Phạm Ngọc Thái với bài thơ thần sâu quỉ khóc – Tác giả Anh Nguyễn
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014
Đây là một bài thơ tượng trưng. Đọc suốt bài thơ ta thấy hình tượng gồm toàn những yếu tố tượng trưng "tương ứng cảm quan". Khuynh hướng này do nhà thơ Pháp Charles Baudelaire, một trong những bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu vào cuối thế kỉ XIX khởi xướng. Theo Baudelaire, sự liên kết giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Biểu tượng đó phản ảnh một cách tương ứng sự vật, nhưng không phải do lý trí sắp đặt mà dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan hay tâm linh, gọi là cảm quan. Ta hãy phân tích đoạn thơ thứ nhất: Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ ...
Thông tin liên hệ: (VanDanVietNet)
Tác giả Phạm Ngọc Thái
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ THẦN SẦU QUỈ KHÓC
Tác giả Phạm Ngọc Thái
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ THẦN SẦU QUỈ KHÓC
ĐỘNG BƯỚM
Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ
Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.
Có ai chưa em đã vào khai phá?
Để bướm vẫy vùng, bướm thoả ước ao
Và khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
Bờ-bãi-đời-người bướm vẫn lượn như sao.
Thân nhi nữ một thế giới mênh mông, hoang dại
Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi.
Tình yêu từ đâu anh không biết?
Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái tim!
Nhưng yêu nhất là bướm em
có sức chinh phục diệu huyền
Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ...
Bướm của em trên đời mãi còn quí giá
Đến lúc cần bướm lại sinh con
Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em.
La la la là la lá là...
. Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai"
Lời bình: Đây là một bài thơ tượng trưng. Đọc suốt bài thơ ta thấy hình tượng gồm toàn những yếu tố tượng trưng "tương ứng cảm quan". Khuynh hướng này do nhà thơ Pháp Charles Baudelaire, một trong những bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu vào cuối thế kỉ XIX khởi xướng. Theo Baudelaire, sự liên kết giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Biểu tượng đó phản ảnh một cách tương ứng sự vật, nhưng không phải do lý trí sắp đặt mà dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan hay tâm linh, gọi là cảm quan. Ta hãy phân tích đoạn thơ thứ nhất:
Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ
"Bướm" đã trở thành một biểu tượng ở chốn dân gian để chỉ "cái" của người đàn bà. Tác giả dùng hình ảnh "động bướm" làm tượng trưng, ý như đó là "cái hang" ở trên nàng. Ta hãy nghe Bà Hồ Xuân Hương tả về "cái hang" của chị em, qua bài "Động Hương Tích":
Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom...
Hay bài "Hang Cắc Cớ":
Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Tôi không thể bình quá sâu hình ảnh của câu: Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn /- Bởi phân tích ra nó sẽ bẩn... làm hỏng thơ của bà. Nhưng đọc ta có thể hiểu: khi bà tả "kẽ hầm rêu mốc...", là nói về khe ngách bên trong của bướm bị dơ. Vậy còn "cái gì trơ toen hoẻn"? Phải chăng là... "nhân bướm"? Ví dụ thêm một tình thi khác, bài "con ốc nhồi":
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi
"bóc yếm" là hình ảnh mô phỏng về sự ve vuốt, xoa nắn vòm ngực, phía trên người con gái - Còn "ngó ngoáy lỗ trôn", hình tượng nghịch ngợm bộ phận dưới vv...
Ở đây, nhà thơ Phạm Ngọc Thái diễn tả cái bướm đã có từ thời tiền sử: Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ /- Nghĩa là nó do tạo hóa đúc tạc nên. Đến câu thơ 11-12 nhà thơ còn láy lại một lần nữa:
Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi
Bướm của em như hoa trái đất trời, "ăn" vào là nhớ mãi. Từ nguyên thuỷ đến bây giờ chẳng cần tiến hoá thêm, thế mà:
Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
Ngay từ buổi thiên thai cái "động bướm" ấy đã hoàn bích rồi. Ai nhìn thấy hay chỉ cần nghĩ tới... cũng phải hưng phấn, rạo rực trong lòng. Đến câu thơ thứ tư, hình tượng thơ còn mang theo tính triết học:
Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.
Bướm em vừa siêu phàm tựa thánh tiên, lại vừa như có ma quỉ - Làm ta say mê, thần tượng và khát vọng. Nhưng cũng có khi vì si mê quá hoá mù quáng, như bị "ma dẫn lối quỉ đưa đường"... tự huỷ hoại cuộc đời mình. Tức là, tình yêu mang đến cho ta niềm hạnh phúc vô biên, đưa tâm hồn ta hoan lạc ở chốn bồng lai, lại cũng có thể làm cho trái tim ta đau khổ, tan vỡ vì thất vọng! Đến đoạn thứ ba, tác giả tiếp tục phát triển:
Thân nhi nữ một thế giới mênh mông, hoang dại
Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
Cái thế giới mênh mông, hoang dại đó... thuộc hình ảnh thơ trìu tượng. Tác giả miêu tả sự toàn bích của tấm thân người nhi nữ từ trong ra ngoài, để khẳng định sự vĩ đại của tạo hoá! Cho dù xã hội loài người có phát triển hàng vạn năm nữa, văn minh tiến bộ đến đâu... cũng không thể so sánh nổi. Trong sự vĩ đại đó thì việc sinh thành ra "bướm" đàn bà là điều kì diệu nhất - Một thiên kiệt tác!
Quay trở lại với đoạn thứ hai, nhà thơ buông ra một câu hỏi:
Có ai chưa em đã vào khai phá?
Nghĩa là em đã hiến dâng cái của em cho người đàn ông nào chưa? Sau đó chính anh lại tự giải nghĩa:
Để bướm vẫy vùng, bướm thỏa ước ao
Đâu có phải chỉ một mình người con trai sướng? Bởi khi hiến dâng cho tình yêu, cũng chính là khát vọng của người con gái để trở thành... đàn bà:
Khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
Bờ-bãi-đời-người bướm vẫn lượn như sao...
Thơ đã đi sâu vào phạm trù đời sống mà diễn tả. Dĩ nhiên là đời sống ấy phải có cả đàn ông, nhưng thường trong nhiều phạm trù người ta chỉ thiên nói về nữ tính. Nếu không có cái bướm đàn bà thì cuộc sống của ta sẽ không còn nghĩa lí.
Đến đây, tôi xin nói đôi nét về một số bài thơ khác dạng tương tự như "Động bướm" - Phạm Ngọc Thái có một số tình thơ lãng mạn vào loại khá kỳ dị. Có thể kể ra vài bài đặc sắc, nổi lên như: Đàn bà đẹp nhất là khi đèn đã tắt, Xem tranh bán loã thể, Váy thiếu nữ bay - "Động bướm" chỉ là một bài điển hình trong số những tình thi đó.
"Đàn bà đẹp nhất là khi đèn đã tắt" - Thực ra chính là hình ảnh người yêu khoả thân trong đêm tối:
Ta gặp nhau chỉ trong chốc lát
Giữa đêm tối anh lần vào em thăm thiên thai...
"thiên thai" chính là cái ấy! Vậy "giữa đêm tối anh lần vào thăm thiên thai của em...", để làm gì? chẳng nói thì ai cũng biết. Thơ tả vào dục vọng mà vẫn rất mềm mại, đáng yêu. Hay là:
Hôn đôi trái em tưởng mình du ngoạn khắp không trung
Chơi dỡn nguyệt một thiên đường tuyệt thế
Mong trời cứ đêm để cùng em vui chút nữa.
Hạnh phúc trong tình yêu của thi nhân hoà trong niềm sướng vui cùng thân thể người yêu. Nhà thơ tả thẳng vào sự khoái cảm, nhưng khi đọc ta vẫn không thấy sượng. Hình ảnh "Hôn đôi trái em..." diễn tả sự say sưa, man mê đôi tí người yêu... lại ngỡ như mình đang du ngoạn, bay bổng giữa không trung. Hoặc là hình ảnh "chơi dỡn nguyệt", giây phút tột cùng khoái lạc trong quan hệ nam nữ, rồi tác giả buông một câu khẳng định:
Đàn bà đẹp nhất là ở trong đêm tối
Để nhớ nhau suốt đời...
Hình tượng "đẹp" ở đây, mang màu sắc thơ mĩ học. Ta lại nhớ tới câu ca dao trong dân gian:
Dao đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời
Cuối bài tác giả đã kết:
Đêm tắt đèn thành ánh sáng của thơ tôi!
Câu thơ bộc lộ một thái độ. Có thể nó hàm chứa về một phản ứng nào đó có ý nghĩa xã hội? Như ta thường nói về bà Hồ Xuân Hương, rằng: Tư tưởng bên trong thơ của bà là bộc lộ một thái độ phản kháng sự đè nén, hủ lậu của chế độ phong kiến đối với người phụ nữ. Thì đây, chính câu thơ là sự bùng nổ... thiên về tính chính trị xã hội nào đó, trong ý tưởng của nhà thơ?
Tôi nói sang bài "Xem tranh bán loã thể" - Bài thơ đã được nghệ sĩ Anh Trần bình là một kỳ tác thi ca! Có những câu khi đọc lên ta cảm thấy gờn gợn... Không phải nó tục mà vì tác giả dùng hình ảnh, những từ ngữ quá thực. Nhưng cái quá thực ấy lại chứa chất cả tính nhân loại và mang màu sắc triết học, thành thử câu thơ sâu và rất hay nữa. Thí dụ:
Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng.
Nghệ sĩ Anh Trần đã phân tích những câu thơ đó, như thế này:
- Sâu sắc và hay. Ý của câu trên ta thấy rõ rồi - Người đàn bà là hoa, là ý nghĩa tồn sinh của cuộc sống xã hội và nhân loại. Nhưng còn câu dưới? Không phải chỉ muốn nói rằng, em có khả năng mang thai trong bụng rồi sinh đẻ, tất nhiên là ra con người. Rồi giống người ấy sẽ mang đến cả chiến tranh và hoà bình.
Mặc dù phải có cả đàn ông thì em mới đẻ được. Ở một phạm trù rộng lớn hơn, tức là: Tình yêu và đàn bà sinh ra cả khổ đau lẫn hạnh phúc, cũng như chiến tranh và hoà bình.
Cho nên mới nói: Thơ Phạm Ngọc Thái cô đọng và rất sâu sắc!
Khi tác giả tả thẳng:
Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm che hang động
Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên
Vẫn là tả về vú và bướm, nhưng sử dụng phương pháp biểu tượng. Cái ở bên dưới là một hang động, muốn vào nó phải đi qua một khu rừng sâu rậm rì, um tùm. Còn cái ở trên là đôi mỏm núi trắng xoá, vô biên - Nghĩa là vú của nàng như cả bầu trời vậy.
Trong những bài thơ kỳ dị ấy, đặc biệt là bài "Váy thiếu nữ bay" - Anh Nguyễn Đình Chúc khi bình đã ca ngợi là tuyệt hay! Bài thơ mô phỏng về cái váy của người thiếu nữ để lộ ở bên trong, nhưng được nhà thơ đi sâu về ý nghĩa đời sống xã hội để diễn tả:
Bờ-bãi-con-người em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Sau đó phát triển rộng sang tính nhân loại:
Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian...
Hay là:
Có phải đó khúc quân hành nhân loại
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh
Bọc chứa cả tính vũ trụ:
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm
Ta hãy nghe tác giả kết bài:
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang!
Nó được cất giữ một ý tưởng rất mạnh mẽ, một thái độ nhân sinh quan xã hội của nhà thơ. Anh Nguyễn Đình Chúc đã nhận xét về đoạn kết ấy như sau:
- Câu thơ cuối đã khoá lại toàn bộ bài thơ. Chính nó đã mang theo một lời triết lý có ý nghĩa xã hội, hàm ý về một phủ định nào đó? Nhà thơ phản ứng lại những tà đạo hoặc giả tạo về mặt chính trị còn đang ẩn chứa trong thể chế xã hội mà viết như thế chăng?... Có lẽ đó cũng là một điểm xuất phát để tạo nên ý nghĩa tột đỉnh trong thơ ca Phạm Ngọc Thái.
Ngòi nổ trong câu thơ cuối đó: Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang/- Vừa phát hỏa làm cháy bùng cả bài, vừa bảo vệ luận thuyết của tác giả là: Ca ngợi cái kiệt tác mà thượng đế đã sinh ra trên thân thể người đàn bà! Nó là ngọn nguồn, khởi điểm cho cả chính trị và triết học. Ý tình thơ thật mênh mông mà vẫn súc tích, càng vào sâu càng thấy hay!
Tôi trở về với bài "Động bướm" - Tác giả tả về cái bướm nhưng không phải phải chỉ là để cho sướng, cho khoái, mà thơ còn ôm chứa tính nhân bản sâu sắc.
Xin trở lại với đoạn thơ thứ tư. Gớt đã viết: "Khởi thuỷ là hành động" - Nhưng ở đây có lẽ phải nói: "Khởi thuỷ là tình yêu"! Anh tự hỏi:
Tình yêu từ đâu anh không biết?
Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái tim!
Để rồi anh triết lý ở hai câu thơ sau đó:
Nhưng yêu nhất là bướm em
có sức chinh phục diệu huyền
Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ...
Ta có thể mường tượng hình tượng về những con bướm, mà bướm đây là bướm cái... cứ đêm đêm nó lại vờn bay quanh ta trong phòng ngủ - để làm gì? Đấy, tác giả tả về cảnh chăn gối vợ chồng hay trai gái. Suy cho cùng, nếu em chẳng có bướm thì thế giới này sẽ hoá rồ, hoá dại và... cũng chẳng làm gì có tình yêu!
"Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ..." /- Hình ảnh của câu thơ hay. Ý nhị, dí dỏm, gây cho ta sự khoái cảm trong tâm hồn. Một biểu tượng đời thường ở chốn phòng the. Ban ngày thì chị em thường cài then, khoá trái của mình lại, để đêm đêm mới mở cửa, rút then... cho anh em vào tha hồ khám phá. Đoạn thơ xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn tình yêu. Tất cả đều bắt đầu từ... bướm, như câu thơ viết:
Nhưng yêu nhất là bướm em có sức chinh phục diệu huyền
Đọc câu: Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ/- Gợi sự kích thích về một ước muốn, khát vọng của khoái lạc nhưng lành mạnh. Lời thơ diễn đạt có vẻ nôm na chân chất, tình thi vẫn ý nhị và sinh động. Ít khi có câu thơ rất đời thường lại đạt được hiệu quả cao như thế!
Nhà thơ kết luận:
Bướm của em trên đời mãi còn quí giá
Đến lúc cần bướm lại sinh con
Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em.
La la la là la lá là...
Riêng câu thơ kết chỉ là những nốt nhạc đệm cho cả bản giao hưởng về " bướm", đó thôi. Cái bướm ấy không phải chỉ mang lại cho ta sự sung sướng và hạnh phúc? Bướm còn để sinh con, bảo tồn nòi giống! Nghĩa là, không có bướm thì không có giống nòi, không có dân tộc - Mới thấy, giá trị nhân sinh của bướm cũng thật là cao cả!... Bằng các yếu tố của thơ tượng trưng, nhà thơ đã đi sâu vào thế giới tâm linh cùng vũ trụ để mô tả. Từ cái tên đã có trong dân gian, phát triển sang phạm trù tình yêu rồi đời sống xã hội con người. Một tình thi chỉ xoay quanh về cái của người đàn bà mà nói được đủ điều, sâu sắc, thăng hoa đến thế - Thiết nghĩ, nó đã đạt vào loại là một bài thơ thần sầu quỷ khóc vậy!
Hà Nội, mùa thu 2013
----
(*) Ghi chú để BBT biết: Câu thơ cuối cùng có thay đổi so với nguyên bản in trong tập - Do chính tác giả sửa.
----
Giảng viên Trường ĐH Quốc Gia
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 22.7.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanVietNet Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét