Ra Giêng anh cưới em – Truyện ngắn của Võ Anh Cương
Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014
Khi những cơn mưa cuối cùng chấm dứt, cũng là lúc cao nguyên đón tiết lập đông. Không khí se lạnh, gió thổi ì ùng trong thũng lũng hoang vắng là một hẻm núi nhỏ, nằm lọt thỏm giũa hai quả đồi cao, rộng chừng vài héc ta. Khi đứng bên ngoài nhìn vào, trong tận cùng thung lũng là một ngôi nhà nhỏ nằm giữa một vườn hoa. Gần hơn một chút là vườn rau, mùa này thửa đất trồng toàn loại bó xôi. Con khe nhỏ chảy giữa lòng thung, trong những đêm vắng thường vang lên những tiếng róc rách nghe thật vui tai. Bờ khe là một con đường phẳng phiu dẫn đến một ngôi nhà. Một ngôi nhà với mái ngói không còn nhận ra ...
Thông tin liên hệ:
Tác giả Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
RA GIÊNG ANH CƯỚI EM
Tác giả Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
RA GIÊNG ANH CƯỚI EM
Khi những cơn mưa cuối cùng chấm dứt, cũng là lúc cao nguyên đón tiết lập đông. Không khí se lạnh, gió thổi ì ùng trong thũng lũng hoang vắng là một hẻm núi nhỏ, nằm lọt thỏm giũa hai quả đồi cao, rộng chừng vài héc ta. Khi đứng bên ngoài nhìn vào, trong tận cùng thung lũng là một ngôi nhà nhỏ nằm giữa một vườn hoa. Gần hơn một chút là vườn rau, mùa này thửa đất trồng toàn loại bó xôi. Con khe nhỏ chảy giữa lòng thung, trong những đêm vắng thường vang lên những tiếng róc rách nghe thật vui tai. Bờ khe là một con đường phẳng phiu dẫn đến một ngôi nhà. Một ngôi nhà với mái ngói không còn nhận ra màu. Nhà Thường.
Nhưng vườn rau không còn là của Thường. Thường đã sang nhượng miếng vườn ấy cho ông Tám kể từ ngày mẹ mất. Thường chỉ còn lại mảnh vườn nhỏ trồng toàn một loại hoa hồng, những cánh của loại hoa này thường khiến Thường liên tưởng đến một đôi môi. Đôi môi đỏ thắm của Liên mỗi khi chu lại trông mới đáng yêu làm sao. Nhưng đó là những lúc Liên đang giận Thường hoặc Liên đang nũng nịu với Thường. Những lúc ấy, Thường những muốn nuốt trộng hình ảnh Liên vào đôi mắt mở to của Thường. Chiều nay, Thường về nhà với một tâm trạng như vậy. Liên thường giận Thường và không chịu đi uống cà phê với Thường. Chỉ một câu nói thôi rồi Liên cúp máy: “Em bận không đi với anh được”. Thường lo lắng khi đọc cái âm điệu giận dỗi của Liên, Thường gọi lại, Liên không chịu nhấc máy. Thường gởi tin: “Nhưng vì sao???”. Ba dấu hỏi liền nhưng không có tin trả lời. Lúc ấy Thường cho là mạng quá tải, tin nhắn của Thường được treo lơ lửng một nơi nào đó. Uống cà phê một mình Thường không có cảm hứng chút nào, ngồi một lúc Thường về nhà. Lang thang trên con đường vắng, Thường cho xe chạy thật chậm để nghe long mình ray rứt. Thường chịu không hiểu sao Liên lại giận Thường như vậy. Thường có làm gì đâu để mà Liên giận?
Đến nhà, việc đầu tiên Thường làm là mở tung cánh cửa để luồng không khí trong lành thay thế bầu không khí tù túng trong nhà từ sáng đến giờ. Một bức thư rơi xuống, Thường nhặt lên và bóc ra xem. Thư của Hiển, lâu lắm rồi Thường mới nhận được thư, mà lại là thư của Hiển. Hiển rủ Thường “bỏ quách ngôi nhà vắng, một công việc đơn điệu và người bạn gái hay giận vào sống với tao, tao mới mở công ty đang để dành cho mày một chân phó giám đốc. Phôn ngay cho tao, số…, đúng ra tao không viết thư cho mày, thì giờ của tao là vàng bạc, nhưng vì tao đánh mất số phôn của mày”. Hiển nói đúng quá, thì đi, Thường nghĩ như vậy. Từ lâu Thường muốn đóng cửa ngôi nhà nhỏ của mình để đi về Sài Gòn tìm một việc làm nào đó cho phù hợp hơn. Nhưng khi Thường nghĩ không có Liên trong những ngày sắp tới, Thường chùn lòng. Thường cũng biết rằng Liên không bao giờ chịu về sống với Thường ở thung lũng hoang vắng này. Liên thường nói với Thường rằng muốn cưới cô thì Thường phải bán cái nhà này đi và tìm mua một căn nhà ở phố. Chuyện ấy thì quá sức Thường. Thường làm sao có được những “triệu triệu, cây cây” để mà làm vừa lòng Liên? Thường chỉ được cái là khá điển trai với một vóc dáng cao cao, đôi mắt như cười và rực sáng mỗi khi bắt gặp cái đẹp nơi khuôn mặt khả ái của Liên, nơi đôi môi mời gọi, nơi mái tóc tỏa một mùi hương làm ngây ngất hồn Thường. Thường còn thiếu nhiều thứ lắm. Vậy nên Thường mới có ý nghĩ thử thời vận ở một nơi nào đó, nhất thiết không phải là ở đây, biết đâu nhờ vậy mà có thể đổi đời? Ý nghĩ đó cứ bám riết lấy Thường mỗi khi túi tiền Thường cạn kiệt, mà điều đó là chuyện thường xuyên vì lương tháng của Thường hẻo lắm.
Thường nhóm bếp định đặt nồi cơm nhưng Thường lưỡng lự khi nhìn đến cáí tủ chứa thức ăn, trong ấy không còn một thứ gì có thể ăn được. Thường tặc lưỡi, thôi thì một tô mì gói cũng tạm đủ no lòng. Bóng đêm đã trùm qua thung lũng nhỏ này từ lúc nào. Thường bật công tắc điện, một màu vàng nhợt nhạt không đủ xua tan cái lạnh đang xâm chiếm nhà Thường. Cũng may mà còn có điện, Thường nghĩ, nếu không Thường phải lui cui lọ mọ đèn dầu. Thường cám cảnh cho mình. Nhưng biết làm sao được, mẹ đã bỏ Thường đi thật xa từ độ Thường sắp sửa ra trường. Thường cố vượt qua nỗi đau đó và gắng không phải bỏ học nửa chừng vì không có mẹ. Thiếu mẹ mọi việc cứ rối tung cả lên. Nhiều đêm nhìn ảnh mẹ, lòng Thường đau nhói. Thường lẳng lặng châm cho mẹ một nén nhang. Thường không đủ kiên nhẫn để nhìn ảnh mẹ và tàn nhang cong vòng như bàn tay của mẹ đặt lên mái tóc Thường. Những lúc ấy, Thường rúc mình trong chiếc khăn mỏng để giấu dòng nước mắt có thể ứa ra bất cứ lúc nào. Thường nhớ mẹ.
Còn đêm nay khi ăn xong tô mì, Thường đốt nhang cho mẹ như thường lệ. Nhưng khác hơn mọi hôm, Thường lâm râm khấn những câu nghe không được rõ, những câu khấn ấy cứ như chảy ra từ trong tâm tưởng của Thường, Thường cắm nhang rồi cúi đầu lạy mẹ. Thường nhìn sững sờ tấm hình mẹ trên bàn thờ. Mẹ nhìn lại Thường bằng một cặp mắt thương yêu, nhưng cặp mắt mẹ đêm nay sao vô cảm quá. Mẹ ơi sao mẹ lại nhìn con lạ thế. Thường giật nẩy mình khi nhận ra mắt mẹ có hai con ngươi trong mỗi con mắt, chính điều ấy khiến mắt mẹ khiến mắt mẹ vô hồn. Vậy là mẹ chết thật rồi. Ai chết, trong ảnh mắt cũng nổ ra như vậy sao? Lâu nay Thường không để ý đến điều này. Thường nhấc ảnh mẹ lên và cẩn thận bọc vào trong một tấm vải điều. Nhất định Thường không thể để di ảnh của mẹ lạnh lẽo, dù chì vài ngày.
Ông Tám không giấu nổi ngạc nhiên khi nhận chùm chìa khóa nhà Thường, ông nói:
- Cháu suy nghĩ kỹ chưa, vào trong ấy cháu định làm gì?
Thường nói về bức thư của Hiển và một công việc còn chưa biết như thế nào, một thành phố còn rất lạ với Thường. Ký ức của Thường về Sài Gòn đến giờ chỉ còn đọng lại là món bánh chuối nước dừa ngon tuyệt mà Thường được mẹ mua cho vào năm lớp sáu khi mẹ dẫn Thường vào thăm người cậu họ. Ông Tám nói:
- Nếu cháu đã quyết định rồi thì cứ đi đi, chuyện nhà cửa cháu đừng lo, thỉnh thoảng ông qua nhà coi sóc cho.
Thường cảm ơn người hàng xóm tốt bụng và lên xe chạy về trung tâm thành phố.
Hiển vui ra mặt khi đón Thường, Hiển nói:
- Vào đi, tao chờ mày đã mấy hôm rồi, ôi thời buổi thông tin mà sao thư đi lâu quá,hay nhà mày trong xó núi đó người ta ngại không đưa thư?
Thường gật đầu xác nhận:
- Đúng, thường trong xóm tao ông Tám thỉnh thoảng ra quán cô Nga nhận thư cho mọi người.
Hiển vào đề ngay:
- Thôi bỏ qua, mày vào trong kia tắm rồi đi ăn cơm với tao, trong khi ăn tao bàn công chuyện với mày. Nhưng mày có đem xe vào không, trong này không có xe máy là không làm gì được?
Thường trả lời bạn:
- Có chứ, nhưng ngày mai tao mới nhận, xe máy chở theo xe tải vào sau.
Hóa ra công ty của Hiển là một công ty in lụa, công việc Hiển giao cho Thường là quản lý gần chục công nhân để Hiển rảnh chân chạy hàng. Hiển chân thành:
- Tao nói thật, tình bạn là trên hết, nhưng tiền bạc phải phân minh, nếu mày có tiền góp với tao thì cùng chia lời trên vốn góp.
Thường đáp:
- Bán miếng vườn của mẹ tao để lại, tao chỉ còn bây nhiêu đưa hết cho mày.
Hiển nhìn vào mấy miếng kim loại màu vàng và thong thả bỏ vào túi áo:
- Nói thật, công ty tao mở còn đang khát vốn, mà nghề này vốn bao nhiêu cũng không đủ, vốn càng to sinh lời càng to.
Vậy mà đồng vốn còm nhom của Thường đội nón ra đi thật nhanh, giờ thì Thường trắng tay rồi khi Hiển tuyên bố: “Hàng sai quy cách, khách không nhận, tao với mày thua rồi Thường ơi”. Hiển có thua thật không, Thường không rõ lắm, nhưng rõ ràng lô hàng người ta không nhận. Thường lặng lẽ chia tay với công ty Hiển, quay về phòng trọ gặm nhấm nỗi thất bại trong đời. Đúng lúc đó thì có tiếng gõ cửa phòng Thường. Thủy hỏi:
- Anh Thường đang làm gì dzậy, sao sáng giờ không thấy anh đi làm, em ghé thử coi, chỉ sợ anh bị bệnh. Thường cười gượng: Tôi chẳng sao đâu, nhưng tôi không làm nơi ấy nữa. Thủy tròn xoe mắt: Vậy sao, rồi anh làm gì?. Thường uể oải: Tôi cũng chưa biết nữa Thủy à, tới đâu hay tới đó, có lẽ rồi tôi cũng phải kiếm được một việc làm nào đó. Hay là anh đi dạy kèm đỡ đi, để em về nói với dì Ba cạnh nhà em, dì Ba cần người kèm hai đứa con. Thủy ra về để lại mình Thường trong căn phòng nhỏ mà sao bây giờ mênh mông quá đỗi. Tối hôm đó, Thủy đến, trên tay là bịch trái cây.
Thường trở thành gia sư một cách bất đắc dĩ. Thường rất vui khi phát hiện ra mình có năng khiếu sư phạm. Hai đứa con của bà Ba tiến bộ không ngờ dưới sự kèm cặp của Thường. Cũng có bàn tay của Thủy góp vào. Thường trở thành người bạn tin cậy của lũ trẻ, Thường thuyết phục chúng học từ chính cuộc đời Thường. Thường nhớ lại một thằng bé còm nhom ngày ngày phải đi cả chục cây số để đến trường. Trên chặng đường đi, về có biết bao nhiêu chuyện quyến rũ đối với một chú bé lên mười. Như chuyện trên trờI xanh bao la, tiếng con chim “bắt cô trói cột” vừa bay vừa hót như thể khoe với thế gian rằng chỉ có chim ta là có đôi cánh bay cao. Rồi những bụi cây ngũ sắc với những chùm bông, chùm trái màu đen khêu gợi lũ ruồi và cả Thường. Thường say sưa thưởng thức loại trái hoang dại này cho đến nỗi miệng lưỡi Thường đen nhèm hoe nhoét. Thường kể những chuyện ấy cho lũ trẻ nghe. Với những đứa bé này, đó là những chuyện cổ tích hay là chuyện của một hành tinh nào đó chứ không phải ở trên trái đất này. Tội nghiệp những đứa trẻ thành phố, Thường nghĩ như vậy. Nhìn những đôi mắt mở to với những câu hỏi ngô nghê, Thường luôn tự hỏi vốn sống của lũ trẻ học cấp hai sao nghèo nàn đến vậy. Nhưng Thường nhầm, những đứa con của dì Ba tinh khôn hơn lứa tuổi của Thường ngày ấy, chúng biết những điều mà Thường phải giật mình.
Hiển không bỏ mặc Thường, Hiển tới nhà Thường trọ và năn nỉ Thường trở lại công ty làm việc nhưng Thường từ chối. Thường nói với Hiển:
- Công ty đang lúc khó khăn, bớt một suất lương của tao lúc này là một điều cần thiết.
Thường không muốn nói với Hiển rằng Thường không còn vốn góp với Hiển là trở ngại Thường khó lòng vượt qua. Dù gì Thường an ủi mình như vậy. Cũng may Thường gặp Thủy. Ở Thủy, Thường bắt gặp một nét nào đó hơi giống tính cách của Liên. Nhưng Thủy là Thủy và Liên là Liên. Thường không có ý định so sánh, nhưng trong những đêm không ngủ được, Thường bắt gặp mình hay nghĩ đến Thủy. Từ hôm Thường bỏ xứ ra đi, Thường bặt tin Liên. Gọi điện, Liên không nhấc máy. Gởi meo, Liên không trả lời, thôi thì Thường dùng cách truyền thống có từ ngàn xưa, đó là gởi thư tay vậy. Nhưng khi Hiển trở lại thành phố, Thường không nghĩ mình phải nhận một câu trả lời từ cô em gái của Liên: “Anh nói giùm anh Thường, đừng gởi thư cho chị Liên nữa”. Vì sao, Thường chịu, Thường không thể nào hiểu được hai năm quen nhau sao có thể biến mất nhanh đến vậy. Không lẽ trong tâm tưởng của Liên, Thường không để lại một chút gì để nhớ chăng. Hay là Liên cố quên đi, nhưng vì sao kia chứ? Đó là một câu hỏi đau đáu hồn Thường. Để quên đi những day dứt, Thường không cho mình có thời gian rảnh rỗi. Thường lao vào học đồ họa vi tính, cái bằng toán tin của mình hóa ra đắc dụng, Thường nghĩ thầm mỗi khi ngồi trước màn hình. Những kiến thức ấy giúp cho Thường rất nhiều khi chị Hường nhận Thường vào làm ở công ty Sài Gòn 3. Cũng là nhờ Thủy. Hóa ra Thủy quen chị Hường từ lâu, chị Hường vẫn nhận đì dzai cho công ty của Hiển mà. Tới đây đời Thường bắt đầu ổn định, người mà Thường nghĩ ngay đến là mẹ, ôi đã lâu quá rồi Thường không thăm mộ mẹ, Thường biết không ai nhổ cỏ mọc trên mộ mẹ. Thường hối hận quá, Thường xin nghỉ phép mấy ngày để trở về nhà mình. Chị Hường đồng ý ngay nhưng nói Thường cố mà vào sớm, mùa này công việc nhiều quá em thấy đó, nhưng không cho em về thăm mộ mẹ thì không được, em là một người con có hiếu đó Thường à…. Nhưng đến khi ngồi trên chiếc xe đò tốc hành, Thường mới thấy nặng trĩu trong lòng. Thường nghĩ đến Liên, không biết Liên có tiếp Thường không sau hai năm trời cách biệt. Thường đau đớn nghĩ rằng không lẽ tình cảm con người mau phai nhạt quá vậy sao?
Nhưng Thường không bao giờ còn được gặp Liên. Thường sững người khi Nguyệt Thi cho Thường biết rằng Liên không còn ở đây nữa: “Anh không biết thật à, chị Liên em đã cò chồng gần hai năm rồi. Chị ấy đang ở Sài Gòn học Anh văn để chuẩn bị xuất ngoại, diện theo chồng. Anh ấy là Việt kiều Úc…”
Nắng buổi chiều hấp háy ngoài hiên, con chim sẻ nhỏ vô tư nhảy nhót trong hẻm vắng tiếng người. Thường uể oải chào Nguyệt Thi ra về. Năm giờ chiều Thường vẫn ngồi bên mộ mẹ, trong tai Thường vẫn còn lùng bùng câu nói của Nguyệt Thi. Thôi thì biết như vậy còn hơn là thắc thỏm, cuối cùng điều đắng cay rồi cũng đến. Thường chua chát nghĩ như vậy.
Thường ngạc nhiên nhìn xuống dốc. Một người đàn ông đang đi nhanh lên đồi. Nhất định không phải là người vùng này, Thường nghĩ thầm trong đầu, có lẽ ông ấy từ xa mới đến, Thường thấy người lái xe ôm đang ngồi bệt xuống bãi cỏ chờ người khách của mình. Thường thôi không chú ý đến điều này nữa khi nghĩ về Liên và lần Thường đưa Liên về thăm nhà. Mới đó mà đã thành dĩ vãng. Cánh mũi kín của Liên chun lại khi nhìn thấy nhà Thường. Không biết Liên nghĩ gì. Một ngôi nhà quê mùa ở một vùng quê mùa? Một sinh viên xuất thân từ dân vườn muốn cưới cô và đưa cô về đây ở, bụi đỏ con đường sẽ trùm lên cuộc đời Liên mất thôi?
Thường không biết những điều đó có đúng là cảm nghĩ của Liên không, nhưng không bao giờ Liên về thăm nhà cùng Thường một lần nào nữa. Vậy mà xa lắm rồi Ái Liên ơi…
Tiếng tằng hắng của ai đó khiến Thường ngẩng đầu lên. Người đàn ông hì hục leo dốc hồi nãy đã đứng trước mặt Thường. Đó là một người cao to, dễ chừng cao đến một mét tám chứ chẳng chơi, Thường nghĩ trong đầu. Bất chợt trong tâm hồn Thường gợn lên một điều gì đó khi thấy người lạ nhìn sững vào tấm bia mộ mẹ Thường. Mới đó mà ông ta khác hẳn, không còn nữa nụ cười làm quen khi ông tằng hắng xong. Mặt ông xơ cứng như hóa đá, môi ông giật giật như cố kìm cơn xúc động trong lòng. Thường ngạc nhiên hết sức, anh định hỏi người lạ nhưng bỏ ngay ý định khi thấy trong tâm hồn mình nhói lên hình ảnh của Liên. Thường không còn quan tâm đến điều gì nữa cả. Thường đang muốn quên hết tất cả chỉ duy nhất tập trung về người mẹ mà lâu lắm Thường mới lại có dịp ngồi bên mộ mẹ như hôm nay. Nhưng không ổn rồi, nhười lạ sau giây phút “ hóa đá” đã lấy lại bình tĩnh hỏi Thường:
- Tôi hỏi khí không phải, người nằm dưới mộ này là gì với cậu?
Thường khó chịu:
- Điều này có liên quan tới chú à?
Người lạ nhăn mặt tỏ vẻ khổ sở:
- Nếu vì sự đường đột làm cậu mất lòng thì mong cậu bỏ qua cho, bởi vì với tôi, điều ấy quan trọng vô cùng!
Điều quan trọng vô cùng lúc này đối với Thường là hãy để cho Thường yên, đừng ai làm rộn Thường nữa. Nghĩ như vậy, Thường trả lời một câu cộc lốc “ mẹ tôi” và hình ảnh người mẹ thân yêu của Thường xuất hiện trong tâm tưởng của Thường. Thường gục đầu xuống mộ mẹ như để giấu đi giọt nước mắt sắp ứa ra, Thường không muốn người lạ thấy Thường nhớ mẹ. Cũng vì gục đầu xuống nên Thường không thấy gương mặt người lạ tái mét, đến khi Thường ngẩng lên, nét thờ thẫn vẫn còn hằn rõ trên mặt ông ta. Hình như ông ta choáng, Thường nghĩ khi thấy người đàn ông chao đảo và ngồi thụp xuống, khổ cho ông ta mà cũng khổ cho Thường? Thường hỏi:
- Chú có sao không?
Hỏi xong Thường thấy mình buồn cười quá, nhưng quả thực Thường lo lắng thật sự cho người đàn ông lạ mặt này, không hiểu tại sao như vậy? Người đàn ông in lặng như quên mất sự hiện diện của Thường. Thường nhún vai, mặc kệ. Gió bắt đầu thổi trong thung lũng dưới chân đồi, mặt trời sắp lặn. Thường uể oải đứng dậy ra về. Thường chắp tay lạy mẹ bốn lạy và gật đầu chào người đàn ông trước khi bước xuống đồi trở về nhà.
Thường bất ngờ khi thấy người đàn ông xuất hiện trước cửa nhà Thường khoảng nửa tiếng đồng hồ sau. Khuôn mặt người đàn ông đã trở lại vẻ trầm tĩnh.
Ông nói:
- Có lẽ cậu ngạc nhiên lắm phải không, cậu mời tôi vào nhà chứ?
Đêm hôm đó, trong căn nhà nhỏ ở xóm Bãi Bằng, hai người đàn ông nói chuyện với nhau thật khuya. Ông Tám thức giấc và ra ngoài sân đi tiểu lúc hai giờ sáng, ông thấy đèn nhà Thường vẫn sáng. Người đàn ông lạ mặt ở nhà Thường khoảng một tuần, trong thời gian đó, ông đã xây lại ngôi mộ mẹ Thường, một ngôi mộ đẹp nhất vùng này. Người dân xóm bãi đồn rằng có một ông Việt kiều sau mấy chục năm ở nước ngoài về đã nhận được con của mình tuy rằng đến bây giờ ông mới biết mình có con với người phụ nữ mà ông yêu ngày ấy. Người đàn bà đã chết sau hơn hai chục năm mòn mỏi chờ đợi ông và nuôi con ông ăn học đàng hoàng. Người khác lại nói rằng, ông ấy không phải là Việt kiều, ông ấy là một cán bộ to làm ở tận Hà Nội. Thường là kết quả của mối tình của ông và một cô gái người xóm bãi, ngày ấy ông lên đất này nghiên cứu một đề tài khoa học về lâm sinh. Lần này ông trở lại chốn xưa để tìm một chút thư giãn cho tâm hồn sau bao năm lăn lộn chốn quan trường. Không biết ai nói đúng, ai nói sai, hay cả hai đều là những lời thêu dệt? Ông Tám là người láng giềng gần nhà Thường nhất, ông biết rõ chuyện nhà Thường nhưng ông chỉ im lặng khi có người hỏi về chuyện đó. Khi gặp người đàn ông kia, ông Tám nhận ra ngay là người thanh niên năm ấy. Ông kể cho người khách những ngày đau khổ một mình của mẹ Thường, những buổi chiều mẹ Thường lên trên đồi ngồi ngóng về hướng Thung Lũng Tình Yêu. Ông cũng kể cho ông khách câu hỏi mà mẹ Thường hỏi ông khi bụng mang dạ chửa:
- Bác ơi, ảnh nói với còn là “ra Giêng anh cưới em”, tháng Giêng qua lâu rồi sao ảnh không trở lại hả bác?
Một đám mây đen đọng ở góc trời, đang mùa mưa, tháng Giêng còn xa lắm…
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Lạt ngày 17.7.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét