Home
» Thư viện văn xuôi
» Tin tức - Sự kiện - Bình luận
» Trang văn xuôi Phạm Đức Mạnh & các bản tin VHNT
Trang văn xuôi Phạm Đức Mạnh & các bản tin VHNT
Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014
“Nụ hoa
vàng ngày xuân” – Chương trình thơ nhạc (tưởng nhớ 10 năm ngày mất của nhà thơ
Kim Tuấn) _ Bài và ảnh Phạm Đức Mạnh
Chủ
nhật - 29/09/2013 21:37
Sáng 28/9/2013, tại Phòng trà Siena – 64
Trần Quốc Thảo, TP.Hồ Chí Minh, tạp chí Văn Tuyển và gia đình nhà thơ Kim Tuấn
đã tổ chức Chương trình thơ nhạc “Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân” - tưởng nhớ Nhà thơ
Kim Tuấn (1938 - 2003) - Ghi dấu 10 năm ngày ông đi xa… Đến dự, bên cạnh khách
mời, bạn bè thân hữu của nhà thơ, còn có đông đảo các văn nghệ sĩ tại TP.HCM,
Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, Bình Định, (và cả từ nước Lào về): Trần Áng Sơn,
Nguyễn Liên Châu, Cao Thoại Châu, Cao Quảng Văn, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lan,
Bảo Cường, Triệu Từ Truyền, Nguyễn Đăng Trình, Trần Hoàng Vy, Phạm Thị Cúc
Vàng; Trầm Ka, Minh Hoàng, Đài Trang, Thu Thủy, Hà Khê. Trong đó có nhiều người
là bạn bè chí cốt, là đồng nghiệp, nay cũng đã thành danh trên con đường sáng
tác thơ, văn và lao động nghệ thuật.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
“NỤ HOA VÀNG NGÀY XUÂN” - CHƯƠNG TRÌNH THƠ
NHẠC
(Tưởng nhớ 10 năm ngày mất của
Nhà thơ Kim Tuấn)
Sáng 28/9/2013, tại Phòng
trà Siena – 64 Trần Quốc Thảo, TP.Hồ Chí Minh, tạp chí Văn Tuyển và gia đình
nhà thơ Kim Tuấn đã tổ chức Chương trình thơ nhạc “Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân” -
tưởng nhớ Nhà thơ Kim Tuấn (1938 - 2003) - Ghi dấu 10 năm ngày ông đi xa…
Đến dự, bên cạnh khách
mời, bạn bè thân hữu của nhà thơ, còn có đông đảo các văn nghệ sĩ tại TP.HCM,
Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, Bình Định, (và cả từ nước Lào về): Trần Áng Sơn,
Nguyễn Liên Châu, Cao Thoại Châu, Cao Quảng Văn, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lan,
Bảo Cường, Triệu Từ Truyền, Nguyễn Đăng Trình, Trần Hoàng Vy, Phạm Thị Cúc
Vàng, Trầm Ka, Minh Hoàng, Đài Trang, Thu Thủy, Hà Khê. Trong đó có nhiều người
là bạn bè chí cốt, là đồng nghiệp, nay cũng đã thành danh trên con đường sáng
tác thơ, văn và lao động nghệ thuật.
Nhà thơ Kim Tuấn tên thật
là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh tại Huế, nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh. Là hậu duệ 5
đời của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, cùng vai vế với vua Bảo Đại- vị vua cuối
cùng của triều Nguyễn.
Ông làm thơ từ năm 13
tuổi, đến khi mất ông đã in riêng 7 tập thơ và 2 tập in chung. Tập thơ đầu tiên
là tậpHoa Mười Phương (NXB Trường Giang, 1959), sau đó lần lượt
là Ngàn Thương (chung với Định Giang, 1961),Dấu Bụi Hồng (NXB
Minh Đức), Thơ Kim Tuấn, 1962-1972 (NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc,
1975), Thời Của Trái Tim Hồng (NXB Sông Bé, 1990), Tuổi Phượng
Hồng (NXB Trẻ, 1991), Tạ Tình Phương Nam (NXB Trẻ, 1994),Thơ Lí &
Thơ Ngắn (NXB Văn Nghệ, 2002), Con Đường… (chung với con trai
Bảo Khôi, NXB Hội Nhà văn 2013).
Giới thiệu về Kim Tuấn,
nhà thơ Nguyễn Liên Châu nhận xét: “Thơ Kim Tuấn ngôn từ rất giản dị, nhiều
hình ảnh thân quen, nhưng rất trữ tình và sâu sắc, cho dù ông viết về thân
phận, quê hương hay tình yêu. Công chúng biết nhiều đến ông qua các bài thơ của
ông được các nhạc sĩ tài danh phổ nhạc như: Anh Cho Em Mùa
Xuân (Nguyễn Hiền), Những Bước Chân Âm Thầm (Y vân), Khi
Tôi Về ( Phạm Duy), Khi Xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương) Ta ở
Trời Tây, Nhớ Trời Đông (Phạm đình Chương)… Và giới văn nghệ sĩ gọi ông là
chiếc cầu nối giữa thi ca và âm nhạc”.
Còn nhà văn Trần Áng Sơn:
“…Người ta biết nhiều đến Kim Tuấn nhờ một cuộc hôn phối hoàn hảo giữa thơ và
nhạc. Cho đến bây giờ, Kim Tuấn vẫn là một trong những thi sĩ có nhiều thơ được
phổ nhạc thành công nhất. Chúng ta, mỗi độ xuân về, ít ra cũng có một lần nghe
ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân”, và một ca khúc cũng phổ biến rộng không kém -
“Những Bước Chân Âm Thầm. Không chỉ riêng trong nước, mà bất cứ ở nơi nào có dấu
chân của người Việt Nam, âm hưởng hai ca khúc trên luôn bay theo họ. Ông quả
quyết: “Tôi có thể khẳng định mà không sợ quá lời, sau Xuân Diệu, Kim Tuấn là
người làm thơ tình giàu cảm xúc nhất. Chúng ta đừng hoài công tìm trong thơ Kim
Tuấn một ngôn ngữ bóng bẩy, những ý tưởng cao siêu, những câu triết lý chẳng có
gì cho thơ. Ngôn ngữ thơ của Kim Tuấn là ngôn ngữ của trái tim, nó đi từ “tim
anh” sang “tim em”, làm lay động cả trái tim người đọc”.
Xen kẽ những lời phát biểu
trải lòng chân tình của bạn bè, văn nghệ sĩ, là phần biểu diễn những bài thơ,
bản nhạc đã khắc tên tuổi của nhà thơ Kim Tuấn trong lòng công chúng, và đọng
lại thành những kỷ niệm vui buồn không phai mờ bởi thời gian.
Nhân dịp này, Văn
Tuyển đã phát hành tập thơ Con Đường… gồm 26 bài thơ của Kim Tuấn và 22
bài thơ của Bảo Khôi (con trai nhà thơ), hiện là giảng viên trường Đại Học sư
Phạm TP.HCM.
Sau
đây là một số hình ảnh của chương trình:
1. Nhà thơ Nguyễn Liên Châu- giới thiệu
chương trình và cuộc đời, sự nghiệp của Nhà thơ Kim Tuấn.
2. Tặng hoa cho vợ nhà thơ Kim Tuấn.
3. Một góc khan phòng.
4. Ngâm thơ.
5. Nhà thơ Nguyễn Đăng Trình (thư1 bên phải)
và các bạn thơ.
6. Nhà báo Lương Minh (thứ 1 bên phải) và nhà
thơ từ Cần Thơ, Tây Ninh về dự.
7. Người hâm mộ nhà thơ lớn tuổi nhất–
ông Hà Huy Định 77 tuổi.
8. MC – nhà thơ Cúc Vàng và các bạn thơ.
9. Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo.
10. Nhạc sỹ Miên Đức Thắng.
11. Nhạc sỹ Tôn Thất Lan và vợ nhà thơ.
12. Mẹ và con trai Bảo Khôi.
13. Bạn thân - nhà thơ Cao Thoại Châu và vợ
của nhà thơ Kim Tuấn.
14. Nhà văn Triệu Từ Truyền (thứ 2 từ phải
qua) từ Lào về, chụp ảnh với gia đình nhà thơ.
15. Các văn nghệ sỹ chụp ảnh lưu niệm với gia
đình.
16. Nhà báo Phạm Đức Mạnh (bên trái) và Bảo
Khôi- con trai cả của nhà thơ.
17. Con trai út nhà thơ nâng niu bản gốc bài
thơ do bạn của Ba trao tặng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
20.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 28.9.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Điều ước giản dị của những đồng đội còn sống
- Phạm Đức Mạnh
Tháng
3/1975, khi chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, Lữ đoàn được vinh dự trực tiếp
tham gia chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, và trận đánh cầu Rạch Chiếc
để chiếm, giữ cầu mở đường cho đại quân từ hướng Đông tiến vào giải phóng Sài
Gòn… được coi là một trong những trận chiến để lại những dấu ấn không thể quên
về sự hy sinh và cách làm nên chiến thắng của một dân tộc kiên cường “Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
ĐIỀU ƯỚC GIẢN DỊ CỦA
NHỮNG ĐỒNG ĐỘI CÒN SỐNG
(Tưởng nhớ 52 cán bộ, chiến sỹ hy
sinh tại cầu Rạch Chiếc, TP.HCM)
Để phục vụ cho sự nghiệp
giải phóng miền Nam trong tình hình mới theo sự xác định và đánh giá của Nghị
quyết 21/BCH-TW, ngày 12/4/1974 Lữ đoàn đặc công biệt động 316 được thành lập
theo chỉ thị của Bộ Tham mưu miền (B2) gồm những cán bộ, chiến sỹ nòng cốt rút
từ J22 (mật danh của Phòng tình báo Bộ tham mưu B2 quân giải phóng miền Nam).
Phiên hiệu Lữ đoàn 316 được đặt (trùng với Sư 316 ở miền Bắc) để nghi binh gồm
4D (tiểu đoàn) đặc công và 12 Z biệt động.
Tháng 3/1975, khi chiến
dịch Tây Nguyên toàn thắng, Lữ đoàn được vinh dự trực tiếp tham gia chiến dịch
lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, và trận đánh cầu Rạch Chiếc để chiếm, giữ
cầu mở đường cho đại quân từ hướng Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn… được coi
là một trong những trận chiến để lại những dấu ấn không thể quên về sự hy sinh
và cách làm nên chiến thắng của một dân tộc kiên cường “Đánh cho Mỹ cút, đánh
cho Ngụy nhào”.
TRẬN
CHIẾN “TRỨNG CHỌI ĐÁ”
Tháng 4/1975, khi cửa
phòng thủ Xuân Lộc (Đồng Nai) của ngụy quân bị ta đánh tan, Bộ chỉ huy chiến
dịch Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định: Cầu Đồng Nai (bắc qua sông Đồng Nai), cầu
Rạch Chiếc (bắc qua vàm Rạch Chiếc nối Thủ Đức với Sài Gòn) và cầu Sài Gòn -
cửa ngõ vào nội ô… là ba cây cầu nằm trên quốc lộ 1 có tầm chiến lược quan
trọng phải được bảo vệ tuyệt đối để quân ta tiến thẳng vào trung tâm đầu não
cuối cùng của chế độ ngụy quyền tại Dinh Độc lập.
Cách nội thành Sài Gòn
7km, Cầu Rạch Chiếc chỉ dài gần 150 mét. Theo lời kể của cán bộ, chiến sỹ còn
sống, để có được chiến thắng lịch sử trong trận quyết chiến mở tung chốt chặn
tiền tiêu cuối cùng này của địch, ta phải đối mặt với một lực lượng tinh nhuệ
đông gấp hơn ta cả trăm lần, vũ khí và các phương tiện chiến tranh hiện đại
được trang bị đến tận răng. Ta chẳng khác nào đem “trứng trọi với đá”. Chính vì
thế, ngay từ khi nhận lệnh bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc, các đơn vị đặc công
D81 và biệt động Z22, Z23 của Lữ đoàn 316 xác định kẻ thù sẽ tử thủ và khi cùng
đường chắc chắn chúng cho phá tan cây cầu để chặn bước tiến thần tốc của ta.
Trước trận đánh cân não này, ban chỉ huy chọn hướng tấn công, táo bạo, đưa lực
lượng tinh nhuệ của ta đã bí mật vượt sông, vượt qua xa lộ, vòng ra sau căn cứ,
đánh vào mạn sườn của địch để phá bằng được lô cốt kiên cố dưới chân cầu, không
cho chúng kích nổ bom phá cầu.
Bị dính đòn đánh bất ngờ,
ngoài tiểu đoàn bảo an, quân Ngụy đã điều tăng cường thêm từ bắc cầu Rạch Chiếc
ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một chi đội xe tăng, hàng chục pháo 105 ly,
tàu chiến, máy bay yểm trợ cùng với hơn 2.000 quân điên cuồng chống trả, bắn
phá, phản công hòng giành giật lại từng tấc đất, mét nước trên sông…, nhưng
liên tục từ đêm 27, qua ngày 28, 29/4/1975 quân ngụy đã vấp phải sức chiến đấu
kiên cường, quả cảm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của 200 cán bộ, chiến sỹ
đặc công tinh nhuệ của ta không có hỏa lực hỗ trợ, chỉ có vũ khí thô sơ trong
tay cùng 60 khẩu B40, B41 cùng với chiến thuật đặc công, ngụy trang, bí mật,
bất ngờ, cùng lúc táo bạo tiền nhập sát mục tiêu… nhưng cũng đủ buộc chúng phải
thất bại và tháo chạy.
Cầu Rạch Chiếc được bảo vệ
an toàn, cùng với đại quân từ 5 hướng ào ạt tiến vào Sài Gòn, 9 giờ 30 phút
sáng 30/4/1975 dưới sự chỉ dẫn của tổ trưởng tổ đặc công Nguyễn Xuân Liễu thuộc
Z 23, xe tăng của Lữ đoàn 203 thuộc Quân đoàn 2 Quân giải phóng đã ung dung qua
cầu với khí thế hùng dũng tiến thẳng vào thành phố và cắm cờ trên Dinh Độc lập,
để 11 giờ 30 phút cùng ngày, toàn bộ chính phủ Dương Văn Minh phải đầu hàng vô
điều kiện.
Mãi mãi nằm lại nơi đây là
52 cán bộ, chiến sỹ đặc công, đa số tuổi mới 18-20. Trong những giây phút
thiêng liêng cả nước hòa trong niềm vui đại thắng, thống nhất, vậy mà các anh
cũng không đợi được!
MỘT
TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHỜ ĐỢI QUÁ LÂU
Ký ức về trận chiến oai
hùng mang tên cầu Rạch Chiếc với sự hy sinh vô giá của 52 cán bộ, chiến sỹ, đến
nay mới chỉ xác định được mộ phần, tên tuổi, quê quán của 22 liệt sỹ, số còn
lại, trong đó có cả các liệt sỹ của các đơn vị chi viện như Quân đoàn 2, Đoàn
10 đặc công Rừng Sác vẫn thuộc diện vô danh, chưa tìm được tên, hài cốt… luôn
là nỗi trăn trở nhắc nhở những người còn sống đang tận hưởng niềm hạnh phúc
thanh bình không được quên quá khứ.
38 năm trôi qua, trong số
những người may mắn trở về dù đang sinh sống ở bất kỳ đâu, điều ước giản dị của
tất cả những người lính 316 là mong được hội tụ trở lại chiến trường xưa, và
truyền lại cho thế hệ mai sau kỳ tích về chiến thắng cầu Rạch Chiếc… Đồng thời,
hy vọng sẽ có một “Đài tưởng niệm” để hương khói cho những người đã hy sinh.
Cùng một tâm trạng, khoảng 20 người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, trong
đó có nguyên Lữ đoàn trưởng 316 - Đại tá Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Tàu (Tư
Cang) mỗi năm một lần hẹn gặp nhau vào ngày 28/4 và đến chân cầu Rạch Chiếc
thắp nhang, thả hoa để tưởng nhớ đến những đồng đội hy sinh anh dũng bảo vệ cây
cầu huyết mạch này. Điểm chung nhất hằn sâu trong trí nhớ về trận đánh - không
ai có thể quên được sự hy sinh của đồng đội khi mà ngày hòa bình ngay kề bên.
Ông Trần Xuân Kiện, nguyên Tiểu đoàn trưởng, ông Nguyễn Văn Thuật, nguyên Tham
mưu trưởng D81- người trực tiếp đi nhận lệnh bảo vệ cầu Rạch Chiếc từ cấp trên
ngày 22/4/1975 tại căn cứ Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai… may mắn sống sót,
hiện đều đã 74 tuổi cho biết: nỗi day dứt lớn nhất là đến bây giờ mới chỉ tìm
được danh sách khoảng 22 liệt sỹ có tên tuổi, quê quán cụ thể. Cứ nhớ đến anh
em còn cô đơn, lạnh lẽo dưới lòng sông, làm sao không rơi nước mắt. Vì nhớ
thương đồng đội, suốt 38 năm qua Ông Thuật chấp nhận cuộc sống mưu sinh nghèo
khổ, vất vả, và suốt nhiều năm cất nhà ở tạm bợ dưới chân cầu để hương khói,
“tâm sự” với đồng đội.
Thực tế đã có hàng chục
cuộc hội thảo, cuộc thi thiết kế mẫu được tổ chức diễn ra trong hơn chục năm
qua… và cả những lời hứa đầu tư cho dự án “Công viên tượng đài cầu Rạch Chiếc”
nhằm biến nơi đây thành khu di tích lịch sử với các hoạt động văn hóa, giáo dục
truyền thống cho các thế hệ thanh thiếu niên mai sau, nhưng cho đến nay tất cả
vẫn chỉ nằm trên giấy. Đến bao giờ dự án mà mọi người mong đợi mới trở thành
hiện thực để “Địa danh lịch sử này” không bao giờ bị lãng quên? Một câu hỏi vẫn
đang chờ sự trả lời của các cơ quan có trách nhiệm.
Trong khi chờ các cơ quan
có chức năng thực hiện lời hứa, không quên những người đã không tiếc máu, xương
hy sinh trên mảnh đất này, thì ông Thọ - một chiến sỹ biệt động thành năm xưa,
nay là nghệ nhân cây cảnh đã hiến một phần đất, cùng một số doanh nghiệp, nhà
hảo tâm, nhà khoa học, nhà thơ, nhà tâm linh; người thân và đồng đội… bằng tấm
lòng thành tự nguyện cùng góp sức đã dựng được tấm “Bia tưởng niệm” đơn sơ,
nhưng trang trọng được dựng lên bên cạnh chân cầu Rạch Chiếc từ nhiều năm nay.
Cùng bát nhang, những vật
dụng cần thiết trong sinh hoạt đời thường mà các anh cần như lúc còn ở trần
gian: chiếc điếu cày, gói thuốc lào, dao cạo râu, cây viết, và cả chút “tiền,
vàng” để các anh làm “vốn” - “Bia tưởng niệm” trở thành “ngôi nhà tạm” để linh
hồn các anh có chỗ đi về “gặp gỡ” đồng đội - đó cũng là sự tạ lỗi, là tấm lòng
của đồng đội còn sống, của người thân không bao giờ quên truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn”.
Mỗi lần thắp nén nhang tại
“Bia tưởng niệm”, ông Thuật xúc động: trước đây, cứ mỗi khi nhìn thấy cảnh
những người mẹ, người thân của người đã khuất đội mưa nắng đến đây đặt những
chén cơm, nén nhang, bó hoa…trên thành cầu chơi vơi, trên đường xe cộ ngược
xuôi qua lại không biết chuyện gì sẽ xảy ra, tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
Bây giờ thì tôi đã vơi đi sự day dứt.
Những ai mỗi khi đi qua
cầu Rạch Chiếc (nay đã được xây dựng mới và khánh thành thông xe ngày
10/7/2012), đừng tiếc chút thời gian dừng lại thắp cho các anh một nét nhang,
để được các anh “sống khôn, thác thiêng” phù hộ cho mọi sự tốt lành.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.HCM ngày 14.4.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Chuyện về bộ hài cốt liệt sỹ bị ăn cắp: Chị
tôi nuôi mộ liệt sĩ - Phạm Đức Mạnh ghi
Thứ tư - 19/09/2012 21:33
Cách
đây 25 năm, một gia đình thân nhân liệt sỹ quê ở Nghệ An (mới chỉ là phỏng
đoán) vào tận một nghĩa trang liệt sỹ ở Kiên Giang “đào trộm” mộ đưa về quê bị
bọn “đạo tặc” ăn cắp. Rất may, bộ hài cốt ấy đã được một gia đình nông dân tốt
bụng ở tỉnh Quảng Bình “cưu mang”, chôn cất và chăm sóc chu đáo. Nhưng nỗi đau
từ hai phía: người thân bị mất bộ hài cốt và người chăm nom ngôi mộ liệt sỹ vô
danh ấy vẫn không nguôi theo thời gian. Những thông tin được ghi lại theo lời
kể của chị Phương Lan - Tạp chí Sông Hương. Qua cầu nối VanDanViet - kính mong Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh
Nghệ An; thân nhân của liệt sỹ nếu cảm nhận thấy có những diễn biến xảy ra
trùng hợp với thời gian và địa điểm bộ hài cốt bị mất, hãy liên hệ: Bà Trương Thị
Dư ở thôn Hoàng Viễn, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; hoặc: Thời
báo Tài Chính Việt Nam, CN tại TP.HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q,3, TP.HCM -
Vinaphone: 0918.26 36 36.
***
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
CHUYỆN VỀ BỘ HÀI CỐT
BỊ ĂN CẮP: CHỊ TÔI NUÔI MỘ LIỆT
SỸ
Phạm Đức Mạnh ghi
Chị tôi- Trương Thị
Dư ở thôn Hoàng Viễn, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chồng bị
bệnh, không sinh con, nhưng có hai đứa con nuôi. Chị tần tảo nuôi chồng, con và
âm thầm chăm sóc một ngôi mộ liệt sỹ trong mảnh vườn nhà mình suốt 25 năm.
Nếu năm 2002 tôi không về
quê tìm hài cốt của một người chị ruột khác bị thất lạc trong chiến tranh, thì
không biết có bao giờ chị Dư tôi nói ra cái uổn khúc về ngôi mộ ấy! Cũng như
phong tục của bao miền quê khác, ở làng tôi, người ta vốn kiêng táng mồ mả
trong vườn. Ấy vậy mà chị tôi đã vượt qua tất cả tập tục, bí mật an táng ngôi
mộ trong một vườn chè trước nhà.
Kể từ ngày đất nước được
thống nhất và bước sang thời kỳ đổi mới, việc tìm mộ nói chung và tìm mộ liệt
sĩ nói riêng bằng phương pháp “ngoại cảm” mà trước đây bị coi là “mê tín, dị
đoan” đã được ghi nhận lại một cách trân trọng bằng hiệu quả đích thực của nó.
Ở Quảng Trị, vùng chiến trận khốc liệt, máu xương đồng bào, đồng chí, đồng đội
đổ xuống và chìm khuất trong lòng đất nhiều vô kể mà vẫn chưa tìm được. May
thay, như thấu hiểu nỗi đau tận cùng mất mát, khắc khoải của con người,
vùng đất ấy tự dưng xuất hiện một số người có khả năng đặc biệt “truy cập hài
cốt”. Họ đã chỉ ra chính xác hàng ngàn ngôi mộ bị xói mòn dấu vết mà thân nhân
của nó đã từng buông xuôi trong niềm ân hận.
Tiếng lành đồn xa, từ
TP.Hồ Chí Minh, tôi cất công ra Quảng Trị mời một người “có khả năng đặc biệt”
đó về quê tìm mộ chị ruột của mình. Việc tìm ra mộ chị tôi là một kỳ công và
cũng không kém phần kỳ bí. Lúc đầu người trong nhà chưa tin lắm. Bởi vậy, ai
cũng lầm rầm khấn nguyện một điều gì đó trước vong linh của người quá cố để
nhằm “trắc nghiệm”và đến khi ráp lại đều thấy linh ứng. Sau bữa cỗ cúng cho chị
tôi được mồ yên mả đẹp, mọi người tùy nghi nghỉ trưa. Riêng thầy Hai - người có
khả năng đặc biệt thì cứ xẩn vẩn đứng ngồi không yên. Thầy đi dạo quanh vườn
chị Dư trong tư thế lò dò nghi hoặc. Chị Dư tôi bỗng như người có tật giật mình
theo ướm hỏi: Chú muốn chi rứa?
Trong vườn chị có mộ phải
không?
Răng chú biết?
Biết chứ! Liệt sĩ hẳn hoi!
Họ nằm đây hàng chục năm rồi. Bộ hài cốt bị ăn cắp hai lần, đến tay chị và nhờ
chị mới giữ được không thì đã mất tích.
Chị Dư vừa bất ngờ, vừa
cảm động trước việc “nói như thần” của thầy Hai và chị đã dãi bày sự thật: Vào
lúc 10 giờ ngày 08.03.1987, khi đi làm về, chị phát hiện sau vườn nhà có một
túi du lịch lạ. Vì nhà ở gần đường tàu nên chị nghĩ đây là hành lý của khách
trên tàu bị rớt xuống. Xách lên thấy nặng, chị tò mò mở ra xem thì thấy một bộ
hài cốt còn nguyên được gói trong hai lớp ni lông. Thời điểm ấy, ở ga Mỹ Đức
cách nhà chị 500 mét, người ta cũng chào xáo chuyện một hành khách đi trên
chuyến tàu Nam-Bắc mang hài cốt người nhà là liệt sĩ bị mất cắp gần đó. Nghe
vậy, nhưng người khách đã đi mất tăm rồi biết đâu mà tìm trả lại. Chị rơi vào
một tình thế khó xử. Mình chị với đồng lương công nhân nông trường ít ỏi, nuôi
bốn miệng ăn không đủ, lấy đâu ra tiền để chôn cất nắm xương xấu số ấy cho tử
tế. Chị thắp hương cầu nguyện nhờ vong linh phù hộ…và điều bất ngờ lại đến
trong vườn chị Dư lần nữa vào ngày hôm sau. Lần này là một can dầu hỏa, không
biết ai ném vào. Thời đó, dầu hỏa hiếm và có giá lắm. Chị bán can dầu, đủ tiền
đóng hòm và mua lễ vật đầy đủ như người ta làm lễ cải táng vậy. Từ chuyện can
dầu, chị Dư nghĩ bụng, người lính này linh thiêng lắm nên đã thủ mộ lại trong
vườn để thờ phụng. Từ đó hàng năm, cứ đến ngày 8/3, chị Dư lại làm một mâm cơm
coi như là ngày giỗ chính thức. Các ngày lễ, ngày tết, chị cũng đều thắp hương
tảo mộ cho người liệt vô danh này như người thân của mình.
Chị Dư kể xong câu chuyện
bí mật, thầy Hai đắc ý chắp vào: cách đây không lâu, có một người ở Nghệ An đến
gặp tôi nhờ tìm bộ hài cốt ấy. Chính người đó đã vào tận nghĩa trang liệt sĩ
Kiên Giang “đào trộm” hài cốt ruột thịt của mình mang về quê. Không may, bọn
đạo chích trên tàu theo dõi, chúng tưởng nhầm là túi trầm hay của cải gì đáng
giá lắm nên mới đánh cắp. Bộ hài cốt bị hai lần bị mất cắp là vậy đó. Họ kể lại
đúng ngày tháng bị mất, địa điểm bị mất như chị biết. Khi vào nhà chị, tôi đã
ngờ ngợ…
Chị tôi nghe xong câu
chuyện lấy làm băn khoăn:
Chừ làm răng chú hè?
Phải trả cho người ta chứ
làm răng nữa?
Chị Dư vốn hiền như đất,
thật như đếm, nhưng do cảnh nhà túng bấn nên trông chị già hơn tuổi nhiều lắm.
Chị tỏ ra bối rối và lo lắng, dường như chị cảm nhận được rằng đã đến lúc và
đến lượt mình phải mất một cái gì đó còn to lớn hơn cả ngôi mộ. Vì thế, chị
luôn nghĩ đến chuyện phải trả lại bộ hài cốt cho thân nhân, nếu không khi nhắm
mắt xuôi tay chị vận không yên long. Nhưng sống trong vùng quê hẻo lánh thông
tin, sách báo… biết nhắn gửi vào đâu!
Khi tiễn tôi đi, chị rưng
rưng nói: Em làm báo, tìm cách nào giúp chị đưa thông tin này nhắn dùm cho chị
với kẻo tội.
Những điều mà chị Phương
Lan tận mắt thấy, tai nghe kể lại, hy vọng tin này như một phép màu kỳ diệu đến
được với gia đình người liệt sỹ. Dù phải mất đi một niềm an ủi từ trong sâu
thẳm của tâm linh, hàng chục năm thờ phụng người liệt sỹ vô danh như người ruột
thịt, nhưng chắc chắn chị Dư sẽ thanh thản, nhẹ lòng khi hài cốt người
liệt sỹ ấy trở về với người thân.
Phạm Đức Mạnh (ghi)
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 19.9.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Nhức đầu vì những giải thưởng của Hội Nhà văn
- Thiên Phúc
Trong
thời gian qua, trên diễn đàn Vandanviet có khá nhiều bài viết không đồng tình,
thậm chí phê phán khá kịch liệt về chất lượng của những tác phẩm văn, thơ…của
một số tác giả được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Đáng
chú là những bài viết: “Giải thưởng vô lối Phạm Đương - một loại phi thơ ca” -
Bài viết của tác giả Đỗ Hoàng, đăng ngày 22/01/2013; “Thơ Thanh Thảo - chuyên
gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm” - Nguyễn Hoàng Đức (22/01/2013); “Giải
thưởng văn học mậu dịch do Hội Nhà Văn chấm loạn xạ ngầu, tôn vinh kẻ đạo văn
trắng trợn “Giờ thứ 25” và có người ném xú uế vào thơ” - Phan Ngọc Thái
(26/01/2013); ...
NHỨC ĐẦU VÌ NHỮNG
GIẢI THƯỜNG CỦA HỘI NHÀ VĂN
Trong thời gian qua, trên
diễn đàn Vandanviet có khá nhiều bài viết không đồng tình, thậm chí phê phán
khá kịch liệt về chất lượng của những tác phẩm văn, thơ…của một số tác giả được
nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Đáng chú là những bài viết: “Giải thưởng vô lối Phạm Đương -
một loại phi thơ ca” - Bài viết của tác giả Đỗ Hoàng, đăng ngày
22/01/2013; “Thơ Thanh Thảo - chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người
làm” - Nguyễn Hoàng Đức (22/01/2013); “Giải thưởng văn học mậu dịch do Hội
Nhà Văn chấm loạn xạ ngầu, tôn vinh kẻ đạo văn trắng trợn “Giờ thứ 25” và có
người ném xú uế vào thơ” - Phan Ngọc Thái (26/01/2013); “Hội mở hay hội kín càng phi lý
càng quyền lực” - Nguyễn Hoàng Đức (22/02/2013); Dư luận
về giải thưởng hội nhà văn: “Muỗi đốt gỗ”? - Lê Văn Nghệ.
(25/02/2013); “Giá trị mỹ học của trường ca
chân đất, thấp từ đầu đến chân” - Nguyễn Hoàng Đức (16/02/2013);
“Lại thêm một tập thơ nước cống
phạm quy được “giải thưởng đểu” của Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh” - Trần Mạnh Hảo. (26/02/2013); “Kẻ làm ô uế báo Văn Nghệ” - t
Trương Vĩnh Tuấn (01/03/2013); “Màu tự do của đất hay màu tự
do quê một cục”? - Nguyễn Hoàng Đức(01/03/2013); “Giải thưởng” - Luận bàn Đàm Lan 07/03/2013); “Đừng cố níu giữ những gì đã
mất” - Trương Duy Nhất; “Trả lại sự công bằng cho Thơ” - Vũ Quốc Túy (11/03/2013); “Phê
bình kiểu tấu hài trên báo văn nghệ - Trần Mạnh Hảo/ Phi nhân vật bất thành văn
học” - Nguyễn Hoàng Đức (15/03/2013)…vv & vv.
Nếu mọi thông tin trên Vandanviet
đăng tải những bài viết của các tác giả - bình luận, lên án, phê phán và đưa ra
ánh sáng công luận... về những chuyện “Nhức đầu vì những giải thưởng của Hội
Nhà văn năm 2012” là đúng và thật sự cầu thị mang tính xây dựng... thì đây thật
sự là một sự kiện đau lòng “vô tiền khoáng hậu” kể từ xưa đến nay.
Những thần tượng vang bóng
một thời của rất nhiều bạn đọc trên văn đàn chắc chắn sẽ bị sụp đổ, không còn
được tôn trọng. Tại sao họ lại làm như vậy để làm gì? Cái gì đã cám dỗ đánh gục
họ để những tác phẩm đạt giải được thẩm thấu qua “lăng kính trí tuệ của Ban
giám khảo” bị phủ mờ? Động cơ nào đã làm họ mất đi cái cảm giác tỉnh táo, minh
mẫn... để rồi nhắm mắt chấm bừa - giống như một đứa trẻ chưa đủ phân biệt thứ
trò chơi trí tuệ! Cá nhân tôi, vì không được tận mắt chứng kiến, dù không đọc
hết được các tác phẩm đoạt giải bằng con mắt của nhà phê bình, nhưng nếu tất cả
những gì tốt, xấu như Vandanviet đăng đàn... thì đây là một cú sốc đối với bạn
đọc về những người “cầm cân nảy mực” trong Ban giám khảo.
Hội Nhà văn Việt Nam là
một tổ chức được mệnh danh thuộc hạng đẳng cấp cao trong xã hội. Những tác phẩm
văn chương, thơ ca không chỉ mang giá trị nghệ thuật sáng tạo, mang lại giá trị
tinh thần, định hướng tâm hồn cho người đọc..., mà nó còn là thước đo, qua đó
phản ánh giá trị đạo đức trong sáng, ý chí anh hùng, quật cường của một dân tộc
không bao giờ ngã gục trước bất kỳ thảm họa giặc ngoại xâm nào... suốt hơn
4.000 năm lịch sử. Vậy mà, chỉ vì những mưu tính cá nhân, vì lợi ích nhỏ bé...
một số người đã làm ô uế giá trị trong sáng, nhân văn, bản trường ca khí phách
hào hùng của dân tộc đã khiến bất cứ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ và thán
phục.
Càng đọc và ngẫm nghĩ về
những bài viết của các tác giả, trong đó có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi
không đồng tình về những tác phẩm được Hội Nhà văn chấm đoạt giải - tôi mới
thông cảm cho họ vì không kiềm nén được cảm xúc bị xúc phạm, trí tuệ của tâm
hồn và “Nghệ thuật vị nhân sinh” bị làm hoen ố, bôi nhọ...,nên không thể trách
được có những lời lẽ, câu chữ phê phán khá nặng nề (tuy nhiên, tôi không đồng ý
với một vài tác giả bài viết phê phán vì quá tức giận, đã trích và dùng một số
ngôn từ quá nóng và tục).
Là bạn đọc, đến giờ này
tôi vẫn tỉnh táo để tìm ra lời giải cho câu hỏi: Tại sao có những tác phẩm văn,
thơ “dở và tệ”, chẳng hiểu theo trường phái nghệ thuật nào; câu chữ càng đọc
càng khó hiểu và ký quặc... sao lại dễ dàng “ẵm giải”? Nếu không được mổ xẻ,
chấn chỉnh, có lẽ đây là một tiền lệ xấu (thậm chí sẽ rất xấu) cho những kẻ bất
tài, chỉ có chút chữ nghĩa về văn chương, thơ phú, nhưng có các thứ khác mạnh
hơn để đổi trác, thậm chí mua được cả bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền!?
Không phải là người thích
tranh cãi, bơi móc và làm tổn thương người khác. Nhưng qua sự kiện “Nhức đầu vì
những giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2012”, đề nghị Vandanviet nên quy tụ các
nhà văn, nhà thơ chân chính, tâm huyết... tổ chức một cuộc hội thảo công khai
để thức tỉnh và ngăn chặn những mầm mống lợi dụng biến văn chương thành thứ
hàng hóa rẻ tiền ngang với những bó rau.
Hãy kiên quyết bài trừ,
xúc đi khỏi nền văn chương, nghệ thuật đích thực, công bằng, trong sáng...
những kẻ cơ hội, những kẻ khuấy đục thời cuộc để tô màu cho danh vọng hão, làm
sói mòn niềm tin của những cây bút thực tài. Có như thế, những nhơ nhuốc, sự
dung tục của những tác giả cố nặn ra ngôn từ cho thật lạ để tạo ra bản giao
hưởng nghệ thuật tầm thường, cố tình làm dơ lỗ tai và tư duy của người đọc mới
không còn đất để lộng hành, sinh sôi.
Nếu góp phần loại trữ
những cái xấu, dọn sạch cỏ dại do “nhóm lợi ích riêng” tạo ra, chắc chắn VanDanViet sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của động đảo bạn đọc./.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.HCM ngày 15.3.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Không để VanDanViet bị ô
nhiểm sản phẩm vô văn hóa ở bất kỳ hình thức nào - Thiên Phúc
Thứ
tư - 12/09/2012 19:31
Đọc
“Thêm một bằng chứng về sự vô văn hóa của thơ hậu hiện đại Việt Nam” trên Văn
Đàn Việt, trích đăng một loại thơ của những “tâm hồn bệnh hoạn”– Nguyễn Hữu
Hồng Minh, Lê Thị Thấm Vân, Bùi Chát…, kèm theo ý kiến bất bình về “những bài
thơ hậu hiện đại”, tôi vô cùng sửng sốt– tại sao trong thời kỳ văn minh, hiện
đại của thế kỷ 21, con người được ăn học, giáo dục bài bản, được tiếp cận với
những dòng văn minh nhân loại… lại có thể có những con người chất chứa trong
đầu “khối u ác tính” về thứ văn thơ băng hoại đạo đức, điên rồ, dâm ô, tục tĩu,
dơ bẩn, hạ cấp…làm ô uế môi trường xã hội đến như vậy! ...
***
KHÔNG ĐỂ
VANDANVIET
BỊ Ô NHIỄM SẢN PHẨM
VÔ VĂN HÓA Ở BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO
Đọc “Thêm một bằng chứng
về sự vô văn hóa của thơ hậu hiện đại Việt Nam” trên Văn Đàn Việt, trích đăng
một loại thơ của những “tâm hồn bệnh hoạn”– Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Thị Thấm
Vân, Bùi Chát…, kèm theo ý kiến bất bình về “những bài thơ hậu hiện đại”, tôi
vô cùng sửng sốt– tại sao trong thời kỳ văn minh, hiện đại của thế kỷ 21, con
người được ăn học, giáo dục bài bản, được tiếp cận với những dòng văn minh nhân
loại… lại có thể có những con người chất chứa trong đầu “khối u ác tính” về thứ
văn thơ băng hoại đạo đức, điên rồ, dâm ô, tục tĩu, dơ bẩn, hạ cấp…làm ô uế môi
trường xã hội đến như vậy!
Đọc những câu, chữ trong
những bài thơ rùng rợn, bệnh hoạn vô phương cứu chữa chảy ra từ óc của họ, do
Triệu Lam Châu truyền tải đến người đọc, mục đích của những kẻ làm thơ vô văn
hóa ấy là gì?
Dù là người dễ tính và rất
thoáng trong việc đón nhận những điều mới lạ, sự khám phá cách tân trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa – xã hội, nhưng tôi không thể tiêu hóa
được thứ rác “những bài thơ hậu hiện đại”... làm hoen ố tâm hồn và lối sống
lành mạnh của người Việt phải trải qua hàng ngàn năm tôi luyện mới có được.
Tôi muốn hỏi: có ai biết
họ được sinh ra ở đâu? trong hoàn cảnh nào. Họ có cha, có mẹ, có vợ, con không?
Họ có một gia đình đúng nghĩa như mọi gia đình khác mang nét đẹp, giá trị
truyền thống, tự hào lâu đời cửa con người Việt Nam không? Nếu có, tại sao họ
lại viết những câu thơ bỉ ổi, nhảm nhí, vô đạo đức đến như vậy? Trí tuệ, giá
trị sống, nhân cách mà họ để lại cho người thân của họ như vậy sao?
Hy vọng nhỏ nhoi họ sẽ
bừng tỉnh, nhận ra cái sai, tìm đến con đường với những suy nghĩ, tư duy trong
sáng, lành mạnh.
Hy vọng từ đây về sau trên
Văn Đàn Việt không còn những loại thơ “rác bẩn” làm ô nhiễm sự tinh khiết, tươi
sáng của văn đàn đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
20.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 12.9.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Lá thư
“Người mẹ viết cho các con” của Hoàng Hạnh Hảo (Gửi từ Phạm Đức Mạnh)
Thứ
sáu - 02/08/2013 09:17
Hoàng Hạnh Hảo là
cán bộ của Thời báo Tài chính Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM. Con trai và con
gái của chị mới 12 tuổi, riêng con gái còn bị tật ở chân, nên những suy nghĩ,
lo lắng ở độ tuổi này con “chưa đủ lớn” tự lo được cho bản thân là điều không
thể tránh khỏi. Chính vì thế, sự bao bọc (có khi hơi quá) khiến cho con ở trạng
thái thụ động, thiếu sự va đập thực tế, và nhút nhát. ... Để khích lệ các con
đã lớn lên từng ngày, tiến bộ từng ngày với tình thân “đồng đội”, chị đã viết
cho các con những dòng thư đầy cảm xúc của người mẹ. Cảm nhận đây là một lá thư
có ý nghĩa giáo dục và cần thiết đối với các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái
trưởng thành, lớn khôn, sống có ích…, tôi xin gửi Vandanviet.net để giới thiệu
cùng bạn đọc. (Phạm Đức Mạnh)
CÁC CON
HÃY SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH
Hoàng Hạnh Hảo là
cán bộ của Thời báo Tài chính Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM. Con trai và con
gái của chị mới 12 tuổi, riêng con gái còn bị tật ở chân, nên những suy nghĩ,
lo lắng ở độ tuổi này con “chưa đủ lớn” tự lo được cho bản thân là điều không
thể tránh khỏi. Chính vì thế, sự bao bọc (có khi hơi quá) khiến cho con ở trạng
thái thụ động, thiếu sự va đập thực tế, và nhút nhát.
Để khắc phục nhược điểm
này, dù rất thương các con, nhưng chị và chồng đã cân nhắc: vì sự trưởng thành,
sự tự tin làm chủ bản thân của các con trên trường đời và tương lai sau này -
vợ chồng chị đã mạnh dạn cho các con theo những chương trình rèn luyện kỹ năng
sống cần thiết. Ban đầu là “tua”ngắn hạn từ 3-5 ngày với các chủ đề: Học kì
quân đội thiếu nhi; Chiến binh mùa xuân; Trui rèn trong lửa đỏ; Thám du…, và
gần nhất là kì quân nhân kéo dài từ 01 – 28/7/2013 do Trung tâm Đào tạo Tài
năng trẻ châu Á Thái Bình Dương tổ chức với chủ đề “Đào tạo lãnh đạo trẻ Việt
Nam 2013”.
Hết ngày lại đêm dõi theo
“những bước hành quân của hai chiến sỹ” từ TP. Hồ Chí Minh đến Tây Nguyên, Đắc
Lắc, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, về Long Bình-TP.HCM… Niềm vui lớn nhất đối với
chị là con cái trưởng thành, cứng cáp, biết làm chủ, tự lập lo cho bản thân rất
tốt. Và qua mỗi ngày gian nan vất vả, những dòng thư qua email và những bài
viết cảm nhận trên Profile kể cho cha mẹ nghe cuộc hành trình… luôn tràn ngập
sự háo hức và niềm vui, mặc dù những trải nghiệm này là rất khó khăn, khốc liệt
đối với những đứa trẻ.
Để khích lệ các con đã lớn
lên từng ngày, tiến bộ từng ngày với tình thân “đồng đội”, chị đã viết cho các
con những dòng thư đầy cảm xúc của người mẹ.
Cảm nhận đây là một lá thư
có ý nghĩa giáo dục và cần thiết đối với các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái
trưởng thành, lớn khôn, sống có ích…, tôi xin gửi Vandanviet.net để giới thiệu
cùng bạn đọc.
LÁ THƯ CỦA NGƯỜI MẸ
VIẾT CHO CÁC CON
Các con thương yêu,
Thế là gia đình ta đã xa nhau gần hai tuần rồi nhỉ? Mỗi ngày ba mẹ đều luôn dõi
theo từng bước đi của các con mà lòng không khỏi băn khoăn lo lắng. Mắc dù đây
mới là một cuộc thử nghiệm nho nhỏ đầu tiên trên bước đường đời còn dài phía
trước.
Người ta vẫn nói: Cuộc sống cho ta những niềm vui và nước mắt, những cung bậc
của hạnh phúc và khổ đau, của yêu thương và chia sẻ. Cuộc đời còn dài, những va
vấp sẽ còn rất nhiều, nhưng đừng vì thế mà chùn bước, đừng vì thế mà che giấu đi
cảm xúc của mình.
Hãy sống thật với con người của mình các con nhé! Các con sẽ lớn hơn, sẽ trưởng
thành hơn trong khó khăn, trong thất bại. Hãy sống là chính mình, trân trọng
những gì mình đang có để được tiếp thêm động lực khẳng định bản thân.
Hoàng Phước - con trai yêu quý!
Con hãy mạnh mẽ lên nào! Trên con đường ta bước dù có chông gai hay
trải thảm hồng, dù có bão giông hay lung linh nắng thì hãy cứ mạnh dạn và bước
tới con nhé, nếu đó chính là con đường mình đã chọn.
Con hãy tự tin hơn vào chính mình. Hãy chín chắn hơn trong suy nghĩ. Hãy sống
hết mình cho ngày hôm nay với những khát khao cống hiến. Sống thật tốt con nhé
để không phải hối tiếc. Hãy mang yêu thương đến cho mọi người và sống thật bao
dung.
Hoàng Anh - con gái cưng!
Ba mẹ luôn hi vọng ở nơi con. Cho dù cuộc sống có khó khăn, khắc nghiệt, không
mộng mơ như trong truyện cổ tích, ba mẹ vẫn tin rằng con gái của ba mẹ sẽ vượt
qua. Hãy chia sẻ tình yêu thương của con đến mọi người. Hãy vững tin vào tương
lai. Con phải học cách mỉm cười với cuộc sống con ạ. Cuộc sống có những nỗi đau
không gọi thành tên, có những điều đôi khi lý trí chẳng thể giải thích nổi và
trái tim thì cứ tự quyết đinh. Hãy sống là chính mình!
Biết đâu ngày mai ba mẹ không còn trên cõi đời này nữa, các con hãy nhớ lời ba
mẹ: Cứ bước đi cho đôi chân thêm vững vàng, cho trái tim thêm cháy bỏng. Biết
quý trọng những gì mình đang có.
Các con yêu thương! Khi mai này khôn lớn, hãy nhớ ba mẹ dặn rằng: Cuộc
sống chỉ cho ta quyền sống thật tốt cho hiện tại để rồi ngày mai có ra sao thì
ngày hôm nay cũng là một ngày đáng trân trọng. Hãy sống cho thanh thản tâm hồn.
Biết yêu thương nhau nhiều hơn.
Ba mẹ luôn mong các con trưởng thành và hạnh phúc. Ba mẹ mãi bên các con, yêu
các con.
Gửi
từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 02.8.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét