Những bài bình “thơ Phạm Đức Mạnh” của nhiều tác giả (.com)
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014
Tình yêu
trong mùa xuân và quê hương qua thơ Phạm Đức Mạnh – Bài viết Lê Hoàng Anh
Thứ
tư - 22/01/2014 10:59
Nhân
đọc tập thơ “Đừng theo trăng em nhé” của nhà báo Phạm Đức Mạnh (Thời
báo Tài chính Việt Nam), do NXB Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành tháng 7/2013, nhà
thơ Lê Hoàng Anh - Hội viên Hội nhà văn Việt Nam đã “chiết” ra một góc nhìn
riêng về “Tình yêu trong mùa xuân và quê hương” từ 100 bài thơ tình của tác
giả. Xuân Giáp Ngọ đang đến rất gần. VanDanViet.Net xin giới thiệu cùng bạn
đọc. ...
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
TÌNH YÊU TRONG MÙA XUÂN
VÀ QUÊ HƯƠNG QUA THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH
Tình yêu không bao giờ
già, dù ở lứa tuổi nào. Tác giả tập thơ biết rõ điều đó, thế mà vẫn cứ ngạc
nhiên:
Sáu mươi hai triệu năm qua
Sao trăng vẫn trẻ không già trăng ơi!
(Hỏi trăng)
Ai chả biết thế, nhưng
nghĩ tới kiếp người làm sao không thể ngậm ngùi. Bởi vì kiếp người đã ngắn ngủi
sao lại còn gặp nhiều điều phiền toái? Lạ thật, sao ông trời chẳng buông tha,
chẳng nể nang gì loài người cả:
Còn ta sống trọn kiếp người
Cớ sao tiếng khóc, tiếng cười chênh vênh
….
Chỉ còn quá khứ bỏ hoang
Mình trăng với bóng trăng vàng lẻ loi.
(Hỏi trăng)
Tưởng như thế thì người ta
phải buồn và không còn nghĩ gì nữa. Nhưng không, thiên nhiên trong thơ lục bát
của Phạm Đức Mạnh lại càng thắm thiết hơn khi “Ngày không em”:
Những ngày mình không có nhau
Hình như hạt nắng trên đầu vàng thêm.
Và lạ lùng
thay quê hương lại càng trở nên tha thiết, đẹp dịu dàng trong mùa xuân mang
tình yêu và nỗi nhớ. Đời người lắm chông chênh, thì mùa xuân lại càng đẹp trong
mỗi bước chân của người phụ nữ:
Em gùi hoa nắng vào sương
Gùi chiều thương nhớ du dương sóng tình.
(Gùi duyên)
Và gió mang cả đất trời
mùa xuân, trong sắc đào chớm nở:
Em gùi hương gió đi qua
Gùi duyên chúm chím sắc nhòa mắt thương.
(Gùi duyên)
Kiếp người được nhắc đi
nhắc lại trong thơ (nhất là những bài lục bát), nhưng người ta lại thấy yêu đời
hơn, ngập tràn yêu thương:
Hồn ai lạc giữa thiên đường
Cuốn theo tất cả tơ vương kiếp người.
(Gùi
duyên)
Cũng chính vì vậy mà người
ta say thơ, mang theo cả đất trời cùng say:
Thả hồn khuấy sóng mây rơi
Để người say đắm nhặt lời thi ca.
(Về anh nhé)
Trong thơ anh, cái gì cũng
trở nên có duyên, ngay cả trong gió lạnh, nỗi buồn cũng mang hương của hoa
trái:
Anh ngồi cắt nỗi sầu riêng
Ghép thành chiếc lá che nghiêng phận đời”.
(Lá duyên)
Đọc bài thơ “Lá duyên”,
hình như tiết trời càng lạnh thì nỗi buồn càng lên hương với vẻ đẹp riêng: “Sầu
dư gieo ủ vườn đông/ Đợi hoa gió lạnh se hồng làn môi”.
Người ta luôn thấy trong
thơ lục bát của Phạm Đức Mạnh nỗi buồn nhẹ nhàng, phảng phất mùa xuân trong đó.
Mùa xuân có khi là đôi cánh kỳ diệu chở những ước mơ. Có thể những ước mơ đó đã
thành dĩ vãng hoặc đang mơ. Nhưng tất cả như là những hạt ngọc đẹp, như những
hạt sương đậu trên cánh hoa, dù sương đọng có thể bay đi trong một khoảng thời
gian nào đó. Và mùa xuân của đất trời có thể tồn tại ở một thời điểm, giống như
đời người, vì thế nó lại càng da diết trong tim những người đang yêu:
Khi xuân lỡ hẹn xa nhau
Khi tôi đi hết chuyến tàu thời gian
…
Muộn mằn đổi lại trời sao
Để em mãi mãi chẳng bao giờ buồn.
(Muộn)
Thiên nhiên lại ùa vào
đồng cảm:
Thương em trời lững thững mưa
Ghét anh tia nắng cợt đùa bướm ong.
(Một lần)
Và càng đồng cảm hơn với
đời người con gái khi để lỡ tuổi trẻ của mình. Tác giả cảm than trước những phụ
nữ lỡ thì với một lời trách yêu nhẹ nhàng:
Sắc xuân ngắn ngủi đi rồi
Chỉ còn tiết nuối ngậm ngùi rêu phong.
(Đời con gái)
Tác giả cảm thông với nỗi
cô đơn của họ như một sự luân chuyển, triền miên trong cõi đời mênh mông khi họ
trót bỏ lỡ cơ hội trong tình yêu:
Hồn đi bỏ đáy lưng ong
Xác thân ở lại lắc vòng cô đơn
…
Nổi chìm đong cuộc bể dâu
Đừng ai đùa cợt nhuộm màu buồn thêm.
(Đời con gái)
Cũng chính vì thế, tác giả
càng thêm trân trọng tình yêu của mình, dù tình yêu có lúc bỏ đi rồi lại quay
về:
Thuyền yêu lạc bến long đong
Trở về bến nhớ ngọt dòng sông say.
(Trao em tất cả)
Tình yêu không bao giờ
tách khỏi quê hương. Trong quê hương có mùa xuân và có cả những dòng sông, cho
dù có lúc chông chênh những con sóng, những con sóng trong gió lạnh:
Mùa đông về ghẹo con đò
Chòng chành sóng nước co ro một mình.
(Cởi
mùa thu nhớ)
Và thế là trên dòng sông
mang nỗi nhớ tình yêu, mang nhiều gió ấy tác giả vẫn chờ đợi một sự thủy chung
như con thuyền lắc lư vẫn không rời bến:
Em về lại bến chờ mong
Hôn thuyền neo sóng trên dòng sông say.
(Ru anh, ru mình)
Thế rồi lại mùa xuân tới trên
những con đò chòng chành ấy:
Chắt chiu gói cả tháng ngày
Gửi em nỗi nhớ dâng đầy sắc xuân.
(Cởi mùa thu nhớ)
Để rồi hương xuân về trên
quê hương thật đẹp, đẹp trên nhan sắc của người con gái:
Gió làng gom cả hương cau
Cho môi em đỏ cánh trầu phượng têm.
Và cả trong ước mơ:
Em ươm nỗi nhớ cho tằm nhả tơ
Dòng đời sóng sánh ước mơ
Đợi nhau dệt cả bốn mùa thương nhau.
(Nam mô A di đà…)
Mùa xuân cứ thấp thoáng ẩn
hiện trong thơ lụa bát của Phạm Đức Mạnh, nó làm người ta trăn trở, lúc nhẹ
nhàng, lúc hờn ghen, nhưng trên hết vẫn là lòng yêu đời, yêu người, yêu thiên
nhiên:
Anh xâu từng hạt nắng vàng
Tặng em chuỗi ngọc dung nhan của trời
…
Thương em hái tiếng chuông chùa
Để em thoát khỏi phép bùa của xuân.
(Bùa xuân)
Và cái tết lại mang thương
nhớ trong gió xuân:
Anh gửi nhớ em sấy mùa đông giá
Cho sắc đào quyến rũ dải mây trôi.
(Tết ấm cho em)
Tình yêu luôn nói đến mùa
xuân, tình buồn hay nói đến mùa thu. Quê hương là điểm tựa cho tình yêu tìm nơi
thổ lộ tâm tình, vì quê hương mang dấu ấn tuổi thơ, tuổi trẻ. Dù vui hay buồn
trong xuân, trong thu vẫn là nỗi thiết tha mong nhớ của mỗi con người.
Những dòng sông cũng được
hay nhắc đến vì nó có những con đò lúc nghiêng ngả, lúc lướt đi êm đềm như tình
yêu, và những dòng sông mang bóng dáng quê hương mà tuổi thơ, tuổi trẻ đã từng
soi bong, dù họ đã đi ở góc trời nào.
Sài Gòn, 2013
Gửi từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
Cập
nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 22.01.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
“Đong đầy kỷ niệm” với Phạm Đức Mạnh – Bài
viết Minh Thi (Báo Lao
Động)
Thứ sáu - 29/11/2013 17:40
Minh Thi (Báo Lao
Động):- Làm báo, lại làm trong lĩnh vực chuyên về tài chính kinh tế, tưởng như
trong môi trường khô khan ấy khó có thể nảy nòi ra một nhà thơ như Phạm Đức Mạnh. Thế
nhưng, anh thảng thốt khi nhận ra nhờ có thơ mà “những khổ đau băm vằm” anh xơ
xác cũng dần nguôi đi, những con chữ đúc anh thành người nghị lực và khát vọng.
“Đong đầy kỷ niệm” (NXB Hội Nhà Văn) là tập thơ thứ hai ra đời trong cùng một
năm với tập thơ “Đừng theo trăng em nhé”. Cùng một hương vị của những bài thơ
tình, gợi lên hồi ức của một thời trai trẻ, song đến tập thơ thứ hai này, người
đọc có được những giây phút lắng đọng hơn. ...
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
“ĐONG ĐẦY KỶ NIỆM”
VỚI PHẠM ĐỨC MẠNH*
Minh Thi (Báo Lao Động)
Làm báo, lại làm trong
lĩnh vực chuyên về tài chính kinh tế, tưởng như trong môi trường khô khan ấy
khó có thể nảy nòi ra một nhà thơ như Phạm Đức Mạnh. Thế nhưng, anh thảng thốt
khi nhận ra nhờ có thơ mà “những khổ đau băm vằm” anh xơ xác cũng dần nguôi đi,
những con chữ đúc anh thành người nghị lực và khát vọng.
“Đong đầy kỷ niệm” (NXB
Hội Nhà Văn) là tập thơ thứ hai ra đời trong cùng một năm với tập thơ “Đừng
theo trăng em nhé”. Cùng một hương vị của những bài thơ tình, gợi lên hồi ức
của một thời trai trẻ, song đến tập thơ thứ hai này, người đọc có được những
giây phút lắng đọng hơn. “Tuổi thơ tôi/ Ngủ trên làn bom/ Chiếc mũ rơm ngăn bầu
trời rạn vỡ/ Hút tiếng máy bay gầm rú”, một tuổi thơ “cái chết treo lơ lửng
trên đầu”, “Mùi loạn lạc khét trong hơi thở” và cái con người “lớn lên cũng vội
ấy” mang cái tuổi thơ khao khát bình yên vào đời không bình yên: “Tôi trầm lặng
bước vào giông tố/ Mài cuộc đời gian nan”. Thế nhưng, anh vẫn không thể quên
được “Một thời thơ ấu nhặt đầy tiếng ve”, “Đong ước mơ gầy bên bầu sữa quê
hương”…
Ký ức tuổi thơ được thổi
bùng lên mạnh mẽ trong những năm tác giả đi lính ở chiến trường Campuchia.
“Trên thảm đau buốt màu im lặng/ Những chàng trai chớm lớn cũng ra đi/ Người đi
đi mãi không về/ Nước mắt cuộn tròn nhang khói”, với những cảm xúc khó quên:
“Khi đã quen làm người lính già/ Mỗi chiến hào mang thêm nỗi nhớ/ Mỗi cơn sóng
xa là bầu tâm sự/ Với quê hương, đồng đội và em”. Hình ảnh người lính xa quê
khi trở về đau đớn hay tin mẹ cha tịnh độ trong chùa, “Ngõ hồn rơm rạ buồn khê
ngóng chờ”, “Ta về luộc cả vườn đau/ Dọn mâm tiệc nhớ đặc màu hương quê”…
Những câu thơ rất thật,
thật như đời lính, cũng chẳng nhuộm chút màu mè, đôi khi lại vướng chút suy tư:
“Cuộc đời là kiếp đi vay/ Trăm năm phải trả tháng ngày trần gian/ Giành nhau
son thếp, lộc vàng/ Cũng về nơi ấy- nào mang được gì”. “Thà làm vua chẳng có
ngai/ Còn hơn áo mão, cân đai ác lòng”.
Có thể nói, những bài thơ
lục bát là thế mạnh của Phạm Đức Mạnh. “Trở về từ chốn hư không/ Thời gian hết
đục lại trong kiếp người/ Thỏa thuê uống cả đất trời/ Cho tan cơn khát một thời
nhớ quê”. Bài thơ “Cha” là một trong những bài thơ cảm động trong tập thơ.
“Tuổi thơ tôi với dáng cha cõng nghèo/ Hồn tôi xơ xác quăn queo/ Nỗi buồn mẩn
ngứa lăn theo kiếp người”, và người con thấu hiểu được tình cha: “Cha gom khổ
hạnh tước màu thời gian”. Nhớ về mẹ cũng có những phút giây ngập tràn cảm xúc:
“Cái ngày mẹ vội đi xa/ Tháng năm dồn nén vỡ òa nỗi đau”, “Nắng mưa sao cũng đỏ
ngầu chia ly”…Hay “Nỗi đau ai nhốt vào tù/ Cô đơn chảy máu, ngàn thu không
lành”. “Chị ngồi giã tủi, nhặt đau/ Bát cơm nhợt nhạt trộn rau thắt nghèo”. Và
người em gái hay người thương làm buốt nhói người đọc: “Em hong những giọt lệ
gầy/ Khô ráo trong mắt cười buổi sáng/ Ép đắng cay vào đức tin đạm bạc/ Để
người thân thanh thản mỗi ngày”. “Đã qua cái thuở xuân thì/ Đường quê mộc
mạc bước đi chẻ hồn/ Sóng đời va đập hoàng hôn/ Để khi tóc bạc bồn chồn
nhớ quê/ Trong mơ lại rủ gió về/ Nghe Chầu ai bỏ thuốc mê ngọt ngào?”
Cũng con người ấy,
khi đối diện với chính mình, với thực tại ở thành thị mới thấu hết “Nỗi
cô đơn vây hãm như tội phạm”, “Người nhân hậu- trái tim đau đớn/ Kẻ lạnh lùng
cứ dẫm đạp lên nhau”. “Điểm tâm mặt trời mỗi sáng chờ mong/ Tôi sợ vuột thời
gian trong vắt/ Sợ tình người giữa dòng đời tất bật/ Dẫm đạp lên nhau khi đói
khổ cùng đường”. Nhưng cũng con người đó có đủ sự mẫn cảm trước thời đại:
“Không thể im lặng mãi/ Để kẻ mạnh xông vào nhà quậy phá/ Biến thế giới phẳng
thành điểm chết/ Bằng những trò trí tuệ đảo điên” (Trường Sa và bài học 4.000
năm).
Tập thơ có không ít câu
thơ hay, từ chiêm nghiệm đời lính, đời quê, đời cha mẹ nghèo, đời đất nước đầy
giông bão. Hơn bao giờ hết, nói thật, nói khẽ, nói bằng những cảm xúc chan chứa
trong lòng, có thể làm cho thơ đi vào lòng người dễ hơn. Một đời làm thơ, nhưng
khi đã già rồi mới nghĩ chuyện in thơ, để “Đong đầy kỷ niệm”, để suy ngẫm, phải
chăng đó cũng là một cái thú thanh tao?
Nhà thơ Phạm Đức Mạnh từng
cộng tác và làm báo Quân đội Nhân dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Pháp luật
Việt Nam; hiện là Phó trưởng chi nhánh Thời báo Tài chính Việt Nam tại
TP.HCM.
*Lao Động cuối tuần, số 48 (từ 29/11 –
1/12/2013)
Gửi từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
11.7.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 29.11.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
“Đong
đầy kỷ niệm”- Tập thơ thứ hai của Phạm Đức Mạnh – Bài
viết Phan Ngọc Thường Đoan
Thứ
sáu - 22/11/2013 10:28
VanDanViet:- Sau thi phẩm đầu tiên “Đừng theo trăng em nhé”
100 bài thơ tình giới thiệu với bạn đọc đầu tháng 8/2013, và đã tổ chức lễ ra
mắt ấn tượng, “Hoành tráng và đầy chất thơ” tạo nên mối thiện cảm giữa người
đọc và tác giả, đầu tháng 11/2013, tập thơ thứ hai “Đong đầy kỷ niệm” – của
Phạm Đức Mạnh, do NXB Hội Nhà văn cấp phép - năm 2013 cũng đã ra mắt bạn đọc
yêu thơ. Có thể xem “Đong đầy kỷ niệm” là một bức tranh, mà trong đó có những
gam màu chìm, nổi là những nét vẽ về tuổi thơ, quê hương, gia đình, đời lính;
những kỷ niệm trải trong đời, cũng như những khát vọng, ước mơ; sự đồng cảm và
chia sẻ với những số phận cùng lăn lộn, cùng va đập qua các ngõ ngách của cuộc
sống... Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan
– Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam về tập thơ này đăng trên Báo Văn Nghệ TP.HCM,
số 281, ngày 21.11.2013.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Mạnh
Hội
viên Hội Nhà Văn TP.HCM
Sinh
năm 1956, Xuân Trường, Nam Định.
Hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam.
Phó
trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt Nam tại TP.HCM
ĐT:
0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
ĐỌC SÁCH:
“TÔI VÍU NGỌN GIÓ
LÀNG ĐI LANG THANG…”
Khi đã qua cái tuổi 50,
không ai ngạc nhiên khi một ngày bỗng dưng lòng chợt xốn xang trước dòng sông
trong buổi chiều đầy mưa, hay bỗng thấy mình trống rỗng nhẹ tênh giữa ban mai
ngọt ngào đổ xuống đồng ruộng đang chín vàng, mà xa kia là bờ ao, xa kia nữa là
cây cầu lắc lẻo…
Tôi đọc thơ Phạm Đức Mạnh
và hiểu vì sao anh lại mang nhiều kỷ niệm trong người đến vậy, anh nhớ nhiều
thứ, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cầu ao vườn chuối, nhớ mảnh đất K có khát vọng hòa
bình của người mẹ Campuchia… Nỗi nhớ anh trải dài từ Nam Định - nơi chôn nhau cắt
rún đến thành phố Cần Thơ nổi tiếng gạo trắng nước trong, là vùng đất anh nhận
làm quê hương thứ hai. Rồi những cuộc tình hư hư thực thực, mang mang đi vào
đời và lắng lại thành những cơn hoài niệm khó quên cũng làm anh chao dao khi
nhìn một chiếc lá rơi, khi một mình trong góc khuất với những giọt cà phê chảy
chậm.
Cái nhớ đầu tiên của Phạm
Đức Mạnh gởi vào tập thơ “Đong đầy kỷ niệm”(*) là cái nhớ quê
nghèo da diết, anh tâm sự: -Tuổi thơ tôi lam lũ gắn liền với những bờ ao, thửa
ruộng, con trâu, lớn lên từ kiếp người nông dân, tắm chung vũng trâu đằm, miếng
ăn lủng củng sắn, ngô, khoai… chan nước mắt…; Nhiều lúc tôi víu ngọn gió làng
đi lang thang, bỏ rơi cơn sầu tủi…; Có những đêm, tôi ngâm mình trong ác mộng
để tìm kiếm ước mơ…
Thật sự thì cái nhớ của
tác giả là nỗi nhớ của nhiều người cùng cảnh, cùng tâm trạng, nói như sách là
“đồng bệnh tương lân”, khi qua một con đường, có thể người khác nhớ đến một
gương mặt tình, người kia nhớ một tiếng guốc gõ trên vỉa hè, người nọ nhớ đến
nụ hôn vội vàng trong cơn mưa tối dưới hiên nhà lạ, còn anh thì nhớ “Một thời thơ ấu nhặt đầy tiếng ve…”; nhớ
đến cuộc chiến tranh ác liệt:
Tuổi thơ tôi ngủ trên làn bom
Chiếc mũ rơm ngăn bầu trời rạn vỡ
Hút tiếng máy bay gầm rú
Bom nổ
Cả khoảng trời quê đang xanh
Cháy đen
…
Tuổi thơ tôi không có mùa thu
Không có trăng rằm phá cỗ
Tôi sống giữa nỗi đau
Trắng đêm không ngủ
Cái chết treo lơ lửng trên đầu…
(Tuổi thơ- Tr.12)
Anh nhớ tới mẹ: “Khi con cất tiếng chào đời/ Vòng tay mẹ ẳm
là trời của con”, hay “Đêm nằm ôm
xiết cơn mê/ Tưởng nơi đất mẹ triền đê sông Hồng”.
Ngổn ngang trong tập thơ
là những nỗi nhớ đan chéo nhau như những cọng lạt đan rổ rá, tôi lần theo những
cảm xúc của tác giả và nghe lời rủ rê:
Khó ngủ- Rủ gió về làng
Đứng sau kỷ niệm nghe làn Chầu Văn
Vách chờ đan tháng, vành năm
Cha ngồi nhịp phách xa xăm kiếp người
Cổng trăng đầy tiếng hát trôi
Sông trời réo rắt những lời …í I
Đã qua cái thuở xuân thì
Đường quê mộc mạc bước đi chẻ hồn
Sóng đời va đập hoàng hôn
Để khi tóc bạc bồn chồn nhớ quê
Trong mơ lại rủ gió về
Nghe Chầu ai bỏ thuốc mê ngọt ngào?
(Rủ gió về làng
–Tr.77).
Tôi nghĩ, đã là người viết
– bất cứ viết gì - trước nhất là phải có cảm xúc, chính vì thế mà bút lực của
Phạm Đức Mạnh mới dồi dào đến vậy, vì trong suốt quãng đời làm báo, anh đã làm
không biết bao nhiêu là bài thơ, những bài thơ lưu giữ những khoảnh khắc bất
chợt rung động, những câu nói vô tình, những nụ cười vu vơ, những ánh mắt không
hò hẹn...
Trong những lần trò
chuyện, anh thường tâm sự: - Tôi chọn nghề báo dấn thân, làm kế mưu sinh, để
đong cho mình những kiến thức cần thiết. Sự va đập của nghề có lúc bắt tôi phải
trả giá về đời. Và trong sự sàng lọc tốt xấu ấy, thơ mang đến và bù đấp cho tôi
sự thanh thản, giúp tôi gạt bỏ những thứ tầm thường…; Có thể xem tập thơ “Đong đầy kỷ niệm này” là một bức tranh,
mà trong đó có những gam màu chìm, là những nét vẽ về tuổi thơ, có quê hương,
gia đình, đời lính, những kỷ niệm trải trong đời cũng như những khát vọng, ước
mơ, sự đồng cảm và chia sẻ với những số phận cùng lăn lộn, cùng va đập qua các
ngõ ngách của đời sống…
Sau tập thơ “Đừng
theo trăng em nhé”, bây giờ là tập thơ “Đong đầy kỷ niệm”, nhìn
sấp bản thảo của anh, tôi nghĩ, anh còn sẽ phải in 5 lần như vậy nữa mới hết
chỗ thơ ấy. Nhưng biết thế nào được, nhà thơ mà, viết hết tứ này thì tứ khác
hiện ra, vừa xong câu nọ thì câu kia xuất hiện, những vần thơ cứ như sóng biển
dập vào bờ, dập mãi…
----
(*)
–Tập thơ “Đong đầy kỷ niệm – NXB Hội Nhà Văn – 2013
----
Gửi
từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
Cập
nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 22.11.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc
sách “Đừng theo trăng em nhé…” – Bài và minh họa Phan Ngọc Thường Đoan
Thứ
bảy - 21/09/2013 10:01
Có
nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nhận được tập thơ của nhà báo Phạm Đức Mạnh và tự
hỏi: “anh ta làm thơ tự bao giờ?”, “sao đến giờ này mới ra tập thơ?”, “in thơ
để làm gì nhỉ?”…Riêng tôi thì không, bởi làm thơ và in thơ ngày nay đã trở
thành một sự rất cần thiết dành cho những người có nhu cầu được chia sẻ và muốn
chia sẻ. Những câu thơ làm từ 16 tuổi và những bài thơ ra đời vào tuổi 60 vẫn
luôn mang đến niềm vui cho người trong cuộc sống. Chọn từ 500 bài được làm từ
tuổi 20 đến nay, 100 bài thơ trong tập Đừng theo trăng em nhé của nhà báo Phạm Đức Mạnh là sự
tập hợp và tuyển chọn có phần khó khăn cho bản thân tác giả, bởi bài nào
...
ĐỌC
SÁCH "ĐỪNG THEO TRĂNG EM NHÉ…"
Có nhiều người sẽ ngạc
nhiên khi nhận được tập thơ của nhà báo Phạm Đức Mạnh và tự hỏi: “anh ta làm
thơ tự bao giờ?”, “sao đến giờ này mới ra tập thơ?”, “in thơ để làm gì
nhỉ?”…Riêng tôi thì không, bởi làm thơ và in thơ ngày nay đã trở thành một sự
rất cần thiết dành cho những người có nhu cầu được chia sẻ và muốn chia sẻ.
Những câu thơ làm từ 16 tuổi và những bài thơ ra đời vào tuổi 60 vẫn luôn mang
đến niềm vui cho người trong cuộc sống.
Chọn từ 500 bài được làm
từ tuổi 20 đến nay, 100 bài thơ trong tập Đừng theo trăng em nhé của nhà báo
Phạm Đức Mạnh là sự tập hợp và tuyển chọn có phần khó khăn cho bản thân tác
giả, bởi bài nào cũng mang hơi hướm kỷ niệm, khắc lại trong anh những hình ảnh
sâu đậm khó quên của một thời vụng dại, dẫu vu vơ và đôi khi rất buồn cười.
Tôi hỏi anh “có hộp đen
không?”, vì trong thơ anh đa phần là dành cho tình yêu, mà con người ta ai cũng
sẽ có một lần nào đó “ngoài chồng ngoài vợ”, cái hình ảnh xinh xinh của cô hàng
xóm, hay một ánh mắt đẹp của một người đàn bà bất chợt trong quán cà phê cũng
có thể gây cảm xúc để biến thành những câu thơ không tựa. Với nhà báo Phạm Đức
Mạnh, qua thơ, tôi nghĩ trong anh có hai con người khác nhau, khi làm thơ anh
cảm nhận sự vật bằng trái tim khá nóng bỏng:
Hạt nắng cay phủ đầy hương bụi
Chiếc lá cong khô khát nước thở dồn
Cuộc sống đời thường chồm lên sức nóng
Hẹn chiều về tôi lại chở hoàng hôn…
(Điệp khúc thời gian)
Bài Đừng theo trăng em nhé
của anh vừa đọc xong tựa đề đã vội nghĩ “lãng mạn đến thế là cùng”, bởi những
câu thơ cứ như một lời năn nỉ khiến đối tượng mềm lòng:
Em ơi trăng sáng quá
Đừng thả hồn đi đâu
Nhỡ mềm lòng vương vấn
Khiến tim anh rỉ sầu…
Đừng theo trăng em nhé
Khi một mình đơn côi
Trăng càng buồn càng tỏ
Rót men tình lả lơi
Tác giả quá sâu sắc khi
nhận ra hình ánh trăng càng buồn càng tỏ, câu thơ làm tôi nhớ chuyện mình có
lần qua đèo Bảo Lộc lúc 2 giờ sáng ngày 14 tháng 7, trăng mùa Vu Lan lạnh
tanh sáng rực treo trên đỉnh núi đơn côi đến rợn người, cái sắc lạnh ấy theo
tôi triền miên, để khi thấy trăng trong thơ của Phạm Đức Mạnh cứ như gặp lại
tình cũ.
100 bài thơ của Phạm Đức
Mạnh được làm dưới nhiều thể loại thơ, như lục bát, 5 chữ, 6 chữ, 8 chữ, tự do,
tôi nghĩ, cái vốn làm báo của anh đã hỗ trợ cho phần làm thơ rất nhiều, “con
dao” biên tập quen “cắt xén” đã giúp anh gọt dũa những câu thơ của mình gọn
gàng, súc tích, nhưng quan trọng hơn hết là lay được cảm xúc của người đọc:
Con tàu thời gian buông neo cơn mê
Em tuổi đôi mươi trăng rằm tức tối
Sóng hừng hực cơn cuồng ghen dữ dội
Biển mênh mông buồn xơ xác hoang tàn
Em ngồi trên con tàu thời gian
Đi hết triền thơ tới bờ vất vả…
Anh nhặt hết âu lo bám trên màu nhớ…
(Con tàu thời gian)
Đôi khi tôi nghĩ, Phạm Đức
Mạnh cũng có lúc mượn thơ để nhủ lòng, những câu thơ rất đơn giản, rất đời
thực, nhưng thấm đau:
Em ơi trong thế giới này
Sướng vui thì ít, đắng cay thì nhiều
Chỉ cần lầm lỡ bước yêu
Đủ cho sóng gió liêu xiêu cả đời.
Trong thơ của Phạm Đức
Mạnh, tôi thấy thấp thoáng một gương mặt đàn bà, là nhân vật “Em” của tác giả
trong từng bài thơ. Đây có lẽ là nguồn cảm xúc của tác giả khi làm thơ, khi
nhắc về kỷ niệm của anh vui nhiều hơn buồn, thương nhiều hơn trách, tròn trịa
nhiều hơn đau khổ, vì thế, khi khép tập thơ của tác giả lại, ta sẽ có một cảm
giác dễ chịu, hơi bâng khuâng một chút, một chút thôi bởi cái tình yêu mộc mạc
và quá bình yên, bởi cái khoảng trời tuổi thơ với những cơn mưa chưa thể làm
đắng được lòng.
Văn nghệ
(Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ
thuật TP.HCM)
SỐ 268 BỘ MỚI
Gửi từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
Cập
nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 21.9.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
“Đừng
theo trăng em nhé”, thi phẩm đầu tay của Phạm Đức Mạnh – Bài
viết Trần Hoàng Vy
Thứ
ba - 01/10/2013 22:18
Tập thơ
đầy đặn (100 bài thơ, dày 192 trang) được in ấn và trình bày mỹ thuật trên giấy
hoa văn với tranh bìa của Đỗ Duy Tuấn đã tạo nên mối thiện cảm ban đầu giữa
người đọc cùng tác giả và cũng hiếm có tập thơ nào in… đến 2.000 bản, rõ ràng Phạm Đức Mạnh khá
tự tin khi rong chơi và phiêu trong lĩnh vực thơ ca?... Nhà thơ Ý Nhi đã giới
thiệu: “Phạm Đức Mạnh không e dè khi nói ra quan niệm thơ của mình: “Dập dềnh -
phiêu bạt - nổi trôi/ Lấy thơ cột giữ mong đời bình yên”…. Vì vậy, thật dễ hiểu
khi một nhà báo chuyên nghề kinh tế - tài chính, bận bịu với tiền tệ, với chứng
khoán, với giá cả thị trường… lại có thể làm nhiều thơ đến thế. Thơ giống như
một hàn thử biểu tình cảm của anh…” (trang 5).
Thông
tin cá nhân:
Tác
giả Trần Hoàng Vy
Tên
thật Trần Vĩnh
Hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam
Địa
chỉ liên lạc: 84 ấp Đá Bàng, Hiệp Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh.
ĐT:
0918803752
_____
ĐỪNG THEO TRĂNG EM
NHÉ, THI PHẨM ĐẦU TAY CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH
(NXB HỘI NHÀ VĂN -
Năm 2013)
Tập thơ đầy đặn (100 bài
thơ, dày 192 trang) được in ấn và trình bày mỹ thuật trên giấy hoa văn với
tranh bìa của Đỗ Duy Tuấn đã tạo nên mối thiện cảm ban đầu giữa người đọc cùng
tác giả và cũng hiếm có tập thơ nào in… đến 2.000 bản, rõ ràng Phạm Đức Mạnh
khá tự tin khi rong chơi và phiêu trong lĩnh vực thơ ca?...
Nhà thơ Ý Nhi đã giới
thiệu: “Phạm Đức Mạnh không e dè khi nói
ra quan niệm thơ của mình: “Dập dềnh - phiêu bạt - nổi trôi/ Lấy thơ cột
giữ mong đời bình yên”…. Vì vậy,
thật dễ hiểu khi một nhà báo chuyên nghề kinh tế - tài chính, bận bịu với tiền
tệ, với chứng khoán, với giá cả thị trường… lại có thể làm nhiều thơ đến thế.
Thơ giống như một hàn thử biểu tình cảm của anh…” (trang 5).
Đọc thơ Phạm Đức Mạnh, ta
có thể hiểu thêm về tâm sự của anh: “…Cả
đời lấm bụi bôn ba/ Hái chùm thơ mộng, ngắm hoa xứ người/ Giật mình, cha, mẹ xa
rồi/ Chỉ còn ta với góc trời rêu phong”. Với hơn 30 năm gắn bó với
nghề báo, vậy mà trong thơ anh không hề có “ngôn ngữ” của báo chí, sự chính
xác, tỉnh táo của những nhà báo già dặn kinh nghiệm đã không còn khi anh ao
ước… “Anh xấu tính chỉ muốn em lộng
lẫy/ Để ngắm em hai bốn tiếng mỗi ngày…”. Cái lãng đãng, cái mơ mộng của
một người làm thơ đã khiến người thơ… mơ tưởng những điều không thực nhưng lại
rất dễ thương như: “Cầu duyên kéo sợi tơ
trời/ Anh se nỗi nhớ trọn đời bên nhau/ Mai này em về làm dâu/ Chớ quên câu hát
qua cầu gió bay” (Ngọt ngào câu hát, trang 63).
Phạm Đức Mạnh quê quán
thành Nam (Xuân Trường, Nam Định), cùng quê với “ông vua lục bát chân quê”
Nguyễn Bính, Phạm Đức Mạnh cũng rất nhuần nhuyễn trong thơ lục bát, nhưng còn
“e ấp” giữa cái chân quê và cách tân theo lối mới, dù Mạnh có “Ghẹo mưa”: “Sầm sầm nước trắng sông quê/ Dụ bầy trẻ nhỏ hả hê tắm truồng/ Mặc ba
ba, kệ thuồng luồng/ Con chim teo ngắt vẫn thường tắm mưa” (trang 18),
hay “Đi nghiêng tránh ngọn gió thừa/ Tóc
em cuốn cả vạt mưa vào người”, hoặc đau đáu những nỗi lòng của cuộc
yêu: “Đò cay đắng chở vào đời/ Liêu xiêu
bước hụt tận nơi khốn cùng/ Bám vào lòng mẹ bao dung/ Tôi nhai nước mắt lạnh
lùng buông rơi” (trang 176), để rồi nghiệm ra rằng: “Nếu ai thuận chuyến đò yên/ Xin đừng dại dột
qua thêm đò buồn” (Đời qua hai lần đò, trang 177).
Cũng sắp sửa chạm vào lứa
tuổi “hoa giáp” (Phạm Đức Mạnh sinh năm 1956), nên thơ anh luôn mang nét truyền
thống chỉn chu, không bí hiểm, cách tân rối rắm… Thơ anh như chính tiếng nói
thường nhật, giản dị, hình ảnh không cầu kỳ gọt dũa nhưng cũng đã mang những
nét riêng:“Ngậm ngùi thân phận gian nan/
Bơ vơ ta đến niết bàn cầu may” (trang 167), hay như “Hoa bưởi trắng tinh ngủ vùi trên sách/ Ngạt
ngào theo giấc mơ bay” (trang 93). Và đây nữa: “Em quàng thêm dải yên lành/ Cho trời quyến
rũ long lanh sóng tình” (trang 59).
Thơ chất ngất những niềm
riêng tâm sự. Tình yêu, giận hờn và cả hờn ghen, nên 100 bài tác giả… dường như
thấy ít? Song người đọc vẫn mong sự tinh giản, nén chặt. Bởi thơ ngắn nhưng
tình dài, là ý tại ngôn ngoại, nên cần sự chọn lựa, và cả biết dứt bỏ. Hy vọng
ở những lần in sau thơ anh sẽ chấp nhận điều này…
Viết đến đây, chợt nghe
tin Mạnh đang chuẩn bị cho thi phẩm thứ 2 với tựa đề “ĐONG ĐẦY KỶ NIỆM” sẽ ra
mắt bạn đọc tháng 11/2013 - một tập thơ đầy đặn gồm 71 bài thơ,… mới thực nể
sức viết của Phạm Đức Mạnh. Có lẽ anh đang từng bước muốn gửi gắm cả lòng mình
cho nàng thơ, cũng như dần khẳng định mình…
Bờ Vàm Cỏ Đông, cuối tháng 9/2013
(Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam)
Gửi
từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 21.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 01.10.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Vài nét
chân dung người tình trong thơ của Phạm Đức Mạnh - Nhà
văn Trần Quốc Tòan
Thứ
bảy - 21/09/2013 09:01
Với mắt
ấy, môi ấy, ngực ấy, khuôn mặt ấy, vòng eo ấy, toàn thân kia, người tình nữ đã
làm bạn tình của mình thành nắng, thành mưa, thành gió… từ lúng liếng, mân mê
từ thèm khát và thỏa mãn; đã thi vị mà không màu mè, đã trần tục mà không thô
thiển. Có được chân dung thơ này, “đừng theo trăng em nhé” làm được công việc
thơ ca của mình, tôn vinh tình ái của con người. Tôi có cách đọc của riêng mình
như thế để rồi lại có câu hỏi cho riêng mình, vậy thì giữa mắt ấy, môi ấy, ngực
ấy, khuôn mặt ấy, vòng eo ấy, toàn thân kia… trong thơ, gò vệ nữ nằm chỗ nào?
Chỉ là mình hỏi riêng mình thôi!
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Trần Quốc Tòan
Hội
viên Hội Nhà Văn Việt Nam
Địa
chỉ: TP.HCM
_______
VÀI NÉT CHÂN DUNG NGƯỜI TÌNH
TRONG THƠ CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH
Mỗi người có một cách đọc tập thơ này, với tôi đọc để tìm thấy chân dung người tình của một bạn thơ.
Cô ấy có đôi mắt hóa giải người mình
yêu:
Đôi mắt tròn xoe
mắt tròn xoe
Ngọt ngào như dừa lửa Bến Tre
Cho anh thỏa mãn cơn thèm khát
Nắng dịu bờ thương buổi trưa hè
Có đôi môi tôn vinh:
Anh xin làm ngọn gió nhẹ thôi
Lườn ô cửa phòng em say ngủ
Anh se sẽ mơn man từng hơi thở
Suốt đêm dài ngự trị trên môi
Có vồng ngực khích lệ:
Đi nghiêng tránh ngọn gió thừa
Tóc em cuốn cả vạt mưa vào người
Cơn mưa đang khóc - lén cười
Mân mê say ngọn núi đôi thẹn thùng
Khích lệ lần một chưa đã thì lần hai:
Vô tình nút cấm quên cài
Để ai lúng liếng ngực ai trăng tròn
Mắt vương trên đỉnh đồi non
Quẩn quanh khe núi hương còn đang bay
Khích lệ thưởng ngoạn cả khuôn mặt:
Che em má lúm đồng tiền
Che đôi mắt lụa đảo điên kẻ them
Để còn chỉ anh với em
Mở toang niềm nhớ say men tình nồng
Khích lệ chiếm lĩnh toàn thân từ vòng
eo thắt:
Giận mặt trời nóng chảy đất phương
Nam
Em đội bài thơ ngọt ngào xứ Huế
Tà áo trắng ôm đường cong diễm lệ
Khiến gió đa tình mê mẩn mắt người
qua
Với mắt ấy, môi ấy, ngực
ấy, khuôn mặt ấy, vòng eo ấy, toàn thân kia, người tình nữ đã làm bạn tình của
mình thành nắng, thành mưa, thành gió… từ lúng liếng, mân mê từ thèm khát và
thỏa mãn; đã thi vị mà không màu mè, đã trần tục mà không thô thiển. Có được
chân dung thơ này, “đừng theo trăng em nhé” làm được công việc thơ ca của mình,
tôn vinh tình ái của con người.
Tôi có cách đọc của riêng
mình như thế để rồi lại có câu hỏi cho riêng mình, vậy thì giữa mắt ấy, môi ấy,
ngực ấy, khuôn mặt ấy, vòng eo ấy, toàn thân kia… trong thơ, gò vệ nữ nằm chỗ
nào? Chỉ là mình hỏi riêng mình thôi!
Sài Gòn 8-2013
Nhà văn Trần Quốc Tòan
Gửi
từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
21.7.2014
Cập
nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 21.9.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đôi
dòng cảm nhận về tập thơ "Đừng theo trăng em nhé" của nhà thơ Phạm Đức Mạnh – Bài
viết Diệp Vy
Thứ
bảy - 24/08/2013 18:51
“Đừng
theo trăng em nhé” của nhà thơ Phạm Đức Mạnh là
một vầng trăng thơ huyền ảo, lãng mạng, và là những khúc hát ru giữa đời thường
Với 100 bài thơ là 100 cung bậc tình cảm gieo vào lòng người đọc những lạ lẫm,
thi vị và chiêm nghiệm về tình yêu, cuộc đời, thiên nhiên… như một bức tranh
trừu tượng ẩn chứa bao điều kỳ diệu cuốn hút người xem đến tận cùng thẳm sâu
giá trị của nó. Tôi chưa một lần diện kiến nhà thơ Phạm-Đức-Mạnh, mà chỉ gặp
anh trên VanĐanViet.Net, Tống Phước Hiệp VL … và may mắn là được gặp anh trong
tập thơ “Đừng theo trăng em nhé” anh gửi tặng cho tôi mới đây ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Diệp Vy
Địa chỉ: 22 Bạch Đằng, Liên Nghĩa, Đức Trọng,
Lâm Đồng
Hội viên Hội VHNT lâm Đồng, Hội viên hội VHNT
các DTTSVN
Tác phẩm đã in: Lời Ru {2002} Nhặt lại Thời
Gian {2008} Mùa Rêu {2010}
ĐT: 0978291117
Email: minhkhiem.l@gmail.com
_____
ĐÔI
DÒNG CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ
“ĐỪNG
THEO TRĂNG EM NHÉ” CỦA NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH
“Đừng theo trăng em nhé”
của nhà thơ Phạm Đức Mạnh là
một vầng trăng thơ huyền ảo, lãng mạng, và là những khúc hát ru giữa đời thường
Với 100 bài thơ là 100
cung bậc tình cảm gieo vào lòng người đọc những lạ lẫm, thi vị và chiêm nghiệm
về tình yêu, cuộc đời, thiên nhiên… như một bức tranh trừu tượng ẩn chứa bao
điều kỳ diệu cuốn hút người xem đến tận cùng thẳm sâu giá trị của nó.
Tôi chưa một lần diện kiến
nhà thơ Phạm-Đức-Mạnh mà chỉ gặp anh trên VanDanViet, Tống Phước Hiệp VL … và may mắn là được gặp anh
trong tập thơ “Đừng theo trăng em nhé” anh gửi tặng cho tôi mới đây.
Sau những ngày nhấn nhá
từng câu, từng chữ trong tập thơ của anh. Tôi rất ngạc nhiên và bất
ngờ khi biết anh là một nhà báo thiên về kinh tế, tài chính suốt ngày làm
quen với những con số khô rốc… nhưng qua hồn cốt thơ anh tôi nghiệm ra anh là
một người rất giàu tình cảm, có phần yếu mềm như phái nữ, Vì là nam thì ít
khi nào yêu trăng và để ý đến trăng như anh, trong tập thơ của anh không ít lần
anh nhắc đến trăng, không những vậy mà anh còn ghen với trăng nữa:
“Đừng theo trăng em nhé
Khi một mình đơn côi
Trăng càng buồn càng tỏ
Rót men tình lả lơi”
(đừng theo trăng em nhé)
Với nhà thơ Phạm Đức
Mạnh tình yêu không chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ mà tình yêu lan toả,
ngập tràn khắp vũ trụ bao la, mênh mông:
“Vắng trăng trời vẫn có sao
Trần gian sáng tối còn bao thăng trầm
Còn bao nhiêu dải sóng ngầm
Vì sao gió cạo tím bầm thời gian”
(Gió ơi)
Thế đấy, cứ tưởng như chỉ
là sự than thở khi cảnh sắc thay đổi ,nhưng không phải vậy, đấy chình là nỗi
trăn trở, chiêm nghiệm về đời người của anh, chẳng hạn như bài Cô Đơn:
“Thời gian trôi hờ hững
Những sắc màu lạnh lung
Lỡ chìm-nổi –giữa biển đời –dâu bể
Đâu cũng thế -dù đi đâu cũng thế
Nỗi cô đơn ai tránh được bao giờ...?”
Đây không là sự giãi bày
của riêng anh mà là sự thẩm thấu sâu sắc, trải nghiệm về cuộc đời của mỗi con
người. Trái tim thơ anh rất đa cảm, cháy bỏng, liều lĩnh …
“Ước gì thời gian trôi
Phía bên anh chậm lại
Để tàu anh thoải mái
Cập bến bờ em thương”
(Dám yêu)
Với anh tình yêu còn là
tất cả, rất huyền nhiệm, thiêng liêng, ấm nồng:
“mỗi ngày mặt trời đi qua trái đất một
lần
Bởi đơn độc nên lúc nào cũng nóng
Em ở trong anh là mặt trời hy vọng
Sưởi ấm tim yêu khi buốt giá xa nhà”
(Mặt trời
tình yêu)
Đọc tập thơ của Phạm
Đức Mạnh tôi ngỡ như anh là một Tôn Ngộ Không của văn chương vậy, thơ anh đa
dạng, phong phú như có phép mầu biến hoá, mới yếu mềm, ướt át đấy lại trở nên
mạnh mẽ, hào phóng:
“Bữa nào anh xẻ bầu trời
Tặng riêng em mảnh treo nơi đầu giường
Mảnh đầy chín nhớ mười thương …”
Và rồi lại dí dỏm, hồn
nhiên:
“rũ buồn –chọc ghẹo mưa chơi
Nào ngờ mưa giận xúi trời nổi giông”
“một lần khờ khạo cho
vay
Suốt đời cặm cụi tháng ngày trả em
…
Dụ ta cả vốn lẫn lời
Em ngồi đếm lãi nụ cười trăm năm”
Xuyên suốt tập thơ “Đừng
Theo Trăng Em Nhé” tôi cảm nhận nhà thơ Phạm Đức Mạnh ẩn chứa
một tâm hồn giàu lòng vị tha, dào dạt cháy bỏng yêu thương, tinh tế, dí dỏm. Có
những ý tưởng độc đáo, lạ lẫm, bức phá ngộ nghĩnh.
Và cuối cùng vẫn là một
trái tim đa cảm, đắm đuối, đam mê với hồn thơ lai láng, trữ tình:
“Lang thang đi mãi về đâu?
Về nơi ta ở xếp màu thời gian
Chẻ từng sợi tóc hoa râm
Cấy vào dĩ vãng nốt trầm tương tư”
Khép tập thơ lại, tôi hy
vọng rằng bạn đọc dù khó tính đến đâu cũng nở một trên môi một nụ cười ./..
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
22.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Lâm Đồng ngày 24.8.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét