Trang tiểu phẩm & tạp văn Thanh Trắc Nguyễn Văn
Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014
Vì sao
học sinh chúng ta lại dở văn? – Tạp bút Thanh Trắc
Nguyễn Văn
Thứ
tư - 09/04/2014 10:23
Năm cô
sinh viên “dở văn” này thật ra là năm nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền
hình “Cà phê hí mắt”. Đó là năm cô gái xinh đẹp trong phim có tên lần lượt là
Tâm An, Minh Thi, Hạnh Chi, Tú Quyên và Hoài. Bộ phim “Cà phê hí mắt” do Hãng
phim truyện Nhà Văn (VnFilm) sản xuất và được phát hình lần đầu tiên trên HTV9
vào khoảng tháng 8 năm 2012. Cả năm cô gái trong phim đều là sinh viên ở miền
đất tây nguyên, đều có cá tính và có ý chí tự lập rất cao. Họ gặp gỡ nhau, thấy
hợp nhau nên đã chơi thân với nhau và hợp lại với nhau thành nhóm Ngũ long công
chúa. ....
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc
Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
VÌ SAO
HỌC SINH CHÚNG TA DỞ VĂN?
1. Năm cô sinh viên dở văn:
Năm cô sinh viên “dở văn”
này thật ra là năm nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền hình “Cà phê hí mắt”.
Đó là năm cô gái xinh đẹp trong phim có tên lần lượt là Tâm An, Minh Thi, Hạnh
Chi, Tú Quyên và Hoài. Bộ phim “Cà phê hí mắt” do Hãng phim truyện Nhà Văn
(VnFilm) sản xuất và được phát hình lần đầu tiên trên HTV9 vào khoảng tháng 8
năm 2012.
Cả năm cô gái trong phim
đều là sinh viên ở miền đất tây nguyên, đều có cá tính và có ý chí tự lập rất
cao. Họ gặp gỡ nhau, thấy hợp nhau nên đã chơi thân với nhau và hợp lại với
nhau thành nhóm Ngũ long công chúa. Nhưng có lẽ do chỉ thích tự lập, do
quá ham thích mở quán cà phê “Hí mắt” để sớm buôn bán nên cả năm cô gái đều
không chịu trau dồi kiến thức văn học của mình, dù khi đó họ vẫn đang còn khoác
trên người chiếc áo sinh viên. Tôi còn nhớ trong tập 7 của bộ phim có cảnh một
cô gái nói: “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, thế là cả bốn cô gái còn lại
cùng thốt lên đồng tình: “Trời ơi, giờ này mà còn đọc thơ Nguyễn Trãi!”.
Thật ra câu “Ruột đau như
cắt, nước mắt đầm đìa” không phải là thơ Nguyễn Trãi, đó chỉ là một câu văn
trong bài “Hịch tướng sĩ” của danh tướng Trần Quốc Tuấn, người đã lãnh đạo quân
dân ta thời nhà Trần đánh thắng quân Mông Cổ. Trần Quốc Tuấn và “Hịch
tướng sĩ” là niềm tự hào của dân tộc, thế mà cả năm cô sinh viên “dở văn” này
lại đọc nhầm tên tác giả trong “giờ vàng” phát sóng của bộ phim. Không hiểu rồi
đây sau này có em học sinh nào bị “ngộ độc kiến thức” vì xem phim mà bị nhầm
lẫn tên tác giả như năm cô gái ấy hay không? Nhìn chung phim “Cà phê hí mắt” là
một bộ phim được xây dựng với ý đồ tốt, nhưng lại tồn tại một “hạt sạn” không
đáng có như trên nên giá trị của bộ phim cũng bị giảm đi ít nhiều.
Trước kia tôi đã từng nghe
đồn có một người đẹp khi thi đến phần kiến thức đã dõng dạc trả lời Ban giám
khảo: “Anh hùng dân tộc hai lần phá Tống là Lý Liên Kiệt (tên một diễn viên
siêu sao điện ảnh người Trung Quốc)” khiến mọi người có mặt trong khán phòng
phải cười nghiêng ngả. Tôi cứ cho rằng đó chỉ là một câu chuyện đùa, nay được
chứng kiến trên màn ảnh nhỏ có tới năm người đẹp trong phim nói nhầm câu “Ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa” của Trần Quốc Tuấn thành thơ của Nguyễn Trãi;
tôi chạnh nghĩ đó không phải là câu chuyện đùa nữa, mà thật sự đã trở thành một
câu chuyện rất đáng buồn.
2. Cô giáo dạy văn cũng dở văn:
Cô giáo ở đây cũng là một
cô giáo trong phim. Tên cô là Loan, một nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền
hình “Đường chân trời” của đạo diễn Minh Trương, đang được phát sóng liên tục
mỗi tối trên HTV9 từ ngày 7 tháng 3. Loan là một nữ giáo sinh sư phạm khoa văn,
đã đi làm cô giáo dạy kèm cho học sinh tại nhà riêng, do Hoa hậu tài năng 2010
Bích Trâm thủ vai. Nhân vật Loan rất xinh đẹp, thông minh và yêu văn học nhưng
từ khi mẹ mất vì không có tiền để giải phẫu chữa bệnh, cô đã hoàn toàn biến đổi
thành một con người khác: thủ đoạn và chỉ biết có tiền.
Trong tập 12 của bộ phim
“Đường chân trời”, Loan có lời thoại với chồng sắp cưới là Hùng, con của một
đại gia giàu có, như sau:
- Anh làm em nhớ đến bài thơ
Tương tư của Đỗ Phủ:
“Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vỹ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy”.
Tên của bài thơ “Tương tư”
là đúng, nhưng tiếc thay tên tác giả là sai. Tác giả thật sự của bài thơ là
nàng Lương Ý Nương đời nhà Chu, hoàn toàn không phải là thơ của Đỗ Phủ đời nhà
Đường bên Trung Quốc.
Xem xong đoạn phim này tôi
cảm thấy tội nghiệp cho những em nhỏ đã từng là học sinh của cô giáo Loan. Cô
dạy sai như thế thì hậu quả kiến thức văn học của các em sẽ như thế nào? Đó là
còn chưa nói kiến thức của cô giáo văn này cũng có vấn đề, Đỗ Phủ là nhà thơ
nổi tiếng được gọi là Thi Thánh vì ông có những tác phẩm thơ hay viết về những
nỗi thống khổ của nhân dân, những nỗi đau mất mát do chiến tranh. Thế mà cô
giáo Loan này đã dám đem một bài thơ tình nam nữ nổi tiếng gán ghép cho Đỗ Phủ
thì quả thật là cô uống thuốc liều không cần toa bác sĩ!
3.
Cô giảng viên đại học sư phạm cũng dở văn:
Cô giảng viên đại học dở
văn này không phải là nhân vật trong phim mà lại chính là người có thật ở ngoài
đời.
Ngày 9.1.2007, trong mục
“Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều
khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” (Hot Seat) tham dự chương trình là
cô Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái
Bình.
MC đặt câu hỏi nguyên văn
như sau:
“Trong tứ trụ của Tự Lực
Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải
anh em ruột với ba người kia?”.
Cô nữ giảng viên Đại học
Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự
Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải
lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch
Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất
Linh không?… (trích dẫn từ một số bài viết trên net)
Dĩ nhiên, với “trình độ
kiến thức gánh hát cải lương” cô Tâm bắt buộc phải dừng cuộc chơi. Nhiều người
đã trách cô Tâm là một giảng viên đại học sao không để ý đến chữ “Tự Lực Văn
Đoàn”. Đã là chữ “văn đoàn” thì không thể nào là gánh hát được. Một người có
kiến thức như cô giáo Tâm mà dám đứng trên bục giảng đại học để giảng dạy
cho các thế hệ thầy cô giáo tương lai thì sẽ nguy hại như thế nào?
Qua những điều đã thấy ở
trên, chúng ta cũng đừng quá ngạc nhiên vì sao hiện nay lại có quá nhiều học
sinh dốt văn và dốt sử đến như vậy!
----
Chú
thích ảnh:
1.
Năm cô gái trong phim Cà phê hí mắt
2.
Cô giáo Loan trong phim Đường chân trời
----
© Tác giả giữ bản quyền. . Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ T.P.HCM ngày 09.4.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tân Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài – Tiểu phẩm của TTNVăn
Thứ
sáu - 24/08/2012 20:08
xưa có
một nàng là con gái của một gia đình nhà nghèo nọ. Tuy nhà nghèo nhưng nàng lại
rất xinh đẹp, tên nàng là Chúc Anh Đài. Do được trời phú cho một gương mặt xinh
xắn cứ như búp bê, lại thêm có đôi chân dài tới nách, nên các chàng trai trong
làng rất ngưỡng mộ vẫn thường gọi nàng là Chúc Anh Chân Dài. Chúc Anh Chân Dài
vừa đẹp lại vừa khôn ngoan. Nàng cứ luôn tạo scandal bằng những câu phát biểu
rất ngờ nghệch đại loại như: "Đừng yêu em nha mấy anh. Yêu em tốn kém lắm.
Em chỉ thích xài hàng hiệu không hà!”. "Tuy mẹ ruột sinh em ra, nhưng do
bà mất sớm, nên em chỉ yêu mẹ kế của em thôi!”. ...
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
TÂN LƯƠNG SƠN BÁ VÀ CHÚC ANH ĐÀI
Ngày xưa có một nàng là
con gái của một gia đình nhà nghèo nọ. Tuy nhà nghèo nhưng nàng lại rất xinh
đẹp, tên nàng là Chúc Anh Đài. Do được trời phú cho một gương mặt xinh xắn cứ
như búp bê, lại thêm có đôi chân dài tới nách, nên các chàng trai trong làng
rất ngưỡng mộ vẫn thường gọi nàng là Chúc Anh Chân Dài.
Chúc Anh Chân Dài vừa đẹp
lại vừa khôn ngoan. Nàng cứ luôn tạo scandal bằng những câu phát biểu rất ngờ
nghệch đại loại như: "Đừng yêu em nha mấy anh. Yêu em tốn kém lắm. Em chỉ
thích xài hàng hiệu không hà!”. "Tuy mẹ ruột sinh em ra, nhưng do bà mất
sớm, nên em chỉ yêu mẹ kế của em thôi!”.
Nhiều người trẻ tuổi ít
kinh nghiệm cứ lên án cho nàng thuộc loại những cô gái "chân quá dài nên
não phải ngắn”. Nhưng với những người lớn tuổi, biết chuyện thì lại đánh giá
trình độ Chúc Anh Chân Dài rất cao. Họ cho rằng nàng đang cố giả "ngu” để
tạo "tên tuổi”!
Nghe đồn nơi chốn kinh đô
có một trường quốc tế, có rất nhiều con của các đại gia theo học, Chúc Anh Chân
Dài liền đi đăng ký làm người mẫu chụp hình với hợp đồng sẵn sàng "từ A
tới Z” cho một số tiệm chụp ảnh ngoài tỉnh. Được một số tiền kha khá, Chúc Anh
Chân Dài liền giả trai lên kinh đô vào trường quốc tế ghi tên đi học.
Trong trường quốc tế có
hai nam sinh đang cùng độ tuổi thanh niên và cùng rất nổi tiếng khiến Chúc Anh
Chân Dài phải chú ý. Người thứ nhất là Lương Sơn Bá, mặt mũi khôi ngô tuấn tú,
học giỏi nhất trường, nhưng ăn bận thường xơ xác, chỉ lo học không biết gì đến
ăn chơi, nickname của chàng là Lương Sơn Cùi Bắp. Người thứ hai là Mã Văn Tài,
con của một đại gia giàu có nhất nhì trong nước. Bạn bè trong trường vẫn thường
gọi y với biệt danh là Mã Văn Tài Tình, vì tài năng biến hóa "biến có
thành không”, hoặc "biến không thành có” của y. Chúc Anh Chân Dài vô cùng
bối rối vì không biết chọn lựa ai. Lương Sơn Cùi Bắp nghèo nhưng học giỏi lại
quá đẹp trai. Mã Văn Tài Tình "tuy mặt rỗ nhưng có tiếng nổ của xế hộp”, lại
thêm tiêu tiền như rác. Cuối cùng Chúc Anh Chân Dài chọn phương án làm bạn với
cả hai và khéo léo "show hàng” cho cả hai chàng cùng biết nàng chính là
gái giả trai.
Thấm thoát đã đến kỳ nghỉ
hè, trường quốc tế giải tán, ai về nhà nấy. Chúc Anh Chân Dài và Mã Văn Tài
Tình chính thức đi chơi chung với nhau. Nhờ Mã Văn Tài Tình, Chúc Anh Chân Dài
dần dần trở thành người nổi tiếng trong giới thời trang. Mã Văn Tài Tình cũng
thường đưa Chúc Anh Chân Dài đi du ngoạn khắp nơi, và trong một giải thi
"hoa hậu hội chợ” ở nước ngoài, nhờ tài "tiếp thị” của y mà Chúc Anh
Chân Dài đã được đăng quang Hoa hậu miệt vườn!
Nhớ người tình cũ, Lương
Sơn Cùi Bắp thuê xe ôm tìm đến nhà Chúc Anh Chân Dài. Khi đến nơi, Lương Sơn
Cùi Bắp vô cùng đau lòng khi phải chứng kiến cảnh "tay trong tay” của Mã
Văn Tài Tình với Chúc Anh Chân Dài. Mặc cho Lương Sơn Cùi Bắp nài nỉ, Chúc Anh
Chân Dài vẫn lạnh lùng mắng chàng: "Anh nghèo, tôi yêu anh để cạp đất mà
ăn à?”.
Uất ức vì không ngờ người
yêu Chúc Anh Chân Dài lại là loại người tham sang phụ khó, Lương Sơn Cùi Bắp về
nhà giận quá mang bệnh, ói máu đầy mặt rồi chết. Thấy con trai chết thảm, mẹ
Lương Sơn Cùi Bắp quyết trả thù.
Ngày đám cưới của Mã Văn
Tài Tình và Chúc Anh Chân Dài thật hoành tráng. Từ kinh đô Mã Văn Tài Tình cho
nguyên một dàn xe hơi sang trọng hơn chục chiếc, mỗi chiếc trị giá hàng chục tỉ
đi rước cô dâu. Khi đoàn xe rước dâu về tạm dừng ở trạm thu phí đường cao tốc
Nam Sơn Tiểu Lộ, mẹ Lương Sơn Cùi Bắp xuất hiện. Bà ném vào mặt của Chúc Anh
Chân Dài một đống sổ đỏ và mắng: "Cô bảo lấy con tôi cạp đất mà ăn à? Cô
nhìn đi, cả dòng họ nhà cô và luôn cả dòng họ nhà chồng của cô hiện giờ liệu có
thể cạp ăn hết đất của gia đình nhà tôi không thì bảo?”. Cả Chúc Anh Chân Dài
và Mã Văn Tài Tình đều không ngờ Lương Sơn Cùi Bắp lại là "đại gia giấu
mặt”! Đất đai của họ nhà Lương Sơn quả đúng thật là bao la, bạt ngàn, "cò
bay đến gãy cánh”. Chưa hết, còn hàng chục khách sạn năm sao, hàng chục resort
cao cấp tại các khu du lịch nổi tiếng đều được đứng tên Lương Sơn Cùi Bắp làm
chủ. Thế là mặc cho chú rể Mã Văn Tài Tình quỳ gối níu kéo, nàng Chúc Anh Chân
Dài vẫn cương quyết xé áo cưới để lên máy bay trực thăng cùng mẹ Lương Sơn Cùi
Bắp.
Về đến nơi, một biệt thự
rộng lớn ven biển có hồ bơi và sân đánh tenis, Chúc Anh Chân Dài mới hay Lương
Sơn Cùi Bắp đã qua đời và hiện đang chôn trong một ngôi nhà mồ sang trọng sau
biệt thự. Chúc Anh Chân Dài biết là mình đã mất cả chì lẫn chài. Trong một phút
thiếu suy nghĩ nàng đập đầu vào đá nhà mồ tự vẫn.
Truyện tình Lương Sơn Cùi
Bắp và Chúc Anh Chân Dài đã truyền tụng lên đến tận thiên đình. Cảm động vì mối
tình tào lao của đôi trai gái, Ngọc Hoàng đã cho Lương Sơn Cùi Bắp hóa kiếp
thành con chuồn chuồn, còn Chúc Anh Chân Dài hóa thân thành con ruồi!
Người ta nói những con
chuồn chuồn nào đầu đỏ thì đó chính là hậu kiếp của Lương Sơn Cùi Bắp. Đầu đỏ
vì khi chết chàng ói máu đầy mặt. Còn những con ruồi cái nào cứ thích bay đậu
lung tung tạo nhiều phiền nhiễu, gây những tiếng động khó chịu nhằm tạo
scandal, hoặc cứ thích "show hàng” lộ liễu thì đích thị đó là nàng Chúc
Anh Chân Dài xinh đẹp.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 30.5.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Phỏng vấn Trưởng đoàn Đội tuyển bóng bàn
nhầm... lịch! – Tiểu phẩm của TTNVăn
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
PHỎNG VẤN TRƯỞNG ĐOÀN ĐỘI TUYỂN BÓNG BÀN NHẦM… LỊCH!
Nhận lời mời của nước Hàn
La, nước đăng cai Giải vô địch Bóng bàn Thế giới năm 2011, đội tuyển bóng bàn
của nước Đại Cồ vội vã lên đường sang nước Hàn La thi đấu. Nước thì nghèo, đi
thi đấu ở ngoài nước sẽ tốn kém rất nhiều tiền, nhưng các lãnh đạo thể thao của
nước Đại Cồ vẫn sẵn sàng chi cấp kinh phí nhằm giúp cho vận động viên của nước
nhà được dịp cọ xát với trình độ quốc tế.
Trước khi lên đường,
trưởng đoàn là ông Phạm Phất Phơ cùng huấn luyện viên là ông Lê Lập Lờ tỏ ra vô
cùng phấn khích. Hai ông hùng hồn tuyên bố trước báo chí: "Tuy đội tuyển
bóng bàn của chúng ta chưa đủ mạnh để đoạt cúp thế giới lần này, nhưng chắc
chắc chúng ta sẽ gây một bất ngờ lớn trong giải khiến các nước bạn ai ai cũng
phải ngước nhìn!”.
Và quả thật không phải chờ
đợi lâu, chỉ vài ngày sau điều kỳ diệu đã sớm xảy ra: Đội tuyển bóng bàn của
nước Đại Cồ đã phải xách va li lên máy bay về nước sớm với lý do bị loại vì
nhầm lịch thi đấu!
Quá bức xúc báo Trung Thực
đã cử phóng viên 8X đi tìm hiểu. Và sau đây là bài phỏng vấn của phóng viên 8X
với hai quan chức trong đoàn:
1. Bài phỏng vấn ông
trưởng đoàn Phạm Phất Phơ
- Thưa ông trưởng đoàn
Phạm Phất Phơ, ông nghĩ sao về sự nhầm lẫn ngày thi đấu của đội tuyển bóng bàn
nước ta mà chính ông là người phải chịu trách nhiệm cao nhất?
- Thật ra tính tôi rất cẩn
thận! Chính tôi đã đến gặp Ban tổ chức để lấy lịch thi đấu. Nhưng không hiểu
sao tôi lại nhìn nhầm ngày 8 thành ngày 9...
- Nhưng ngoài văn bản ông
vẫn còn có thể trao đổi với Ban tổ chức. Không lẽ trình độ tiếng Anh của ông..
- Này, anh bạn không được
coi thường trình độ tiếng Anh của tôi đấy nghe. Tôi rất tự hào tôi rất giỏi
tiếng Anh. Vợ và con tôi vẫn thường công nhận và khen tôi về điều đó!
- Thế bằng cấp tiếng Anh
của ông?
- Trước đại học.
- ???
- Cái đáng phiền nhất là
trình độ tiếng Anh của Ban tổ chức Giải vô địch Bóng bàn Thế giới lần này rất
tệ khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với họ.
- Họ là người nước nào vậy
thưa ông?
- Trong Ban tổ chức cũng
có khá nhiều người là người nước Anh. Nhưng không hiểu họ học tiếng Anh ở đâu
mà nói toàn tiếng Anh bồi, một loại tiếng Anh không chuẩn. Tôi nghe mãi mà vẫn
không hiểu được!
- Ông rất tự tin! Ông có
cảm nhận gì về chuyến đi thi đấu xa nhà lần này?
- Nói chung đất nước Hàn
La rất đẹp. Mấy cô gái Hàn La cũng rất xinh! Trong các dịch vụ như mát xa, cà
phê, bia bọt,... các nàng phục vụ rất tận tình và nói chung cũng rất dễ thương!
- !!!
2. Bài phỏng vấn ông huấn
luyện viên Lê Lập Lờ.
- Thưa ông huấn luyện viên
Lê Lập Lờ. Ông nghĩ gì về chuyện nhầm lẫn lịch thi đấu khiến các vận động viên
của nước Đại Cồ của chúng ta phải về nước sớm, làm hao tốn rất nhiều tiền bạc
và thời gian vô ích?
- Như anh Phạm Phất Phơ đã
nói, chúng tôi đã rất cẩn thận nhưng đáng tiếc là không hiểu sao lại nhìn nhầm
ngày thi đấu từ ngày 8 thành ngày 9. Có lẽ nhìn lộn dấu gì đó!
- Các con số thì làm gì có
dấu thưa ông?
- Thì đại loại là nhìn
nhầm. Tại sao Ban tổ chức không dùng phấn trắng bảng đen cho dễ nhìn, bày đặt
làm chi mấy cái bảng số điện tử nhấp nháy khiến tôi hoa cả mắt. Thế mới ra cớ
sự!
- Tôi nghe một số quan
chức trong ngành thể thao nói trước khi đội tuyển lên đường, Ban tổ chức Giải
vô địch Bóng bàn Thế giới đã đưa lịch thi đấu lên trang web của giải rồi. Vì
sao các ông không xem?
- Làm gì có thời gian mà
xem? Trước khi lên đường tôi còn có biết bao nhiêu là việc. Nào là dự tiệc tiễn
của bạn bè. Nào là lên gặp mấy anh trên Bộ để nghe ngóng mấy anh có nhờ cậy gì
không. Rồi hết họ hàng của nhà mình lại đến họ hàng nhà vợ cứ đến gởi gắm mua
giùm hàng nước ngoài cứ loạn xạ cả lên...
- Thưa ông vì sao khi thi
đấu Giải đôi nam, ông lại đưa ra đội hình là hai vận động viên đánh đôi
cùng cầm vợt tay trái?
- Đó là do tôi chưa kịp
chuẩn bị mà thời gian quá cấp bách. Ban tổ chức giải cứ thúc hối hoài nên tôi
lấy danh sách đội ra chọn đại mà thôi. Nhưng mà cũng hay lắm nha! Các huấn
luyện viên của các đội bạn vô cùng bất ngờ vì cách xếp vận động viên đánh đôi
của tôi. Họ cùng nhìn tôi với những ánh mắt vô cùng ngưỡng mộ cứ như tôi là
người ngoài hành tinh ấy!
- Nhưng đôi nam của chúng
ta đã bị thua te tua!
- Rồi sẽ khắc phục được
thôi, anh bạn trẻ cứ yên tâm! Cái gì cũng cần có thời gian. Biết đâu nhờ sáng
kiến "kinh ngạc” này của tôi mà sau này nước ta lại chẳng có một cặp đôi
cùng cầm vợt tay trái vô địch thế giới ư? Cứ vô tư và lạc quan đi!
- Câu hỏi cuối cùng. Ông
có cảm nhận gì về chuyến dẫn quân đi thi đấu lần này?
- Cảm nhận của tôi là hệ
thống siêu thị của nước Hàn La rất hiện đại. Siêu thị ở nước ta còn rất lâu mới
bằng họ được. Hàng hóa trong siêu thị của họ cũng rất phong phú và cũng rất dồi
dào. Đặc biệt là các hàng xa xỉ phẩm, hàng trang sức và hàng điện máy...
- !!!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 05.6.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Khu phố Chưa Có Văn Hóa – Tiểu phẩm của TTNVăn (TP.HCM)
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
KHU PHỐ CHƯA CÓ VĂN HÓA
Phóng viên 8x của báo
Trung Thực vào nhận nhiệm vụ tại phòng Tổng biên tập. Nhiệm vụ của 8x lần này
là đi thực tế và viết một bài phóng sự về Khu Phố Chưa Có Văn Hóa ở một quận
của thành phố. Tổng biên tập thân mật vỗ vai 8x động viên:
- Hình như những người ở
khu phố này hầu hết đều là những người "không được bình thường”! Chú mày
nên cẩn thận!
- Vì sao họ lại là những
người "không bình thường” hả anh?
- Chú mày không hiểu à? Ở
mọi nơi người ta đều làm đủ mọi cách, kể cả gian dối để được công nhận là Khu
Phố Văn Hóa. Thế mà tại nơi đấy họ lại cùng nhau tự treo lên tấm biển tự công
nhận mình là Khu Phố Chưa Có Văn Hóa! Nếu họ không "hâm” thì cũng vừa mới
"uống lộn thuốc”! Khi tiếp xúc với họ chú mày nhớ đừng có chọc giận họ
nhé. Coi chừng bị họ đánh hay "cắn” gây thương tích đó. Tốt hơn hết là nên
đi chích ngừa trước đi!
Phóng viên 8x đi làm nhiệm
vụ mà vô cùng lo lắng. Đây rồi, khu phố lạ lùng nhất của thế kỷ, khu phố duy
nhất của thành phố dám tự treo lên tấm biển tự đánh giá mình là Khu Phố Chưa Có
Văn Hóa! Phóng viên 8x đi thêm một đoạn nữa thì gặp một quán nước có rất nhiều
người đang ngồi tụ tập trong đó. Anh quyết định vào trong quán để tiếp xúc với
họ, nhằm giải mã cho những câu hỏi đang vẫn còn tồn tại trên trang viết.
- Vì sao khu phố này lại
tự xưng là Khu Phố Chưa Có Văn Hóa vậy cô chủ quán?
- Vì khu phố này vẫn còn
tồn tại những người chưa có văn hóa, trong đó có em!
- Trời, cô chủ quán xinh
đẹp như hoa hậu Mai Phương Thúy. Cô ăn nói lại rất dịu dàng, dễ thương như Chị
Kính Hồng trên ti vi, thế thì làm sao gọi là chưa có văn hóa được?
Cô chủ quán lắc đầu, mắt
đỏ hoe, thút thít khóc:
- Anh không thấy sao?
Trước quán của em có rất nhiều xe gắn máy của khách đậu lấn chiếm lòng lề
đường. Như thế là trái với nghị định của thành phố rồi, thì làm sao quán em và
bản thân em có thể gọi là văn hóa cho được hở anh? Em cũng khổ tâm lắm nhưng
không thể tự giải quyết được vì nhà em không có mặt bằng. Không lẻ em lại treo
bảng chỉ phục vụ cho những khách đi bộ không thôi, thử hỏi lúc đó có còn vị
khách nào chịu vào quán của em nữa để mà em kinh doanh? Em buồn vì chuyện này
lắm anh à!... Hic hic hic…
Bỗng nhiên mọi người trong
quán cùng đứng lên chỉ vào cô chủ quán và cùng la lên:
- Lấn chiếm lòng lề đường
như vậy là Chưa Có Văn Hóa!
Phóng viên 8x rất cảm
thông với những dằn vặt của cô chủ quán xinh đẹp. Anh quay qua hỏi một người
đàn ông ngồi kế bên:
- Bác là người có văn hóa?
Người đàn ông bỗng ôm mặt
khóc nức nở:
- Tôi là người chưa có văn
hóa anh ơi. Tôi vừa xây lại nhà khi chưa có giấy phép của Sở Nhà Đất. Hu hu hu…
- Sao bác lại làm trái với
pháp luật như vậy?
- Biết làm sao được hả
anh? Nhà tôi sập khi con trai tôi vừa mới lọt lòng. Chúng tôi phải che lều ở
tạm. Tôi đã lê
Phường, lên Quận rồi lên Sở rất nhiều năm
nhưng vẫn chưa được giải quyết. Nhà của tôi thuộc diện qui hoạch treo… Năm nay
con trai của tôi thấm thoát đã đến tuổi phải lấy vợ, tôi đành phải xây dựng
trái phép để có nhà cửa đàng hoàng mà rước dâu. Có ai hiểu cho nỗi khổ của
người phải phạm lỗi để trở thành người chưa có văn hóa như tôi không, hở trời?
Hu hu...
Mọi người trong quán cùng
đứng lên chỉ vào người đàn ông và cùng la lên:
- Xây nhà khi chưa có giấy
phép là Chưa Có Văn Hóa!
Một người đàn ông đứng
tuổi khác bẽn lẽn đứng lên:
- Thưa bà con, tôi là tổ trưởng
khu phố. Trước đây tôi có hứa với bà con là trong vòng năm năm lô cốt trước hẻm
Cây Mít sẽ được tháo gỡ. Nay năm năm đã qua rất lâu rồi không hiểu ngành giao
thông họ làm ăn thế nào mà lô cốt cũ chưa tháo được lại mọc thêm lô cốt mới! Đã
vậy mỗi khi trời mưa đường lại ngập mưa còn nặng hơn trước khi họ đào đường và
dựng lô cốt. Bản thân tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Tôi xin được nhận khuyết
điểm và xin bà con hãy tha thứ cho tôi!
Mọi người trong quán cùng
đứng lên chỉ vào tổ trưởng khu phố và cùng gào lên:
- Hứa mà không thực hiện
đúng lời đã hứa là Chưa Có Văn Hóa!
Tiếp đó một bà mập lấy
khăn tay chậm nước mắt đứng lên khóc:
- Thưa bà con, cả tuần nay
tôi bị bệnh liệt giường. Hai con chó của tôi phải giao cho cô giúp việc chăm
sóc. Tôi đã dặn cô ấy khi dắt chó dạo chơi ngoài đường, nếu chó ị phải dùng bao
tay nhặt phân gói lại, rồi đem bỏ vào thùng rác như tôi đã từng làm. Không ngờ
cô giúp việc này quá lười biếng để chó ị bừa bãi ngoài đường. Hôm qua tôi mới
biết được, tôi đã cho cô ta nghỉ việc. Xin bà con khu phố hãy thông cảm và tha
lỗi cho tôi!
Mọi người trong quán cùng
đứng lên chỉ vào bà mập và cùng hét thật to:
- Để chó ị ngoài đường là
Chưa Có Văn Hóa!
Một người đàn ông khác bệ
vệ, có dáng dấp là người có chức có quyền, đứng lên chắp tay xá mọi người rồi
nói:
- Thưa quí vị, tôi đi công
tác ở nước ngoài gần hai tháng nay. Tôi không ngờ trong thời gian tôi vắng nhà,
vợ tôi lại quá nuông chiều con trai để cho nó tự do phá làng, phá xóm rồi tụ
tập đua xe trái phép. Hôm qua tôi đã làm việc với mấy anh công an. Tôi đề nghị
tôi không bão lãnh tại ngoại cho con trai tôi nữa, cứ cho nó đi học tập cải tạo
để tự trở thành người tốt. Tôi cũng đã nghiêm khắc phê phán vợ tôi rất nhiều về
những sai lầm trong cách giáo dục con cái. Hôm nay trước mặt quí vị khu phố,
xin mọi người hãy tha thứ cho tôi…
Mọi người trong quán cùng
đứng lên chỉ vào người đàn ông và cùng la lên:
- Để con cái "quậy”
là Chưa Có Văn Hóa!
Bỗng một chàng trai khôi
ngô tuấn tú, mắt đeo kính trắng, nét mặt thông minh trí thức ôm một cặp sách
bước vào quán. Anh ta cằn nhằn:
- Xăng dầu lên giá, điện
nước lên giá, gạo thịt lên giá mà lương không lên thì làm sao sống nổi hả trời?
Cô chủ quán xinh đẹp nói
nhỏ với phóng viên 8x cho biết đó là một giáo viên dạy môn sử. Chụp cơ hội
phóng viên 8x lao tới phỏng vấn luôn:
- Thưa anh, trước tình
hình bão giá gia tăng vùn vụt như hiện nay mà lương của anh vẫn chưa kịp tăng,
anh có thể sống nổi trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này không ạ?
Anh chàng giáo viên nhìn
phóng viên 8x ấp úng hồi lâu rồi nói:
- Tuy giá sinh hoạt hiện
nay có tăng thật, dù đồng lương của tôi có ít ỏi thật, tôi vẫn sống được anh à.
Tôi xin hứa với anh là tôi sẽ phấn đấu để sống được và còn sống tốt nữa…
Lập tức phóng viên 8x và
mọi người trong quán cùng đứng lên và chỉ vào anh chàng giáo viên rồi cùng gào
lên thật to:
- Nói dối như thế là Chưa
Có Văn Hóa!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 15.8.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Chuyện trên trời – Tiểu phẩm của TTNVăn (tp.HCM)
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
CHUYỆN LÊN TRỜI
Nước Trời đã thái bình hơn
năm trăm năm nay. Bỗng một ngày nọ, Táo Quân gọi điện thoại qua đường dây nóng,
báo tin khẩn cấp cho Ngọc Hoàng Thượng Đế hay tin Ngưu Ma Vương và bọn yêu ma
đàn em dưới trần thế đang nhiễu loạn dân lành.
Lập tức Ngọc Hoàng triệu
các quan văn võ vào chầu để bàn phương sách diệt quỷ trừ ma cứu nguy cho bá
tánh. Nam Tào bước ra tâu:
- Kính thưa Ngọc Hoàng,
mấy năm nay bọn ác ma mà đứng đầu là Ngưu Ma Vương ở dưới trần luôn tìm cách
mua bán bồ đà, bạch phiến, rồi thuốc lắc… vừa lén lút vừa công khai làm hại
không biết bao nhiêu nam thanh nữ tú. Không ít gia đình vì chúng mà phải nhà
tan cửa nát. Vợ không dám nhìn chồng, cha mẹ phải lìa xa con cái. Bọn chúng cũng
nhân cơ hội ấy gieo rắc căn bệnh AIDS, căn bệnh của thế kỷ mọi lúc mọi nơi làm
cho nhiều người phải chết oan. Nói chung tội ác của lũ quỷ Ngưu Ma Vương đã gây
ra mấy năm nay toàn là tội tày trời nhiều không kể xiết…
Ngọc Hoàng khoác tay:
- Thế các quan sở tại đâu?
Sao để chúng lộng hành quá đáng như vậy?
Táo Quân bước ra tâu:
- Thưa Ngọc Hoàng, các
quan sở tại đều tận trung với triều đình, cố sức ra tài bắt quỷ trừ ma, nhưng
tiếc rằng do lực bất tòng tâm và có quá nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ
quan nên vẫn không thể đối phó nổi với lũ quỷ này. Bọn Ngưu Ma Vương đều là lũ
bạch tuộc quái vật, có ba đầu sáu tay trăm vòi vì vậy có thể luồn lách khắp
nơi. Cứ chặt đứt vòi này lại mọc thêm vòi khác, không thể trừ ngay được.
- Ghê gớm đến thế sao?
Thôi để trẫm ra lệnh cho thiên quân thiên tướng xuống trần diệt chúng cứu nguy
cho dân lành vô tội vậy. Lý Thiên Vương và Na Tra đâu? Mau bước ra đợi lệnh!
Lý Thiên Vương và Na Tra
vội bước ra.
- Trẩm phong cho Lý Thiên
Vương làm nguyên soái, Na Tra làm tiên phuông thống lĩnh đại quân xuống trần
dẹp loạn. Hẹn trong ba ngày phải ra quân.
Lý Thiên Vương sợ hãi quỳ
xuống thềm ngọc sụp lạy Ngọc Hoàng:
- Thưa Ngọc Hoàng ba ngày
thì không được đâu ạ! Phải hơn một tuần thần mới có thể chuẩn bị kịp để ra quân
Ngọc Hoàng giận dữ quát:
- Cha chả giỏi thay cho Lý
Thiên Vương,ngươi thống lĩnh đại quân của nhà trời tại sao lại làm ăn trễ nải
đến như vậy? Ngươi thiếu thứ gì nói mau? Lương thực, quần áo, thuốc men, xe cộ,
đạn dược hay súng ống ?
- Tâu Ngọc Hoàng những thứ
đó thần đều đã chuẩn bị đầy đủ, nhưng thần cần phải lo những cái mới phát sinh
trong quân đội.
- Những cái mới phát sinh
trong quân đội là những cái gì?
- Dạ, là… mắt kính ạ?
- Mắt kính?
- Dạ phải, mấy chục năm
nay không hiểu Bắc Đẩu cải cách giáo dục như thế nào mà bọn trẻ học hành quá
tải đều phải mang mắt kính cả. Do đó quân sĩ mới nhập ngũ bây giờ hầu hết đều
bị cận thị. Thần phải lo làm mắt kính dự phòng cho tướng sĩ bị cận nên mới chậm
trễ ra quân như vậy. Ngay cả quân sĩ thần hiện giờ, hậu cần ngoài xe lương, xe
súng, xe đạn, xe thuốc, … thần cần phải có thêm mấy xe "mắt kính” cho quân
lính của thần!
- Mắt kính? Hừ, trẫm năm
nay đã mấy triệu tuổi rồi mà có cần mang kính gì đâu! Lũ trẻ giờ sao tệ thế?
Trẫm nghe nói Kim Tra, con của khanh là một vị tướng giỏi. Quân lính của Kim
Tra như thế nào?
- Dạ, Kim Tra là tướng
lĩnh pháo binh. Ba phần tư lính pháo binh đều "mang kính” cả!
- Hừ, lính pháo binh mà
"mang kính” lỡ đang nạp đạn vào pháo rớt mất mắt kính thì sao? Còn Mộc
Tra?
- Mộc Tra thì lãnh đạo đội
quân trinh sát. Cũng hầu hết phải "mang kính”!
- Đã "mang kính” thì
còn trinh sát cái nổi gì! Còn Na Tra?
- Na Tra là tiên phuông
nên đạo quân của nó là đạo quân thiện chiến nhất. Quân của Na Tra có thể đạp
lũy phá thành, đánh cảm tử cận chiến, đánh thủy đánh bộ đều giỏi cả. Nhưng tâu
bệ hạ do Na Tra dạo này cũng bị học hành quá tải nên nó và quân sĩ của nó cũng
đều phải "mang kính” gần hết!
Ngọc Hoàng cúi xuống nhỉn
kỹ, phát hiện trên đôi mắt của danh tướng trẻ tuổi Na Tra quả cũng đang mang
kính "lấp lánh” thật. Ngọc Hoàng chỉ kịp kêu lên một tiếng "Úi trời
ui! ” rồi ngã lăn ra đột quỵ, khiến các quan hốt hoảng phải đưa ngài đi cấp
cứu.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 18.11.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Mùa thu
và em – Tạp văn của TTNVăn (TP.HCM)
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
MÙA THU VÀ EM
Một mùa thu lại đến.
Trong một năm có bốn mùa
ta thích nhất mùa thu. Mùa thu không tươi tắn bằng mùa xuân nhưng mùa thu đẹp
hơn mùa xuân rất nhiều. Đối với ta mùa thu chính là mùa xuân thứ hai trong năm.
Mùa thu gợi cho ta rất nhiều kỷ niệm. Kỷ niệm đẹp nhất trong ký ức của đời ta
cũng chính là những kỷ niệm đẹp nhất về em, một cô gái ta đã gặp vào một ngày
đầu thu ở Hà Tiên.
Ta còn nhớ hôm đó em đã
bận một chiếc áo dài màu tím Huế. Em là một cô gái Huế đang làm việc ở Hà Tiên,
ta nhận ra được là do giọng nói rất Huế của em giữa miền đất thi ca tận cùng
phía tây tổ quốc. Với lại em cũng còn có một cái tên rất Huế: Công Tằng Tôn
Nữ... Áo dài tím của em rất đẹp. Mùa thu Hà Tiên đã đẹp, áo dài tím của em cũng
đẹp không kém.
Áo dài em tím làm chi
Nắng vàng tím hết còn gì mùa thu?
Đông sang vấp ngọn mù u
Còn tôi vấp vạt sương mù áo em.
(Chiều thu – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Chiều hôm đó em ghé chợ
mua hoa để đi lễ chùa. Ta cũng vì em mà theo em đến chùa. Chùa có tên là chùa
Tam Bảo, một ngôi chùa lớn ở trung tâm thị trấn Hà Tiên. Trong khi em đang
thành tâm quì lễ khấn Phật, ta cũng quì bên cạnh nhưng chỉ để nhìn trộm em!
Càng nhìn trộm ta thấy em càng đẹp, nét đẹp hiền dịu, quí phái và đằm thắm của
một đóa hoa xinh tươi hàm tiếu vừa mới hé nở.
Thế rồi mình quen nhau. Em
không những đã xinh xắn mà còn biết đàn nguyệt rất giỏi. Cũng một đêm mùa thu
dưới ánh trăng thanh lất phất mưa bay nơi sân vườn nhà em, em đã đàn cho ta
nghe một khúc nhạc Huế cực kỳ hay.
Đàn
em gảy tiếng mưa rơi
Nửa đêm thổn thức đất trời so dây
Sợi thương sợi nhớ tìm bay
Gió tương tư thổi khuyết gầy đàn trăng.
(Nghe tiếng đàn nguyệt đêm mưa – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Nhưng cũng từ đêm ấy ta
đau đớn nhận ra em chỉ xem ta là bạn. Em đã có người yêu, nói chính xác hơn là
em đã có chồng đính hôn. Em cho ta biết chồng sắp cưới của em là một chàng trai
người Hà Nội. Ngày em từ biệt Hà Tiên về lại Huế để chuẩn bị lên xe hoa là một
buổi chiều cực kỳ ảm đạm của mùa thu.
Áo vàng
Vàng nắng em ơi!
Mùa thu bỗng đến cho đời có đôi.
*
Nẻo buồn
Em rẽ xa tôi
Giọt mưa vỡ ướt tan trôi nụ cười!
(Cô gái áo vàng – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Ta đã lang thang trên
đường phố Hà Tiên đến tận đêm khuya. Bước chân ta dẫm lên đá sỏi sao nghe lạ
lẫm và cô đơn đến thế! Ta biết tìm em ở đâu bây giờ? Em như một nàng tiên nữ
cho ta gặp vì duyên kỳ ngộ rồi sau đó vội vã bay về trời. Em bỏ một mình ta ở
lại trần gian với một nỗi buồn không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai được.
Thu vàng rủ gió đi xa
Mùa đông níu lại làm tà nắng rơi
Hằng Nga lên ngự đỉnh trời
Bỏ tôi hạ giới một đời tìm em.
(Thu đi – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Ngày em vu qui, do chuyến
bay bị trục trặc nên khi ta ra đến Huế thì em đã theo chồng về Hà Nội mất rồi.
Ta chợt trách số phận của mình sao cứ mãi đen đủi, cứ phải đóng vai làm người
trễ hẹn? Một câu chúc mừng cho ngày hạnh phúc nhất đời em ta cũng không nói
được. Ta không còn biết làm gì hơn là tự than vãn.
Huế giờ tím nhớ
Tím thương
Em đi tím cả bốn phương nắng chiều.
*
Lá vàng
Hỏi
Rụng bao nhiêu
Để tôi nối lá
Thả diều
Tìm em?
(Nhớ - Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Hôm nay, đã hơn mười năm
xa cách em ta mới có dịp ra Hà Nội. Ta đã tìm đến được trước địa chỉ tổ ấm hạnh
phúc của vợ chồng em. Ta đã ngần ngừ mấy lần định nhấn chuông nhưng lại thôi.
Gặp lại em để làm gì? Để khuấy động một tình yêu đơn phương đã cũ kỹ trong em?
Để gào lên một câu nói mà ta đã phải chôn vùi hơn mười năm dài trong thương
nhớ, và ta đã tự thề là phải thốt lên một lần cho em biết: "Anh yêu em!”
để em phải rơi vào một tình cảnh hoàn toàn khó xử?
Ta thở dài chợt nhớ đến
một câu văn mà hình như ta đã đọc được từ lâu lắm rồi: "Yêu người nào tức
là đem hạnh phúc đến cho người đó”! Thôi, đành vĩnh biệt em vậy. Một tình yêu
không thể nào quên của ta. Mùa thu Hà Nội cũng thật đẹp, ngạt ngào mùi hoa sữa.
Ta đi mãi trên đường Yên Phụ cho đến lúc chiều tàn hẳn và trăng dần dần lên
cao..
Nắng rơi một nửa con đường
Em đi một nửa nhớ thương vọng về
Cỏ vàng một nửa bờ đê
Tay cầm một nửa câu thề...
Nửa buông
Gió lay một nửa cánh chuồn
Lá thu một nửa nỗi buồn
Nửa thôi
Hoàng hôn một nửa chân đồi...
*
Trăng lên một nửa
Cuối trời
Nửa rơi.
(Thu – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 16.10.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Du
lịch: Những điều còn bất cập trong Khu di tích Đền Hùng – TTNVăn (TP.HCM)
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh
Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt
Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Đền Hùng được xây dựng trên núi
Hùng, có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Toàn bộ Khu di tích có Cổng đền,
Đền Hạ, Nhà bia, Chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu
Âu Cơ và Bảo tàng Hùng Vương. Khu di tích được xây dựng hài hoà trong cảnh thiên
nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy
hội tụ.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ
và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa
chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95
Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT:
0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
DU LỊCH: NHỮNG ĐIỀU
CÒN BẤT CẬP
TRONG KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG
"Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3"
Khu di tích Đền Hùng thuộc
thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các
vua Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ
đô Hà Nội 90 km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175 m so với
mặt nước biển. Toàn bộ Khu di tích có Cổng đền, Đền Hạ, Nhà bia, Chùa Thiên
Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ và Bảo tàng Hùng
Vương. Khu di tích được xây dựng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao
rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ.
Đến Đền Hùng đối với tâm
linh là đến với tổ tiên, là đến để nhớ công lao của các vua Hùng trong những
tháng ngày đầu gian khổ lịch sử dựng nước đầy tự hào của dân tộc. Là con dân
mang trong người dòng máu Việt Nam, ai cũng muốn tìm về cội nguồn, tìm về đất
tổ thiêng liêng. Chúng tôi đến Khu di tích Đền Hùng với niềm xúc động cùng
những tâm trạng đã nói ở trên. Rất tiếc là cách quản lý ở Khu di tích Đền Hùng
vẫn còn nhiều thiếu sót nhỏ khiến du khách chúng tôi gặp khá nhiều chuyện bực
mình nên cảm xúc không còn được trọn vẹn.
Đầu tiên là xe phải đậu ở
bãi xe cách Khu di tích gần 1 km. Tuy là 1 km, nhưng đó là 1 km đường dốc, và
đường đầy nắng ban trưa. Chẳng có điều gì đáng nói nếu không có chuyện một
chiếc xe chở khách du lịch khác được "đặc cách” chở khách vào sâu tận bên
trong Khu di tích. Thấy không công bằng, chúng tôi hỏi thì được một anh bảo vệ
ở bãi đậu xe trả lời chiếc xe đó chở khách là những người cao tuổi. Nhưng khi
chúng tôi chỉ cho anh ta thấy đoàn du khách của chúng tôi cũng có hơn 30 người
là người cao tuổi thì anh bảo vệ không trả lời, lảng tránh bỏ sang chỗ khác. Đi
một đoạn nhiều người trong đoàn của chúng tôi than chân yếu không đi xa được
thì được nhiều bảo vệ khác "gợi ý” nên đi xe ôm hoặc xe điện đang đậu rất
nhiều gần đó sẵn sàng phục vụ!
Trên đường vào Khu di
tích, đoàn du khách của chúng tôi được một đội ngũ bán hàng lưu niệm và thợ
chụp ảnh đông đảo "chào đón” rồi "đeo bám”. Những người bán hàng rong
bán rất nhiều thứ nhưng hầu như không có món nào ăn nhập vào Khu di tích. Chẳng
hạn một cô bạn của tôi, do thương một ông già mù bán hàng, đã mua giùm ông một
chiếc còi nhôm nhỏ dài. Tôi đã nói đùa chiếc còi nhôm này ngày xưa Sơn Tinh đã
từng dùng để gọi Mỵ Nương mỗi khi hai người hò hẹn! Những người thợ chụp ảnh
cũng "kiên nhẫn” không kém, mặc dù chúng tôi ai cũng đều có máy ảnh trên
tay, nhưng họ luôn theo thuyết phục và nói khích: "Một tấm ảnh chỉ có hai
chục nghìn thôi mà!”. Kết quả là một cụ ông trong đoàn của chúng tôi không biết
mềm lòng thế nào mà đã được họ chụp một phát cho gần hai mươi tấm ảnh! Ông cụ
ấm ức nói riêng với tôi ông cụ đã dặn họ chỉ chụp vài tấm thôi. Không ngờ chỉ
một cảnh thôi mà ba bốn thợ cùng xúm lại chụp rồi tự động rửa nên ông mới phải
trả tiền nhiều ảnh đến như thế.
Ở khu vực trên núi Đền Hạ,
Đền Trung và Đền Thượng đều có nhà vệ sinh. Nhưng khi du khách có nhu cầu thì
mới tá hỏa vì các nhà vệ sinh đều được khóa cửa kỹ lưỡng! Tôi hỏi một cô nhiếp
ảnh thì được cô này trả lời các nhà vệ sinh đều có thu phí. Do chiều nay ít
khách nên các người thu phí đều nghỉ. Để đảm bảo khách du lịch không "đi
lén” nhà vệ sinh họ đã cùng nhau khóa cửa lại! Tôi nói khách du lịch phải leo
núi cao nên uống nước nhiều, nếu "mắc” thì làm sao? Cô nhiếp ảnh chỉ cho
tôi thấy những lùm cây quanh nhà vệ sinh rồi bụm miệng cười! Nhà vệ sinh làm ra
là để khách du lịch bảo vệ nơi tôn nghiêm, không làm mất vẻ mỹ quan Khu di
tích. Thế mà vô hình chung những người thu phí nhà vệ sinh chỉ vì mấy đồng bạc
lẻ đã "buộc” du khách phải làm điều ngược lại! Có lẽ đây là tầm nhìn chiến
lược mới về du lịch của Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng chăng? Thật đúng là
Potay.com!
Khi xuống Giếng Cổ (còn
gọi là Giếng Rồng), chúng tôi rất phản cảm khi nhìn thấy rất nhiều tiền giấy
Việt Nam đang lưu hành được các du khách ném bừa bãi quanh miệng giếng để cầu
may. Lúc chúng tôi đến đây trời cũng đã xế chiều và hoàn toàn vắng khách, nhưng
hoàn toàn không thấy một nhân viên nào túc trực ở khu vực Giếng Cổ. Theo thiển
ý của chúng tôi, nếu Ban quản lý Khu di tích không cấm được du khách ném tiền
thì cũng phải cử người xuống nhặt tiền đã ném; đừng để tiền rơi rớt như thế
khiến những du khách đến sau có cảm giác ném tiền cầu may ở Giếng Cổ là một tập
tục mới đã được chấp nhận.
Xuống núi Hùng, du khách
chúng tôi mới thấy được Nhà vệ sinh "cần tìm” ở khu quán nước. Nhà vệ sinh
của Khu di tích Đền Hùng quả thật rất sạch đẹp và nền nhà được các cô tạp vụ
lau sạch bóng. Sau khi nhìn thấy dòng chữ thu phí 2000 đồng, tôi rất ngỡ ngàng
khi nhìn thấy một tấm bảng khác với dòng chữ "Đề nghị khách vào nhà vệ
sinh phải tháo giầy dép để ở bên ngoài cửa”! Nghĩa là khách phải đi chân không
vào nhà vệ sinh? Trong khi nhiều người lúi húi tháo giầy dép để ngoài cửa, tôi
cương quyết vẫn mang giầy vào. Sau khi cản tôi không được, cô tạp vụ làu bàu có
lẽ cô mắng tôi là người không có văn hóa! Tôi đến trước mặt cô nghiêm mặt nói:
- Chị ạ, đi chân không vào
nhà vệ sinh mới là không có văn hóa! Nhà vệ sinh là nơi bẩn nhất, rất dễ lây lan
các loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nền nhà vệ sinh chị lau sạch bóng thật, nhưng
chị có dám đảm bảo với mọi người là không có ổ vi trùng dịch bệnh nào trong nhà
vệ sinh của chị không? Tôi chưa hề nghe Bộ Y Tế có lời khuyên nào nên đi chân
không vào nhà vệ sinh là để bảo vệ tốt cho sức khỏe cả!
Đến được Đất Tổ là niềm tự
hào và ước nguyện của nhiều du khách người Việt. Nhìn chung Ban quản lý Khu di
tích Đền Hùng cũng đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng và bảo tồn được một Khu
quần thể di tích hoành tráng như hiện nay. Rất mong Ban quản lý nên cố gắng
khắc phục những việc tưởng chừng "nhỏ nhưng không nhỏ” đã nêu ở trên để
giúp niềm vui của du khách được trọn vẹn hơn.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 24.10.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bi hài
chuyện gác thi tốt nghiệp – Tạp văn của TTNVăn (TP.HCM)
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
BI HÀI
CHUYỆN GÁC THI TỐT NGHIỆP
Đi gác thi là chịu nhiều
áp lực
Gác thi Tốt nghiệp phổ thông
trung học (PTTH) là bổn phận và quyền lợi của tất cả các giáo viên dạy cấp ba.
Để gác thi cho khách quan, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tp.HCM qui định các giáo viên
không được gác thi ở các trường thuộc quận mình đang giảng dạy. Họ phải mang
cơm đùm, cơm nắm sang gác thi ở các quận bạn. May mắn thì được phân công gác
thi ở một quận hoặc huyện gần nhà. Còn không may thì khỏi phải bàn, vừa vất vả
vừa mệt mỏi vì phải đi xa nhà.
Nhiều người cứ bảo gác thi
có gì mà phải ầm ĩ? Gác thi là công việc vô cùng đơn giản! Vâng gác thi vô cùng
đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể đi gác thi được. Biết bao tai nạn,
bao hiểm nguy có thể rình rập người giáo viên đi làm giám thị. Năm 2010, có một
giáo viên làm giám thị 2, do nhầm lẫn tưởng là những bài thi đã hủy nên vô tình
xé bảy bài thi. Kết quả là giáo viên này bị đình chỉ coi thi và bị kỷ luật.
Khoảng năm 2002, có một giáo viên khác làm giám thị gác thi "hơi khó”. Khi
ra về ra bãi xe, cô giật mình khi thấy kính chiếu hậu của chiếc xe gắn máy cà
tàng của mình đã bị ai đó ném đá cho bể tan tành!
Trước đây, trường tôi cũng
có một cô giáo viên dạy văn đi làm giám thị 2 ở Hội đồng thi thuộc một trường ở
Thủ Đức. Trong phòng thi cô gác có một thí sinh có tài liệu ở môn thi cuối
cùng, em này bị giám thị 1 là một giáo viện dạy trường H. lập biên bản. Chủ
tịch Hội đồng thi "linh cảm” giám thị 1 bị "nguy hiểm” nên cho giáo
viên này ra về trước không cần dự cuộc họp rút kinh nghiệm cuối kỳ thi. Khi cô
giáo dạy văn ra về tới Xa lộ Hà Nội thì giật nảy mình vì thấy em thí sinh đó và
một vài bạn trai khác đang chờ sẵn! Cũng may lúc đó là có nhiều đồng nghiệp nam
cùng trường đi theo. Một thầy đã nhanh trí gọi điện thoại cho lực lượng cảnh
sát 113 đến hỗ trợ. Cô giáo tuy thoát nạn nhưng vô cùng bức xúc vì cô không
phải là người phát hiện tài liệu và lập biên bản em đó. Thật đúng là giận cá
chém thớt!
Đi làm giám thị bị rất
nhiều áp lực. Có áp lực vô hình từ thí sinh. Có khi đi gác thi bị tai nạn phải
tử vong, mà nguyên nhân thì rất mập mờ! Có khi đi gác thi bị lây bệnh truyền
nhiễm. Có giám thị do thiếu tập trung nên mắc sai phạm nặng nề phải bị kỷ luật.
Sau đây là một vài số liệu mà người viết thu thập được.
1. Trưa ngày 3.6.2010, tại
Nghệ An. Sau khi gác thi xong, một số thầy giáo trường Nghi Lộc 3 thuộc Hội
đồng thi Quỳnh Lưu 4 đang đi dạo trên vĩa hè thì bị 2 thanh niên đi xe máy
"tự nhiên” lao vào! Hậu quả, thầy giáo Phạm Văn Cường (sinh năm 1972) bị
ngã đập đầu xuống đường, chảy máu rất nhiều, bị thương khá nặng.
2. Theo ông Lê Ngọc Cảnh,
Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà
Tĩnh, chiều 2.6.2011, trên đường đi đến điểm thi trường Trung học phổ thông Lê
Quảng Chí (huyện Kỳ Anh) hai giám thị là giáo viên trường Trung học cơ sở Sơn
Hà (huyện Cẩm Xuyên) là Hoàng Tuấn Đàn và Hoàng Việt Hùng đã bất ngờ bị ô tô đi
cùng chiều tông chết tại chỗ. Công an đang tiến hành điều tra.
3. Sáng 2.6.2011, tại tỉnh
TT-Huế, gần 10 giám thị coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 đã phải bỏ coi thi
vì bị bệnh sốt phát ban.
4. Trưa ngày 8.5.2005,
tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai, thi xong môn toán giám thị thu bài thì một số
thanh niên đi xe tháo biển số rú ga chạy lòng vòng trong sân trường. Một tên
chỉ mặt thầy Trương Quang Hà: "Chiều nay chúng mày coi thi cho nhẹ nhàng
chứ không có đường về Gia Lai đâu!”.
Chúng còn dọa: giám
thị ra ngoài sẽ bị đánh chết. Những hành vi côn đồ ngang nhiên và những lời lẽ
mạt sát giám thị diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật đã làm cho không ít thầy cô
giáo ngạc nhiên và lo sợ.
Khoảng 10h30 ngày
8/5, cô Đỗ Thị Hải Lan và cô Nguyễn Thị Quốc Nam, người đầu tiên từ trong Hội
đồng thi ra ngoài vì nghĩ rằng mình không làm gì mất lòng thí sinh. Vừa ra khỏi
cổng trường 30m, một thanh niên chạy tới chặn xe cô Lan, một thanh niên khác
tát thẳng vào mặt cô.
Xe mất đà cô Lan ngã
dúi dụi xuống đường, tên côn đồ nọ tiếp tục nhảy vào đấm vào mặt cô. Cô Nam
ngồi sau xe hốt hoảng chạy ngược vào trường liền bị 2 tên khác chặn lại.
Thấy cô quá hoảng sợ,
chúng cười khẩy cảnh cáo. Ngay sau đó các giám thị trong trường chạy ra, bọn
chúng lên xe phóng mất. Các giáo viên còn lại sợ không dám về chỗ ăn trưa, phải
nhờ đến lực lượng công an huyện đưa đi.
Chiều ngày 8/6, huyện
Kbang cho một xe ô tô đến đưa các thầy cô không có xe máy về (những người có xe
máy thì đi về bằng xe máy) với 10 cán bộ chiến sĩ công an huyện hộ tống.
Trên đường đi, các
thầy cô giáo thấy từng tốp thanh niên đi trên đường cầm theo gậy, mã tấu lạng
lách, hăm dọa họ.
Thầy Nguyễn Tiến
Mạnh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mang Yang, Tổ trưởng thanh tra hội đồng thi
Kbang đã bị một tốp thanh niên vây ép, tách thầy ra khỏi đoàn.
Hoảng sợ thầy chạy
vào nhà một người dân ven đường trú ẩn rồi gọi điện về cho Sở giáo dục, công an
huyện nhờ giải cứu. Công an huyện Kbang phải cử 4 chiến sĩ đến đưa thầy Mạnh
về.
Đoàn giáo viên coi
thi trở về dù có công an hộ tống, song nhiều người dân ven đường đã chạy ra
khuyên họ không nên tiếp tục đi bởi đã nhìn thấy nhiều thanh niên phóng xe chặn
đường.
Một phụ huynh chạy
vội theo nói với các thầy cô: "Thầy cô đừng đi, con tôi đã bị bọn xấu rủ
đi đường tắt đến xã Nam (thuộc địa phận huyện Đăk Pơ) chờ các thầy cô đến là
đánh chết đó!”.
Các thầy cô vừa ra
hết địa phận huyện Kbang thì bất ngờ bị một tốp người phóng xe máy đến tấn
công, dùng gậy đập vào đầu cô Nguyễn Thị Thanh Hà làm cô ngã xuống đường bất
tỉnh và tấn công nhiều người khác. (Theo Việt Báo)
Đi gác thi làm giám
thị được lãnh bao nhiêu tiền?
Trước năm 2007, tiền hỗ
trợ gác thi rất ít chỉ là tượng trưng. Khoảng năm 2005, tôi và một số đồng
nghiệp từ quận Bình Thạnh phải lên gác thi ở Củ Chi. Nhà trường có cho xe 15
chỗ đưa rước giáo viên đi gác thi xa. Nhưng xe được đưa đến không hiểu sao
trong xe lại có "mùi” hơi khó chịu, muỗi cũng rất nhiều! Xe lại hơi cũ nên
nhiều giáo viên cứ bị say xe. Kết quả là những ngày sau gần phân nửa số giáo
viên chuyển sang tự túc đi xe gắn máy, trong đó có tôi. Nhà tôi ở quận 3, tôi
phải rời xe khỏi nhà từ 4 giờ 30 sáng, chạy đến nơi gác thi thì vừa đúng 6 giờ
sáng
Trưa, gác thi buổi sáng
xong. Trường sở tại nghèo, ăn uống phải tự ra ngoài ăn. Phòng nghỉ giám thị nam
và nữ mỗi phòng chỉ có chừng 4 chỗ nằm. Để nhường chỗ nghỉ cho các giám thị lớn
tuổi, tôi và nhiều giám thị khác phải "lang thang” ở các quán cà phê hoặc
các tiệm net đợi cho đến giờ thi buổi chiều. Tội nghiệp nhất là các cô, có cô
mệt quá cứ ngồi dật dựa trên ghế uống nước vì quá mệt mỏi.
Đến khi nhận tiền gác thi,
tính toán lại thì bị hụt một ít. Về nhà vợ tôi hỏi tiền bồi dưỡng của những
ngày đi gác thi, tôi nói thật nhưng cô vợ có vẻ không tin cứ lén nhìn dò xét
mãi!
Năm nay 2011, đi gác thi
tốt nghiệp tiền bạc có khá hơn nhiều. Tôi và các bạn đồng nghiệp được cử đi gác
thi ở một trường thuộc quận 7. Tuy đi xe gắn máy khoảng 40 phút là có thể từ
nhà tới nơi gác thi, nhưng chiều sợ kẹt xe, sợ trời mưa lớn không đến kịp giờ
thi nên chúng tôi đều quyết định trưa ở lại. Nghĩa là lại tiếp tục tái diễn
cảnh ăn cơm bụi, lang thang ở các quán nước...
Hôm họp Hội đồng thi buổi
đầu tiên, Ban lãnh đạo công bố mỗi ngày mỗi giám thị được lãnh 90.000 đồng. Sáu
ngày gác thi mỗi giám thị được lãnh 540.000 đồng. Nhưng mỗi người đều phải đóng
thuế thu nhập 10%! Trời ạ, đi gác thi là làm nhiệm vụ chớ có kinh doanh gì đâu
mà phải đóng thuế thu nhập? Với thời bão giá bây giờ, tiền xăng, tiền ăn tiền
uống đều đội giá lên trần thì 540.000 đồng cho sáu ngày gác thi vất vả là có
đáng được bao nhiêu mà đánh thuế
Đáng thương nhất là một cô
giáo bạn tôi có con mọn. Những ngày gác thi cô phải gởi con cho người em để đi
làm nhiệm vụ. Cô chưa có mã thuế nên phải bị đóng thuế thu nhập lên đến 20%!
Nghĩa là từ 540.000 đồng, sau khi đóng thuế cô chỉ còn đúng 432.000 đồng! Tôi
quay lại nhìn cô và thấy mắt cô ngân ngấn lệ... Ôi gác thi tốt nghiệp! Ôi thuế
thu nhập!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 05.6.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét