Thanh Trắc Nguyễn Văn cảm nhận tác phẩm (.com)
Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014
Thứ
sáu - 24/08/2012 19:52
Đọc tập thơ tuyển “Muôn Dặm Tình Quê 7” với
đôi điều cảm nhận
Tập thơ
tuyển Muôn Dặm Tình Quê 7, NXB Văn Hóa – Văn Nghệ ấn hành năm 2012, do nhà thơ
Lê Đình Hiếu chủ biên, ra đời với những tấm lòng nhiệt huyết của những người
thích thơ, yêu thơ và say thơ. Có một điều khá thú vị là tập thơ tuyển là nơi
tập hợp rất nhiều những tác giả có quê quán hoặc hiện đang sinh sống, công tác
ở Bình Định như: nhà thơ Lê Bá Duy, Song An, Minh Anh, Định Ban, Lê Sông Côn...
Và càng thú vị hơn nữa khi nhà thơ Lê Đình Hiếu, chủ biên tuyển tập thơ cũng
hiện đang sinh sống tại Bình Định, ...
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
ĐỌC TẬP THƠ TUYỂN “MUÔN
DẶM TÌNH QUÊ 7”
VỚI ĐÔI
ĐIỀU CẢM NHẬN
Tập thơ tuyển Muôn Dặm Tình Quê 7, NXB Văn Hóa – Văn Nghệ ấn hành năm 2012, do nhà thơ Lê Đình Hiếu chủ biên, ra đời với những tấm lòng nhiệt huyết của những người thích thơ, yêu thơ và say thơ. Có một điều khá thú vị là tập thơ tuyển là nơi tập hợp rất nhiều những tác giả có quê quán hoặc hiện đang sinh sống, công tác ở Bình Định như: nhà thơ Lê Bá Duy, Song An, Minh Anh, Định Ban, Lê Sông Côn... Và càng thú vị hơn nữa khi nhà thơ Lê Đình Hiếu, chủ biên tuyển tập thơ cũng hiện đang sinh sống tại Bình Định, lại có một lầm lẫn thật "đáng yêu” là anh cho luôn Thanh Trắc Nguyễn Văn, tác giả bài viết này, trong tập sách của anh cũng có quê quán ở Bình Định nốt! (Thật ra Thanh Trắc Nguyễn Văn quê quán ở Nam Định)
Như tên tựa của thi phẩm,
trong tập thơ Muôn Dặm Tình Quê ẩn chứa rất nhiều những nỗi niềm, những trắc ẩn
của những người con xa xứ:
Bâng
khuâng đón phút giao thừa
Nghe
trong ký ức như vừa trẻ thơ
Thời
gian cong một giấc mơ
Mà
sao tôi cứ dại khờ một tôi.
(Chùm tứ tuyệt không đề – Lê Bá Duy)
Cũng có khi đó là những ký
ức buồn về tình yêu, nhưng thật đẹp và cũng thật đáng nhớ:
Bao
năm tình lận đận
Một
thoáng buồn mông lung
Đêm
trầm ngâm khói thuốc
Ly
cà phê không đường
(Mắt đẹp – Đức Ánh)
Em
riêng mang những khuyết tròn
Tìm
trong ảo ảnh màu son mới vừa...
Cuối
chiều
nhặt
giọt nắng thưa
Thương
mình ngơ ngẩn
đêm
thừa mình đêm.
(Từ thơ trót dại
chữ người – Mai Hường)
Ta
về
mượn
ánh trăng thê
phủ
lên ngày cũ những keo sơn hờ.
(Dấu chiều – Thanh
Long)
Trong tập thơ thỉnh thoảng
người đọc lại nhặt được những câu thơ mộc mạc nhưng ý tứ mới lạ, hóm hĩnh:
Lúa
non nói chuyện trên trời
Lúa
già cúi xuống nói lời đất sâu
Ông
già nói chuyện chăn trâu.
(Nói chuyện chăn
trâu – Ngọc Toàn)
Cũng là muôn dặm
"tình quê”, nhưng có nhiều câu thơ về tình bạn trong tập thơ tuyển, hầu
như không có một nét nào quê mùa mà lại
rất tài hoa:
Tôi
vay anh nửa nụ cười
Lỗ
lời để đó mượn người tính sau
Nửa
đời bạc trắng như nhau
Giật
mình mới thấy mái đầu sương rơi.
(Tặng
anh một nửa nụ cười – Quang Thọ)
Trong tập thơ tuyển cũng
có rất nhiều tác giả khác ngoài việc cầm bút hiện cũng đang cầm phấn đứng trên
bục giảng. Những câu thơ của họ viết về quá khứ lịch sử của dân tộc vừa thân
thương, lại cũng vừa da diết:
Bài
sử đầu cô dạy có hương vị bánh chưng
Có
dưa hấu, có trầu cau
Có
từng hồi trống đồng vọng vang dòng sông chín cửa
Có
Thánh Gióng ra quân
Có
ngựa sắt thần phun ra lửa
Có
mẹ tiễn con đi
Có
những Hòn Vọng Phu
Mòn
mỏi hóa đá
Trông
chồng.
(Giờ học sử)
Cũng có những câu thơ khắc
khoải như một tiếng kêu vọng từ thời gian, vọng từ phế tích hoang tàn của những
năm tháng oai hùng cổ xưa:
Rợn
mình tiếng cú khua sương
Tầng
cây cổ thụ vấn vương Chiêm hồn
Tháp
trầm tư giữa dại khôn
Cánh
Tiên – Phốc Lốc hoàng hôn mặt người.
(Mấy nỗi Đồ Bàn – Xuân Trường)
Trong tuyển tập thơ Muôn
Dặm Tình Quê 7 cũng còn có rất nhiều câu thơ hay khác. Tuy nhiên rải rác trong
tập thơ thi thoảng cũng vẫn sót lại ít nhiều một vài câu thơ chưa hay lắm.
Nguyên do chính có thể vì nhà thơ Lê Đình Hiếu không có đủ thời gian để biên
tập hết. Một khuyết điểm khác nữa là những bài thơ tự do trong tuyển tập bị
biên tập lại, đóng dồn cục không chừa khoảng trống phân đoạn; cụ thể như các
bài thơ tự do: Mảnh chiều nhan sắc, Nói với tiếng chuông, Nỗi buồn cố định
(Xuân Trường), Giờ học sử, Hoa xương rồng, Valentine – Ngày không em (Thanh
Trắc Nguyễn Văn)... điều này gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người đọc lẫn
tác giả vì bài thơ bị mất đi tính nghệ thuật rất nhiều.
Tuyển tập thơ Muôn Dặm
Tình Quê 7 ra đời là sự cố gắng rất nhiều của nhiều người mà cánh chim đầu đàn
chính là nhà thơ Lê Đình Hiếu. Xin trân trọng cảm ơn anh Lê Đình Hiếu đã đem
đến cho người đọc một tuyển tập thơ hay.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
18.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ T.P.HCM ngày 24.6.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Xem
phim Nợ đa tình – Lời bình Thanh Trắc Nguyễn Văn
Phim Nợ đa tình do đạo diễn Đinh Đức Liêm dàn dựng, cùng với dàn điễn diễn viên
gạo cội như Hoài Linh, Đức Sơn, Đinh Y Nhung, Lê Khánh, Lê Bình, Phi Thanh Vân,
… đang được chiếu mỗi tối trên HTV. Nhìn chung phim đang bị hai dư luận trái
chiều mổ xẻ rất nhiều trên mạng, trên báo chí.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ
Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
XEM
PHIM NỢ ĐA TÌNH
Phim Nợ đa tình do đạo
diễn Đinh Đức Liêm dàn dựng, cùng với dàn điễn diễn viên gạo cội như Hoài Linh,
Đức Sơn, Đinh Y Nhung, Lê Khánh, Lê Bình, Phi Thanh Vân, … đang được chiếu mỗi
tối trên HTV. Nhìn chung phim đang bị hai dư luận trái chiều mổ xẻ rất nhiều
trên mạng, trên báo chí.
Dư luận thứ nhất cho phim
Nợ đa tình là quá dở. Ngoài các ngón nghề chọc cù lét của danh hài Hoài Linh,
thì phim không còn gì đáng nói. Thậm chí có nhiều người còn xếp phim Nợ đa tình
vào chung một giỏ với phim Anh chàng vượt thời gian của đạo diễn kiêm nhà sản
xuất phim là bà Trương Thị Ngọc Ngân (cũng được chiếu trên VTV mỗi tối). Sau
khi phim Anh chàng vượt thời gian bị Đài truyền hình Việt Nam quyết định dừng
phát sóng sau khi phần 1 kết thúc vào ngày 20 tháng 4 năm 2011 vì phim này làm
quá cẩu thả, nhiều người chuyển qua công kích tiếp phim Nợ đa tình. Tuy vậy
phim Nợ đa tình vẫn tiếp tục sống và vẫn được HTV phát sóng mỗi tối với sự chờ
đón của nhiều người xem.
Dư luận thứ hai thì ngược
lại cho phim Nợ đa tình là xem được. Có nhiều thành viên trên mạng còn mạnh
miệng xếp phim này vào loại phim hay! Nhân vật họ thích nhất chính là chàng vệ
sĩ "ròm” Hùng Phương. Theo họ, Hùng Phương là một ông chồng chung thủy
(mặc dù có hai vợ!), rất chu đáo với gia đình (mặc dù vắng nhà thường xuyên!).
Hùng Phương cũng còn được đánh giá là một ông bố mẫu mực và có trách nhiệm với
con cái (mặc dù trong nhiều tập phim, tuy rất để ý nhưng người viết bài này
không hề thấy anh ta ra sức dạy dỗ con cái điều gì, toàn chỉ là hứa lèo và nói
suông!).
Công bằng mà nói sự tương
đối thành công của bộ phim Nợ đa tình là nhờ có được đạo diễn và dàn diễn viên
rất chuyên nghiệp. Với tài năng của đạo diễn và các diễn viên trong phim, người
xem đã bị bộ phim dắt qua hết những tình tiết phi lý này đến những tình tiết
phi lý khác mà vẫn không hề bị phát hiện. Với giới hạn của bài viết này, người
viết chỉ xin nêu ra hai vấn đề cực kỳ phi lý qua những tập đầu đã xem trong bộ
phim.
Đầu tiên là ở thế kỷ 21,
với các công nghệ tiên tiến hiện đang có, không một ông chồng có hai vợ nào lại
có thể giấu diếm được lâu đến như vậy (gần 20 năm!). Nói thật các bà vợ chỉ cần
kiểm tra lén điện thoại của anh chồng "siêu ròm” Hùng Phương là phát hiện
ra ngay! Tức cười nhất là tuy thấy chồng vắng nhà thường xuyên (Minh Ánh và
Ngân Hà, hai cô vợ của Hùng Phương, vẫn thường buồn rầu và than thở) nhưng họ
vẫn ngây thơ tin tưởng chồng của mình đến mức "khó tin”! Nhiều người xem
đã nói đùa họ phải giả "ngây thơ” như vậy vì đó là "lệnh” của đạo
diễn và của kịch bản!
Cái thứ hai làm người xem
cũng ngạc nhiên không kém là không biết anh chàng vệ sĩ Hùng Phương này làm
nghề vệ sĩ thu nhập một tháng được mấy trăm triệu mà nuôi được hai đại gia đình
toàn "tàu há mồm” khủng đến như vậy? Nhà vợ trước là Minh Ánh (cô này có
nghề may ở nhà nhưng toàn bộ phim không thấy may quần áo cho khách, chắc là bị
"ế”, mà chỉ thấy chạy lung tung trong phim theo lệnh của đạo diễn), gồm
một vợ hai con cộng thêm một bà chị vợ ăn theo nghĩa là bốn nhân khẩu. Nhà cô
vợ sau Ngân Hà (cô này hoàn toàn ở không, giữa phim mới xin làm thêm tạp vụ ở công
ty Trường Thịnh), gồm một vợ một con cộng thêm một ông nhạc gia có máu me cờ
bạc (do Lê Bình đóng) nghĩa là ba nhân khẩu. Nếu tính thêm Hùng Phương, lương
của anh chàng vệ sĩ này phải đảm bảo cuộc sống cho đến tám người. Mức lương này
chắc chỉ có mức lương của tổng giám đốc trở lên mới kham nổi!
Và còn nhiều cảnh phi lý
khác nữa như vệ sĩ Hùng Phương đánh nhau với bọn xã hội đen cứ như con nít đùa
giỡn, không có một miếng võ lận lưng, khiến người xem dễ suy diễn anh chàng này
chắc không có võ nghệ, xin vào làm vệ sĩ được là nhờ lo lót! Rồi cảnh ông chủ
Trường Phát quá tốt với Hùng Phương. Ông chủ này vừa trả lương cho Hùng Phương,
vừa cho Hùng Phương mượn tiền mua nhà (ông chủ quá tốt), vừa giúp Hùng Phương
bằng cách trò chuyện và mời mấy cô vợ Hùng Phương khiêu vũ nhằm câu giờ cho
Hùng Phương (ông chủ quá rảnh). Đã thế ông còn có một quyết định rất tự tin và
khá điên rồ là cho Hùng Phương đến ở chung nhà với cô bồ nhí trẻ đẹp của ông
ta! (Ông chủ quá từ bi và quá tin người).
Trong phim có nhiều người
đẹp nhưng cách hóa trang của họ khiến người viết hơi bị thất vọng. Đinh Y Nhung
là một người đẹp nhưng vào vai Minh Ánh có lẽ do yêu cầu của kịch bản phim chị
đã hóa trang cho già đi. Lê Khánh là một nữ diễn viên trẻ đẹp khác, nhưng cách
hóa trang gây hài nhiều hơn là làm đẹp (trong phim cô đảm nhận vai vợ đẹp của
Hùng Phương), lại thêm trên trán còn có gắn thêm một cục thịt dư nhằm tăng thêm
phần xấu xí nữa!
Phi Thanh Vân trong phim
này ăn bận rất đẹp với vai cô vợ chính chuyên. Người viết đã xem nhiều vai phản
diện đanh đá của cô trong các phim khác như Cô gái xấu xí, Tóc rối, … nên thấy
trong vai này cô diễn hơi bị cứng. Tuy vậy người viết bài này vẫn chúc
mừng Phi Thanh Vân đã có một vai hoàn toàn khác những vai trước đây của cô.
Người đẹp còn lại trong
phim là Trịnh Phương Đài (vai Phương Cúc). Phương Cúc trong phim thật đáng
thương hơn là đáng ghét. Cô yêu giám đốc Trường Phát thật lòng. Nhưng Phương
Cúc có lẽ do còn quá trẻ nên cô đã định hướng hôn nhân không đúng hướng và sau
này cô đã phải trả giá cho những sai lầm của mình.
Theo tin mà người viết bài
này nhận được phim Nợ đa tình là do công ty Kiết Tường mua kịch bản từ nước
ngoài và Việt hóa thành phim cho mang đậm bản sắc Việt. Thật sự kịch bản phim
Nợ đa tình không hay là điều chắc chắc. Chỉ có tài năng của đạo diễn cùng sự
tài hoa của các diễn viên trong phim mới khiến phim dễ đi vào lòng người xem
mỗi tối như hiện nay mà thôi!
Mua kịch bản nước ngoài để
làm thành phim Việt theo người viết là quá phung phí và không hợp lý. Nếu chịu
khó đầu tư chắc chắn chúng ta sẽ có được những kịch bản phim hay. Cứ nhìn lại
mà xem! Những phim mua kịch bản từ nước ngoài được nhiều khán giả ưa thích như
Ngôi nhà hạnh phúc, Anh em nhà bác sĩ, Tóc rối... hầu như không được một tiếng
khen nào từ giới chuyên môn. Ngược lại có phim như Cô gái xấu xí với những cảnh
"dễ dãi” cùng nhau lên giường (do ảnh hưởng văn hóa của nước đã bán kịch
bản) khiến những người đứng tuổi dễ bị "sốc” và lên án nặng nề về phương
diện đạo lý. Phim Nợ đa tình cũng thế, nếu không có danh hài Hoài Linh và các
bạn diễn của anh, bộ phim "nhảm nhí nhiều tập” này chưa chắc đã được nhiều
khán giả ủng hộ.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 18.7.2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ
T.P.HCM ngày 21.5.2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét