Lời bình “thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn” của nhiều tác giả (.com)
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
HanSy
cảm nhận bài thơ “Tháng ba” của Thanh Trắc Nguyễn Văn
Thứ
tư - 09/04/2014 10:06
Mỗi một
kết thúc đã hàm chứa sẵn trong đó một sự bắt đầu, như biểu thị của một vòng
tròn nhân duyên bất tận của đất trời, cũng như của lòng người; như hạt giống
chết đi không phải bị tan mất vào cõi hư vô, mà là để hoài thai chuẩn bị cho ra
đời một chùm hạt mới, theo quy trình mặc định nối giống muôn đời... Cuối Xuân –
Đầu Hạ. Cái nhịp vang vang của thiên nhiên muôn thuở nhẹ nhè đập vào cảm xúc
của thi nhân, để bật ra biết mấy vần thơ THÁNG BA mướt mải – trong tâm hồn thi
sỹ Thanh Trắc Nguyễn Văn – những rung động ...
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
HANSY CẢM NHẬN BÀI THƠ THÁNG BA
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
HANSY CẢM NHẬN BÀI THƠ THÁNG BA
THÁNG
BA
Tháng
ba mùa hạ sớm
Bút bi
tím làm thơ
Sợi
buồn nghiêng lấp lánh
Trang
giấy bỗng thẩn thờ.
Tháng
ba tròn giọt nhớ
Rơi
miền ký ức xưa
Một
chiều qua lối đó
Áo em
mờ trong mưa.
Tháng
ba mùa xuân vọng
Vỡ
tiếng cười pha lê
Tung
tăng đàn bướm trắng
Ngơ
ngác bước ai về.
Tháng
ba một người khóc
Bóng
thầy giờ nơi đâu
Con đò
xưa khuất núi
Hun hút
dòng sông sâu.
Em về
tìm tháng ba
Hái màu
hoa điệp cũ
Con ve
sầu còn ngủ
Chợt
thức nhớ mùa xa…
(Tập
thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)
CẢM
NHẬN CỦA HANSY
Mỗi một kết thúc đã hàm
chứa sẵn trong đó một sự bắt đầu, như biểu thị của một vòng tròn nhân duyên bất
tận của đất trời, cũng như của lòng người; như hạt giống chết đi không phải bị
tan mất vào cõi hư vô, mà là để hoài thai chuẩn bị cho ra đời một chùm hạt mới,
theo quy trình mặc định nối giống muôn đời...
Cuối Xuân – Đầu Hạ.
Cái nhịp vang vang của
thiên nhiên muôn thuở nhẹ nhè đập vào cảm xúc của thi nhân, để bật ra biết mấy
vần thơ THÁNG BA mướt mải – trong tâm hồn thi sỹ Thanh Trắc Nguyễn Văn – những
rung động tiềm tàng, sâu kín mà khỏe khoắn, mạnh mẽ, chao chòng... như những
nốt nhạc diệu kỳ lả lướt trong nắng mới tinh khôi, vàng rộm...
Tháng ba mùa hạ sớm
Bút bi tím làm thơ
Sợi buồn nghiêng lấp lánh
Trang giấy bỗng thẩn thờ.
Nắng Hạ về sớm nên quyện
lẫn với hương sắc còn sót lại ít nhiều của hồn Xuân phả nồng đượm lên trang
giấy của lòng, với những điểm xuyết hạt tím li ti của huyền mơ và lãng mạn,
khiến nguồn thơ chùng xuống, trầm bổng trong tiếng đồng vọng xa xăm, mê ảo của
miền nhớ lượn về.
Tháng ba tròn giọt nhớ
Rơi miền ký ức xưa
Một chiều qua lối đó
Áo em mờ trong mưa.
Như chút thoáng nhớ về
ngời Xuân dần mờ phai nhân ảnh, lòng chớm Hạ bâng khuâng vô cớ. Thấp thoáng
trong miền sương quá vãng, dáng ai kia như gọi như mời, như tưới đẫm giọt nồng
kỷ niệm trên trang giấy mở ngỏ lòng thơ.
Tháng ba mùa xuân vọng
Vỡ tiếng cười pha lê
Tung tăng đàn bướm trắng
Ngơ ngác bước ai về.
Và rồi sóng Hạ nhẹ dìu ta
về vùng trời ký ức. Ở đó, những cánh phượng hồng lung linh trong nắng vàng
huyễn mộng; những mái ngói sân trường, phấn trắng bảng đen, bè bạn ... Chấp
chới hoài niệm vàng son của một thời áo trắng trinh nguyên, nhiều vô tư và đầy
hiếu động. Rồi bỗng dưng tâm hồn se sắt lại, lịm ngất đi trong xót xa, khi vọng
về âm hưởng ký ức của tình nghĩa thầy trò, gởi tiếc nuối, thương đau vào cõi
vĩnh hằng...
Tháng ba một người khóc
Bóng thầy giờ nơi đâu
Con đò xưa khuất núi
Hun hút dòng sông sâu.
Và như quy luật muôn đời,
hết Xuân tới Hạ, qua vực thẳm nản buồn sẽ dần vươn đến tuyệt đỉnh của sự mừng
vui. Nắng Hạ rỡ ràng, ngon như mật ong rừng mới cất, xua đi muộn phiền, hong
lại tâm tình cho trời mây ngan ngát một niềm yêu. Và vẫn cái ngỡ ngàng khi mùa
đến sớm, dẫu háo hức bước về phía trước, mấy ai mà không nuối “chút màu xưa”.
Em về tìm tháng ba
Hái màu hoa điệp cũ
Con ve sầu còn ngủ
Chợt thức nhớ mùa xa…
Người bình HanSy
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi
từ Sài Gòn ngày 09.4.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Đôi lời
cảm nghĩ về bài thơ "Con thạch sùng gãy lưỡi" của Thanh Trắc Nguyễn
Văn – (Bài Huỳnh Phi Sang)
Thứ
sáu - 14/06/2013 07:26
Một dịp
hữu duyên, thượng tuần tháng 6, tôi nhận được tập thơ “Huyền thoại người lái
đò” của tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn. Lần giở từng trang thơ, tôi nhanh chóng
bị cuốn hút vào những vần thơ, tuy cùng tác giả nhưng mang nhiều cung bậc tình
cảm khác nhau, thi hứng khác nhau. Và “Con thạch sùng gãy lưỡi” là một trong
những bài thơ khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất. Ngắn gọn, súc tích, ngay từ những
vần thơ đầu tiên, tôi đã “nhìn thấy” hoàn cảnh sáng tác bài thơ – “ngày gặp lại
em”-một mối tình duyên cũ, và hình ảnh “con thạch sùng gãy lưỡi” ám ảnh tôi
xuyên suốt một dòng thơ – dòng cảm nghĩ. ...
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐÔI LỜI
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ
“CON THẠCH
SÙNG GÃY LƯỠI”
CON THẠCH
SÙNG GÃY LƯỠI
* (Viết tặng M.T.)
Ngày
gặp lại em
Anh lại
nhớ con thạch sùng xưa gãy lưỡi!
*
Một
thời tình bạn vô tâm
Một
thời toàn kể chuyện tầm phào
Thuở
anh thích nhìn sân trường đại học trong những bài thơ viết dở
Thuở em
thích ngắm những dòng xe qua ly kem nhiều màu.
Mình vô
tình hẹn rồi vội vã đi
Anh vẫn
thường chê lén em con nhỏ Lọ Lem gầy gò lép kẹp!
Xấu như
ma lem
Vô
duyên như ma xó!
*
Ngày em
lấy chồng
Lọ Lem
bỗng thành Búp bê xinh...
Bỗng
biến thành Công chúa...
Bỗng
hiện thân thành Hoa hậu...
Anh cứ
ngẩn ngơ như vừa đánh mất một viên ngọc quí trong đời
Tàn
tiệc cưới anh về thăm lại trường xưa
Có một
con thạch sùng trên tường chạy đuổi theo
Nó bị
câm
Vì vừa
gãy mất lưỡi!
*
Mười
năm
Mười
năm em đã lãng quên
Mười
năm anh vẫn mãi nhớ
Ngày
gặp lại em
Nàng
thiếu phụ hai con
Nàng
Hoàng hậu Tấm trong màu áo kiêu sa
Luôn
mỉm cười
Trong
lầu đài hạnh phúc...
Anh
chợt hiểu ra mình chỉ là một tên lính gác cổng khù khờ xa lạ.
*
Rồi anh
đi
Mê mải
với những bản trường ca lẻ bong
Với
những trang thơ toàn màu sa mạc cô đơn
Với
những con chữ mộng du về một dĩ vãng xa
Trên
cát
Có chú
thạch sùng chạy theo
Vẫn là
nó
Con
thạch sùng của ngày xưa
Con
thạch sùng câm gãy lưỡi!
Lời bình Huỳnh Phi Sang:
Một dịp hữu duyên, thượng
tuần tháng 6, tôi nhận được tập thơ “Huyền thoại người lái đò” của tác giả
Thanh Trắc Nguyễn Văn. Lần giở từng trang thơ, tôi nhanh chóng bị cuốn hút vào
những vần thơ, tuy cùng tác giả nhưng mang nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,
thi hứng khác nhau. Và “Con thạch sùng gãy lưỡi” là một trong những bài thơ
khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất.
Ngắn gọn, súc tích, ngay
từ những vần thơ đầu tiên, tôi đã “nhìn thấy” hoàn cảnh sáng tác bài thơ –
“ngày gặp lại em”-một mối tình duyên cũ, và hình ảnh “con thạch sùng gãy lưỡi”
ám ảnh tôi xuyên suốt một dòng thơ – dòng cảm nghĩ.
Trở về với dòng kí ức xưa,
tác giả hình dung lại cô bạn ngày nào. Một “tình bạn vô tâm”. Tôi tự hỏi mình
về ý nghĩa hai chữ “vô tâm” đó. Ai vô tâm? Là nhà thơ giả vờ vô tâm với tình
cảm của mình, hay cô bạn ngày xưa vô tâm với những thứ ngoài tình bạn? Hay cả
hai cùng vô tâm để duy trì một tình bạn, giữa những câu chuyện tầm phào tán dóc
rất đỗi bình thường, như những người bạn bình thường thực sự?
Định mệnh chia đôi con
đường tình duyên thầm trộm, điều đó báo hiệu từ rất sớm.
“Thuở anh thích nhìn sân trường đại học
trong những bài thơ viết dở
Thuở
em thích ngắm những dòng xe qua ly kem nhiều màu.”
Con đường tình cảm hai
người đã ngầm khác biệt từ khi còn mới chớm nở. “Anh” trầm mặc suy tư với tâm
hồn nghệ sĩ, với con mắt nghệ sĩ, với một tình cảm dở dang chỉ biết bày tỏ qua
những dòng thơ. “Em” tinh nghịch hồn nhiên, nhìn một cuộc sống tươi đẹp, nhiều
màu, với phố xá tấp nập.
“Anh” tiếp tục nuôi dưỡng
tình cảm của mình trong những sự tình cờ, vô tình hẹn hò, đến nhanh, đi nhanh,
vội vã. “Anh” nuôi dưỡng tình cảm mình trong những câu bông đùa,, những câu nói
chê bai vui vẻ với con nhỏ gầy gò, lem luốc và vô duyên.
Một cung bậc thường thấy ở
những mối tình chớm nở.
Nhưng rồi định mệnh đã
thực sự chia cách hai nhân vật của bài thơ.
“Ngày em lấy chồng
Lọ
Lem bỗng thành Búp bê xinh...
Bỗng
biến thành Công chúa...
Bỗng
hiện thân thành Hoa hậu...
Anh
cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một viên ngọc quí trong đời”
Cuộc sống thật trớ trêu.
Và tự bản thân lòng người cũng trớ trêu với chính mình.
“Em”
đi lấy chồng, “Anh” nhận ra cô Lọ Lem bên cạnh anh ngày ngày trở thành búp bê
xinh, trở thành công chúa. Là thực sự “em” đổi thay hay cách nhìn “anh” đã
khác. Hay vì bản chất con người đến khi mất đi “viên ngọc quý trong đời” rồi
mới nhìn thấy hết giá trị của nó.
Tàn bữa tiệc cưới có lẽ
chỉ một người không vui. Người đó – anh – trở về trường cũ, nơi chứng kiến một
cuộc tình thầm vụng vỡ. Con thạch sùng trên tường chạy đuổi theo, nhưng nó
không phải con thạch sùng bình thường. Nó câm. Con thạch sùng câm gãy lưỡi.
Dù có từng đọc qua Sự tích
con thạch sùng hay không, nhưng hẳn là ai cũng liên tưởng được tiếng tắc lưỡi
ấy thể hiện sự tiếc nuối cùng cực. Vâng! Tiếc nuối đấy! Nhưng chẳng nói nên
lời!
Kết thúc những tháng ngày
của một mối tình thầm trộm dang dở, “anh” trở về với hoài niệm nhưng đến một
lời tiếc nuối cũng không dám nói. Anh vụng về biện hộ chuyện con thạch sùng câm
gãy lưỡi, như một lời nguyền cho chính bản thân, như một lý do tất yếu mà anh
không - được - quyền tiếc nuối về chuyện tình của mình. Anh yêu thầm lặng. Anh
trải qua những kỉ niệm thầm lặng. Ngày từ ngày cô bạn ngày xưa đi lấy chồng,
anh vẫn tiếp tục chôn giấy nỗi niềm của mình trong thầm lặng.
Một lời tiếc nuối không
thể nói!
Thời gian vốn đã là thứ vũ
khí hủy diệt tàn bạo với mọi thứ, nhưng vẫn “bó tay” với anh chàng si tình trầm
lặng.
Mười năm. Lại thêm mười
năm ấp ủ một một mối tình, à không, có lẽ nên gọi là kỉ niệm – kỉ niệm thầm
lặng. Mười năm ấy thêm chia cách hai con đường khác biệt của hai trái tim không
chung một mối tình.
Họ vẫn khác biệt với nhau.
Một người đã quên. Một người còn nhớ. Một người yên ấm với gia đình chồng con.
Một người tủi phận với những bản trường ca, với những trang thơ đã gắn bó từ
thời còn đi học.
Một mối tình kết thúc,
nhưng vẫn còn một cuộc đời dài tiếp tục. Ở đâu đó tôi đã nghe người ta hát
“Cuộc đời này dẫu ngắn, nỗi nhớ quá dài”. Có lẽ, với bản thân chàng trai không
may mắn trong bài thơ này, cuộc đời dài phía trước vẫn ngắn hơn nỗi dằn vặt
tình duyên. Nỗi dằn vặt đó vẫn sẽ tiếp tục, với những con chữ mộng du – gần như
không chủ đích, như là một cách cuối cùng để tìm lại kí ức dĩ vàng.
Và… anh vẫn tiếp tục trung thành với sự thầm lặng của mình. Vẫn con thạch sùng
xưa – vẫn chính tâm hồn anh ngày xưa không thay đổi, vẫn là một lời tiếc nuối
không thể nói ra!
Thanh Trắc Nguyễn Văn gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP. HCM ngày 14.6.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tre Xanh cảm thụ hai bài thơ "Hò trên sông" và "Ngọc trong đá" của Thanh Trắc Nguyễn Văn
Cả hai bài thơ đều rất ngắn gọn, sâu sắc.
Bài "Hò trên sông", Thanh Trắc Nguyễn Văn sử dụng nghệ thuật tương
phản rất hay. "Câu hò bổng nỗi đau chìm" tạo nên chủ đề bao trùm bài
thơ và sau đó là những liên tưởng, nhân hóa tạo nốt nhấn nghệ thuật rất tốt. "Trăng
sao cũng rụng rủ tìm bến mơ". Câu thứ ba tạo nên hình tượng "Thuyền
thơ" làm tâm điểm của chất trữ tình phối hợp với câu hỏi tu từ cuối bài
chất chứa tâm trạng, đã khéo gợi lên thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình
trên con thuyền thơ ấy. Tiếng hò trên sông là tiếng nói của con tim thổn thức
khát khao hạnh phúc yêu thương.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
TRE XANH CẢM THỤ
HAI BÀI THƠ
1. HÒ
TRÊN SÔNG
Câu hò
bổng, nỗi đau chìm
Trăng
sao cũng rụng rủ tìm bến mơ
Tìm
duyên em chở thuyền thơ
Thả chi
giọt mắt dật dờ thuyền nghiêng?
2. NGỌC TRONG ĐÁ
Nào ai
thấy được hoa trong đá
Sáng
lung linh một cõi vô thường
Nào ai
tìm được ngọc trong đá
Ngọc ẩn
mình, ngọc vẫn ngát hương.
(Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm - NXB Thanh Niên 2002)
Lời
bình của Tre Xanh (Hà Nội)
Cả hai bài thơ đều rất
ngắn gọn, sâu sắc.
Bài "Hò trên
sông", Thanh Trắc Nguyễn Văn sử dụng nghệ thuật tương phản rất hay.
"Câu hò bổng nỗi đau chìm" tạo nên chủ đề bao trùm bài thơ và sau đó
là những liên tưởng, nhân hóa tạo nốt nhấn nghệ thuật rất tốt. "Trăng sao
cũng rụng rủ tìm bến mơ". Câu thứ ba tạo nên hình tượng "Thuyền
thơ" làm tâm điểm của chất trữ tình phối hợp với câu hỏi tu từ cuối bài
chất chứa tâm trạng, đã khéo gợi lên thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình
trên con thuyền thơ ấy. Tiếng hò trên sông là tiếng nói của con tim thổn thức
khát khao hạnh phúc yêu thương.
Bài "Ngọc trong
đá" cũng là một bài tứ tuyệt mang đậm phong cách thơ đường. Nghệ thuật của
bài này có phần cao hơn, ngôn ngữ sắc hơn. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã chọn được
đề tài thơ độc đáo "ngọc trong đá". Nhan đề của bài thơ đã ngầm nói
tới chủ đề tư tưởng có tính hình tượng, khái quát rất cao. Thanh Trắc Nguyễn
Văn lại chọn tiếp được cách thể hiện ý tưởng bằng cách diễn đạt rất đơn giản,
thoải mái mà hiệu quả cao. Đó là cách dùng ngôn ngữ phủ định để khẳng định:
Nào ai thấy được hoa trong đá
Sáng lung linh một cõi vô thường
Nào ai tìm được ngọc trong đá
Ngọc ẩn mình, ngọc vẫn ngát hương.
"Ngọc trong đá"
là một thể vật chất có thật trong tự nhiên nhưng rất hiếm và rất đẹp, rất quý,
rất đắt. Thông thường, mấy ai được gặp, được chiêm ngưỡng ngọc trong đá chứ nói
chi đến quyền được sở hữu. Bởi vậy, có thể coi ngọc trong đá là tinh hoa của
tạo hóa, là báu vật của trời đất. Phải trải qua hàng vạn, hàng triệu năm theo
sự vận động của tự nhiên mới có được ngọc trong đá. Ngọc trong đá khó tìm, khó
khai thác bởi nó ẩn giấu trong núi cao rừng thẳm, trong lòng đất,...Tên khoa
học của ngọc trong đá là sa-phia (ngọc xanh, đẹp nhất, đắt nhất, hiếm nhất ),
ru-bi (ngọc màu hồng).
Vì sự cao quý và đẹp đẽ
của ngọc trong đá mà người đời thường dùng làm hình ảnh so sánh, ẩn dụ để ngợi
ca hay để khẳng định tấm lòng trong sáng, tâm hồn đẹp đẽ của bậc vĩ nhân quân
tử. Trong bài "Thuật hứng", cụ Nguyễn Trãi cũng đã ẩn dụ lòng trung
hiếu:
...
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung với hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Và, "Hữu xạ tự nhiên
hương", người có "Ngọc trong đá" dù có ẩn mình giữa nước non
lánh tục thì muôn đời Cụ Nguyễn Trãi vẫn" sáng mãi sao Khuê" bởi tài
đức như sông như núi... Đâu cần đến cái hư danh như của bao kẻ bạo tàn. Thực
tế, có không ít người thích tự đánh bóng mình bằng những những lớp son danh lợi
giả tạo nhờ thủ đoạn, nhờ ô dù, lăng xê...
Giữa thời vàng thau lẫn
lộn, đen trắng mập mờ, bài thơ "Ngọc trong đá" như một tiếng nói nhẹ
nhàng mà sâu sắc. Một lần nữa, bài thơ là lời khẳng định chân lý: "Ngọc
trong đá là một vẻ đẹp đích thực vĩnh cửu". Muốn có "Ngọc trong
đá", phải tôi luyện toàn đức toàn tài gian nan, vất vả... Vẻ đẹp đó không
phải là vẻ đẹp để trang trí mà có sức ảnh hưởng tốt sâu rộng. đem lại lợi ích
cho muôn người và để lại hương thơm và gương sáng muôn đời cho hậu thế. Đúng
như tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn đã nói: "Sáng lung linh trong cõi vô
thường".
Gửi từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 19.6.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Huỳnh Ngọc bình bài
thơ “Đêm tân hôn” của Thanh Trắc Nguyễn Văn
Thơ viết về đêm tân hôn tuy khó mà dễ, và ngược lại cũng rất dễ nhưng lại khó!
Viết về đêm tân hôn dễ đụng chạm đến những cái khó nói đó là cảnh chăn gối của
đôi vợ chồng son. Nếu tôi nhớ không lầm trước đây nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng
đã viết một bài thơ với tựa đề là Tối tân hôn. Bài thơ trên của nhà thơ Vũ
Hoàng Chương tuy hay nhưng cái hay trong bài thơ của ông là tạo cho người đọc
có một cảm giác là đêm động phòng là một đêm cực kỳ lãng mạng hơn là trần tục:
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Thanh Trắc Nguyễn Văn
HUỲNH NGỌC BÌNH BÀI
THƠ “ĐÊM TÂN HÔN”
ĐÊM TÂN
HÔN
Hôn em
từ ngực lên đầu
Nụ hôn
trên đỉnh ngọt ngào phù vân
Hôn em
từ trán xuống chân
Động
đào nguyên mở
Hỏi gần
Hay xa?
Yêu em
dưới ánh đèn hoa
Ôm vào
hương tóc lượt là giai nhân
Yêu em
da ngọc trắng ngần
Cởi ra
Lấp
lánh
Một
vầng trăng tiên...
Lời bình Huỳnh Ngọc
Thơ viết về đêm tân hôn
tuy khó mà dễ, và ngược lại cũng rất dễ nhưng lại khó! Viết về đêm tân hôn dễ
đụng chạm đến những cái khó nói đó là cảnh chăn gối của đôi vợ chồng son. Nếu
tôi nhớ không lầm trước đây nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng đã viết một bài thơ
với tựa đề là Tối tân hôn. Bài thơ trên của nhà thơ Vũ Hoàng Chương tuy hay
nhưng cái hay trong bài thơ của ông là tạo cho người đọc có một cảm giác là đêm
động phòng là một đêm cực kỳ lãng mạng hơn là trần tục:
"Ngực sát ngực môi kề môi
Nàng cùng ta nhìn nhau cùng chẳng nói
Ôm vai nhau cùng lắng tiếng xa xôi”.
"Ta cũng như nàng
Cảnh mộng chốn Bồng Lai đâu nhớ tới
Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chon
Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn”.
(Tối tân hôn – Vũ Hoàng Chương)
Đọc thơ của Vũ Hoàng
Chương, nhà thơ đầy tài năng của thế kỷ trước, chúng ta những người đang sống
trong thế kỷ 21 cứ thấy như vẫn còn thiếu thiếu một cung bậc gì đó trong đêm
huyền diệu trên! Có thể đó là thiếu những đoạn thơ phải "nóng” hơn, phải
"rực lửa” hơn để xứng đáng đích thực là tả Đêm tân hôn; để khẳng định được
"yêu” nhau ngây ngất trong đêm trăng mật đầu tiên đó mới chính là hạnh
phúc chứ không phải là "bùn nhơ nơi hạ giới” như Vũ Hoàng Chương đã mô tả.
Khi nhận được tặng tập thơ
Tuyển thơ Đất Đứng của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn (xuất bản năm 2011), tôi rất
thú vị khi thấy trong tuyển tập thơ này có bài thơ Đêm tân hôn của tác giả
Thanh Trắc Nguyễn Văn.
Nhìn chung Thanh Trắc
Nguyễn Văn đã viết rất nhiều thơ về tình yêu, nhưng có lẽ do tác giả là nhà
giáo nên thơ rất nghiêm túc, hầu như không tìm được một bài thơ nào của tác giả
đã sáng tác trước đây có những từ đại loại như "hôn hít” cả. Ngoại trừ một
sáng tác mới nhất của Thanh Trắc Nguyễn Văn viết về tình yêu mới có từ
"hôn” vừa đăng trên tạp chí văn nghệ Chư Yang Sin. Nhưng đó cũng chỉ
là mới xin được "hôn” thôi, mà từ bắt đầu "xin hôn” cho đến khi
"được hôn” chắc chắn sẽ vẫn còn có rất nhiều khoảng cách...
"Xin em tặng một nụ hôn
Để anh hiểu biết lớn khôn thành người”
(Xin em – Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Trong bài thơ Đêm tân hôn,
Thanh Trắc Nguyễn Văn đã tỏ ra "tiến bộ” rất nhiều khi cho người chồng
biết "hôn” vợ. Nhưng điều này cũng đúng thôi, không lẽ trong đêm tân hôn
Thanh Trắc Nguyễn Văn lại cho chú rể cả đêm cứ phải ngồi nhìn cô dâu và tụng kinh
rồi mô Phật? Với kinh nghiệm của một người đã từng hai lần lập gia đình, đã
từng hai lần trải qua hai đêm tân hôn, tôi tin Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ biết
viết những gì chắt lọc nhất, những gì tinh túy nhất để xây dựng bài thơ thú vị
trên được thành công mỹ mãn.
Đầu tiên là cái hôn khởi
động của tân lang nhưng lại rất nóng:
"Hôn em từ ngực lên đầu”
"Ngực” là danh từ của
thế kỷ 21, còn thời của nhà thơ nữ Hồ Xuân Hương gọi đó là "Đôi gò bồng
đảo”. Đọc đến đây tôi chợt toát mồ hôi lạnh! Ông Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ viết
gì tiếp theo hở trời? May mắn thay! Với bút pháp rất thanh thoát, tác giả đã
viết được một câu thơ diễn tả hạnh phúc ngất ngây của chú rể khi được hôn ngay
"chỗ đó”:
"Nụ hôn trên đỉnh ngọt ngào phù vân”
Vừa lãng mạng lại vừa có
"tính thiền” (đỉnh phù vân)! Nụ hôn tiếp theo của chú rể còn kinh khủng
hơn:
"Hôn em từ trán xuống chân”
Hôn từ trán xuống chân
nghĩa là sẽ đi qua nơi nhạy cảm nhất của cô dâu (bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương
đã từng gọi nơi đó là "lạch Đào Nguyên”). Với tài thơ của mình Thanh Trắc
Nguyễn Văn tỏ ra rất cao tay và rất ý nhị khi viết:
"Động Đào Nguyên mở
Hỏi gần
Hay xa?”
Rất hay và hợp lý về nghệ
thuật thơ và cả kinh nghiệm chăn gối trong đời sống sinh hoạt vợ chồng! Sau khi
"hôn” là "ôm vào”. Tác giả tiếp tục viết:
"Yêu em dưới ánh đèn hoa
Ôm vào hương tóc lược là giai nhân”
Qua câu thơ của Thanh Trắc
Nguyễn Văn người đọc dể cảm nhận cô dâu rất đẹp, rất diễm lệ trên giường vào
đêm tân hôn. Và người chồng đã không kiềm chế được phải thực hiện tiếp động tác
"cởi ra”:
"Yêu em da ngọc trắng ngần
Cởi ra”
Đọc đến đây, tôi đã thử
gấp tập thơ lại và đặt mình vào hoàn cảnh nếu mình là Thanh Trắc Nguyễn Văn,
mình sẽ viết những gì để kết thúc bài thơ cho thật đẹp, cho thật nhân văn mà
không bị sa vào sự thô tục của tự nhiên chủ nghĩa? Suy nghĩ mãi nhưng đành
chịu! Thế là tôi mở bài thơ ra và đọc tiếp:
"Lấp lánh
Một vầng trăng tiên...”
Thật đẹp! Cô dâu, người
phụ nữ duy nhất trong bài thơ, đã được ẩn dụ nâng cao lên thành trăng, thành
nàng tiên trong lòng yêu thương say đắm của người chồng...
Bài thơ Đêm tân hôn là một
bài thơ thuộc loại "thơ người lớn” của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã được tác
giả viết dưới dạng thơ lục bát truyền thống, thật ngọt ngào và gây được nhiều
cảm xúc. Đây là một đề tài rất khó viết. Nhưng với sự đầu tư rất kỹ càng, cùng
cách dùng từ và biết chọn lựa những hình ảnh thật đặc sắc, Thanh Trắc Nguyễn
Văn đã khiến bài thơ trở nên dễ thương hơn, có nhiều khám phá mới lạ hơn. Và
cuối cùng, thành công nhất của bài thơ cũng chính là đã miêu tả đêm thăng hoa
"khó nói” ấy thành một Đêm tân hôn đầy lãng mạng, đầy thi vị đáng nhớ cho
đôi vợ chồng trẻ.
Xin được chúc mừng tác
giả Thanh Trắc Nguyễn Văn!
----
Phụ
lục: ảnh tập bìa thơ Đất Đứng và ảnh Huỳnh Ngọc
----
Email:
huynhngoc1962@gmail.com
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 28.01.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bình
bài thơ "Xin em” của Thanh Trắc Nguyễn Văn – Bài viết Kim Như
Nhận được tập thơ tặng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, tôi rất vui vì tập Tuyển thơ
Đất Đứng của Nhà xuất bản Hội nhà văn in năm 2011 rất đẹp. Giấy trắng, bìa láng
trông thật xinh xắn và trang nhã. Tuyển tập thơ dĩ nhiên là có rất nhiều tác
giả và trong đó có 5 bài thơ của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Trong các bài
thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn in trong tuyển tập, tôi thích nhất lại là một bài
thơ tình lục bát có tựa đề "Xin em” rất dễ thương và cũng rất đậm chất trữ
tình.
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
BÌNH BÀI THƠ “XIN EM”
CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
Nhận được tập thơ tặng của
Thanh Trắc Nguyễn Văn, tôi rất vui vì tập Tuyển thơ Đất Đứng của Nhà xuất bản
Hội nhà văn in năm 2011 rất đẹp. Giấy trắng, bìa láng trông thật xinh xắn và
trang nhã. Tuyển tập thơ dĩ nhiên là có rất nhiều tác giả và trong đó có 5 bài
thơ của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Trong các bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn
Văn in trong tuyển tập, tôi thích nhất lại là một bài thơ tình lục bát có tựa
đề "Xin em” rất dễ thương và cũng rất đậm chất trữ tình.
Cái "xin” của nhà thơ
Thanh Trắc Nguyễn Văn rất lạ. Anh xin những cái rất "tầm thường” như: sợi
tóc thề, nắm ngón tay. Nhưng đỉnh điểm của cái "xin” cuối cùng lại thật là
cao trào và cũng thật là bất ngờ: xin một nụ hôn!
Đầu tiên, để "thả
lưới cưa cẩm người đẹp”, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã "Xin em một sợi tóc
thề”. Một sợi tóc thôi ư? Chuyện nhỏ! Nhưng không nhỏ đâu bạn. Thanh Trắc
Nguyễn Văn đã chơi chữ đấy! Tóc thề là tóc của những cô gái mới lớn thường để
xõa ngang vai. Còn ở đây Thanh Trắc Nguyễn Văn xin sợi tóc "thề” là sợi
tóc đã có lời thề yêu thương trong đó. Cứ đọc hết bốn câu thơ ta sẽ thấy rõ hết
dụng ý của anh chàng đa tình này:
Xin em một sợi tóc thề
Để anh buộc nhớ kẻo về em quên
Mùa này dông bão chông chênh
Thuyền tình trôi mất bắt đền ai đây?
Cô gái nào dại dột mà cho chàng
nhà thơ đa tình này sợi tóc, cũng có nghĩa là sẽ bị cáo buộc phải luôn
"nhớ” rằng chiếc "thuyền tình” của nàng đã có bến đỗ rồi đấy! Lời thơ
cứ êm như ru. Êm nhưng lại đầy cạm bẫy!
Cái xin thứ hai của Thanh
Trắc Nguyễn Văn cũng khá nhẹ nhàng, nhà thơ chỉ "Xin em cho nắm ngón tay”.
Nắm chỉ có một ngón tay, thật là lãng mạng và tình cảm cũng thật vừa phải.
Nhưng hãy coi chừng! Nếu không cảnh giác chàng sẽ nắm ngón tay của nàng suốt
đời đấy!
Xin em cho nắm ngón tay
Để anh cầm mãi những ngày có nhau
Lỡ khi biền biệt trăng sao
Tháng năm tơ nhện toàn màu cô đơn.
Chàng đã làm nàng rất cảm
động với những từ "lỡ khi biền biệt trăng sao”, "toàn màu cô đơn”. Và
biết đâu chỉ trông một phút thiếu cảnh giác, nàng sẽ gật đầu bằng lòng cho
chàng nắm ngón tay của nàng "suốt đời”?
Đoạn thơ cuối là đoạn nhà
thơ xin cái mà không phải ai cũng dám ngõ lời xin khi mới gặp người đẹp lần
đầu:
Xin em tặng một nụ hôn
Để anh hiểu biết lớn khôn thành người
Một mai đắc đạo lên trời
Gặp tiên nữ
Biết trả lời
Mà hôn!
Vui nhất là những câu mà
nhà thơ đã dùng để ngụy biện với người đẹp về cái xin táo bạo của chàng:
"Để anh hiểu biết lớn khôn thành người”! Thật là "ngây thơ” và cũng
thật là "trong trắng”!
Theo ý của riêng tôi, cô
gái xinh đẹp của bài thơ sau khi nghe hết những câu thơ cuối cùng, nàng sẽ vội
trợn mắt và la lên ngay: Này anh chỉ được hôn một mình em thôi nhé. Anh mà hôn
ai, dù có là tiên nữ trên trời đi nữa, anh cũng sẽ biết tay em!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 17.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 02.01.2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét