Ông Giáo - Diệp Vy Kính dâng hương hồn Cha
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Chủ
nhật - 21/07/2013 19:50
Mặt
trời tím thẫm góc trời xa, gió thốc lồng lộng vào mặt ông lạnh buốt. Những cánh
buồm khuất dần ngoài khơi sau màn sương mù giăng giăng trắng xoá. Ông quay bước
lầm lũi đi vào con xóm nhỏ. Từ ngày ngôi trường tư thục nơi ông dạy hai mươi
năm qua đóng cửa, ông trở thành người “mất dạy“ và cuộc đời ông đã sang trang.
Ông quay về với cái gốc nông dân của ông bà. Thế là mưa nắng phủ lên mái tóc
ông bạc trắng. Đôi vai ông nổi lên những cục u chai sần vì gánh trên vai không
biết cơ man nào là củi. Hai bàn tay ram rám nứt nẻ chứ không còn thanh mảnh như
bàn tay cầm phấn ngày nào nữa vì ông phải cõng trên lưng gánh nặng trách nhiệm
nuôi bẩy miệng ăn. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Địa
chỉ: 22 Bạch Đằng, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
Hội
viên Hội VHNT lâm Đồng, Hội viên hội VHNT các DTTSVN
Tác
phẩm đã in: Lời Ru {2002} Nhặt lại Thời Gian {2008} Mùa Rêu {2010}
ĐT:
0978291117
Email: minhkhiem.l@gmail.com
_____
ÔNG GIÁO
Diệp Vy Kính dâng hương hồn Cha.
Mặt trời tím thẫm góc trời
xa, gió thốc lồng lộng vào mặt ông lạnh buốt. Những cánh buồm khuất dần ngoài
khơi sau màn sương mù giăng giăng trắng xoá. Ông quay bước lầm lũi đi vào con
xóm nhỏ.
Từ ngày ngôi trường tư
thục nơi ông dạy hai mươi năm qua đóng cửa, ông trở thành người “mất dạy“ và
cuộc đời ông đã sang trang. Ông quay về với cái gốc nông dân của ông bà.
Thế là mưa nắng phủ lên
mái tóc ông bạc trắng. Đôi vai ông nổi lên những cục u chai sần vì gánh trên
vai không biết cơ man nào là củi. Hai bàn tay ram rám nứt nẻ chứ không còn
thanh mảnh như bàn tay cầm phấn ngày nào nữa vì ông phải cõng trên lưng gánh
nặng trách nhiệm nuôi bẩy miệng ăn.
Cuộc đời ông mòn mỏi như
dấu phẩy khi ông cuốc từng nhát cuốc trên mảnh ruộng nhỏ bé ông mua từ đồng
lương giáo viên ít ỏi bao năm chắt chiu, dành dụm được. Và nặng nề như dấu chấm
khi mỗi ngày hai lượt trên vai ông trĩu nặng những gánh củi nặng hơn trọng
lượng thân thể ông. Vợ ông buôn bán hàng chuyến bị bạn hàng lừa lấy mất cả vốn
lẫn lời, tiếc của vì đã mất sạch vốn liếng có được từ mồ hôi nước mắt của mình
nên bà bị bệnh tâm thần rối loạn trở nên dở người, chẳng còn biết làm gì ngoài
việc suốt ngày chì chiết lẩm bẩm trách cuộc đời sao không công bằng mà để người
thì quá giàu, quá sướng mà kẻ thì quá nghèo, quá cơ cực.
Mỗi ngày đi qua cứ lặng
lẽ, lặng lẽ như sự cam chịu và nhẫn nhục của ông. Ông lam lũ, nhọc nhằn đánh
đổi đồng tiền bằng những giọt mồ hôi mặn chát như chất axit đã bào mòn bao
nhiêu tấm áo của ông rách lưng vá chằng vá đụp. Phèn ruộng nhuộm hai ống quần
ông thâm sũng như vết thời gian ăn mòn hai bắp chân to khoẻ của ông giờ còm
cõi, teo tóp.
Không một lời than thở,
ông lầm lũi, lầm lũi làm việc như một cỗ máy rôbốt, không ai biết ông buồn hay
vui, chỉ biết là mỗi khi hàng xóm láng giềng có người bị bệnh nhờ ông bắt mạch,
hốt thuốc thì những lúc đó nụ cười đôn hậu nở trên đôi môi khô héo của ông và
khuôn mặt hiền lành bừng sáng dãn ra.
Lưng ông ngày càng còng
xuống. Trách nhiệm làm cha cũng vơi bớt. Thằng con trai lớn của ông lấy vợ khá
nhưng chị vợ lại có tính ích kỷ. Bốn đứa con gái của ông đứa nào cũng vất vả,
đứa nào cũng nghèo cả. Một đứa lấy phải chồng đã lười làm lại còn rượu chè, bê
tha. Một đứa theo nghiệp văn chương thi phú không biết làm kinh tế. Còn thằng
út lông bông chẳng ra làm sao.
Năm nay nắng gắt quá, đồng
ruộng khô cằn, nước nôi không có. Mảnh ruộng màu mỡ bạc trắng phơi mình nứt nẻ.
Ông không còn sức để gánh củi, ông chỉ còn biết nhận lại nơi những đứa con chút
ít tình cảm bao la mà ông đã dành cho chúng. Hôm nay đứa này cho ông chục ký
gạo, ngày mai đứa kia cho ông dăm ký nếp.
Đắp đổi qua ngày bằng
những bữa rau, bữa cháo. Các con tạo điều kiện cho ông thực hành chút kiến thức
Đông Y vốn có sẵn nơi ông. Ông lên núi hái thuốc về để chữa bệnh cho bà con nghèo
trong xóm nhỏ của ông. Ông có bài thuốc nam chữa bệnh thấp khớp rất hay.
Cái đói, cái nghèo, bệnh
tật đã quật ông ngã quỵ. Ăn uống kham khổ, vất vả, buồn phiền chồng chất đã
khiến ông nằm xuống và không dậy được nữa.
Một đêm mùa hè ông lặng lẽ
ra đi, không gặp mặt cũng như không nói một lời nào với bất kỳ ai.
Ông đã mệt mỏi, suy nhược
từ lâu nhưng ông không than thở một lời. Ông không cho các con biết mình đau
ốm, bệnh tật.
Tình yêu thương của ông
dành cho các con lớn quá. Ông sợ mình làm các con bận tâm. Ông sợ làm các con
ông khổ thêm vì chúng đã khổ sẵn rồi. Ông ráng chịu đựng, gắng gượng chống chọi
với bệnh tật.
Đến khi lực mỏi, hơi mòn,
ông nằm lịm đi với những mạch máu não bị vỡ.
Ông ra đi thanh thản trong
ngôi nhà lụp xụp tồi tàn của ông bao năm nay ông ao ước được tu bổ, sửa sang
lại, nhưng cơ hội và may mắn chưa một lần mỉm cười vói ông.
Trong cơn gió ban mai dịu
mát hiếm có của mùa hè, từng đoàn người đông đảo lũ lượt theo nhau tiễn đưa ông
đến nơi an nghỉ. Không chỉ những đứa con và người thân của ông tiếc thương mà
biết bao học trò của ông cùng hàng xóm, láng giềng thân thiết, quý mến nuối
tiếc ông.
Kiếp sống của ông đói rét,
bần hàn, nghèo túng trong sự tận cùng của nghèo túng nhưng khi chết đi lại trở
thành người nhận được nhiều tình cảm nhất.
Ông nhận được sự giàu có
về tình cảm. Các con ông tuy nghèo nhưng hiếu thuận, học trò lễ nghĩa. Tuy bao
năm nay ông không còn đứng trên bục giảng nhưng học trò bao lớp già trẻ đều tề
tựu khá đông đủ để đưa tiễn ông lần cuối cùng. Bà con, hàng xóm chắt lưỡi tiếc
rẻ khi nhắc ông với hai từ đầy yêu thương kính trọng “ông giáo”.
Đứa con gái ông đã khắc
một bài thơ lên bia mộ đá thay cho lời cảm tạ tình thương bao la của người cha
tuyệt vời của mình.
Thế đấy, một kiếp người
chỉ là phù du với cát bụi nhưng lại vĩnh hằng trong tâm tưởng..
(Hội VHNT Lâm Đồng)
. Cập nhật lại lần 2- ngày 19/11/2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Lâm Đồng ngày 21/07/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét