Dì Năm – Truyện ngắn của Võ Anh Cương
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Dượng Năm đi tập kết lúc dì Năm mười tám tuổi. Mười bảy tuổi dì đã lấy chồng cũng là điều bình thường ở thôn quê. Nhưng dì Năm chưa kịp có đứa con nào thì dượng đã lên đường đi tập kết. Tiếng còi tàu rền rĩ kéo một hồi dài trước khi giã biệt như một dự báo với dì rằng lâu lắm dì mới gặp lại chồng. Mà đúng vậy thật, hai mươi năm trôi qua đời một người đàn bà vò võ đợi chồng quả là quá sức chịu đựng, nhưng biết làm sao được, đất nước này có biết bao người hoàn cảnh như dì!
Tác giả Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
DÌ NĂM
Dượng Năm đi tập kết lúc dì Năm mười tám
tuổi. Mười bảy tuổi dì đã lấy chồng cũng là điều bình thường ở thôn quê. Nhưng
dì Năm chưa kịp có đứa con nào thì dượng đã lên đường đi tập kết. Tiếng còi tàu
rền rĩ kéo một hồi dài trước khi giã biệt như một dự báo với dì rằng lâu lắm dì
mới gặp lại chồng. Mà đúng vậy thật, hai mươi năm trôi qua đời một người đàn bà
vò võ đợi chồng quả là quá sức chịu đựng, nhưng biết làm sao được, đất nước này
có biết bao người hoàn cảnh như dì!
Thư là đứa con muộn mằn của dì dượng Năm.
Cũng có thể nói Thư là phần thưởng của cuộc đời tặng cho dì Năm sau bao nhiêu
thử thách. Thư giống dì Năm như tạc. Cặp mắt Thư đen láy và lúc nào cũng ngấn
nước mắt. Nước mắt của Thư như chực trào ra bất cứ lúc nào. Người ta nói những
người như vậy cuộc đời sẽ buồn. Cứ nhìn vào cuộc đời dì Năm thì rõ. Dì sinh năm
một ngàn chín trăm ba tám, tuổi Dần. Đàn bà tuổi Dần “cao số” lắm, nhất là
chuyện chồng con. Đầu năm năm lăm dượng Năm đi tập kết. Một mình dì phụng dưỡng
cha mẹ chồng. Những ruộng gần, ruộng xa một tay dì lo hết. Nhất đẳng điền ở quê
dì được gọi là ruộng rọc, dì thay chồng làm lụng quanh năm, ruộng nhà dì bao
giờ cũng xanh tốt nhất đồng. Tuổi mười tám dì làm không biết mệt. Ngày mùa dì
cũng gánh lúa về như một lực điền chính cống. Đêm trăng dì giã gạo không biết
mỏi tay. Hình như dì cố làm để quên nỗi nhớ chồng. Đêm đêm có lẽ di cũng khóc
thầm. Những giọt nước mắt sầu muộn đó không biết dì dành cho mình hay muốn gởi
đến ai? Bà ngoại thường nhìn dì rồi lẩm bẩm “nó mới bén hơi chồng, tội nghiệp”.
Không thể nào kể hết nỗi vất vả của dì
trong chừng ấy năm chờ chồng. Nhà dượng Năm có tên trong sổ đen khi chính quyền
cách mạng tạm thời rút vào hoạt động bí mật. Những nhà có người đi tập kết địch
ra sức o ép, hành hạ và giết chóc. Dì Năm lại có chút nhan sắc nên dì phải
đương đầu với đủ thứ cạm bẫy chết người. Những năm đen tối đó dì vượt qua được
cũng nhờ tính chịu đựng mà dì tập hồi còn nhỏ khi theo ông ngoại múa roi, đi
quyền. Dì không muốn kể những ngày đau khổ này cho ai biết cả. Dì nói với Tường
rằng rồi nó cũng qua thôi, trước sau gì đằng mình cũng sẽ về, phải tạm thời
nhẫn nhục. Mà đúng vậy thật, mấy năm sau quê dì được giải phóng, dì hăng hái
tham gia công tác địa phương. Việc gì dì cũng làm miễn là có lợi cho cách
mạng.Trong thâm tâm dì mong mỏi một ngày gặp được chồng. Những đoàn quân đi qua
vội vã bỏ lại sau lưng mù mịt bụi đường xa, những hạt bụi trùm lên chiếc nón
cời của dì, dượng Năm vẫn bặt vô âm tín! Dì buồn lắm, nhưng cái tính hay làm
của dì khiến dì cũng tạm quên đi nỗi nhớ chồng. Cha mẹ dượng Năm lần lượt qua
đời, dì lặng lẽ sống trong căn nhà rộng mênh mông. Chiếc bóng nhỏ của dì giờ
đây càng quạnh hiu hơn trong căn nhà vắng! Cũng có mấy người đàng hoàng ngỏ ý
với dì, nhưng dì từ chối hết. Dì yêu dượng Năm suốt cả cuộc đời mình, dì ôm nỗi
cô đơn chờ dượng.
Giải phóng miền Nam ! Dượng về tìm dì cuối năm bảy
lăm. Sum họp mà dì cứ tưởng như một giấc mơ. Đêm đêm dì ôm chầm lấy dượng, ngửi
hơi đàn ông vừa lạ vừa quen để thật sự tin rằng dượng đã trở về với dì, dù
dượng Năm đã già quá nhiều so với trí tưởng tượng của dì. Nhưng dượng Năm không
ở với dì lâu, dượng lại lên đường đi đánh giặc ở biên giới Tây Nam .
Năm năm, năm lần dượng về thăm dì, lần nào cũng vội. Và Thư ra đời trong một
lần thăm nhà như vậy. Thư ra đời mà dì Năm cứ ngỡ như một giấc chiêm bao. Đêm
vắng chồng, dì thường xoa tay lên bụng để tin rằng mình đang mang giọt máu của
chồng. Niềm vui chưa trọn, cuộc đời lại thử thách dì, lần này quả thật quá sức
chịu đựng của dì. Thư ra đời chưa được bao lâu thì dượng Năm hy sinh! Một đời
trận mạc, vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần dượng Năm không sao, giờ đây
dượng lại chết vì một viên đạn lạc!
Bà ngoại giấu biệt dì Năm tin này. Khi Thư
đã thôi bú mẹ, dì mới biết chồng mình không còn nữa. Dì cố gắng vượt qua cái
đận này, bây giờ dì sống vì Thư, Thư là tất cả đời dì. Dì bế con vào Đà Lạt
sống. Hình như mỗi gốc cây, ngọn cỏ, mỗi góc nhà, bờ ruộng, đường đi…ở quê nhà
đều gợi ra trong dì cái dáng sừng sững của dượng Năm. Mỗi lần như vậy, dì đều
khóc và nuốt vội nước mắt vào trong để tránh cái nhìn thương hại của người đời.
Ở Đà Lạt mẹ Tường tìm mua cho dì một căn nhà nhỏ. Căn nhà của dì ở bìa một mảnh
vườn và cũng là cái quán nhỏ ven đường. Đây là kế sinh nhai của dì. Dì bán đủ
thứ, từ bao thuốc cho tới gói mì, từ củ hành tới chai nước mắm. Ngày ấy, đất ở
Đà Lạt còn rẻ lắm, người không đông và cũng không kiêu kỳ như bây giờ. Người ta
đối xử với nhau cũng tốt hơn thì phải? Dì thường nói với Tường: “Ngày xưa dì
sống cực nhưng vui lắm, không phải như bây giờ…”.
Khác với dì, quê nhà đối với Thư là một cái
gì xa ngái! Thư vào Đà Lạt quá sớm nên không thể nào nhớ dù một chút đồng đất
quê nhà. Năm mười tám tuổi, Thư là một thiếu nữ mang đặc trưng của các cô gái ở
Đà Lạt, Thư có nước da trắng hồng, dáng đi hơi chúi về phía trước (có lẽ do leo
dốc nhiều?) và giọng nói pha tạp cả ba miền. Không ai nghĩ rằng quê Thư ở ngoài
miền Trung. Ngay chính Thư cũng thế. Thư cứ cho rằng mình là người Đà Lạt, với
Thư điều đó đâu có gì là quan trọng. Nhưng với dì Năm lại khác, quê nhà luôn là
một lời réo gọi. Quanh nhà dì, những vật dụng của một thời đồng áng dì để ở sau
nhà không biết có làm vơi đi nỗi niềm của dì không? Dì mua tre đan lấy mấy cái
nong, cái nia cho dù những thứ vật dụng đó dì để vậy chứ chẳng biết dùng vào
việc gì. Trong nhà dì, bánh tráng là một thứ không bao giờ thiếu được. Dì nướng
bánh để sẵn trong cái bao ny lông màu trắng đục, bữa ăn nào cũng lấy ra và dì
bẻ đánh ốp một cái thay cho lời mời. Dì làm bánh ít lá gai ngon lắm. Những ngày
giỗ tết, món bánh ít lá gai bao giờ cũng được đặt trang trọng trên bàn thờ.
Tường thấy việc làm bánh quá nhọc, còn dì hình như vui lắm.
Năm mười tám tuổi Thư đi lấy chồng. Không
giống như những cô gái khác, Thư không thi vào đại học dù sức học của Thư thuộc
loại khá. Thư xin vào bán hàng cho một công ty tranh thêu tay. Thư giải thích
với dì Năm rằng đã đến lúc Thư phải giúp đỡ mẹ. Thư đi làm để khỏi ăn bám vào
cái quán nhỏ xíu của mẹ. Không hiểu trong thời gian ba tháng chuyện gì xảy ra
với Thư mà một hôm Thư đề cập đến hôn nhân với dì Năm. Hôm đó Tường qua nhà dì
chơi. Như thường lệ Tường ngồi xuống bộ phản để nghe dì kể chuyện nhà quê. Ly
nước trà mà Thư mời Tường vô tình bị Thư làm đổ. Dì Năm la con gái:
- Lớn rồi làm việc không ý không tứ ai thèm
lấy con hả? May mà gặp anh Tường chớ gặp bà gia thì không xong đâu?
Thư vừa lau phản vừa trả lời mẹ:
- Vậy chớ có người muốn lấy con má có chịu
gả không?
- Ai mà lấy cô tôi gả ngay, không thèm đòi
hỏi điều gì cả!
Dì Năm như còn tức con gái và trả lời như
vậy, dì đâu có ngờ chuyện đó là sự thật. Chủ nhật, dì thấy một chàng thanh niên
đưa Thư về. Thư giới thiệu với mẹ:
- Má, đây là anh Việt, người con thưa với
má…- Thư bỏ ngang câu nói, lúc đó Việt vòng tay lại nói với dì Năm:
- Thưa bác, con và em Thư…con và em Thư
thương nhau, tụi con muốn lập gia đình với nhau.
Dì Năm quan sát Việt. Đó là một ngưởi thanh
niên tầm thước, khuôn mặt lanh lợi, đôi mắt một mí chiếu ra tia nhìn hơi tinh
quái. Dì được biết Việt là con một gia đình khá giả, có năm anh em đều đã lập
gia đình, Việt là con út, hiện có một cửa tiệm bán hàng điện máy. Chừng ấy
thông tin về Việt khiến dì thấy vui và mừng cho con gái biết chọn nơi nương
tựa. Dì bằng lòng lắm, dì chấp nhận cho nhà trai ăn hỏi trong tuần sau. Dì kể
chuyện của Việt cho Tường nghe rồi kết luận:
- Con thấy đó, lấy thằng Việt con Thư sẽ
sướng tấm thân. Nhà người ta giàu có thì cũng có chỗ nhờ đỡ. Thằng Việt lại có
cửa tiệm riêng, con Thư khỏi phải đi bán hàng thuê cho người ta….
Tường chết lặng. Tin Thư lấy chồng khiến
anh choáng váng. Dì Năm không để ý đến khuôn mặt tái mét của Tường dì nói tiếp:
- Tuần sau con nhớ qua dự lễ hỏi của em,
con giúp dì tiếp khách nghe. Dì thấy thằng Việt cũng được, nhưng dì nói riêng
với con điều này. Hồi nhỏ dì được ông ngoại con dạy dì biết cách xem tướng, dì
thấy thằng Việt có tướng đào hoa, dì lo tụi nó lấy nhau mà thằng Việt bỏ đi bồ
bịch thì tội cho con Thư lắm!
Giọng dì trầm hẳn xuống. Lúc đó Tường đã
lấy lại bình tĩnh. Trong lòng Tường đau lắm nhưng miệng thì phải cười. Dì Năm
đâu biết Tường đang rất cố gắng để không chạy về nhà. Tường thấy cả thế gian
này sụp đổ. Nỗi thất vọng ngày càng lớn trong tâm hồn Tường. Bao nhiêu năm qua
Tường nuôi hy vọng một ngày Thư sẽ cùng Tường…. Tường không dám thổ lộ tình cảm
của mình với Thư. Tường chờ ngày Thư lớn, vậy mà Thư lớn lúc nào Tường không
rõ, đến khi biết được thì Thư đã tuột khỏi tầm tay Tường.
Hình như đối với đàn bà sự nhạy cảm là một
thứ ân huệ mà Thượng đế ban riêng cho phái nữ. Tường không nói ra một điều gì
với Thư, nhưng Thư biết tình cảm đặc biệt mà Tường dành cho mình. Tường thấy
trong mắt Thư một vẻ ái ngại mơ hồ. Nhưng Tường đâu cần điều đó, Tường cần Thư.
Tường điếng người khi biết Thư yêu Việt. Tường mong ngày cưới của Thư đừng bao
giờ đến. Thời gian thì vẫn vô minh, đám cưới Thư diễn ra trong mùa đông, mùa
của tình yêu. Ngày làm cô dâu, Thư đẹp mê hồn. Bên cạnh Việt, Thư e ấp như một
đóa hoa vừa hé nụ. Thư chưa kịp tận hưởng đời thiếu nữ đã phải làm đàn bà, ôi
cái duyên số của Thư sao vội vàng đến vậy!
Không như dì Năm nghĩ, Thư không bán hàng
mà đi buôn gạo. Nhà mẹ chồng Thư chuyên lấy gạo từ miển Tây về bỏ mối khắp
vùng. Món quà mừng con dâu út của bà mẹ chồng Thư là một chiếc xe tải. Từ đây,
đời Thư quay ngoắt qua một hướng khác mà Thư không hề nghĩ đến. Đây là những gì
Tường biết về Thư trước khi Tường bỏ đất này về Sài Gòn thử thời vận của mình.
Tường không thể nào chịu đựng được cảm giác chống chếnh khi đi ngang qua nhà
Thư hoặc ghé vào thăm dì Năm. Nhưng bề ngoài ai cũng biết rằng Tường không phục
ông giám đốc mới học xong bổ túc văn hóa dù chẳng ai biết ông học xong lúc nào,
nhưng lại thi đậu nhờ…tiền. Tường tự nhủ mình chịu đựng trên năm năm là quá đủ
rồi, nếu còn tiếp tục ở Đà Lạt thì cuộc đời mình trở thành một anh “cán bộ hạng
hai” bất đắc chí lúc nào không hay! Vậy là Tường bỏ về Sài Gòn với tấm bằng kỹ
sư loại khá. Tường đi như thể trốn chạy. Tường trốn chạy tình yêu đơn phương
của mình dành cho Thư. Thư ơi….
Năm năm là khoảng thời gian đủ để gây dựng
một nghề. Sài Gòn đã rộng mở vòng tay của mình đón Tường. Đáp lại Tường cũng
hết mình với vùng đất đã cho Tường một công việc như ý với thu nhập mà ở Đà Lạt
nằm mơ Tường cũng không thấy! Cuộc đời Tường như thế là tạm ổn rồi, nhưng Tường
vẫn chưa tìm ra ai thế chỗ của Thư. Cái bóng của Thư quá lớn trong tâm hồn
Tường. Mỗi lúc buồn Tường ôm đàn nhớ về kỷ niệm và thả hồn mình trong những
dòng nhạc man mác buồn. Năm nào Tường cũng về thăm nhà đủ để nghe mẹ mình càm
ràm sao không chịu lập gia đình để bà có cháu bồng. Những lúc như vậy Tường chỉ
biết cười trừ. Mà không cười sao được khi mà một mảnh tình vắt vai Tường cũng
không có! Tường vẫn ghé thăm dì Năm nhưng tuyệt nhiên Tường không bao giờ hỏi
một chút về Thư. Năm nay Tường xin nghỉ phép về thăm nhà trong lễ Noel. Vừa đến
nhà mẹ giục Tường qua thăm dì Năm. Tường hỏi:
- Sao gấp quá vậy mẹ, con định đến tối mới
ghé nhà dì?
- Không biết tại sao, nhưng mấy hôm nay
ngày nào dì cũng qua nhà hỏi thăm con luôn. Mẹ nói con sắp về rồi, dì dặn con
về ghé nhà dì ngay.
Tường ngạc nhiên hết sức, anh lục ba lô lấy
gói quà rồi qua nhà dì Năm.
- Tường hả con, con về rồi à, dì trông con
quá!
- Dì có khỏe không dì, con thấy dì ốm quá,
dì có đi khám bác sĩ chưa để con chở dì đi?
- Dì không sao đâu con dì chỉ có chút lo
thôi.
Dì
mời Tường uống nước, lấy bánh ít lá gai cho Tường ăn rồi mới nói chuyện nhà dì.
Thì ra không phải dì Năm lo mà dì ghen. Dì giận dượng không chung thủy với dì,
tuy dượng Năm đã chết nhưng dì vẫn không nguôi mỗi khi dì nghĩ tới người vợ bé
của chồng mà dì còn chưa biết mặt. Dì đưa cho Tường đọc bức thư dì nhận tuần
trước. Trong thư, người đàn bà tự nhận là vợ bé của dượng Năm, đã kể với dì hết
nỗi niềm. Dượng Năm tập kết ra miền Bắc, đơn vị dượng đóng quân ở Mộc Châu,
trong thời gian ở tại đây, dượng yêu một cô công nhân nông trường chè. Dượng
xin đơn vị được cưới cô Hoa làm vợ, đơn vị dượng không chấp thuận vì biết dượng
đã có vợ ở miền Nam ,
nhưng dượng vẫn lén lút đi lại với cô Hoa và hai người đã có con với nhau. Vì
chuyện này mà cả hai bị kỷ luật. Cô Hoa bị đuổi khỏi nông trường cho trở về địa
phương, còn dượng năm thì lưu Đảng chuyển đi đơn vị khác. Dượng Năm tuy bị kỷ
luật và sống xa cô Hoa, nhưng vẫn tìm mọi cách đến thăm cô. Năm sáu lăm dượng
vào Nam
chiến đấu đến đầu năm bảy tư người con trai của dượng cũng lên đường nhâp ngũ.
Trà hy sinh đầu năm bảy lăm khi tham gia chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột.
Dượng Năm chỉ biết tin con chết khi về thăm bà Hoa ngay sau miền Nam
hoàn toàn giải phóng. Chính điều này dì Năm không thể tha thứ cho dượng. Dì nói
“con thấy đó, dì đã kể con nghe dì cực khổ như thế nào trong hai chục năm trời
chờ dượng, vậy mà khi hết chiến tranh ổng lại về thăm ngay con vợ nhỏ, cuối năm
bảy lăm mới tìm về lại với dì, con coi có tức không? Mà còn có chuyện này nữa,
ổng có với người ta hai thằng con trai mà không hé môi với dì”. Trong thư bà
Hoa kể hết với dì Năm đoạn trường mà bà đã vượt qua từ ngày quen dượng, những
cay cực của cuộc đời bà, nhưng bà yêu thương dượng Năm nồng cháy, bà quyết tâm
nuôi Chè, chút hương hỏa của dòng họ dượng Năm ăn học đến nơi đến chốn. Bây giờ
thì Chè đã trở thành kỹ sư và sắp lập gia đình. Còn chuyện tại sao đến bây giờ
mới bắt liên lạc với dì Năm, bà Hoa viết: “Chị ơi, em biết chị giận chúng em
lắm. Nhưng biết làm sao được, em và ông ấy bàn nhau chờ ông ấy nghỉ phép, chúng
em vào thăm và tạ tội với chị. Ông trời lại không chiều lòng người, anh Năm vắn
số, không ở với chị em mình lâu. Những năm sau đó, kinh tế quá khó khăn, em
cũng ấp ủ ý định vào thăm chị để tìm họ đằng nội cháu Chè. Mãi đến hôm nay em mới
thực hiện được ý định đó. Chị tha thứ cho em chứ?...”. Dì Năm nói với Tường:
“Không tha thứ sao được hả con, ổng thì chết rồi, mà người ta có hai người con
với ổng, dòng họ nhà ổng nhờ trời còn lại thằng Chè, đó là điều dì mừng nhất.
Nhưng dì ngẫm lại phận dì sao buồn quá con ơi, mà vợ nhỏ của dượng con cũng đâu
có sướng gì, cũng phận đàn bà cả thôi”. Nghe chuyện dì Năm, Tường thương dì
quá. Tường không ngờ người đã chết còn có thể để lại hệ lụy mấy chục năm sau.
Ai nói chết là hết? Dì Năm nói tiếp với Tường: “Con đọc trong thư thấy đó,
thanh minh sang năm dì sẽ cùng mẹ con nó đem dượng con về để gần gũi với dì. Dì
trông con về để góp ý cho dì nên đem dượng con về đâu, về quê dượng thì không
còn ai, lấy ai nhang khói cho dượng con? Còn ở đây với dì và con Thư nhưng lại
đất khách quê người, đem về Bắc làm sao dì chịu được?”. Tường nói: “Dì ơi, ở
đâu cũng là quê hương mà dì. Dì từng nói với con dì có duyên với Đà Lạt lắm,
lúc ẵm Thư bước lên xe khách chật cứng như nêm, mẹ con bồng Thư giúp dì dọc
đường dì cứ tưởng mẹ con như chị ruột của dì mà, dì cứ đem dượng con về Đà Lạt
đi, dượng Năm sẽ nằm ở nghĩa trang liệt sĩ. Con đã từng đến đó nhiều lần, phong
cảnh hữu tình lắm dì ơi, quanh năm lại có người nhang khói cho dượng”. Dì Năm
im lặng, hình như dì muốn nói điều gì đó với Tường, nhưng nghĩ sao dì lại không
nói nữa.
Một năm. Hai năm. Đến năm thứ ba thì Tường lập gia đình. Người vợ của Tường chính là người phỏng vấn Tường khi Tường xin việc ở công ty. Bây giờ Vi cũng là trưởng nhóm dưới quyền Tường. Tường đã trở thành giám đốc dự án và tham gia vào ban lãnh đạo công ty. Hôm đám cưới Tường, Thư đi dự một mình, không thấy Việt. Tường rất ngạc nhiên, nhưng bận bịu công việc anh cũng không kịp hỏi. Dì Năm rất mừng khi thấy Tường lấy vợ, còn mẹ Tường thì tất nhiên rồi, bà như trẻ lại và đi đến đâu cũng khoe con dâu nết na, hiền thục. Hôm Tường và Vi đến chào dì Năm để mai trở lại Sài Gòn, tình cờ làm sao Thư cũng về thăm mẹ. Thư vẫn đi một mình, không có Việt. Lần này thì Tường hỏi, một câu hỏi mà mấy hôm nau Tường canh cánh trong lòng:
Một năm. Hai năm. Đến năm thứ ba thì Tường lập gia đình. Người vợ của Tường chính là người phỏng vấn Tường khi Tường xin việc ở công ty. Bây giờ Vi cũng là trưởng nhóm dưới quyền Tường. Tường đã trở thành giám đốc dự án và tham gia vào ban lãnh đạo công ty. Hôm đám cưới Tường, Thư đi dự một mình, không thấy Việt. Tường rất ngạc nhiên, nhưng bận bịu công việc anh cũng không kịp hỏi. Dì Năm rất mừng khi thấy Tường lấy vợ, còn mẹ Tường thì tất nhiên rồi, bà như trẻ lại và đi đến đâu cũng khoe con dâu nết na, hiền thục. Hôm Tường và Vi đến chào dì Năm để mai trở lại Sài Gòn, tình cờ làm sao Thư cũng về thăm mẹ. Thư vẫn đi một mình, không có Việt. Lần này thì Tường hỏi, một câu hỏi mà mấy hôm nau Tường canh cánh trong lòng:
- Việt đâu mà Thư về có một mình?
- Anh Việt em dạo này bận lắm, ảnh đi Sài
Gòn, Hà Nội luôn. Mai anh chị về lại Sài Gòn, chắc em không đưa tiễn được, chúc
anh chị vui vẻ hạnh phúc, bây giờ em phải về, trời tối rồi.
Thư đi như thể trốn chạy. Không biết Thư có
trốn chạy được với nỗi buồn của mình không? Tường ngơ ngẩn với câu trả lời của
Thư. Tường biết Thư không muốn nói sự thật, một sự thật mà Tường muốn biết. Dì
Năm đang sàng sảy chỗ gạo mà thằng cháu ngoại nghịch ngợm trộn lẫn với lúa. Mấy
cái nong nia của dì đan từ hồi nào hóa ra cũng có chỗ dùng, chắc dì vui lắm với
công việc này. Vừa làm dì vừa kể cho Tường nghe chuyện của Thư và Việt. Tường
nghe miệng lưỡi mình đắng nghét, cuộc đời Thư mà bất hạnh đến vậy sao?
Dì Năm chết! Tường trở về Đà Lạt dự đám
tang của dì với một tâm trạng ê chề. Mấy chục ngàn ngày của dì Năm dồn hết cho
chồng cho con. Cho đến lúc xuôi tay, Tường tin rằng dì chỉ thỏa được một ước
nguyện, đó là nằm cạnh dượng Năm trong nghĩa trang Thánh Mẫu. Dì đã không nghe
lời khuyên của Tường đem dượng về nghĩa trang liệt sĩ. Dì nghĩ xa hơn khi xây
sẵn mộ của dì bên cạnh mộ dượng Năm. Bây giờ có lẽ dì hài lòng lắm, không ai có
thể chia cắt dì và dượng nữa rồi!
Tường ứa nước mắt khi nghĩ đến Thư. Nhìn
Thư gục đầu bên mộ dì Năm, lòng Tường như có ai xát muối vào. Mọi người đã về
hết, mộ dì Năm đầy ắp những vòng hoa. Nghĩa trang vắng lặng và yên tĩnh. Thư
nói với Tường bằng một giọng khàn khàn:
- Anh Tường về đi, mấy hôm nay anh mệt
nhiều rồi.
- Thư cũng về nghỉ thôi, dù sao dì cũng mất
rồi!
- Em muốn ngồi lại với má một chút nữa, em
sợ má buồn. Anh Tường cứ về trước đi, em…em còn chờ Việt, hy vọng ảnh biết tin
về kịp.
Tường nhìn vào mắt Thư, đôi mắt ngấn lệ
nhấn chìm một khoảnh khắc cuộc đời Tường, bây giờ trong đó đong đầy nước mắt.
Còn Việt, không biết Việt có tìm được lối về?
12/2003
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Lạt ngày 08.8.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét