Tuyển thơ Đất Đứng 3, Sự nỗ lực với văn chương – Bài viết Trần Hoàng Vy.
Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014
Web datdung.com là một trang Web văn chương với mục đích: “Nơi gặp gỡ trao đổi ươm mầm Văn học” do nhà báo La Ngạc Thụy và một số anh em văn nghệ ở Tây Ninh thành lập. Một trang Web “đứng được” là nhờ sự tài trợ của các mạnh thường quân (Bác sĩ Nhiệm trước đây, và bây giờ có nhiều văn nghệ sĩ cùng một số anh em tâm huyết khác). Có thể gọi đây là một trang Web “tư nhân”, quy tụ một số anh em văn nghệ sĩ, nhà báo, đam mê và đắm đuối cùng văn chương trên tinh thần tự nguyện, không vụ lợi, mong có những tri kỷ, tri âm trong nghiệp viết lách và sáng tác. ...
TUYỂN THƠ ĐẤT ĐỨNG 3, SỰ NỖ LỰC VỚI VĂN CHƯƠNG
Trần Hoàng Vy
Web datdung.com là một trang Web văn chương với mục đích: “Nơi gặp gỡ trao đổi ươm mầm Văn học” do nhà báo La Ngạc Thụy và một số anh em văn nghệ ở Tây Ninh thành lập. Một trang Web “đứng được” là nhờ sự tài trợ của các mạnh thường quân (Bác sĩ Nhiệm trước đây, và bây giờ có nhiều văn nghệ sĩ cùng một số anh em tâm huyết khác). Có thể gọi đây là một trang Web “tư nhân”, quy tụ một số anh em văn nghệ sĩ, nhà báo, đam mê và đắm đuối cùng văn chương trên tinh thần tự nguyện, không vụ lợi, mong có những tri kỷ, tri âm trong nghiệp viết lách và sáng tác.
Cũng giống như trang Web Văn thơ Việt (Lê Bá Duy ở Bình Định), trang Weblogs Bông Tràm (An Giang), trang Web datdung.com cũng đã tập hợp những anh em “Yêu thơ và làm thơ” trong cả nước cùng chung sức chung lòng “góp gạo thổi cơm chung” ấn hành các tuyển tập văn chương. Đến nay, datdung.com đã có 3 đầu sách gồm 3 tuyển thơ. Tập thơ “Tuyển thơ Đất Đứng 3” do NXB Hội Nhà Văn xuất bản tháng 11/ 2012, là một nỗ lực đáng trân trọng của các anh em Ban quản trị datdung.com với văn chương nói chung và thi ca nói riêng.
Tuyển thơ dày 240 trang, khổ 13 x 19cm, quy tụ 35 tác giả, trong đó có những tác giả là những cây bút thành danh của địa phương, có tác phẩm góp tiếng nói chung của cả nước như Khaly Chàm, Vũ Miên Thảo, Nguyễn Quốc Nam, Vũ Thiện Khái ở Tây Ninh, Đàm Lan ở Daklak, Kha Tiệm Ly ở Tiền Giang, Trúc Thanh Tâm ở Châu Đốc, Nguyễn Sơn Thủy ở Hải Phòng v.v…
35 gương mặt thơ, một con số ấn tượng và đầy sung sức, tuổi đời, kinh nghiệm, nghề nghiệp có khác nhau nhưng cùng chung niềm đam mê, khao khát sáng tác. Họ đến với nhau chung một tấm lòng yêu thơ ca và yêu văn chương. Có lẽ điều này thể hiện rõ nét qua những thể loại thơ tuyển trong tập: Có thơ Đường, có phú, có thơ mới cũng có thơ truyền thống. Nghĩa là không phân biệt thể loại, không chia mới, cũ. Miễn thơ hay và chấp nhận được? Bạn đọc cũng dễ cảm thông và không băn khoăn bởi cái tên hay bút danh, mong tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ những thăng hoa trong thi ca bởi cuộc sống bon chen, danh lợi đã khiến người ta quá mệt mỏi, ngao ngán rồi…
Đó cũng chính là tâm sự rất thật của Khaly Chàm: “Bao con chữ dị thường luôn treo ngược/ hình hài thơ ứa máu tự lâu rồi/ say ngất ngư nên chân ta chùn bước/ đêm mặt trời xanh vụt cháy trên môi.” (Đam mê & chợt tỉnh, trang 7). Và cùng mong: “Quàng vai dìu bước chân đi/ bạn ta cùng khắp sá gì ngày sau” (Tối bên sông Long Bình- Trà Vinh, trang 11). Thơ Khaly Chàm nhiều câu chữ mới, hình ảnh liên tưởng đẹp, ẩn chứa nhiều chiêm nghiệm của đời người. Xuất hiện trong tập có ba gương mặt nghề nghiệp là kỹ sư: một Nguyễn Trung Cấp với những trăn trở giản dị, chân thật, thơ tuy chưa thật hay nhưng cũng làm xao xuyến tâm hồn:“Bến Đợi hôm nay tình khuất bóng/ Anh không trách hờn chỉ nhớ mong…” (Bến Ninh Kiều trang 13), một Nguyễn Quốc Nam với những ngậm ngùi sẻ chia cùng bạn: “Lần này trở lại thăm bạn cũ/ Lòng bỗng buồn hơn biết nói sao/ Bạn thân ta đó ngồi thúc thủ/ Ngậm ngùi hai đứa chỉ nhìn nhau” (Lần trở lại thăm bạn, trang 116), và cuối cùng là kỹ sư Xây dựng Nguyễn Xuân Thủy, Hải Phòng, với những câu thơ lục bát khá tài hoa: “Căn nhà vắng bóng mẹ cha/ Tiếng con cu gáy ngâm nga điệu sầu/ Mồ côi hoa đỏ một mầu/ Đong đầy nỗi nhớ thẳm sâu vườn nhà” (Vườn nhà, trang 223), và đây nữa: “Vọng phu vương vấn thiên thai/ Kỳ Cùng sông nước ngược trôi lững lờ/ Chợ biên ai ngóng ai chờ/ Người đi bỏ lại một bờ vai thon” (Xứ Lạng đầu đông, trang 224).
Nếu như những bài phú của Kha Tiệm Ly (Trường Sa tâm thư phú, Hoàng Sa tiếu ngạo phú, trang 85- 91) với những vế đối chỉn chu niêm luật, đầy sức mạnh: “Chèo Ngô vương sục sôi sóng nước, dìm xâm lăng dưới đáy Bạch Đằng/ Gươm Thường Kiệt sang sảng lời thơ/ truyền tuyên ngôn bên bờ Như Nguyệt” hay như: “Kế hành binh ngoài chỗ dựa quân cơ/ giành thắng lợi cốt nhằm vào nhân đức”. Câu chữ phảng phất lối cổ văn của cha ông xưa thì thơ đường của Hoa Lý cũng rất mềm mại và uyển chuyển: “Duyên nồng nghĩa mặn sống bên nhau/ từ thuở tóc xanh đến bạc đầu…”, và “Mùa sang rét mướt thương cô phụ/ Bấc đến lạnh lùng xót dạ ai/ Lộc biếc chờ ngày may áo mới/ Cuối đông hoa rợp nở khoe đài” (Đợi chờ, trang 77). Với Trần Thị Quỳnh Hoa một bác sĩ Y học dân tộc, hình ảnh người thầy thuốc trong mắt chị là: “Em là thiên thần áo trắng/ Hay là hoa trắng ngành y/ Thương em tâm hiền trong sáng/ Niềm đau tôi hóa vô vi…” (Hương đêm, trang 37), cùng những câu thơ thật hồn nhiên: “Nắng nghiêng cho má em hồng/ Mây nghiêng trên tóc bồng bềnh hương yêu/ ….Tay nghiêng tìm một bàn tay/ Lời nghiêng xóa vị chua cay mệt nhoài…” (Nghiêng, trang 34).
Mỗi người tham gia vào tuyển thơ Đất Đứng 3 đều có riêng những điểm mạnh, yếu và xúc cảm khác nhau, nhưng cùng cháy bỏng vì thơ. Vũ Thiện Khái, Thái Quốc Mưu, Vũ Miên Thảo, có lẽ là 3 vị cao niên của tập? Song thơ vẫn nồng nàn, chất tình, chất lửa: “Tháng mười cứ vẫn trông mòn con mắt nhớ/ về với nhau đi thôi/ cho thương mến quay về” (Chờ bao la xanh- Vũ Miên Thảo) hay như: “Chỉ một mùa xa…/ thơ nhét phồng ngăn nhớ/ tháng giêng non sao bão rớt trong lòng/ Giọt nhớ không tên chỉ một mình tôi có/ muộn chờ/ muộn đợi/ hồn muộn rét tàn đông!” (Mênh mông giêng hai- Vũ Miên Thảo, trang 187). Nhà thơ Thái Quốc Mưu thì:“Em đi, bóng ngã đường chiều/ Em về, ngọn nước thủy triều trôi xuôi” và cũng đầy sự trắc trở: “Ta là bến bãi ngọn ngành/ Em con sóng biển bủa gành tháng năm/ Một chiều sóng bỗng vắng tăm/ Biển nhô ngọn núi đá ngầm trơ vơ!” (Ta và em, trang 105). Cũng như cái tình si của người thơ Vũ Thiện Khái: “Em rao bán cái chung tình/ Tôi cầm cố cái thân mình đòi mua/ Cầm bằng năm được mười thua/ Coi như con tạo cợt đùa tí thôi…” (Lăng nhăng, trang 48) thì ai đám bảo là thơ của người già ngoài 70 tuổi?
Sẽ rất khó khăn khi phải “điểm danh” quá nhiều thi hữu trong một tuyển thơ, song những ánh “vụn vàng” thì vẫn ngời lấp lánh trong từng tứ thơ, câu thơ, bên cạnh cái mênh mang dàn trải, thơ như…khẩu ngữ, hình ảnh trùng lắp. Vâng tôi muốn chọn giới thiệu thêm vài câu thơ hay theo chủ quan của tôi nữa, đó là: “Cũng may cùng bước còn tri kỷ/ chẳng uổng nhân sinh một kiếp người” (Hàm Chương), rồi như “ Bão giông chia bóng cách hình/ Ai đem gió nhớ chạm tình chung em” (Nguyễn Hồng Duyên), những câu thơ 5 chữ có bóng hình lung linh: “Cỏ trở mình khe khẻ/ Đan kín miền trông mong” (Kim Sơn Giang). Ở cây bút nữ Nguyễn Xuân Khanh thì: “Tang tình một mảnh trăng hoang/ Thênh thang… trải rộng sợi vàng… trăng đêm”. Đào Thái Sơn cây bút trẻ nhiều triển vọng của Tây Ninh luôn muốn tìm tòi những thi ảnh lạ: “Quên mặc định nửa trang đời quạnh vắng/ Nên ngữ ngôn tuột mất dạng hình hài/ Đất và đá mãi nhìn nhau ngơ ngác/ Như chưa từng qua lỡ một lầm hai”…
Khép trang sách, gấp lại tuyển thơ, hồn chừng như chạm vào con gió đông khuya đang rón rén trở về. Thầm mong một ngày các bạn thơ, những người dám dấn thân vào…sương khói phù vân, ảo hình, ảo ảnhcủa thi ca một mai như đóa hoa xuân, rạng ngời sắc hương trong cuộc sống…
Vàm Cỏ, 12/ 12/ 2012.
TRẦN HOÀNG VY
VanDanViet.Net
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 22.12.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Trần Hoàng Vy
Web datdung.com là một trang Web văn chương với mục đích: “Nơi gặp gỡ trao đổi ươm mầm Văn học” do nhà báo La Ngạc Thụy và một số anh em văn nghệ ở Tây Ninh thành lập. Một trang Web “đứng được” là nhờ sự tài trợ của các mạnh thường quân (Bác sĩ Nhiệm trước đây, và bây giờ có nhiều văn nghệ sĩ cùng một số anh em tâm huyết khác). Có thể gọi đây là một trang Web “tư nhân”, quy tụ một số anh em văn nghệ sĩ, nhà báo, đam mê và đắm đuối cùng văn chương trên tinh thần tự nguyện, không vụ lợi, mong có những tri kỷ, tri âm trong nghiệp viết lách và sáng tác.
Cũng giống như trang Web Văn thơ Việt (Lê Bá Duy ở Bình Định), trang Weblogs Bông Tràm (An Giang), trang Web datdung.com cũng đã tập hợp những anh em “Yêu thơ và làm thơ” trong cả nước cùng chung sức chung lòng “góp gạo thổi cơm chung” ấn hành các tuyển tập văn chương. Đến nay, datdung.com đã có 3 đầu sách gồm 3 tuyển thơ. Tập thơ “Tuyển thơ Đất Đứng 3” do NXB Hội Nhà Văn xuất bản tháng 11/ 2012, là một nỗ lực đáng trân trọng của các anh em Ban quản trị datdung.com với văn chương nói chung và thi ca nói riêng.
Tuyển thơ dày 240 trang, khổ 13 x 19cm, quy tụ 35 tác giả, trong đó có những tác giả là những cây bút thành danh của địa phương, có tác phẩm góp tiếng nói chung của cả nước như Khaly Chàm, Vũ Miên Thảo, Nguyễn Quốc Nam, Vũ Thiện Khái ở Tây Ninh, Đàm Lan ở Daklak, Kha Tiệm Ly ở Tiền Giang, Trúc Thanh Tâm ở Châu Đốc, Nguyễn Sơn Thủy ở Hải Phòng v.v…
35 gương mặt thơ, một con số ấn tượng và đầy sung sức, tuổi đời, kinh nghiệm, nghề nghiệp có khác nhau nhưng cùng chung niềm đam mê, khao khát sáng tác. Họ đến với nhau chung một tấm lòng yêu thơ ca và yêu văn chương. Có lẽ điều này thể hiện rõ nét qua những thể loại thơ tuyển trong tập: Có thơ Đường, có phú, có thơ mới cũng có thơ truyền thống. Nghĩa là không phân biệt thể loại, không chia mới, cũ. Miễn thơ hay và chấp nhận được? Bạn đọc cũng dễ cảm thông và không băn khoăn bởi cái tên hay bút danh, mong tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ những thăng hoa trong thi ca bởi cuộc sống bon chen, danh lợi đã khiến người ta quá mệt mỏi, ngao ngán rồi…
Đó cũng chính là tâm sự rất thật của Khaly Chàm: “Bao con chữ dị thường luôn treo ngược/ hình hài thơ ứa máu tự lâu rồi/ say ngất ngư nên chân ta chùn bước/ đêm mặt trời xanh vụt cháy trên môi.” (Đam mê & chợt tỉnh, trang 7). Và cùng mong: “Quàng vai dìu bước chân đi/ bạn ta cùng khắp sá gì ngày sau” (Tối bên sông Long Bình- Trà Vinh, trang 11). Thơ Khaly Chàm nhiều câu chữ mới, hình ảnh liên tưởng đẹp, ẩn chứa nhiều chiêm nghiệm của đời người. Xuất hiện trong tập có ba gương mặt nghề nghiệp là kỹ sư: một Nguyễn Trung Cấp với những trăn trở giản dị, chân thật, thơ tuy chưa thật hay nhưng cũng làm xao xuyến tâm hồn:“Bến Đợi hôm nay tình khuất bóng/ Anh không trách hờn chỉ nhớ mong…” (Bến Ninh Kiều trang 13), một Nguyễn Quốc Nam với những ngậm ngùi sẻ chia cùng bạn: “Lần này trở lại thăm bạn cũ/ Lòng bỗng buồn hơn biết nói sao/ Bạn thân ta đó ngồi thúc thủ/ Ngậm ngùi hai đứa chỉ nhìn nhau” (Lần trở lại thăm bạn, trang 116), và cuối cùng là kỹ sư Xây dựng Nguyễn Xuân Thủy, Hải Phòng, với những câu thơ lục bát khá tài hoa: “Căn nhà vắng bóng mẹ cha/ Tiếng con cu gáy ngâm nga điệu sầu/ Mồ côi hoa đỏ một mầu/ Đong đầy nỗi nhớ thẳm sâu vườn nhà” (Vườn nhà, trang 223), và đây nữa: “Vọng phu vương vấn thiên thai/ Kỳ Cùng sông nước ngược trôi lững lờ/ Chợ biên ai ngóng ai chờ/ Người đi bỏ lại một bờ vai thon” (Xứ Lạng đầu đông, trang 224).
Nếu như những bài phú của Kha Tiệm Ly (Trường Sa tâm thư phú, Hoàng Sa tiếu ngạo phú, trang 85- 91) với những vế đối chỉn chu niêm luật, đầy sức mạnh: “Chèo Ngô vương sục sôi sóng nước, dìm xâm lăng dưới đáy Bạch Đằng/ Gươm Thường Kiệt sang sảng lời thơ/ truyền tuyên ngôn bên bờ Như Nguyệt” hay như: “Kế hành binh ngoài chỗ dựa quân cơ/ giành thắng lợi cốt nhằm vào nhân đức”. Câu chữ phảng phất lối cổ văn của cha ông xưa thì thơ đường của Hoa Lý cũng rất mềm mại và uyển chuyển: “Duyên nồng nghĩa mặn sống bên nhau/ từ thuở tóc xanh đến bạc đầu…”, và “Mùa sang rét mướt thương cô phụ/ Bấc đến lạnh lùng xót dạ ai/ Lộc biếc chờ ngày may áo mới/ Cuối đông hoa rợp nở khoe đài” (Đợi chờ, trang 77). Với Trần Thị Quỳnh Hoa một bác sĩ Y học dân tộc, hình ảnh người thầy thuốc trong mắt chị là: “Em là thiên thần áo trắng/ Hay là hoa trắng ngành y/ Thương em tâm hiền trong sáng/ Niềm đau tôi hóa vô vi…” (Hương đêm, trang 37), cùng những câu thơ thật hồn nhiên: “Nắng nghiêng cho má em hồng/ Mây nghiêng trên tóc bồng bềnh hương yêu/ ….Tay nghiêng tìm một bàn tay/ Lời nghiêng xóa vị chua cay mệt nhoài…” (Nghiêng, trang 34).
Mỗi người tham gia vào tuyển thơ Đất Đứng 3 đều có riêng những điểm mạnh, yếu và xúc cảm khác nhau, nhưng cùng cháy bỏng vì thơ. Vũ Thiện Khái, Thái Quốc Mưu, Vũ Miên Thảo, có lẽ là 3 vị cao niên của tập? Song thơ vẫn nồng nàn, chất tình, chất lửa: “Tháng mười cứ vẫn trông mòn con mắt nhớ/ về với nhau đi thôi/ cho thương mến quay về” (Chờ bao la xanh- Vũ Miên Thảo) hay như: “Chỉ một mùa xa…/ thơ nhét phồng ngăn nhớ/ tháng giêng non sao bão rớt trong lòng/ Giọt nhớ không tên chỉ một mình tôi có/ muộn chờ/ muộn đợi/ hồn muộn rét tàn đông!” (Mênh mông giêng hai- Vũ Miên Thảo, trang 187). Nhà thơ Thái Quốc Mưu thì:“Em đi, bóng ngã đường chiều/ Em về, ngọn nước thủy triều trôi xuôi” và cũng đầy sự trắc trở: “Ta là bến bãi ngọn ngành/ Em con sóng biển bủa gành tháng năm/ Một chiều sóng bỗng vắng tăm/ Biển nhô ngọn núi đá ngầm trơ vơ!” (Ta và em, trang 105). Cũng như cái tình si của người thơ Vũ Thiện Khái: “Em rao bán cái chung tình/ Tôi cầm cố cái thân mình đòi mua/ Cầm bằng năm được mười thua/ Coi như con tạo cợt đùa tí thôi…” (Lăng nhăng, trang 48) thì ai đám bảo là thơ của người già ngoài 70 tuổi?
Sẽ rất khó khăn khi phải “điểm danh” quá nhiều thi hữu trong một tuyển thơ, song những ánh “vụn vàng” thì vẫn ngời lấp lánh trong từng tứ thơ, câu thơ, bên cạnh cái mênh mang dàn trải, thơ như…khẩu ngữ, hình ảnh trùng lắp. Vâng tôi muốn chọn giới thiệu thêm vài câu thơ hay theo chủ quan của tôi nữa, đó là: “Cũng may cùng bước còn tri kỷ/ chẳng uổng nhân sinh một kiếp người” (Hàm Chương), rồi như “ Bão giông chia bóng cách hình/ Ai đem gió nhớ chạm tình chung em” (Nguyễn Hồng Duyên), những câu thơ 5 chữ có bóng hình lung linh: “Cỏ trở mình khe khẻ/ Đan kín miền trông mong” (Kim Sơn Giang). Ở cây bút nữ Nguyễn Xuân Khanh thì: “Tang tình một mảnh trăng hoang/ Thênh thang… trải rộng sợi vàng… trăng đêm”. Đào Thái Sơn cây bút trẻ nhiều triển vọng của Tây Ninh luôn muốn tìm tòi những thi ảnh lạ: “Quên mặc định nửa trang đời quạnh vắng/ Nên ngữ ngôn tuột mất dạng hình hài/ Đất và đá mãi nhìn nhau ngơ ngác/ Như chưa từng qua lỡ một lầm hai”…
Khép trang sách, gấp lại tuyển thơ, hồn chừng như chạm vào con gió đông khuya đang rón rén trở về. Thầm mong một ngày các bạn thơ, những người dám dấn thân vào…sương khói phù vân, ảo hình, ảo ảnhcủa thi ca một mai như đóa hoa xuân, rạng ngời sắc hương trong cuộc sống…
Vàm Cỏ, 12/ 12/ 2012.
TRẦN HOÀNG VY
VanDanViet.Net
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 22.12.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét