo dạy Văn học, “Dạy văn quả là một niềm vui lớn” khi học trò cảm nhận được
điều mà người thầy cảm nhận.
Chiến tranh và tình yêu
Trong ánh mắt em nhìn
Im lặng
Rất khẽ
Thành lời
Van xin.
Tây Tiến là hình ảnh của
người lính đơn vị Tây Tiến một thời gian khổ, hào hùng và hào hoa. Những người
con của thế hệ hôm nay khi nghe chuyện chiến trường xưa, có ba cô gái nghe
chuyện xưa mà có một cô buồn ngó phía bâng quơ, có năm cô gái lên rừng hái mơ
mà có một cô nhìn không gian như có dây tơ là niềm vui, theo tôi nghĩ, không có
niềm vui nào bằng.
Ba cô gái nghe chuyện chiến trường xưa
Một cô buồn ngó phía bâng quơ.
Năm cô gái lên rừng hái mơ
Một cô nhìn không gian như có dây tơ.
Bài thơ “Tây Tiến” thực sự
có sức hút và có giá trị vượt thời gian. Tự hào thay người lính Tây Tiến xưa.
Thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng, cảm phục, tự hào về anh. Có lẽ vì thế mà
người lính xưa hiện về như mơ, như thực, nhẹ nhàng và ấn tượng:
Trong im lặng nỗi nhớ lại cồn cào
Đêm cổ tích
Tí tách hạt mưa rơi ngoài hiên nhỏ
Bóng chàng đi chinh chiến ghé về.
Bài thơ “Bóng
chàng” là cảm xúc, là tâm hồn thật đẹp, thật cao quý của một nhà
giáo có tâm hồn thơ.
Xin chúc mừng anh và mong
đọc những sáng tác mới của anh.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại lần 2
ngày 19/08/2014
.
Cập nhật lại lần 1 ngày 05/10/2012
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả từ Bình Phước ngày 05/10/2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét