Bình bài thơ "Tự vấn” của Diệu Thoa – Lời bình Hà Văn Sĩ
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Chủ
nhật - 19/08/2012 22:51
Bài thơ
có 6 khổ, có thể tạm chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 là khổ 1, đoạn 2 bao gồm khổ
2,3,4 và 5, đoạn 6 là khổ cuối. Có thể thấy thơ của Diệu Thoa thường là sự kết
hợp những câu dài ngắn khác nhau, những câu dài, tác giả như muốn giãi bày hết
những tâm tư của mình ra, còn những câu ngắn lại chứa đựng những khoảng trắng
không lời nhưng cũng dễ dàng nhận ra những day dứt trong cõi lòng vốn chất chứa
không ít ưu phiền, khát khao, mong muốn. Thơ Diệu Thoa thường đi vào hồn tôi
như thế. ...
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hà Văn Sĩ
Sinh
năm: 1963
Quê
quán: Hương Trà, Huế
Hiệu
trưởng trường THPT Lộc Hiệp, Bình Phước
ĐT:
0918350673
Email: sihavan@yahoo.com.vn
_____
BÌNH BÀI THƠ “TỰ VẤN”
CỦA DIỆU THOA
Bài thơ có 6 khổ, có thể
tạm chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 là khổ 1, đoạn 2 bao gồm khổ 2,3,4 và 5, đoạn 6
là khổ cuối. Có thể thấy thơ của Diệu Thoa thường là sự kết hợp những
câu dài ngắn khác nhau, những câu dài, tác giả như muốn giãi bày hết những tâm
tư của mình ra, còn những câu ngắn lại chứa đựng những khoảng trắng không lời
nhưng cũng dễ dàng nhận ra những day dứt trong cõi lòng vốn chất chứa không ít
ưu phiền, khát khao, mong muốn. Thơ Diệu Thoa thường đi vào hồn tôi
như thế.
Bài thơ có tựa đề là
"Tự vấn”. "Tự vấn”
là tự hỏi mình, song tôi thấy chị tự dằn vặt mình thì đúng hơn.
Thơ của Diệu
Thoa thường có lối mở thật bất ngờ. Y như trước đó chị đã nói, đã sống, đã
suy tư … Câu mở đầu cứ là tiếp tục.
Lần này chị thẳng
thắn trách?
Xin lỗi anh, đó đâu phải chuyện
đùa!
Tưởng chị nói với anh. Hóa
ra không phải. Chị đang nói với mình. Đang dằn vặt mình những cớ sao, vì sao: Đêm nối đêm em tập nói với mình một câu như
thế/ Vậy mà sao trước anh, em không thể/ Nói lời đằng tả của trái
tim? Nếu được lời trách Xin lỗi anh, đó đâu phải chuyện đùa! Có
lẽ chị sẽ nhẹ nhàng hơn. Chị không nói được, dù từng đêm chị tập nói với mình
câu ấy, nhưng không, ngàn lần không, chị không bao giờ nói được, trước anh chị
chỉ biết lặng im. Trong tâm hồn của người phụ nữ ấy không hề đơn giản. Giận thì
giận lắm, khi đêm về, chị tập nói câu ấy, nghe dứt khoát lắm "Xin lỗi anh, đó đâu phải chuyện đùa!”, có
mà đay nghiến trong sự lặp từ nữa "Đêm nối đêm”, nhưng mà, với bản chất của người phụ nữ dịu
hiền, lời thơ phút chốc bỗng trở nên nhẹ nhàng bởi tình yêu anh cứ lởn vởn
quanh chị "em tập nói với mình một
câu như thế”, để rồi ta hiểu ra, vì sao trước anh, chị không thể Nói
lời đằng tả của trái tim?
Người phụ nữ khi yêu là
như thế (Và tôi nghĩ nếu có chia tay cũng là như thế). Giận thì giận nhưng
thương vẫn còn thương.
Đoạn 1 của bài thơ mở
ra như thế là đẹp, là đủ, vẻn vẹn có 4 câu thơ, tự kể mà cũng là tự vấn, tự vấn
mà cũng là tự lý giải, nó làm "tròn” nhiệm vụ mời người đọc đi tiếp vào
nỗi niềm riêng của chị.
Ta nghe chị bộc bạch tâm
tư:
Đã bao lần phán quyết, lại lặng im
Mang sức vóc mảnh mai em thách đấu thời gian, hoãn trì rồi níu kéo
Mà sợi tơ kia mỗi ngày thêm lỏng lẻo
Mỏng mảnh đàn hồi sao tránh khỏi nguy cơ ...?
Phận liễu yếu đào tơ
đâu chịu ngồi lau nước mắt cho mối tình dang dở?
Chị phải đấu tranh để
khẳng định phẩm chất của mình. Những phán quyết bao lần kia, con người dám
thách đấu thời gian để chứng tỏ mình, đôi khi muốn thể hiện mình "hoãn trì” rồi "níu kéo”, nhưng làm sao có thể xoay chuyển được vòng xoay rủi- may
của số phận, cái số phận của người phụ nữ khi yêu và cả khi đã có gia đình. (Và
tôi nghĩ, có duyên là có phận, trên thế gian này có hạnh phúc tất phải có bất
hạnh). Đúng như chị thổ lộ:
Em – Người đàn bà không hẳn quá ngu ngơ
Sống với niềm tin (nhiều khi chẳng biết còn hay mất?)
Người đàn bà chân thật
Cất tim mình vào đêm.
Rồi ta hãy nghe chị kể:
Ngày lại ngày những vết nối chồng lên
Chúng dắt díu nhau xếp thành muôn vàn những quái đồ, ma trận
Em hoang mang khi đêm đêm quờ phải giấc mơ ken dầy
những vết sần của trùng trùng nút thắt
Ngỡ ngàng
chẳng nhận ra mình là ai?
Những vết nối chồng lên
từng ngày. Cuộc sống đời thường những chung đụng đôi khi rất khó dàn xếp. Ai
cũng muốn có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, giản đơn thôi, bình dị thôi, nhưng
cuộc sống vốn là cuộc sống. Nó hiển hiện trong từng ngày, từng giờ, có khi
không đơn giản. Hãy nghe chị cực tả "Chúng
dắt díu nhau xếp thành muôn vàn những quái đồ, ma trận”. Tâm tư hoang mang,
hình ảnh "đêm đêm quờ phải giấc mơ
ken dầy”, nhất là "những vết sần
trùng trùng nút thắt” chứng tỏ sự cố gắng níu kéo hạnh phúc kia rồi cũng
thành vô vọng, thành nỗi ám ảnh không cùng.
Hãy để cho chị được
tâm sự những điều chị muốn nói:
Chỉ xót thương lòng tự trọng của em thôi
Vật vã, loay quay mà ao ước bình yên kia khác nào những giấc mơ hoa dệt
nên bởi toàn những điều xa xỉ
Tình yêu và lý trí
Giằng kéo, phân trần,…
Thụ lý lại lên ngôi.
Thơ của Diệu
Thoa rất nữ tính. Từ dùng mạnh. Những động từ như "phán quyết”, "hoãn trì”, ‘thách đấu”, "níu kéo”, "dắt díu”,
"vật vả”, "loay quay”, “giằng kéo” … ít thấy trong thơ của nhà thơ nữ, với chị tần số xuất
hiện khá nhiều. Những phụ từ đi kèm những tính từ như "thêm- lỏng lẻo”, "quá- ngu ngơ” và những câu hỏi giằng xé
"chẳng biết còn hay mất?”,
"chẳng nhận ra mình là ai?” như
cứ muốn bám víu vào thơ của chị, không chịu rời ra.
Đoạn kết của bài thơ khiến
người đọc ngậm ngùi, cảm thông với chị:
Hạnh phúc cầm tay như vật báu chẳng thể
rời.
Khao khát giản đơn vẫn là điều không thể
Em – trường diễn vai đóng thế
chỉ dám tập thôi, trước khán giả thủy chung là hằng hà sa số những cơn mơ sũng
lệ
Tình yêu đâu phải trò đùa
câu nằm lòng
Chỉ để nói với Em!
Thơ là nỗi lòng. Thơ
phát khởi tự tâm hồn mà ra. Làm thơ là để giãi bày, chia xẻ, tâm sự, cho vơi
nỗi niềm. Nỗi buồn được cảm thông buồn vơi đi một nửa. Xin trân trọng được giới
thiệu cùng bạn đọc một bài thơ củaDiệu
Thoa còn ấp ủ trên bàn biên tập của chị.
Bình Phước, 08/6/2012
Hà Văn Sĩ
© Tác giả giữ bản quyền.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại lần 2
ngày 19/08/2014
.
Cập nhật lại lần 1 ngày 22/03/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả từ Bình Phước
ngày 22/03/2014 Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét