Tản văn Ngọc Mai (Mai Thanh Ngọc) & Nhà thơ Mai Hữu Phước
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
Cây sả –
Tản văn của Ngọc Mai
Tròn
một năm – Tản văn của Ngọc Mai
Tiếng
chim đã tắt sau vòm lá –Mai Hữu Phước
Tản mạn trong bão tuyết – Ngọc Mai (Mai Thanh Ngọc)
Cơn bảo Sandy và nỗi nhớ…! - Tản văn của Ngọc Mai (Mai Thanh Ngọc) Tản mạn trong bão tuyết – Ngọc Mai (Mai Thanh Ngọc)
Thứ bảy - 18/08/2012 02:34
... Quanh ta đi đâu cũng thấy sả- ra chợ
thì người bạn này thật rẻ, đặc biệt là những chợ nằm vùng nông thôn thì càng rẻ
hơn, vì vườn nhà nào cũng có cả. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Ngọc Mai
Tên
thật Mai Thanh Ngọc
Quê
quán: TP. Đà Nẵng
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
_____
CÂY SẢ
Cây này rất quen thuộc với mọi người sống trong vùng đất nhiệt đới, với tôi thì quen thuộc lắm, vì cây này dính liền với dòng họ nhậu, gần như món nhậu nào cũng có người bạn thân này cả.
Ở quê hương mình thì bất
kỳ nơi đâu cũng có thể nhìn thấy, từ trong chậu kiểng của những ngôi nhà sang
trọng cho đến những ngôi nhà lụp sụp chỗ nào có tí đất thì cắm người bạn sả,
người bạn này đều sống được. Quanh ta đi đâu cũng thấy sả- ra chợ thì người bạn
này thật rẻ, đặc biệt là những chợ nằm vùng nông thôn thì càng rẻ hơn, vì vườn
nhà nào cũng có cả.
Những năm tháng tôi lớn
lên ở quê nhà, sả là người bạn dường như quen thuộc, có thể gọi người bạn này
cho anh em chúng tôi những bửa ăn ngon. Ba me tôi trồng sả rất nhiều. Hằng
tuần, mẹ tôi cắt mang ra chợ bán đổi lấy cá thịt. Món ăn nhậu quanh làng tre
của chúng tôi mưu sinh không có gì hơn là món thịt chó mà những người anh trong
làng nấu các món, từ thịt những con chó hoang dại, cho đến những chú chó
tội nghiệp không may bị xe đụng gẫy chân… hầu hết các món này các anh đều dùng
sả, có vị này vào thấy thức ăn hấp dẫn và ngon hơn. Sau này tôi lớn lên được
nối nghiệp này của mấy anh cùng xóm, sử dụng nó rất nhiều trong các món ăn
nhậu, ướp lên rồi nướng thì mùi sả thoảng hương ai cầm được lòng mà không nhào
vào thưởng thức phải không các bạn. Tôi thật quý nó.
Rồi lịch sử sang trang,
tôi ra đi để lại sau lưng biết bao nhiêu kỷ niệm lưu luyến với đời, từ bạn bè,
bà con lối xóm cho đến những món ăn thân quen, trong lưu luyến ấy thì
người bạn sả lại là khó quên nhất, khi làm một món gì để nhậu.
Tôi đến một nơi xa xôi để
định cư, nơi này không có cây vùng nhiệt đới ngoại trừ cây thông, thì cây sả
không dễ gì mọc nổi ở vùng Đông Bắc Mỹ, các bạn muốn tìm một cây sả chỉ có ra
chợ Tàu hay chợ Việt được mang từ vùng nhiệt đới về bán, bạn sẽ tìm thấy những
cây sả không đầu không đuôi, ba cây một dollar giá hiện giờ, chắc chắn rằng bạn
tìm một cây sả non thì hoàn toàn không bao giờ có. Nơi tôi ở- thịt dê, thịt nai
thì nhiều, nếu không có những cây sả hay lá sả thì món ăn này kém phần hấp dẫn,
vậy tôi phải làm gì để có nó, xin chia xẻ cùng bạn nhậu một thú ghiền bất đắt
dĩ- tôi làm gì tạo nó.
Bắt đầu vào cuối mùa đông,
những ngày cuối tháng ba dương lịch, tôi ra chợ Việt của mình tìm mua vài đồng
sả, tôi lựa từng bó một, tìm cây nào có còn sót lại chút rễ, mang về nhà cắt
bớt phần trên sau đó cho một tí nước ngâm gốc vào, luôn hy vọng những cái mắt
nho nhỏ còn sót lại sẽ cho lên một mầm sống. Tôi ngâm năm bảy cây thì cũng
có vài ba cây còn sống, khi có một tí rễ vài lá xanh bắt đầu nhú ra thì trong
người cảm thấy vui rồi. Vui thôi chứ chưa hy vọng đâu các bạn nhậu ạ!! Những
năm trước tôi thất bại đó các bạn, trời Bắc Mỹ thất thường, nhiệt độ lên xuống
ngày đêm rất nhanh, khi cây đâm chút chồi tôi đem ra vườn trồng, thời tiết biển
chuyển từ sáu chục độ F còn lại ba hai độ F thì cây sả mình làm kể như công dã
tràng, sau vài năm tôi có kinh nghiệm hơn. Sau khi ngâm cây nảy mầm và có lá
tôi cho vào chậu để nó trong nhà bên cửa sổ có ánh nắng mặt trời chiếu vào,
thời tiết hoàn toàn vào xuân tôi mới bắt đầu công trình này, đi mua phân
về rồi đào mương cho nó xuống, mỗi ngày một hai lần tưới nó, thưa các bạn:
sau ba tháng tôi có được buội sả như quê hương mình. Vợ tôi thường đùa rằng:
"tiền công, tiền phân, tiền nước đưa hết cho em thì em mua cả gánh sả cho
anh!". Thế là vợ tôi không hiểu mấy ông nhậu nghiện nó như thế nào rồi.
Sản phẩn tôi làm ra những
người bạn nhậu thường hay hỏi đến, tôi không dám tự khen mình, chế biến món
nhậu thì các bạn quanh tôi ai cũng thích, khi có buội sả rồi, tôi khẻ alo môt
cái thì bạn bè tôi biết tôi làm gì, đông người thì họ mua cả con dê, còn ít thì
nửa con, còn về phần nấu nướng tôi là bếp trưởng chỉ cần một người phụ thôi, trời
cuối xuân ấm áp chúng tôi nấu bên ngoài, bạn bè tụ tập thưởng thức tài năng, ba
món tôi thường nấu, món mận, nướng, tôi thích nhất món luộc, món nào cũng cần
cây sả cả, tôi dùng lá sả nấu nước cho thịt ba chỉ vào cái xoong hai tầng lửa
hiu hiu chờ cho nó chín, bên ngoài thì lửa than rực hồng món nướng, lai rai món
mận chín tới, món luộc tôi dùng sả non làm cùng mắm ruốc cho cay vào một tí thì
tuyệt vời, còn có những cây sả non để bên các bạn chấm vào mắm ruốc đưa vào
miệng thì không ai trong ta không nhớ đến hương vị quê nhà quanh quẩn đâu đây,
dù xa xôi đến nữa vòng trái đất.
Ba tháng sau mời các anh
chị, các bạn văn nghệ đến nhà mình thưởng thức hương vị quê hương. Sả non cùng
với thịt dê, nghiền thịt chó nhưng ăn món này lỡ cảnh sát Mỹ phát hiện thì ba
tháng tù, cùng với số tiền phạt đó nhé.
Bắc Mỹ vào xuân
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
17.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đông Bắc Mỹ ngày 27.3.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tròn một năm – Tản văn của Ngọc Mai
TRÒN MỘT NĂM
Kính
tặng nhà thơ/ thạc sĩ y học Mai Hữu Phước
Những bông tuyết mùa đông
trở về làm tôi nhớ lại một người. Thời gian đẹp trôi qua, không bao giờ trở lại
với chúng ta, kỷ niệm đẹp luôn là niềm vui cho đời.
Tối nay tuyết bắt đầu rơi,
trời đông giá lạnh tràn ngập phía Bắc Hoa Kỳ. Gợi tôi nhớ một người mà tôi đi
đón cách đây một năm. Thạc sĩ y học vừa là nhà thơ rất có nhiều người biết đến-
Mai Hữu Phước. Anh đến Mỹ theo lời mời của Viện Đại Học Y Indiana. Đêm đi đón
anh đã đọng lại nhiều kỷ niệm khó quên:
"Trong khi vợ tôi ở
nhà chuẩn bị bàn tiệc, thì tôi lên đường đi đón anh về. Trong đầu tôi lúc ấy,
niềm vui như tràn ra và luôn miệng nói với bạn bè tha phương gần như khoe
khoang và giới thiệu về anh, và nhắc họ nhớ đến chơi đêm này để biết về nhà thơ
mình thường nói đến, nhưng tiếc thay mọi chuyện xảy ra ngoài dự tính. Lúc chín
giờ, anh check out (trình giấy ra phi trường) ra khỏi phi trường quốc tế JFK
(John F Kennedy). Chỉ ba tiếng chạy xe thì tôi về đến nhà như thường lệ, nhưng
trong sự chào đón vị khách quý này, trời đã đổ hoa tuyết mừng vui, nên chuyến
đi từ phi trường về nhà không kém phần vất vã. Xe rời phi trường thì tuyết càng
nặng dần, nên tốc độ xe càng chậm lại. Đường lúc này rất trơn, không phải sự mừng
vui mà tôi phóng nhanh vượt ẩu để về đến nhà kịp nỗi háo hức chờ đón của các
bạn tôi, vì tôi rất hiểu sự nguy hiểm của chuyến xe trong tuyết lớn.
Trong xe đi cùng vài người
bạn, chúng tôi trò chuyện với nhà thơ rất là vui vẻ- nào những lời thăm hỏi
nhau về đời sống sinh hoạt, về chuyến đi và nhất là nhiều điều về quê hương, xứ
sở… Xe nặng vòng quay nhưng tiếng cười vui trên xe đã nhòa đi đoạn đường dài,
thỉnh thoảng anh bảo tôi cho kiếng xuống đề anh thò tay ra ngoài hứng những
bông tuyết đang bay mù mịt, anh vui cười trong đông giá một cách nhí nhồm: ”Lần
đầu tiên trong cuôc đời. cảm giác hạnh phúc đến với tôi thật lạ!”. Với một
người từ vùng nhiệt đới đi tìm càm giác mùa đông thì luôn cảm thấy hạnh phúc,
anh đâu biết chúng tôi đang buồn nảo lòng mỗi khi đông về với những con đường
đặc sệt tuyết trắng… Trò chuyện đầm ấm cùng nhà thơ, chúng tôi quên đi đoạn
đường dài khó nhọc, chiếc xe bồng bềnh trong bông tuyết cũng đã đậu trước sân
nhà khi trời gần sáng, bạn bè tôi không chờ được nên lần lượt ra về, hẹn lại
đêm sau.”
Thời gian trôi đi mau
không chờ một ai, tuyết qua rồi tuyết trở lai, mới đó mà đã một năm rồi, tôi
nhớ anh thật nhiều anh MAI HỮU PHƯỚC ạ!!!!!
Đêm đông Bắc Mỹ 1/11/2011
Ngọc Mai Bắc
Mỹ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
17.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đông Bắc Mỹ ngày 12.01.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tiếng chim đã tắt sau vòm lá – Mai Hữu Phước
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Nhà
thơ Mai Hữu Phước
Địa
chỉ: 1/2 Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
ĐT:
0511-3952.510 / 091.418.0.419
___
TIẾNG CHIM ĐÃ TẮT SAU
VÒM LÁ
Khi tôi đau đớn,
trong đôi mắt nhòa lệ ngồi viết những giòng chữ này thì anh đã ra
đi. Một cuộc ra đi đột ngột và vĩnh viễn.
Không đau đớn và
không khóc sao được khi mới lúc 4 giờ chiều anh ghé nhà thăm ba tôi ở
xa mới về, uống cà phê, nhả khói thuốc trong một tâm trạng vui vẻ,
nhàn tản. Vậy mà chỉ hơn một giờ sau khi anh về nhà hồn anh lìa
khỏi xác. Một cơn đột quỵ cấp đã cướp mất anh rồi. Tôi và nhà thơ
Nguyễn Nho Khiêm, chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng hay tin vội vàng đến
nhà anh. Anh nằm đó, bất động, bình yên, thanh thản như người đang ngủ
giữa một màu trắng xóa. Người thân, hàng xóm láng giềng, thân hữu
và bạn văn nghệ của anh đến đầy nhà, ngồi chật đường trong một tâm
trạng tái tê, thoảng thốt, buồn đau đến nghẹn ngào.
Anh như con chim vừa
giấu tiếng ca của mình sau vòm lá. Tôi ví anh như vậy là dùng ý từ
nhan đề tập thơ đầu tay của anh: "Tiếng chim sau vòm lá" (Nxb
Đà Nẵng – 2006). Giọng thơ lục bát của anh ngọt ngào, điệu đàng nhưng
chắc khỏe. Nhiều bài người đọc cảm thấy gần gũi với tâm sự của
mình, như là anh viết hộ cho vậy. Báo Thanh Niên, Báo Đà Nẵng và
nhiều tờ báo khác cũng đã từng giới thiệu thơ lục bát của anh. Gần
đây anh bắt đầu thử bút trong lĩnh vực truyện ngắn, bước đầu thành
công với một vài chuyện đăng ở đâu đó. Anh cũng đang dự tính in thêm
một tập thơ riêng nữa. Vậy mà dở dang hết rồi anh Phan Minh Mẫn ơi!
Cách đây ba hôm khi
tôi đang trực bệnh viện, nghe tin có nhà thơ Nguyễn Tấn Thái ở Quảng
Nam ra ghé thăm, mời uống nước ở căng tin anh cũng vào chơi, nhân tiện
mang cho tôi bản thảo tập thơ văn "15 năm CLB thơ Mỹ An" vừa
mới có giấy phép của Nhà xuất bản Đà Nẵng để nhờ tôi chỉnh sửa,
bổ sung trong đĩa trước khi mang in. Mấy tháng gần đây, anh vất vả với
tập thơ văn chung này trong vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ. Hết thu
bài, đọc bài, góp ý sữa chữa đến mang đi vi tính bản thảo,
"chạy" xin giấy phép, viết đơn xin miễn giảm, hỗ trợ kinh
phí để câu lạc bộ sớm có được tập thơ nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành
lập vào dịp mừng xuân mới Nhâm Thìn - 2012. Đâu chỉ có chuyện thơ, anh
còn phải lao động kiếm sống hằng ngày như mọi người. Nói vậy để
thấy cái tình anh dành cho văn nghệ đáng yêu biết bao.
Tính tình anh hiền
hậu, vị tha, từng trải nên điềm đạm, không tranh chấp và không có ý
hơn thua ai trong đời và cả trong chuyện văn chương chữ nghĩa. Tôi và
anh gặp nhau ở điểm này nên rất hợp và thân nhau. Thỉnh thoảng không
gặp, anh ghé nhà thăm hoặc chiều nhàn tản nào đó thì allo gọi nhau
đi uống cà phê. Chúng tôi hay ngồi cà phê với nhau vì tửu lượng của
anh kém. Tuy nhiên, anh cũng sẵn lòng có mặt trong những lần cụng ly
để gặp gỡ anh em văn nghệ cho vui mặc dù anh chỉ "ngồi hầu".
Nhưng những lần như vậy anh thường ra về sớm, vì anh còn một công
việc khác lớn lao hơn, hiếu hạnh hơn đó là chăm sóc một người mẹ
già bị taai biến mạch máu não phải nằm tại giường từ nhiều năm nay.
Anh muốn tự tay mình chăm sóc cho mẹ để trả hiếu hơn là giao cho vợ
con hay ai khác.
Tôi nhớ, một lần mẹ
anh phải đưa đi cấp cứu, anh trực suốt trong bệnh viện để giành giật
mẹ khỏi lưỡi hái của Tử Thần. Và anh đã chiến thắng. Trong những
ngày đó anh viết những vần thơ về mẹ thật là cảm động:
Ngày xưa Mẹ bế trên tay
Nay
con ẵm Mẹ mấy ngày Mẹ ơi!
Cúi xin Mẹ lấy một lời
Mắng yêu, mắng ghét như thời ngày xưa.
(Mẹ)
Nhưng sao giờ đây,
định mệnh thật trớ trêu, lá vàng phải khóc lá xanh rồi. Khiêm và tôi
nhắn tin cho một số anh em văn nghệ gần xa biết. Bạn bè chung của anh
và chúng tôi sau đó tới tấp nhắn tin hay gọi lại chia buồn. Nhà thơ
Nguyễn Kim Huy nghẹn ngào qua điện thoại: Không thể nào tin được
chuyện này. Bảo anh Phan Minh Mẫn hãy nán lại, sao vội vàng bỏ anh em
ra đi!
Tôi và Khiêm chỉ
biết giấu vào lòng những giọt nước mắt buồn đau khóc một người bạn
văn nghệ chân tình, tài hoa. Mùa xuân đang đến gần, một mùa xuân tê
buốt, vì từ đây không còn gặp nhau để nói những lời chúc tốt đẹp
khi mỗi mùa xuân sang. Với tôi, những vần thơ lúc bát dịu êm của anh
chào đón giao thừa vẫn mãi ngân vang:
Và ta rồi cũng sang mùa
Thêm lần nâng chén giao thừa với xuân
Ly tràn rớt giọt buồn câm
Rượu không biết uống một lần thử say.
(Uống rượu giao thừa).
Anh
không còn ngồi thử uống với các bạn văn được nữa rồi. Anh đã có
mặt trong cõi đời tạm bợ này, cất vang tiếng ca như cánh chim trời
ngợi ca vẻ đẹp của cuộc sống. Nhưng bây giờ tiếng ca nghệ sĩ của
loài chim trời ấy đã bất chợt lặng im sau vòm xanh của lá.
Khuya 29/11/2011
Bài
viết này được nhà thơ
Ngọc Mai (Bắc Mỹ) Gửi
đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
17.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bắc Mỹ ngày 29.11.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thứ
bảy - 11/01/2014 00:13
Những
làn gió lạnh, những làn mây xám từ hướng Tây Bắc kéo về, che khuất đi những tia
nắng sót lại trong chiều như mọi khi thì bầu trời ấm áp trước lúc tuyết rơi.
Chiều nay không như vậy mà trời đất lạnh cắt da người. .
Tác giả Ngọc Mai
Tên
thật Mai Thanh Ngọc
Quê
quán: TP. Đà Nẵng
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
_____
TẢN MẠN TRONG BÃO TUYẾT
Những làn gió lạnh, những
làn mây xám từ hướng Tây Bắc kéo về, che khuất đi những tia nắng sót lại trong
chiều như mọi khi thì bầu trời ấm áp trước lúc tuyết rơi. Chiếu nay không như
vậy mà trời đất lạnh cắt da người.
Tôi xem tin tức từ đêm
qua, tuyết sẽ rơi vào cuối chiều. Trên đường về nhà, tôi ghé vào Lowe’s mua vài
bao muối rải đường cho đở trơn, một món hàng ngỡ là không ai đụng đến- thế mà,
chiều nay quả thực là rất đắt, ai vào cũng mua ra một vài bao muối, tôi còn có
chút may mắn là mua được những bao cuối cùng, nên vội vả mang ra xe đưa về
nhà trước lúc tuyết rơi. Tất bật theo thời gian và tiết trời, sau khi rải
xong thì những bông tuyết bắt đầu lượn qua ngôi làng thương yêu bao năm chở che
mình, những bông hoa tuyết dính trên mái tóc xanh ngày xưa giờ bắt đầu rươm
rướm những cánh trắng như bông ngoài trời đang bay lươn. Hơi lạnh từ những bông
tuyết lả tả bay, gợi trong lòng chàng lãng tử xa quê màu khói ấm quê nhà, chuẩn
bị đón xuân sang.
Tôi bước vào nhà khi những
bông hoa tuyết dần dần nặng cánh. Cơn bão tuyết bắt đầu, một màu
trắng dày đặc bao trùm lên vùng đông bắc Hoa Kỳ. Trên những tuyến đường thưa
dần người qua lại. Người dân Mỹ là người luôn ý thức và sự tuân thủ rất cao, họ
luôn tuân theo những hướng dẫn, và làm theo một luật định, những hãng xưởng
dường như ngưng hoạt động, những người còn sót lại trên đường thì biết rằng họ
có trách nhiệm với những công việc của mình nên về sau, họ xen lẫn vào những
người đang làm nhiệm vụ trên các con đường lớn.
Những con đường mạch máu
thông qua các tiểu bang được chú ý vào phục vụ hàng đầu, trên “News abc 10” đưa
tin riêng trong thành phố Phila và những con đường cao tốc cắt qua cận kề thành
phố, tổng lượng muối rải xuống là 500.000 tấn. Như vậy trong vài giờ rải của
các loại xe lớn nhỏ gần 5000 chiếc. Lượng muối này mà đề Việt Nam mình sử dụng
cũng khá lâu phải không các bạn.
Cơn bão nào cũng không
tránh khỏi những tai nạn. Trên các đường cao tốc về nhà, những người nôn nao về
thì không tránh khỏi những chuyện rủi ro, nhiều xe đầu kéo cũng nằm phơi mình
trên xa lô lớn, cơn bão càng nặng dần khi trời về khuya. Tôi ngủ đi lúc nào
không biết. Sáng hôm sau thức dậy, nhìn ra ngoài trời, ngôi làng thương yêu tôi
định cư bấy lâu nay chuyển sang màu trắng xóa. Buồn vui xen lẫn mỗi tấm lòng người
sống xa quê. Đầu óc lung tung với mảnh đời phiêu bạc, tôi thật sự nhớ quê nhà,
tôi yêu thương bầu trời quê ấm áp của tuổi thơ tôi đi qua, dù quê hương trong
tôi đầy dẫy đói rách, có những đêm bụng rỗng nằm trên giường chờ trời sáng, có
những ngày lạnh cóng không đủ vải che thân. Từ vật chất cho đến tinh thần, ở
trong tuổi thơ tôi chỉ là trả cái kiếp người, chớ có đâu là tuổi hồn nhiên,
đường nhìn đến tương lai như làn mây xám mùa đông trên quê lạ.
Những giọt coffee buổi
sáng rơi nhỏ giọt, như đang nhỏ vào lòng người lãng du như tôi, gõ nhẹ trong
lòng tôi, thức tỉnh tôi nhìn lại quê hương mà bao năm tôi xa vắng. Những giọt
coffee đắng rơi trong lòng người sống trong mùa đội giá, như thức tỉnh tôi nhìn
lại quê nhà, những đứa trẻ thơ cũng như tôi ngày xưa cơm không đủ ăn, áo không
đủ ấm, nhận lấy cái lạnh lẽo quê nhà, liệu mấy em có chịu nổi không, rồi những
cơi bão, cơn lũ tràn về mỗi ngày mỗi lớn hơn. Thật ra không phải do thiên tai
gây nên mà do chính bàn tay con người tạo ra những cơn bão lũ lớn. Ai nói được
điều này? Còn người dân cam khổ chịu hết hành hạ này đến hành hạ khác. Thương
biết bao nhiêu những con người khốn khó- Họ là những con người bất vụ lợi,
trong lòng luôn tràn ngập tình người, thì chính họ sẽ bị hành hạ nhiều trong
một kiếp người ngắn ngủi, từ sự hà hiếp của xã hôi tới sự hành hạ của thiên
nhiên..
Tuyết đã ngừng rơi. Ngôi
làng chìm trong tuyết trắng. Sự vắng lặng của ngôi làng xa thành phố- không có
xe qua lại. Thỉnh thoảng làn gió thổi qua, rít lên những âm thanh rợn người,
nhiệt độ bên ngoài 12 độ F tương đương trừ 10 đô C. Năm nay lạnh hơn nhiều năm
trước, hay tuổi tôi đã già rồi nên có cảm giác lạnh hơn chăng.
Dù có lạnh hay không thì
tôi phải làm nhiệm vụ, dọn tuyết để cho xe vào ra, không don thì ngày mai nó sẽ
thành những tảng băng thì khổ nữa. Tôi nhớ khi mẹ già còn ở cạnh nhà tôi, mẹ
lặn lội xuống xúc hộ. Mấy năm nay mẹ về quê hương, tôi nhớ mẹ, nhớ ngày tháng
của tuổi thơ tôi cùng mẹ trên ngã đường cơm áo gạo tiền, cũng có những ngày
lạnh như thế này, mẹ luôn động viên tôi sống tốt, làm việc hết mình, Thượng Đế
sẽ không phụ lòng người trì chí. Tôi là người vui tính, luôn luôn cần cù, nhẫn
nại làm dù việc lớn hay nhỏ. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy vui với chính mình
và làm vui mọi người.
Tuyết rơi nhặt kết thành vần
Gởi về dâng mẹ tấm lòng con thơ
Bấy lâu nay mẹ đợi chờ
Xuân này Mẹ lại thẩn thờ nhớ con
Tôi muốn ôm mẹ tôi, ôm cả
quê hương vào lòng, tôi rất thích ôm những đứa em thơ đói khổ như những ngày
tôi mới lớn để nói lời đông viên tinh thần: “Các em hay gắng lên, hãy làm người
cho thật tốt, cánh cửa cuộc đời sẽ tươi sáng đang chào đón các em đấy! Không vì
vật chất tức thời mà đánh đổi đi cái sinh mạng bé nhỏ của mình, hay bán đi cái
thanh danh mà không cha mẹ nghèo nào mong con mình bước đến. Các em hãy nhớ
lấy: Trong mỗi tâm hồn các em đều tươi sáng như những cành hoa mới nhú, dù sống
trên mành đất khô cằn, nhưng làm sao để những cánh hoa nở rộ chào đón một mùa
tươi. Anh mong một ngày rất đẹp không xa, các em cũng vỗ cánh bay cao…!”
03/01/2014 Bão Tuyết
Ngọc Mai (Bắc Mỹ) Gửi
đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
17.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bắc Mỹ ngày 10.01.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Cơn bảo Sandy và nỗi
nhớ…! - Tản văn của Ngọc Mai (Mai Thanh Ngọc)
Thứ
tư - 31/10/2012 13:01
... Cành
cây bổng nhiên lay mạnh, những chiếc lá rơi rụng nhiều hơn, lang thang nhanh
hơn trên đường phố, gió mỗi giờ mỗi mạnh, cuốn theo những làn mưa nhè nhẹ, rồi
mỗi giờ mỗi nặng hạt. Cơn bảo đã tràn về, dập tắt đi mùa thu đầy ngơ ngẩn mà
tôi yêu. ...
Tác giả Ngọc Mai
Tên thật Mai Thanh Ngọc
Quê quán: TP. Đà Nẵng
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
Hiện định cư tại Bắc Hoa Kỳ
Email: ngoctmai@gmail.com
_____
CƠN BÃO SANDY VÀ NỖI NHỚ
Những chiếc lá vàng lang
thang trên đường phố, những tia nắng hồng nhợt nhạt xuyên qua những tàng lá úa.
Cây quê người vào thu, những tán lá nhiều màu sắc: trắng, xanh, vàng, tím, đỏ
lẫn lộn trong nhau như là một ngôi vườn khổng lồ trong mắt tôi. Ồ! mà đúng đó,
nó là ngôi vườn người đi trước lập nghiệp đã đặt tên, tiểu bang tôi định cư là
Newjersey, nhưng trước đây nó có tên là Garden state.
Cành cây bổng nhiên lay
mạnh, những chiếc lá rơi rụng nhiều hơn, lang thang nhanh hơn trên đường phố,
gió mỗi giờ mỗi mạnh, cuốn theo những làn mưa nhè nhẹ, rồi mỗi giờ mỗi nặng
hạt. Cơn bảo đã tràn về, dập tắt đi mùa thu đầy ngơ ngẩn mà tôi yêu. Thị trưởng
thành phố Governer của tiểu bang thông báo cho người dân chuẩn bị cho gia đình
những dụng cụ cần thiết trước vài ngày kể cả thức ăn, phòng ngừa khi cúp điện,
hay những sự cố bất thương khi gặp bão. Các chợ búa lúc này rất đông người, tấp
mập người ra vào trông như ngày hội, phần lớn, người Mỹ họ rất quan tâm tính
mạng và tin tưởng vào lãnh đạo thông báo đến, họ luôn tuân thủ. Vùng đất tôi ở
khá hiền lành, nói thì bảo lớn, nhưng theo kinh nghiệm sống gần 20 năm nơi này,
tôi biết vùng đất hiền từ bốn mùa hoa nở, chỉ có ảnh hưởng bảo từ vùng biển,
cách nhà gần 100km. Với cuộc đời nhỏ nhoi của mình khi còn ở quê nhà bão gió
lụt lội nào tôi chưa trải qua hằng năm, nên vẫn thanh thản vô tư ngồi viết
những dòng chữ tâm tình cùng người thân, và người yêu thương cửa mình đang sống
ở quê nhà, cũng vừa chào đón cơn hồng thủy Sơn Tinh, chịu thảm họa mọi nơi.
Mưa gió tràn về, bảo bùng
tứ phía thì trong lòng tôi càng có thời gian nghĩ về những yêu thương của mình
khi còn sống ở quê nhà trong những ngày cơ cực. Tôi yêu thương ngày đó biết
bao, luôn mang trong kí ức những kỷ niệm đầm ấm hương quê, làm nguồn động viên
trên mọi nẽo đường đang tới, ”quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ
thôi.”
Tôi ngồi viết những dòng
chữ này trong mưa bùng gió lớn, lòng dâng đầy nỗi da diết nhớ quê của người xa
xứ. Ai có biết trong tâm can người lãng tử lúc này đang tràn ngập những não nề
vì chia xa đất mẹ, vì hoàn cảnh lịch sử, vì cuộc sống mưu sinh… mỗi lần tôi có
chút thời gian rãnh là tôi nghĩ về quê hương mình, về đất nước mình, nghĩ về
những người dân khốn khổ đang sông len lóc trên mọi miền của tổ quốc, và người
yêu đầu đời tôi nữa, ai đó có nghĩ rằng tôi nhớ họ như ngày hôm qua vậy, dù
thời gian đã trôi qua gần hai thập niên xa nhớ.
Những ngày như thế này thì
rất vui, trong mắt tôi là như vậy! (Thật là mâu thuẩn với chính tôi.) Vì nơi
đây- Nơi tôi đang sống: Mọi công xưởng và trường học đều nghĩ, con không đến
trường, cha mẹ ở nhà cùng với con cái của mình, trong cuộc sống quê người không
phải dễ dàng có những ngày đoàn tụ như vậy, đây chỉ là những trường hợp đặc
biệt mà có mặt và gặp nhau suốt ngày, nấu ăn hay tâm sự cùng với con cái của
mình, mỡ News lên 24/24 giờ nhìn những phóng viên lội trong mưa bảo săn lùng
tin tức, trong cơn tàn phá của cơn bảo Sandy, không biết có ảnh hưởng nhiều đến
nền kinh tế đang lao dốc của Mỹ này không! Kinh tế Mỹ đi xuống thì tôi tin rằng
toàn cầu ảnh hưởng và suy sụp. Người nghèo lại nghèo hơn. Tôi yêu vùng đất mới,
lòng mạng nặng nỗi nhớ quê xa.
Những chiếc lá vàng tôi
yêu, giờ ngụp lặn trong gió bảo, tôi luôn mườn tượng và sợ những ngày xa xôi mà
tôi vấp phải khi còn ở quê nhà. Tôi đã chứng kiến nhà tôi tốc nóc lúc cơn bảo
hoành hành gầm thét… đến nỗi cơm không có ăn, áo quần không đủ ấm, mà tôi
thường hứng chịu bao lần… không phải riêng gì gia đình tôi mà mọi người chung
quanh tôi cũng không phải là ngoại lệ. Tôi yêu thương cái ngày khốn cùng của
mình, yêu thương dân làng mình, mà đã 20 năm qua không có mấy gì tiến bộ. Phải
chờ cho đến bao giờ sau cơn bảo táp trời hừng sáng trong mỗi người dân, có
tiếng nói thật sự của lòng mình.
Cơn bảo cứ xoáy quanh tôi,
những mảng gió lớn từng cơn thổi qua mái nhà như nhắc nhở tôi điều gì, mà chính
tôi cũng không có lời giải đáp mà bụng dạ cứ cồn cào trong nỗi nhớ vô biên. Hôm
nay cơn bảo đi qua, gợi lại cho tôi nỗi buồn sâu thẳm ở chốn quê. Tôi, chàng
lãng tử hôm nay dừng chân ờ ngôi nhà nơi đất khách, có một ngày thong thả nghĩ
về quê hương thân yêu của mình, nghĩ về bà con lối xóm, nghĩ về kỷ niêm xa xưa,
bạn bé còn sống ở quê nhà, nỗi buồn lại mãi trào dâng…
Sandy 10/29/2012
Thân thương
Ngọc Mai (Bắc Mỹ)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bắc Mỹ ngày 30.10.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét