Huỳnh Xuân Sơn với cảm nhận bài thơ Sa Pa của tác giả Phạm Đức Mạnh
Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014
Thị trấn mù sương, thị trấn trong mây, chợ
tình Sa Pa, Những dòng suối trong vắt uốn lượn dưới chân núi, Tiếng kèn môi,
kèn lá, Tình người, tình đất Sa Pa trong lời bài ca... Tất cả được
gói gọn trong bốn câu thơ của tác giả Phạm Đức Mạnh có tựa đề:
SA
PA
Bước chân chạm nhẹ lên mây
Nắng trong uốn lượn vương đầy mắt em
Tác giả Huỳnh
Xuân Sơn
Tên thật Cao Thị Phương Lan
hiện ở Thủ Đức Tp HCM.
Email: huynhphuvang@gmail.com
_____
Tên thật Cao Thị Phương Lan
hiện ở Thủ Đức Tp HCM.
Email: huynhphuvang@gmail.com
_____
HUỲNH XUÂN SƠN VỚI CẢM NHẬN BÀI THƠ “SA PA ”
CỦA TÁC GIẢ PHẠM
ĐỨCMẠNH
Tôi đã từng nhiều lần mê mải thả hồn theo
câu hát:
Bồng bềnh, bồng bềnh mây trắng, thấp
thoáng lô nhô rừng cây.
Long lanh trong xanh dòng suối, dập
dìu sắc màu chợ phiên…
…Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp
ai mà vui thế…
(Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời- Phùng Chiến).
Ca khúc viết về Sa Pa thị
trấn mùa sương trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc tỉnh Lào Cai… Đã bao lần quyến rũ
tôi tìm hiểu về thị trấn được mệnh danh là Đà Lạt của vùng Tây Bắc xa xôi…
Thị trấn mù sương, thị trấn trong mây, chợ
tình Sa Pa, Những dòng suối trong vắt uốn lượn dưới chân núi, Tiếng kèn môi,
kèn lá, Tình người, tình đất Sa Pa trong lời bài ca... Tất cả được
gói gọn trong bốn câu thơ của tác giả Phạm Đức Mạnh có tựa đề:
SA
PA
Bước chân chạm nhẹ lên mây
Nắng trong uốn lượn vương đầy mắt em
Chạm môi ngậm dải gió mềm
Đã say lời hẹn trắng đêm chợ tình.(Phạm Đức Mạnh)
Hẳn tác giả Phạm Đức Mạnh đã có dịp trải
nghiệm “ngập ngừng sương giăng lối phố, xốn xang nhịp váy đung đưa”*… Trên những
con đường của thị trấn Sa Pa vào buổi bình minh, thanh bình tĩnh lặng…
Bước chân lữ khách vơi đầy bồng bềnh theo
thực cảnh mà như huyền ảo. Chính là khởi nguồn cho xúc cảm thơ ca thăng
hoa…
Bước chân chạm nhẹ lên mây
Một cảm giác như đi vào chốn bồng lai tiên
cảnh. Thơ quá, đẹp quá, huyền ảo, tinh khiết và mỏng manh quá. Khiến cho tâm
hồn lữ khách cũng bồng bềnh theo những áng mây đang phiêu lãng quanh mình, trên
mình, dước thung sâu xa xa mà lại như thật gần…Bước chân tác giả vốn chỉ dám
“chạm nhẹ” mà như đang bồng bềnh..Cái cảm giác “chạm nhẹ” không hẳn chỉ là chạm
vào mây…
Dạo bước, lãng tử đã để lại dấu chân
nơi thị trấn trong mây này… Bước chân ấy đã in dấu lúc Sa pa đón ánh bình minh
với màn sương khói như mây. Bước chân ấy còn đang “chạm nhẹ” khi nắng chưa kịp
lên, Mây sà xuống mặt đất, quấn lấy chân người,từ “lên” mà không thể là từ khác
thay thế, tôi đã thử tìm từ khác như Vào mây, với mây … đều không ổn… bởi Sa Pa
là thị trấn trong mây trên đỉnh núi cao ắt hẳn phía dưới mây vẫn đang bồng
bềnh. ”Chạm nhẹ lên mây” thật đắt, thật đúng và miêu tả thật tài tình khi tác
giả viết Sa Pa …
Nắng trong uốn lượn vương đầy mắt em.
Câu thơ nhẹ nhàng trong vắt như hồn thơ,
như ánh nắng mới, buông trên đỉnh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, buông xuống những
dòng suối đang róc rách reo lên những nốt nhạc hoà vào bản nhạc âm vang của núi
rừngTây Bắc… Ngôi thứ hai Em xuất hiện trong Sa Pa bằng
hình ảnh đôi mắt… Khiến cho câu thơ sống động và cảnh sắc cũng như có tâm hồn
khi mây, núi, những dòng suối, uốn lượn rồi “vương đầy mắt em”… Tác giả không
thể không vương chút gì từ ánh mắt ấy. Nắng trong uốn lượn rồi vương mắt em.
Vương bao nhiêu trong mắt của lữ khách để bật lên một câu thơ làm nao lòng
người như vậy tác giả ơi!
Chạm môi ngậm dải gió mềm.
Một từ chạm nữa xuất hiện, không phải chạm
khẽ nữa, mà “chạm môi”… Ôi! Môi chạm môi hình ảnh của nụ hôn chăng? Không!
“chạm môi ngậm dải gió mềm” cơ… Đôi môi nào ngậm được cả dải gió mềm? phải
chăng đôi môi ấy đang ngậm kèn môi, kèn lá thổi lên tiếng lòng gọi bạn gửi vào
trong gió, trong nắng, gửi vào bản hoà tấu của núi rừng… khiến cho lữ khách mềm
lòng khi nghe. Rồi tự hỏi lòng, như bao Tao Nhân mặc Khách từng hỏi “Tiếng đàn
môi em nói điều gì cho ta ngồi đây bên nhau đêm nay… Mặt trời mọc lên từ má
em”*.
Mặt trời toả ánh “nắng trong uốn lượn…” nay
thêm “mặt trời mọc từ má em”*… Sa
Pa với “Bốn mùa hoa trái và
mùa con trai hát gọi con gái. Đắm say phiên chợ, ai về cùng em”*. Làm sao lữ
khách có thể không “say lời hẹn trắng đêm chợ tình”….
Chợ tình Sa Pa “vấn
vương bao người”* Chứ nào đâu chỉ một mình lữ khách Phạm Đức Mạnh… Chỉ có điều
sau khi “say lời hẹn” và trải qua một đêm trắng thả hồn đi hoang theo những
tiếng kèn lá, kèn môi hay tiếng khèn của trai gái các mường
gọi nhau, tìm bạn tình cho mình. Lữ khách biết rằng mình vương vấn… Xong liệu
có “anh về cùng Sa Pa. Sa Pa, Sa Pa, ơi Sapa, đắm say bao tình, ai về cùng
Sapa…”*hay không?
Bài thơ ngắn, viết về một địa danh thơ
mộng, lãng đãng trong sương, ẩn hiện giữa chập chùng mây núi. Với bao ân
tình của đất, của người vùng Tây Bắc qua những chợ phiên, Chợ tình,
lễ hội… Một tựa đề Sa Pa
với bốn câu thơ lục bát đã bao quát một Sa
Pa như thơ, như
nhạc đẹp như một bức tranh thuỷ mặc quyến luyến lòng
người…
Với tuổi đời cùng vốn sống hiện tại
và chưa một lần “bước chân chạm nhẹ lên mây” ở nơi ấy, có thể với Sa Pa
của tác giả Phạm Đức Mạnh tôi chưa thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của
Sa Pa. Nhưng tôi đã gặp, đã đọc và bắt nhịp được vẻ đẹp của ngôn từ chuyên chở
ý thơ Sa Pa. Và, tôi đã viết với tất cả tình cảm của mình dành cho Sa Pa và cho
bài thơ Sa Pa…Mong tác giả và bạn đọc hãy coi đây là tình cảm của cá nhân tôi,
dành cho một bài thơ mà tôi yêu thích..
Sài Gòn 25/6/2014
----
*Lời ca khúc Sa Pa
nơi gặp gỡ đất trời của nhạc sĩ Phùng Chiến
----
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 02.8.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét