Home
» Lý luận phê bình
» Huỳnh Xuân Sơn cảm nhận bài thơ “Chiều ghé huyên thuyên chỗ bạn nằm”: của tác giả Đào Công Điện.
Huỳnh Xuân Sơn cảm nhận bài thơ “Chiều ghé huyên thuyên chỗ bạn nằm”: của tác giả Đào Công Điện.
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
Những người may mắn trở về ấy dù lành lặn, hay mang thương tật trên thân thể. Thì trong lòng họ đều có một vết thương khó liền sẹo. Vết thương lòng ấy đeo đẳng họ, bởi họ là chứng nhân lịch sử của cuộc chiến, chứng nhân của mất mát đau thương…Hôm nay có một tâm trạng, một nỗi niềm, của một nhân chứng. Người đã hiến dâng 11 năm tuổi thanh xuân và một phần thân thể cho cuộc chiến tranh Biên Giới Tây Nam . Đó chính là tác giả Đào Công Điện .. trong một “chiều nhớ rừng..” đã viết lên một khúc tráng ca:
Thông tin cá nhân: (VanDanVietNet)
Tác giả Huỳnh Xuân Sơn Tên thật Cao Thị Phương Lan
hiện ở Thủ Đức Tp HCM
Email: huynhphuvang@gmail.com
______
HUỲNH XUÂN SƠN VỚI CẢM NHẬN BÀI THƠ “CHIỀU GHÉ HUYÊN THUYÊN CHỖ BẠN NẰM” CỦA TÁC GIẢ DAOCONGDIEN
Tháng bảy về, hoa phượng bớt thắm màu, Tím bằng lăng cũng dịu nhẹ sau những con
mưa lạnh lùng trút xuống… Tháng bảy lẽ nào chỉ là khi mùa hạ nồng nàn sắp chia
tay để đón mùa thu về… Không! Tôi đã gặp, đã nghe và đã thấy, có rất nhiều trái
tim nghẹn lời khi nói, khi viết về
tháng
bảy… Đó là những con người quả cảm một thời, phần đông thuộc thế hệ cha
chú tôi. Thế hệ ấy đã sống chiến đấu và đi qua ba cũng có thể là bốn cuộc
chiến tranh ác liệt của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ hai mươi…
Nhiều triệu người ngã xuống trước mưa bom bão đạn…Một ít bộ hài cốt có danh
phận… Phần đông là những ngôi mộ vô danh… Vẫn còn nhiều, rất nhiều những người
lính trẻ đã hòa thân thể vào dòng sông trôi, vào lòng đất mẹ mãi
mãi… Tháng bảy có một ngày Tri ân, dành cho những người ra đi mãi mãi không về
và những người đã để lại một phần xương máu ở lại chiến trường…
Những người may mắn trở về ấy dù lành lặn, hay mang thương tật trên thân thể.
Thì trong lòng họ đều có một vết thương khó liền sẹo. Vết thương lòng ấy
đeo đẳng họ, bởi họ là chứng nhân lịch sử của cuộc chiến, chứng nhân của mất
mát đau thương…Hôm nay có một tâm trạng, một nỗi niềm, của một nhân chứng.
Người đã hiến dâng 11 năm tuổi thanh xuân và một phần thân thể cho cuộc
chiến tranh Biên Giới Tây Nam .
Đó chính là tác giả Đào Công Điện .. trong một “chiều nhớ rừng..” đã viết
lên một khúc tráng ca:
CHIỀU GHÉ HUYÊN THUYÊN CHỖ BẠN NẰM
… Trung đội bọn mình tứ tán ngược xuôi
Đứa chuyển ngành xa, thằng còn bám trụ
Quân phục cởi ra lòng mấy ngậm ngùi
Khum khum bàn tay chạnh thời biên giới
Nghĩa trang ghé vào cắm lấy nén hương
Vọng tưởng bạn bè đất này nằm lại
Chạm cọng cỏ buồn có mùi máu xương
Mày, tao một thời nghìn ngày tri kỷ …
Làm sao quên làm sao quên
Dũng Cảm, Kiên Gan, Thống Nhất, Dũng Chí, Kiên Cường …*
Thắp đuốc khuya không ngủ
Đêm trích máu viết huyết tâm thư bằng lửa
Gửi lại dòng kênh đào dỡ ngoại thành
Gửi ánh trăng thâu
Từ biệt liếp thơm chớm quả bói vụ đầu
Chào vạt mạ vừa gieo
Thắc thỏm chờ hương cơm gạo mới
Vỗ bình toong vang bài tình ca biên giới
Phủi bụi lưng áo thằng bạn chua khé mùi phèn
Xỏ đôi dép cao su đứt quai
Vụt đắc ý phá cười câu Chính Hữu …**
Trưa đường dừng quân nhắc nhau thói quen thành thị
Tuổi trèo me chua, xe đạp lòng vòng
Kháo buổi trai lơ yêu đương dấm dớ
Nghe tổ quốc cần, hề, áo xung phong
Mày, dân nhạc tình Diễm Xưa quán nhỏ
Ba lô trên vai thơ phú trong đầu
Khoái Lệnh Hồ Xung tao mê … hàng phở
Cơn sốt rét rừng nằm mớ A Châu.
Chiều cáng thương Tông-Lê-Sáp đục ngầu
Vốc nước lên tay thấy phù sa bầm đỏ
Tiếng gào mẹ, giọng hời con … đây đó
Khói ám chân trời. Tao biết ruột mày đau
Trưa thông đường qua Siêm Riệp
Váy lụa Áp-sa-ra đâu?
Màu da ai nâu nhớ người yêu tôi quá
Em gái Khơ-me sấp mặt bên ruộng mạ
Mười ngón tay dài níu điệu múa Lâm-thôn.
Sân đền Ăng-ko vương vãi nón, vớ trẻ con
Mũi lê nào lia ngang nguồn sống
Những thằng Tí, con Lài môi còn thơm sữa nóng
Nước mắt chảy dài mặt đá Bay-on …
… Cũng là khi loạt đạn bất ngờ
Xoáy nát lồng ngực thanh xuân
Mắt bạn khép nhốt liềm trăng tuyệt đẹp
Lúc nòng cối rập rình hòng hủy diệt
A Châu của tao, cả Diễm của mày!
Tuổi đôi mươi gửi lại mé sau đồi
Đêm truy kích bọn tao chẳng lu loa lễ viếng
Hòm đạn chuyền mau nặng thêm phần bạn
Răng nghiến chặt câu chinh chiến kỷ nhân hồi
***
Đột xuất nhớ rừng chiều ghé chỗ nhau chơi
Đoạn tống nhất sinh nửa vò đế trắng
Vọng cổ nhẩm bài Tần Quỳnh khóc bạn***
Rót rượu cúng mày
Tao thật thà say …
(daocongdien)
… Trung đội bọn mình tứ tán ngược xuôi
Đứa chuyển ngành xa, thằng còn bám trụ
Quân phục cởi ra lòng mấy ngậm ngùi
Khum khum bàn tay chạnh thời biên giới
Nghĩa trang ghé vào cắm lấy nén hương
Vọng tưởng bạn bè đất này nằm lại
Chạm cọng cỏ buồn có mùi máu xương
Mày, tao một thời nghìn ngày tri kỷ …
Làm sao quên làm sao quên
Dũng Cảm, Kiên Gan, Thống Nhất, Dũng Chí, Kiên Cường …*
Thắp đuốc khuya không ngủ
Đêm trích máu viết huyết tâm thư bằng lửa
Gửi lại dòng kênh đào dỡ ngoại thành
Gửi ánh trăng thâu
Từ biệt liếp thơm chớm quả bói vụ đầu
Chào vạt mạ vừa gieo
Thắc thỏm chờ hương cơm gạo mới
Vỗ bình toong vang bài tình ca biên giới
Phủi bụi lưng áo thằng bạn chua khé mùi phèn
Xỏ đôi dép cao su đứt quai
Vụt đắc ý phá cười câu Chính Hữu …**
Trưa đường dừng quân nhắc nhau thói quen thành thị
Tuổi trèo me chua, xe đạp lòng vòng
Kháo buổi trai lơ yêu đương dấm dớ
Nghe tổ quốc cần, hề, áo xung phong
Mày, dân nhạc tình Diễm Xưa quán nhỏ
Ba lô trên vai thơ phú trong đầu
Khoái Lệnh Hồ Xung tao mê … hàng phở
Cơn sốt rét rừng nằm mớ A Châu.
Chiều cáng thương Tông-Lê-Sáp đục ngầu
Vốc nước lên tay thấy phù sa bầm đỏ
Tiếng gào mẹ, giọng hời con … đây đó
Khói ám chân trời. Tao biết ruột mày đau
Trưa thông đường qua Siêm Riệp
Váy lụa Áp-sa-ra đâu?
Màu da ai nâu nhớ người yêu tôi quá
Em gái Khơ-me sấp mặt bên ruộng mạ
Mười ngón tay dài níu điệu múa Lâm-thôn.
Sân đền Ăng-ko vương vãi nón, vớ trẻ con
Mũi lê nào lia ngang nguồn sống
Những thằng Tí, con Lài môi còn thơm sữa nóng
Nước mắt chảy dài mặt đá Bay-on …
… Cũng là khi loạt đạn bất ngờ
Xoáy nát lồng ngực thanh xuân
Mắt bạn khép nhốt liềm trăng tuyệt đẹp
Lúc nòng cối rập rình hòng hủy diệt
A Châu của tao, cả Diễm của mày!
Tuổi đôi mươi gửi lại mé sau đồi
Đêm truy kích bọn tao chẳng lu loa lễ viếng
Hòm đạn chuyền mau nặng thêm phần bạn
Răng nghiến chặt câu chinh chiến kỷ nhân hồi
***
Đột xuất nhớ rừng chiều ghé chỗ nhau chơi
Đoạn tống nhất sinh nửa vò đế trắng
Vọng cổ nhẩm bài Tần Quỳnh khóc bạn***
Rót rượu cúng mày
Tao thật thà say …
(daocongdien)
Một bài thơ tự do với 8 khổ thơ, mỗi khổ có số câu không đồng nhất, được tác giả
viết với những câu thơ dài, ngắn không phân định với những ngôn từ đã chắt lọc
kỹ lưỡng, nhưng vẫn đảm bảo tính chân thật, mộc mạc. Như chính tấm lòng của tác
giả và những điều mà ý thơ muốn chuyển tải tới bạn đọc.
Xưa Cao Bá Quát khi muốn “Đoạn tống nhất
sinh..” ông biết chỉ duy nhất rượu mới giải được sầu. Ông đã gửi vào thơ:
Tiêu khiển một vài chung lếu láo
Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu
Trầm tư bách kế bất như nhàn.. (Uống
rượu tiêu sầu).
Tác giả Đào Công Điện… Ôm trong lòng bao ký ức chiến tranh… Chiều nay cũng muốn
“Đoạn tống nhất sinh…” trong lúc “chợt nhớ rừng ghé chỗ nhau chơi” Với “nửa vò
đế trắng”. Nào chỉ có rượu tống tiễn không thôi. Mà còn thêm “nhẩm bài Tần
Quỳnh khóc bạn..”. Tác giả Đào Công Điện có lẽ đã nhẩm khúc nói: “Hùm dầu thác
danh thơm còn chói rạng./ sá chi điều mũi đạn lằn tên.” Hay anh đang nhẩm khúc
ca “Ôm thây anh máu thắm nhuộm chinh y. Lòng tiểu đệ thêm não nùng chua xót.
Nhớ đến câu “Tiền đồng tịch, kim bằng cộng lạc, hậu lâm nguy bất kiến đệ
huynh.” Đấng anh hùng đâu ngại lẽ tồn vong…” (Viễn Châu). Dẫu cho tác giả Đào
Công Điện có nhẩm khúc nào đi nữa, thì khi đọc hai câu thơ cuối cùng “Rót rượu
cúng mày.../ Tao thật thà say…” Ta cũng cảm được nỗi lòng của người thương binh
với người người đã khuất… Một khổ thơ kết nặng lòng người viết, người đọc nhưng
làm nổi bật được bản tính nhân văn của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Và tâm
tình của người lính già, người thương binh với người đồng đội đã khuất...
“Nửa vò đế trắng…” ấy đã thấm sâu xuống bao nhiêu tấc đất… Thì có lẽ gấp
nhiều triệu lần là dòng hồi ức về những ngày chiến sự chảy trong tâm khảm người
thương binh. Tất cả được người tự nhận mình đã “thật thà say…” gửi gắm vào
những câu thơ mở đầu:
Trung đội bọn mình
tứ tán ngược xuôi
Đứa chuyển ngành
xa, thằng còn bám trụ
Quân phục cởi ra
lòng mấy ngậm ngùi
Khum khum bàn tay
chạnh thời biên giới
Nghĩa trang ghé
vào cắm lấy nén hương
Vọng tưởng bạn bè
đất này nằm lại
Chạm cọng cỏ buồn
có mùi máu xương
Mày, tao một thời
nghìn ngày tri kỷ …
Một “trung đội bọn mình..” (khoảng dưới bốn chục người…) ngày ấy sống chiến đấu
bên nhau. Hôm nay “đứa chuyển ngành xa, thằng còn bám trụ”, mỗi người một cuộc
sống mưu sinh khi “quân phục cởi ra”. Nhưng bởi “Mày tao một thời ngàn ngày tri
kỷ…” làm sao không “chạnh thời biên giới”? làm sao không “lòng mấy ngậm
ngùi” khi mà “ghé vào nghĩa trang..”? rồi “khum khum bàn tay” để “cắm mấy nén
hương”. Những tưởng an ủi khi được tận tay cắm nén nhang lên mộ người đồng đội
đã khuất… Nhưng thật xót xa khi mà chỉ là “vọng tưởng bạn bè đất này nằm lại”.
Chiến tranh là mất mát, ai cũng có thể hiểu điều ấy, dù thế hệ nào và ở đâu
cũng vậy.. Nhưng vẫn phải bàng hoàng đau xót khi mà đọc câu thơ “chạm cọng cỏ
buồn có mùi máu xương”. Cỏ là loài thảo mộc mọc hoang dại trên đất, nắng mưa
chẳng làm nó ngừng phát trển, lá này già đã có lá khác sinh sôi… Hơn hai mươi
năm (tính từ cột mốc Việt Nam rút
quân khỏi nước bạn Cam Phu Chia 1993). Và lâu hơn nữa nếu tính từ lúc “máu đỏ
sa trường”. Vậy mà hôm nay tác giả mới chỉ “Chạm cọng cỏ..” Đã thấy trong đó
“mùi máu xương..”. Máu xương của bao người dân thường vô tội, của bao
thanh niên trai tráng... trong đó có cả “Tao. Mày…”. Tao một thương binh đang
“khum khum tay..” còn Mày thì đang nằm đâu đó dưới lớp cỏ xanh… Một câu thơ
chất chứa nỗi niềm, tình thơ, tình người nặng nỗi ưu tư của tác giả làm điểm
nhấn cho cả khổ thơ dẫn dắt người đọc đi tiếp.
Làm sao quên làm
sao quên
Dũng Cảm, Kiên Gan,
Thống Nhất, Dũng Chí, Kiên Cường …*
Thắp đuốc khuya
không ngủ
Đêm trích máu viết
huyết tâm thư bằng lửa
Gửi lại dòng kênh
đào dở ngoại thành
Gửi ánh trăng thâu
Từ biệt liếp thơm
chớm quả bói vụ đầu
Chào vạt mạ vừa
gieo
Thắc thỏm chờ
hương cơm gạo mới
Theo lời tác giả thì anh đã tham gia chiến dịch bảo vệ Biên
giới Tây Nam
từ năm 1976 đến năm 1987. Đúng vào những năm ác liệt nhất của cuộc chiến
này…Hai lần khẳng định trong một câu thơ “làm sao quên!” có lẽ là không bao giờ
và chưa lúc nào quên, khi giờ đây tên những đơn vị TNXP thời ấy “trích máu viết
tâm thư bằng lửa” để ra nhập Dũng Cảm-Kiên Gan-Thống Nhất- Dũng Chí- Kiên
Cường… Phải chăng những cái tên ấy của những đơn vị TNXP cũng chính là tiêu
chí, là quyết tâm của mỗi cá nhân trong đơn vị làm mục tiêu hướng tới…
Lực lượng TNXP trên toàn quốc thành lập từ 16/7/1950 nhưng TNXP TP HCM thì
thành lập ngày 28/3/1976.. Đúng vào lúc đất nước vừa hòa bình, còn bao khó khăn
cần sự góp sức của lực lượng TNXP.Hình ảnh hàng vạn chàng trai cô gái mũ tai
bèo với bộ quân phục màu xanh cỏ úa, đi khai phá những vùng đất hoang hóa do
chiến tranh để lại. Ngày ấy tinh thần Đâu cần TNXP có, Đâu khó có TNXP.. luôn
được mỗi đơn vị mỗi thành viên làm tròn nhiệm vụ… Chiến tranh biên giới
Tây Nam nổ
ra. Lực lượng TNXP lại lên đường ra trận…
Những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi sẵn sàng”viết huyết tâm thư” ra trận. Tác
giả viết họ đã:
Gửi lại dòng kênh đào dở…
Gửi ánh trăng thâu…
Họ có lẽ đã thầm hẹn sẽ về sắn tay làm nốt phần việc còn dang dở… nên mới: gửi
lại. Ngờ đâu rất nhiều người trong số họ đã mãi mãi không trở về…
Chưa trọn một năm tham gia lao động sản xuất,Liếp Thơm (Khóm, dứa) vừa
bói quả vụ đầu…
Dưới đồng Mạ cũng vừa gieo… hứa hẹn ngày “dâng hương mùa gặt mới”…
Nhưng vì “đâu cần TNXP có, Đâu khó có TNXP” Phải chào từ biệt tất cả, họ lại
khoác ba lô lên đường ra nơi tiền tuyến…
Hành trang ra trận của họ đơn giản lắm, đơn giản như chính tâm hồn các chàng
trai cô gái tuổi hai mươi đang “hát vang bài tình ca biên giới” vậy:
Vỗ bình toong vang
bài tình ca biên giới
Phủi bụi lưng áo
thằng bạn chua khé mùi phèn
Xỏ đôi dép cao su
đứt quai
Vụt đắc ý phá cười
câu Chính Hữu …**
Những động từ như Vỗ, phủi, xỏ, đứt, Vụt đắc ý, phá cười….được tác giả dùng vào
bốn câu thơ diễn tả cảnh vui nhộn trong đơn vị. Có lẽ là cả trung đội chứ chẳng
phải chỉ có người đệm nhạc bằng cách “vỗ bình toong” bên người “phủi bụi”,
cho người “chua khé mùi phèn” và thêm người “xỏ đôi dép cao su” hay giả còn
người “áo anh rách vai” bên một người “quần tôi có hai miếng vá”…tất cả cùng
hát “vang bài tình ca biên giới” và đôi khi cùng “đắc ý phá lên cười”… Một khổ
thơ ngắn nhưng diển tả sống động về những chàng trai cô gái tuổi hai mươi nhưng
Dũng Cảm Kiên Gan Dũng Chí Kiên Cường… một thời. Trong đó có tác giả Đào
Công Điện của chúng ta.Trước khi từ biệt thành phố tiến quân ra nơi đạn bay,
pháo nổ, bom rơi…
Dọc biên giới Tây Nam quân
Khơ Me Đỏ đang bắn giết bất kể người dân Việt Nam nào chúng thấy, từ già
trẻ, gái trai. Biết rằng nơi ấy hiểm nguy, nơi ấy có thể đến, nhưng có thể
không bao giờ về nữa… Nhưng họ vẫn “ba lô trên vai Thơ Phú trong đầu”. Dọc
đường hành quân mặt trận Tây Ninh gần nhất cũng ngót trăm cây số, Xuống kiên
giang, Long xuyên ngót ba trăm cây… Dẫu tác giả của chúng ta hành quân đến nơi
nào thì vẫn có buổi nghỉ trưa… và bao nhiêu thói quen, kỷ niệm, sở thích, những
rung động của con tim được dịp lên tiếng…
Trưa đường dừng
quân nhắc nhau thói quen thành thị
Tuổi trèo me chua,
xe đạp lòng vòng
Kháo buổi trai lơ
yêu đương dấm dớ
Nghe tổ quốc cần,
hề, áo xung phong
Mày, dân nhạc tình
Diễm Xưa quán nhỏ
Ba lô trên vai thơ
phú trong đầu
Khoái Lệnh Hồ Xung
tao mê … hàng phở
Cơn sốt rét rừng
nằm mớ A Châu.
“Thói quen thành thị..” mà phải “nhắc nhau” có lẽ để cho nhau vui thì phải…
Hừng hực khí thế khi “nghe tổ quốc cần” chẳng “hề” chi, sẵn sàng “khoác áo xung
phong”. Những trái tim quả cảm ấy chỉ thời gian ngắn trước đây thôi, họ là
những chàng trai cô gái vô tư “đạp xe lòng vòng”. Đứa thì “trèo me chua”, đưa
lại thích “kháo buổi trai lơ ..” chẳng phải tình trong mặt ngoài chi chi cả..
Mà chỉ là”yêu đương dấm dớ..” mà thôi. Người mà lúc nghỉ trưa được bạn nói “Mày
dân nhạc tình Diễm Xưa..” và “Thơ Phú trong đầu” với Người mê kiếm hiệp Kim
Dung đến nỗi “mê” Lệnh Hồ Xung… ”nằm mớ A Châu” khi bị sốt rét rừng” đặc biệt
là thích “hàng phở”. Hai người này nhiều khả năng có một người là
tác giả của chúng ta…
Rồi chiến tranh với hậu quả khốc liệt cuốn những niềm vui, sở thích, mộng mơ
của họ trôi đi…
Dòng hồi ức của “Người thật thà say…” không còn yên ả nữa…
Chiều cáng thương
Tông-Lê-Sáp đục ngầu
Vốc nước lên tay
thấy phù sa bầm đỏ
Tiếng gào mẹ,
giọng hời con … đây đó
Khói ám chân trời.
Tao biết ruột mày đau
Tông-Lê-Sáp hay còn gọi là Biển Hồ một địa danh thuộc nước bạn Cam Phu Chia.
Nơi Lực lượng Quân Tình Nguyện Việt Nam tham gia làm Nhiệm
Vụ Quốc Tế giúp nước bạn…
Biển Hồ mênh mông ấy vào thơ của tác giả nặng trĩu tâm tư người đọc ,với hình
ảnh đau xót. “Chiều cáng Thương”. (Hai người khiêng một người bị thương) màu
nước của Biển Hồ “đục ngầu”. Nhưng nỗi ám ảnh là ở sau cái “Vốc nước lên
tay thấy phù sa…” mang màu “ bầm đỏ”…kia!
Nếu ai đã từng đến Cánh Đồng Chết ngày nay. Nghe kể về tội ác của Khmer
Đỏ chỉ từ năm 1975 đến năm 1978 đã giam cầm và giết hại ước tính từ 1,7 triệu
đến 2.5 triệu người, trong khi dân số của nước này tại thời điểm đó khoảng 8
triệu người* Ta sẽ chẳng ngạc nhiên với câu thơ ẩn chứa hình ảnh màu máu lắng
đọng cùng phù sa Biển Hồ ấy! Trong làn “nước đục” chở phù sa màu “bầm đỏ” chết
chóc... Có trong đó máu người dân thường gốc Việt đổ xuống bên cạnh người dân
bản địa. Nay thêm máu của những người lính tình nguyện Việt Nam … Đây đó
vọng bên tai người cáng, người bị thương, là “tiếng gào gọi mẹ.” Không phải em
thơ quê nhà mà là “giọng Hời con” lẫn với màu lam của “khói ám chân trời”. U
uẩn màu trời cuộn vào u uẩn lòng người lính. “Tao biết ruột mày đau”, phải
chăng thân thể “Mày” của tác giả đang bị đau. Nằm trên” Cáng thương” giờ thêm
nỗi đau trong lòng nữa ư?.
Ôi những người lính Tình nguyện…! Một khổ thơ với một nhịp thơ như gào thét,
như nức nở, như cuộn đau và dậy căm hờn… Đã qua đi cùng chết chóc đau thương và
mất mát…
Trưa thông đường
qua Siêm Riệp
Váy lụa Áp-sa-ra
đâu?
Màu da ai nâu nhớ
người yêu tôi quá
Em gái Khơ-me sấp
mặt bên ruộng mạ
Mười ngón tay dài
níu điệu múa Lâm-thôn.
Nào đâu chỉ mất mát với người lính, người dân thiểu số, hay người gốc Việt.
Ngay cả người dân thường Cam Phu Chia, mà ở đây là hình ảnh người thiếu nữ Khơ
Me. Mới ngày nào thướt tha “ Váy lụa Áp sa ra..” trong điệu múa Lâm- thôn…bây
giờ không còn nữa…Câu hỏi Nó đâu? Biết hỏi ai đây, khi mà “Em gái Khơ Me sấp
mặt bên ruộng mạ”. Thật đau xót với cảnh nghiệt ngã “Mười ngón tay dài níu điệu
múa Lâm- thôn”. Làm sao mà níu đây hỡi người con gái Khơ Me nơi thôn dã…Trên
“đường qua Siêm Riệp” mà tác giả đã gặp..không phải gặp, mà có lẽ chỉ gặp thân
xác em “nằm sấp bên ruộng mạ” và kịp nhìn thấy “làn da nâu”…
Sân đền Ăng-ko
vương vãi nón, vớ trẻ con
Mũi lê nào lia
ngang nguồn sống
Những thằng Tí,
con Lài môi còn thơm sữa nóng
Nước mắt chảy dài
mặt đá Bay-on …
Đường tiến quân của Quân Tình Nguyện đã về đến “Sân đền Ăng-ko”...
Tội ác diệt chủng có lẽ không bao giờ được
Nhân loại tha thứ. Người chứng kiến chẳng thể nào nguôi ngoai. Ngay sân
ngôi đến linh thiêng mà “vương vãi nón vớ trẻ con”,. Các em đâu mà nón vớ vương
lại? Câu trả lời nấc nghẹn qua câu thơ “Mũi lê nào lia ngang nguồn sống”. Chẳng
cần tốn đạn, tốn bom, Hao tổn vũ khí với những đứa trẻ có lẽ ngang lứa “thằng
Tí con Lài “ ở quê nhà, chúng”môi còn thơm sữa nóng” Nên chỉ cần bọn ác
thú “lia ngang” lưỡi lê đầu súng là cắt đứt cuộc sống của chúng rồi…
Tội ác của Khơmer Đỏ và sự chết chóc mà chúng gieo rắc kinh hoàng nên đầu người
dân thường vô tội, có lẽ chưa có thống kê của bất kỳ sử gia hay tổ chức nhân
đạo nào làm nổi… Nhưng có những bức tượng đá mang hình khuôn mặt của thần
Avalokitesvara tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về bốn hướng của đất
nước Chùa Tháp. Thần, thì hẳn nhiên đã nhìn thấy hết và thấy rõ nên “nước mắt
chảy dài trên mặt đá Bay- On…” Tượng đá còn biết xót đau, cớ sao lũ “mặt người
dạ thú” lại nhẫn tâm mà “lia ngang” bao sinh mạng bé nhỏ..
Tác giả có lẽ trong suốt 11 năm tham gia lực lượng TNXP anh đã chứng kiến
tất cả.. Từ cái chết của người già, em bé, nam thanh, nữ tú, trên nước bạn..
Nhưng có lẽ đớn đau nhất, khó quên nhất chính là lần chứng kiến:
… Cũng là khi loạt
đạn bất ngờ
Xoáy nát lồng ngực
thanh xuân
Mắt bạn khép nhốt
liềm trăng tuyệt đẹp
Lúc nòng cối rập
rình hòng hủy diệt
A Châu của tao, cả
Diễm của mày!
Chiến tranh là mất mát, ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng không phải ai cũng
thấy, cũng được chứng kiến… những “loạt đạn bất ngờ”. Nó đã “xoáy nát lồng ngực..”
và mang đi tuổi thanh xuân cùng những giấc mơ, những khát vọng với những
ước mơ còn dang dở của người lính trẻ.. Trong một đêm trăng non đầu tháng…
Trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp nhốt vào trong làn mi khép ấy, nhưng đêm nay trăng
cũng chứng kiến những mất mát đau thương dâng đầy trong lồng ngực mỗi người còn
lại…
Tuổi đôi mươi gửi
lại mé sau đồi
Đêm truy kích bọn
tao chẳng lu loa lễ viếng
Hòm đạn chuyền mau
nặng thêm phần bạn
Răng nghiến chặt
câu chinh chiến kỷ nhân hồi
Vẫn biết từ xưa “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” Nhưng thật khó để nguôi ngoai
với nỗi đau riêng mất bạn, cùng nỗi đau chung bởi mất mát do chiến tranh gieo
tang tóc… Bạn nằm xuống trong “đêm truy kích”.. Người còn lại ngậm ngùi gửi
“tuổi đôi mươi” của bạn vào“mé sau đồi” không nhang khói, không “lễ viếng”… Bạn
ngã xuống hãy yên lòng bạn.. mỗi người còn lại sẽ “… thêm phần bạn..” đảm bảo
“hòm đạn chuyển mau” vẫn kịp giờ, đúng địa chỉ và an toàn…
Thời gian nặng nề trôi với người may mắn trở về. Người mang trên mình thương
tích, người lành lặn .. nhưng tất cả họ đều mang vết thương lòng không dễ liền
sẹo… Để mỗi khi trái gió trở trời vết thương trên thân thể lại nhức nhối… Mỗi
ngày dài đã qua có lẽ ít khi vết thương lòng họ không nhức nhối, dẫu cho tháng
mấy năm nào? Chứ không chỉ là tháng bẩy…
Để rồi rất nhiều buổi chiều lại “nhớ rừng..” Nhưng chiều nay bỗng:
Đột xuất nhớ rừng
chiều ghé chỗ nhau chơi
Đoạn tống nhất
sinh nửa vò đế trắng
Vọng cổ nhẩm bài
Tần Quỳnh khóc bạn***
Rót rượu cúng mày
Tao thật thà say …
Chiều Ghé Huyên Thuyên Chỗ Bạn Nằm của tác giả Đào Công Điện là một bài thơ hay
đối với cá nhân tôi… Tôi đã đọc và tôi đã thấy, từng câu thơ, từng ý thơ dẫn
dắt tôi vào bài viết này… Có thể với cá nhân tôi, vốn được sinh ra trong
thời chiến và lớn lên trong thời bình… Mọi cảm nhận về chiến tranh đều qua sách
vở… Dẫu có thế nào thì tôi cũng vừa đồng hành với tác giả Đào Công Điện ngược
dòng hồi ức về với tháng năm ác liệt của chiến tranh biên giới Tây Nam và
Làm nghĩa vụ Quốc Tế… Của lực lượng TNXP nói riêng và quân dân cả nước nói
chung…
Mong tác giả và bạn đọc hãy coi đây là tình cảm, là suy nghĩ và nhận định của
cá nhân tôi về một bài thơ mà tôi tâm đắc và đồng cảm… Nếu có gì sai sót tôi
mong được tác giả và bạn đọc bỏ qua…
Sài
gòn 17/7/2014
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 23.7.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanVietNet Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét