Home
» Lý luận phê bình
» Hoàng Xuân Họa bình thơ các tác giả: Nguyễn Nguyên Bảy/ Du Nguyên/ Dương Hiền Nga
Hoàng Xuân Họa bình thơ các tác giả: Nguyễn Nguyên Bảy/ Du Nguyên/ Dương Hiền Nga
Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014
Sông
trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Thứ
ba - 21/08/2012 07:28
Thế
giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông,
tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ
để mong người đời hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi
trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng "Sông Tương”, bơi trong
"Sông cái mỉm cười”, "Gặp lại dòng sông” của anh để "Thì thầm
(với) tuổi thơ” của mình! ...
Tác
giả Hoàng Xuân Họa
Địa
chỉ: Khu đô thị Linh Đàm Hà Nội
Điện
thoại: 01237758536
Email: haixuanhxh@gmail.com
_____
SÔNG TRONG THƠ NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Thế
giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông,
tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ
để mong người đời hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi
trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng "Sông Tương”, bơi trong
"Sông cái mỉm cười”, "Gặp lại dòng sông” của anh để "Thì thầm
(với) tuổi thơ” của mình!
Mỗi chúng ta, ai cũng có
một dòng sông tuổi thơ làm hành trang mang theo trong những ngày bươn trải mưu
sinh trên cõi thế đời mình. Người là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, người là
dòng sông Cầu sông Thương thơ mộng, người là sông Đáy sông Châu thương nhớ,
người là sông Hậu sông Tiền mênh mông ngút ngát tầm mắt, người là sông Gianh
sông Bến Hải trong đợi chờ những năm xa cách… Nói chung, đó là dòng sông quê,
dòng sông tuổi thơ. Ở đây tôi không dám bình luận gì. Thơ vốn là "cõi bồng
phiêu” (chữ của cố thi sĩ Bùi Giáng). Đã là "cõi bồng phiêu” thì không thể
luận bình, chỉ xin nêu một vài rung cảm khi đọc thơ sông nước của Nguyễn Nguyên
Bẩy. Bài có tiêu đề "Sông Tương”. Tôi cam đoan bài thơ này anh viết hồi
trai trẻ, cái mơ mộng tình của anh thăng hoa thành một dòng sông không có thật,
Sông Tương, rồi trôi theo đời anh vào những dòng sông có thật mà anh viết sau
này.
Sông Tương
Gió thổi qua mắt em
Gió mang theo vị mặn
Mắt em nhìn đâu sao lâu chớp thế
Có phải em dong thuyền ra bể
Lỡ rớt mái chèo trên sông Tương?
Hỏi em anh bỗng nhiên buồn
Chiều nhạt nắng tóc xõa vai nhạt nắng
Sông Tương
Sông Tương ở đâu
Mà ai cũng đi qua sông Tương nhỉ
Ai đi qua cũng rớt mái chèo…
Từ Sông Tương, Nguyễn
Nguyên Bảy lội qua Cầu Gió, đi trên Thuyền Tình, hát ca cùng Sông Cái Mỉm Cười,
để tới bến bờ hạnh phúc hôm nay, thật sự là một hành trình gian truân đầy nghị
lực, và đáng khâm phục. Mời đọc Thuyền Tình:
"Con cái đứa nào cũng
đứt ruột đẻ ra/ Nhưng Mẹ thương con nhất/ Thương thằng mộng mị thơ ca/ Chọn yêu
cuộc tình kiếp nạn/ Cuộc đời làm sao đủ ván? Đóng nên thuyền tình/ Biển gần bờ
cá cạn/ Khơi xa sóng kình/ Mẹ gieo quẻ tiền chinh/ Hai chinh úp sấp/ Công sinh
thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để Mẹ lo buồn/ Con yêu em thật lòng/ Nợ vay từ
thuở hư không/ Nắm tay nhau kết phiến thuyền tình/
Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Để thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt/ Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/
Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Để thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt/ Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/
Buông nguyện cầu/ Mẹ
gieo quẻ tiền Chinh/ Một chinh cười/ Một chinh khóc/ Mẹ tạ Âm Dương/ Thấu cảm
lòng tình/ Con nép khóc gục đầu ngực Mẹ/ Vòng tay già gầy guộc ôm con/ Thuyền
tình hạ thuỷ…”
Thơ như thế không là tầm thi sĩ, nghệ sĩ thì thơ nào mới là thi sĩ, nghệ sĩ?
Thơ như thế không là tầm thi sĩ, nghệ sĩ thì thơ nào mới là thi sĩ, nghệ sĩ?
Riêng với sông Hồng, dường như hồn thơ Nguyễn
Nguyên Bảy lúc nào cũng dạt dào cảm hứng. Một làn gió mát, một bóng mây bay,
một đám củi rều đều là những nghĩ ngợi trong thơ anh: "Tượng hình dòng
sông đầy gió/ Trên sông có cây cầu gió vẽ/ Quê hương còn đó gió về/ Gió về gặp
bến sông xưa…” (Cầu gió).
Nguyễn Nguyên Bảy không
những là người của báo chí, của văn chương, của thi ca mà anh còn là người của
công chúng trong lĩnh vực phong thuỷ đã nhiều năm nay. Anh vào nghề viết lách
từ Đài phát thanh Tiếng nói Viên Nam, sau đó là Đài Truyền hình TpHCM cho đến
khi nghỉ hưu. Tôi may mắn được gặp anh, được trực tiếp trò chuyện cùng anh thấy
sức làm việc của anh thật đáng nể, không muốn nói là phi thường. Không biết
dùng chữ nào khác để chỉ về việc này nên tôi dùng chữ… nể là do vậy! Trí nhớ
của anh nữa, còn đáng nể hơn nhiều! Muốn anh đọc bất cứ bài thơ nào đó trong
"toà núi” Thơ Nguyễn Nguyễn Bẩy xuất bản hồi quý 3, năm 2010 là anh đọc
thuộc nguyên văn cả bài. Có bài dài cả trăm câu. Anh còn có trang web, trang nguyennguyenbay.com. Ở đấy Nguyễn Nguyên
Bảy "nén” một số lượng lớn các bài thơ sáng tác từ trên 40 năm trước và
những bài mới sáng tác gần đây, những cuốn tiểu thuyết đã xuất bản thành sách
tại nhiều nhà xuất bản có tên tuổi trong Nam ngoài Bắc, cùng những bài bình
luận văn chương mà anh gọi là "Đò đưa văn chương”. Cả việc anh đọc mạng
internet hàng ngày cũng khiến chúng tôi kính phục. "Người yêu văn chương
mà không chịu đọc, không cập nhật báo chí văn chương hàng ngày sẽ làm việc
không mấy hiệu quả”. Có lần anh tâm sự với chúng tôi thế nên chúng tôi biết anh
đọc nhiều là vì thế. Nghĩa là những bài có chất lượng ở các trang web, trang
báo điện tử, đọc thấy tâm đắc là anh tải về nhà mình để giới thiệu cho bạn bè
khi thăm nhà anh cùng thưởng thức, cùng suy ngẫm về những vẫn đề có tính thời
sự, xã hội hàng ngày đang nóng ở đâu đó trên đất nước ta. Anh không ngần ngại
khi đưa những bài có nội dung gai góc, ngay cả thơ anh cũng nhiều bài khá gai
góc: "Giời ơi có mắt không giời/ Cớ chi để ban mai tự tử?/ Tự tử ư?/Thoi
đưa thời gian/ Mai thay ban mai khác/ Ban mai nay chôn xuống lạc loài/ Không
sống không thác/ Mắt nhìn thèm thoi đưa/ Nhìn thèm nắng non khoe nõn/ Nhìn thèm
gió lụa chạm môi/ Nhìn thèm chim hát/ Nhìn thèm hoa lan tan hương… Tạ ơn trời
kịp thức thiện lương/ Ban Mai đã không tự tử” (Thoi đưa).
Thế giới thơ Nguyễn Nguyên
Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông, tình yêu, cuộc sống;
nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ để mong người đời
hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi trên những dòng
sông tươi mát. Bơi trên dòng "Sông Tương”, bơi trong "Sông cái mỉm
cười”, "Gặp lại dòng sông” của anh để "Thì thầm (với) tuổi thơ” của
mình: "Tôi đã yêu một dòng sông/ Năm mươi năm rồi dòng sông có biết?/ Lúc
ấy tóc tôi và tóc mình cùng xanh ngọt/ Mà giờ đều trắng hoa lau…” (Gặp lại dòng
sông).
Với gần 50 năm cầm bút,
viết báo, viết văn, làm thơ để ngợi ca quê hương đất nước thông qua người mẹ
dòng sông thương quý của mình với những rạo rực ngôn từ. Kể cả lúc đang đắm
mình trong biển, lặn ngụp trong lòng biển anh vẫn nhớ về sông: "Anh ngụp
lặn quẫy đùa thời trai trẻ/ Những chiều sông Cái quê hương/ Nhớ tuần trăng mật
chẳng bình thường/ Tình xém chìm trong bể đời nước mắt/ Hỡi quá khứ với bao
nhiêu mặn chát/ Ngươi cũng là vị biển của tình yêu/ Thả mình phơi trong đỏ biển
chiều Anh theo sóng cắn mềm bờ cát…” (Biển đổ chiều). Và hình như, trong tâm
tưởng lúc nào anh cũng cảm thấy mình mắc tội với sông: "Tôi ngồi với bóng
của tôi/ Bóng tôi ngả vào sông lẽ nào sông không biết/ Không biết cớ gì mở ngực
ôm tôi?/ Hoa lau cong vòng ngực gió…/ Tôi yêu mãi một dòng sông/ Không một ước
thề/ Không một hẹn hò trao gửi/ Mình bảo nói lời sao tội tội/ Tôi cười tội lội
qua sông/ Tôi đã đem tội lội qua sông/ Lội trọn một đời/ Bao nhiêu tội tôi sông
nhận hết” (Gặp lại dòng sông).
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy khó
đọc, khó cảm thụ nếu chỉ đọc lướt. Thơ mà đọc lướt thì… phí vô cùng! Tôi tin,
rồi đây sẽ có người thẩm định đúng giá trị thơ anh. Một khi thơ không còn những
ồn ào gây nhiễu kiểu thơ phong trào người người làm thơ, nhà nhà làm thơ như
hiện nay. Và họ sẽ không bỏ sót, bỏ quên tài thơ nhiều thăng trầm này.
Tôi tin…
Bài
viết này được nhà thơ
Nguyễn Nguyên Bảy gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 11.02.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thơ này phải đặt tên này mới thơ - Hoàng Xuân Họa
Ngày 19.6.2011
Thơ Du Nguyên lạ từ
cấu tứ đến cách thể hiện những "con âm”(*). Lạ ở sự thể hiện cái tôi vốn
tiềm ẩn trong tâm trạng con người xưa nay thường thế, nhưng đã bị chặn, cất
giấu xuống đáy kho hồn để đi vẽ vời những lời đầu môi, ngọn lưỡi ”điêu ngoa”
chẳng để cho ai, cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu mà nhiều người viết văn, làm
thơ cuối đời mới ngẫm ra "chân lý” đó họ đành quay về "Đi tìm cái tôi
đã mất” thì đã muộn, muốn cũng chẳng thể tìm được nữa.
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Hoàng Xuân Họa
Địa chỉ: Khu đô thị Linh Đàm Hà Nội
Điện thoại: 01237758536
Email: haixuanhxh@gmail.com
_____
THƠ NÀY PHẢI ĐẶT TÊN
NÀY MỚI THƠ
(Đọc
tập thơ Mục xó xỉnh cười của Du Nguyên)
Thơ Du Nguyên lạ từ cấu tứ đến cách thể hiện những "con
âm”(*). Lạ ở sự thể hiện cái tôi vốn tiềm ẩn trong tâm trạng con người xưa nay
thường thế, nhưng đã bị chặn, cất giấu xuống đáy kho hồn để đi vẽ vời những lời
đầu môi, ngọn lưỡi ”điêu ngoa” chẳng để cho ai, cuối cùng cũng chẳng đâu vào
đâu mà nhiều người viết văn, làm thơ cuối đời mới ngẫm ra "chân lý” đó họ
đành quay về "Đi tìm cái tôi đã mất” thì đã muộn, muốn cũng chẳng thể tìm
được nữa. Ngày nay, thế hệ 8X trong không khí cởi mở tuổi @ đã đi từ chính nỗi
cô đơn, đi từ cái tôi bản thể ngay từ những bài thơ đầu chập chững vào nghề.
Điều đó cũng dễ hiểu, vì không thể bắt quy luật… quy ngược lại chính mình, sơn
phết buồn thành vui. Khi tôi cô đơn thì có quăng tôi vào giữa biển người ồn ào
những cái vui thì cô đơn, tôi vẫn cô đơn giữa đám người vui cuồng phố xá:
"tôi không biết làm sao/ thoát khỏi nỗi cô đơn đang vón cục/ lăn lóc trên
đường…”. Hoặc là: "Đêm qua chú sâu nằm mộng/ và nửa mùa đông hát một điệu
ballad buồn/ có ai nói lời xin lỗi vì đã để tôi cô đơn đến thế này không?...”
Một bài thơ, một tập thơ
đọc xong cho thu lượm được một chút gì đó là điều đáng nói, thì chính tập thơ
"Mục xó xỉnh cười” của Du Nguyên đã làm được điều này:
"một trục đường biến dạng những
khuôn mặt.
những khuôn mặt đồng dạng dạng dạng dạngggggg những khuôn mặtttttttt
người qua đường dẫm lên các khuôn mặt
người lao công quét những khuôn mặt
những khuôn mặt vui cười nháo nhào”….
(Không đề phố)
Mỗi khi có một giọng thơ
mới lạ xuất hiện người ta hay liên tưởng đến giọng thơ ấy giống ông này bà nọ,
ảnh hưởng thơ ông A, chị B rồi đặt ra những câu hỏi rất ngớ ngẩn khi cảm thụ.
Với Du Nguyên tôi chẳng thấy thơ chị giống ai, vậy mà vẫn có người đặt câu hỏi
như vậy khi đọc thơ chị. Có người chê cái tên Mục Xó Xỉnh Cười không thơ? Tôi
lại nghĩ: Thơ này phải đặt tên này mới thơ! Nói như bạn mayngusac
trên trang web binhdinhonline khi giới thiệu một chùm thơ của chị có lẽ là
chuẩn xác: "Thơ Du Nguyên cách tân và thể nghiệm táo bạo đến từng tế bào
của cảm xúc. Với đôi chân dài, Nàng Thơ trong Du Nguyên chạy tung tăng trên
đồng cỏ xanh rì để mở lòng đón nhận, thâu gom cơn gió thời đại thanh tân mà
tươi mát. Đôi chân trần của Nàng giẫm lên những dấu hài đã đi lạc vào ngõ cụt,
đạp lên những sáo mòn, cũ kỹ một cách không thương tiếc. Thơ Du Nguyên không dễ
đọc bởi sự xù xì, góc cạnh trong ngôn từ, khó đọc nhưng dễ cảm để rồi sự tinh
giản luôn đồng nghĩa với ám ảnh…”.
Còn tôi, khi ngồi nghe chị
trình bày bài thi tốt nghiệp, tôi có cảm giác như chị cầm chiếc lá dứa gai cào
ngược vào cảm xúc của mình:
- "Và ngày tôi sinh
Trên cánh đồng hoang màu phấn dại
Trên đầu mẹ, hai phần ba tóc khóc
Trong mắt cha nhăn nheo hình khối
Và ngày tôi sinh,
07.3.1988…”
(nhữngmẩuvụn của gió).
Cảm xúc còn bi kéo căng ra
hơn nữa với giọng Nghệ lơ lớ ngọt mềm:
"Ngày hiu hiu
lòng hiu hiu
liu tiu như quả cà khiu
chiều tiu hiu
em buồn xíu xíu…”
Du Nguyên nhận thức ra sự
đô thị hoá với hiện hình một bộ mặt cuồng dại. Nó đang tiêu diệt những cánh
đồng, tiêu diệt những dòng sông:
"tôi đi tìm chiếc bóng rớt lại phía
sau những ô cửa lỗ chỗ
nắng nhạt màu lưu niệm
mùa thu, nỗi nhớ đóng khung vào ngõ hẻm gió
chẳng còn vết dấu.
tôi bước cao bước thấp trên cánh đồng cạn
con rắn nước bung mình
con cua đồng chạy trốn
khói va vào bóng tôi
chiếc bóng xa lạ không còn mùi rơm rạ ướt…”.
(Chiếc bóng rã)
-"rồi một ngày giữa lòng hạ khét
đắng
cỏ gà tháng Bảy nhớ lời ru của đất
tôi khăn gói về phía ngày xưa.
khi trở lại cánh đồng kí ức ấy
những ngôi nhà cao tầng mọc lên
gió không còn hát nữa…”
(Nơi cánh đồng bạc màu gió nắng)
Đô thị hoá đã đẩy con
người vào bế tắc bởi những ham muốn tầm thường ngây dại:
- "phố xá đông hơn
bởi nỗi cô đơn người ta thả vào không khí
ai cũng có thể ngửi được mùi mồ hôi của nhau
mà không ngửi được lòng nhau…”
(hohohihiHa haaa)
Ngôn ngữ thơ của Du Nguyên
cũng khá lạ. Đọc có vẻ trục trặc nhưng lại gợi về âm thanh và hình ảnh:
-"nhìn dòng người đưa tiễn nhau về
nơi mười đầu ngón tay
Roang roác ruệch roạc ròng rọc rươn rướt.
(…)
trên tay là xác con cào cào khô quắp quằm quặp
cười ngô nghê nghê ngô ngôôôôôô….
ở cái thành phố nhoàm nhoạp nhuếch nhoáp
nhoăm nhuỵt rác và bụi này
sự cô đơn, thất bát, bạc bẽo rẻ rúng như cái búng tay lơ đễnh…”.
Duyên do tôi có tập thơ
Mục Xó Xỉnh Cười của Du Nguyên là một bạn làm thơ trẻ quen biết ở một tình xa
học khoa viết văn khoá 10 trường đại học Văn hoá, HN. Hôm bảo vệ luận văn tốt
nghiệp mời tôi đến để có "người nhà” bên cạnh cho thêm tự tin. Gặp Du
Nguyên nên chị tặng tập thơ này. Về đọc thấy thú vị nên giới thiệu lên đây một
gương mặt thơ mới đầy triển vọng của thi đàn VN trong những thập kỷ tới của thế
kỷ 21. Tôi thực sự đặt niềm tin vào chị.
Du Nguyên sau khi
bảo vệ luân văn xong chị tặng thơ haixuanhxh trước cửa giảng đường khoa viết
văn đại học Văn hoá, HN - ngày 6 - 6- 2011
Chùm
thơ Du Nguyên:
LẠI ĐÂY THƠM TÍ
ngày hiu hiu
lòng hiu hiu
líu tíu như quả cà kiu
chiều tiu híu
em buông xíu xíu.
a ơi bé tí
à ơi lớn tí
à ơi hay xí*
em già rồi mà tâm hồn bé tí.
Bao giờ hết buồn tí
Đem sầu hong tí
Cho vừa lòng gió tí
đỡ sầu cơn môi tí
bé tí có về tí?
ngày còn hiu hiu
lòng còn hiu hiu
chiều còn tiu híu
em còn buồn xíu
xiu xiu xiu xiu
à ơi bé tí
à ơi lớn tí
à ơi hay xí
em già rồi mà tâm hồn lí tí.
nào
lại đây thơm tí.
Du Nguyên
LẠI ĐÂY THƠM TÍ
ngày hiu hiu
lòng hiu hiu
líu tíu như quả cà kiu
chiều tiu híu
em buông xíu xíu.
a ơi bé tí
à ơi lớn tí
à ơi hay xí*
em già rồi mà tâm hồn bé tí.
Bao giờ hết buồn tí
Đem sầu hong tí
Cho vừa lòng gió tí
đỡ sầu cơn môi tí
bé tí có về tí?
ngày còn hiu hiu
lòng còn hiu hiu
chiều còn tiu híu
em còn buồn xíu
xiu xiu xiu xiu
à ơi bé tí
à ơi lớn tí
à ơi hay xí
em già rồi mà tâm hồn lí tí.
nào
lại đây thơm tí.
Du Nguyên
----
* cô gái cứ hở miệng ra "xí” và hay buồn
----
* cô gái cứ hở miệng ra "xí” và hay buồn
----
ĐIÊU NGOA
Và lại bắt đầu buồn bằng ngón chân phờ phạc
đốm nắng điệp ngôn bằng những ca từ mụ mị
căn nhà, mạng nhện, giá sách, quạt điện
tôi đang gõ
những điêu ngoa
thật ra thì
tôi chán nắng lắm rồi
chán những cơn mê đêm kim phút kim giờ nhàu nhĩnh
chán tôi lệch kênh nỗi nhớ người
nhớ luôn cả điêu ngoa.
lại huyễn hoặc nỗi buồn theo thời gian
sẽ chỉ còn lại một châm nhỏ suy nhất
của một tuyệt vọng
tất cả chúng ta vẫn có thói quen tự thoả hiệp mình
rồi cứ thế
đi bằng những cái lưỡi điêu ngoa mà quên nhau.
Sớm nay thật sớm
Tôi ra chợ
nhặt về cho mình những dạng chiếc lưỡi
sấp - ngửa của những kẻ bán – mua.
Thật ra thì
Tôi cũng điêu ngoa
giống họ
khi nói rằng tôi vẫn yêu anh.
Mùa hạ cuối cùng
Trong căn phòng chật chội mùi hoa khô
Mùa thu dường như già cỗi
Đàn kiến đi từng bước
Chạm vào vết thương nhỏ trên bức tường cô độc
Nơi đó mùa đông đang ngủ rất say.
Cô gái có thói quen thổi những chiếc bong bóng lên trời
Nghe điệu hát của những người Digan tự do
giữa thành phố chật chội mắt kính
Những mắt kính cô độc
như bức tường có vết thương nhỏ kia
Những mắt kính người ta đeo chống bụi
Lô nhô ngoài đường.
Trong căn phòng có những tấm ảnh xộc xệch
Người đàn ông ấy đã vĩnh viễn ra đi
Khi hôn cô qua một cặp kính
Ôi cái hôn thật nhạt
Như những ngày nắng cuối cùng của mùa hạ tụt huyết áp
đi qua.
Có một buổi sáng
Những chú họa mi đi vắng
Mùa đông buồn bã trượt dài trên chiếc ghế sô- fa nâu
Đàn kiến nhẩn nha cõng một sợi tóc bạc
lấp vào vết thương nhỏ trên bức tường đang ngủ say ấy
Từ hai hốc mắt cô nhỏ ra một thứ nước vị biển
Như mùa đông lạnh lẽo bất tận.
Cô gái có thói quen thổi những chiếc bong bóng
Nghe những điệu hát của người Digan khi buồn
Cô gái ấy cũng ra đi vĩnh viễn
Theo mùa hạ tụt huyết áp cuối cùng.
Du Nguyên
LẺ
Trong giấc mơ
Tôi chỉ còn mấy xu lẻ
Như người điên chỉ còn lại nụ cười để giao thiệp với cuộc đời
Và bằng cách đó, tôi có thể mua một ít niềm vui
Treo cành loang niệm
Ngày không còn mùa đông trôi trên bàn tay
Lọn tóc xoăn chẳng thể mượt mà cả điều giản đơn nhất
Tôi cầm lược chải từng sợi tóc rối
Chỉ còn mấy xu lẻ nữa thôi
Và tôi mơ, giấc mơ tật nguyền.
Người đàn ông ấy nói lời yêu khi tôi cạn kiệt những sắc màu thiếu thắt
Người bạn ấy nói lời xin lỗi vì đã bỏ tôi lại
Khi tôi phải cảm ơn điều đó vì cho mình được nhấm nháp nỗi cô đơn
Kỉ niệm gọi quay về khi tôi chỉ còn mấy xu lẻ
Và tôi hát, bài hát tật nguyền
Tôi yêu tôi trong bóng tối.
Còn ai ngồi bên tôi trong những đêm tháng Tư rệch rạc
Khi ngoài phố, chiếc đèn cao áp đã ngủ quên
Khánh Ly cũng không hát nữa
Tôi gặp Trịnh trong giấc mơ buồn.
Có một lần, tỉnh dậy sau cơn mê dài tan cơn ngái ngủ
Tôi đã khóc
Vì trong giấc mơ ấy, tôi không thương mình
Mà đi thương nỗi cô đơn thuộc về người khác
Rồi giấc mơ bỏ tôi đi
Đồng xu cuối cùng cũng biến thành đường chỉ tay mới
Đứt gãy những quãng mùa buồn bỏ lại phía sau.
Tôi là kẻ khất thực đêm
Trắng tay đi yêu nỗi cô đơn không phải của mình.
Du Nguyên
---
NIỆM
Nơi con đường mùa mưa
cây cơm nguội rắc vàng xuống phố
Tháng Ba hoe xanh sũng mắt cào cào
Sầu đông tím chở quạnh buồn lang thang trên dốc gió
Rưng rức heo may.
Nơi cơn giông màu đỏ tháng Ba chưa tắt
Anh đi ngược phía em
Cầm chiếc ô ố màu mận chín
Tìm cỏ cô niệm.
Nơi con đường xập xòe loài sẻ nâu líu ríu
Ta đi tìm nhau dưới gốc thược dược già
Đã mấy mùa rồi cúc chẳng bung tiếng hát
Trong veo xưa.
Có một ngày sau những tháng năm cạn khô như xác mướp
Em quên mất khuôn mặt anh
khi chạm vào ánh mắt của người đàn ông xa lạ
Em thôi nhắc về ngày cũ
Mùa gió chiều run rút hoang liêu.
Chúng ta đã không tìm thấy nhau dưới gốc thược dược già
Tháng Ba vẫn thế
Xanh xưa trong ánh mắt veo tròn.
Du Nguyên
----
(*):
Chữ của Lê Đạt.
Rút
từ tập thơ Mục Xó Xỉnh Cười của Du Nguyên-XNB Hội Nhà văn-2011
----
Địa
chỉ: Khu đô thị Linh Đàm Hà Nội
Điện
thoại: 01237758536
Email: haixuanhxh@gmail.com
Email: haixuanhxh@gmail.com
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 19.6.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
"Ứớc gì có cánh”- Tập truyện hay dành cho trẻ em của Dương Hiền Nga
Ngày
21.10.2010
Cầm tập
truyện "Ước gì có cánh” gồm 12 truyện ngắn của Dương Hiền
Nga trên tay làm tôi nghĩ tới những chuyện thần kỳ, truyện cổ tích, truyện
nhân cách hoá, một thủ pháp nghệ thuật mà những người viết truyện đồng thoại
thường dùng (mảng văn học thiếu nhi thường mang tính đặc thù này). Đúng là như
vậy. Dương Hiền Nga nhân cách hoá họ hàng cậu ông trời trong
truyện "Hội nghị nhà cóc” ngộ nghĩnh, đáng yêu và thú vị như
được xem một màn hoạt cảnh sân khấu.
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Hoàng Xuân Họa
Địa chỉ: Khu đô thị Linh Đàm Hà Nội
Điện thoại: 01237758536
Email: haixuanhxh@gmail.com
_____
ƯỚC GÌ CÓ CÁNH- TẬP
TRUYỆN HAY DÀNH CHO TRẺ EM
Cầm tập truyện "Ước
gì có cánh” gồm 12 truyện ngắn của Dương Hiền Nga trên tay làm
tôi nghĩ tới những chuyện thần kỳ, truyện cổ tích, truyện nhân cách hoá, một
thủ pháp nghệ thuật mà những người viết truyện đồng thoại thường dùng (mảng văn
học thiếu nhi thường mang tính đặc thù này). Đúng là như vậy. Dương Hiền Nga
nhân cách hoá họ hàng cậu ông trời trong truyện "Hội nghị nhà
cóc” ngộ nghĩnh, đáng yêu và thú vị như được xem một màn hoạt cảnh sân
khấu.
Truyện "Cái
chết của chim sâu” đọc xong thấy cảm thương cho chú chim sâu bé nhỏ chẳng
làm thiệt thòi, gây hại đến ai chỉ vì đám trẻ hiếu động thích chơi trò súng
ống, dùng súng cao su bắn què một chân dẫn đến cái chết tức tưởi sau đó của chú
chim nhỏ trong vườn ổi. Trước khi chết chú chim sâu còn mơ thấy lũ sâu bọ đáng
ghét giễu cợt mình: "Chú thấy bao nhiêu sâu bọ bò ra, chúng đua nhau
gặm trơ cả các phiến lá non. Chúng đục thủng cả những quả ổi chín để chui vào…”.
Truyện "Ước
gì có cánh” là truyện mang tính gợi suy nghĩ cho người lớn. Đầu tiên
là "Một anh nông dân ngả lưng trên thảm cỏ, nhìn đàn chim bay lượn
trên bầu trời, bỗng thầm ao ước: Ước gì mình có cánh để tự do bay lượn.
Cả đời mình chân lấm tay bùn, gắn chặt với ruộng đồng, thật là buồn
tẻ…”. Một viên công chức trong bộn bề công việc bàn giấy dẫn đến nhàm
chán, thẫn thờ nhìn qua cửa sổ thấy đàn chim di trú bay qua cũng
- "ước gì có cánh”. Một sinh viên nghèo nhận được tin mẹ ốm, trông
lên trời thấy đàn én liệng cũng - "ước gì có cánh”, "ai
ngờ”, tất cả bọn họ ước phải giờ thiêng, bụt hiện ra ban cho mỗi người đôi
cánh để "bay theo ý mình”. "Thấy vui qúa, bao nhiêu hươu, nai,
trâu, bò, cá, ếch, rắn, lươn… cũng xin bụt ban cho đôi cánh để bay”… đi
chơi… Bay mãi, bay mãi… thưởng thức bữa tiệc tinh thần "bay” với nhau cho
đến lúc chán, khi đói bụng, nghĩ đến nghỉ ngơi và ăn uống. Trở về nhà thì thấy
người "lủng củng toàn cánh là cánh”. Lúc đó tất cả mới ngộ ra:
Chỉ bay lượn rong chơi mà không làm ra của cải vật chất thì chẳng có gì để ăn…
Đọc truyện "Ứơc gì có cánh” tôi liên hệ đến thời nay người ta
"làm kinh tế” kiểu phát triển chốn ăn chơi tùm lum hơn là phát triển trồng
lúa, trồng ngô khoai, việc này khoán trắng cho người nông dân mạnh ai nấy làm?
Nhỡ rồi, (nói dại mồm dại miệng) một thực tế xảy đến giống
chuyện "Ước gì có cánh” thì sẽ ra sao nhỉ???
Trong thời buổi các
nhà chế tạo phần mềm "chế” ra những siêu nhân quái gở, những người hùng
quần áo rằn ri lăm lăm súng ống to nhỏ bắn như vãi đạn vào nhau kích thích trí
tò mò của đám trẻ để ăn dỗ tiền của chúng ở những quán internet, quán Geme,
thì Dương Hiền Nga rủ rỉ kể những câu chuyện giản dị về loài vật để báo
động về môi trường xanh đang bị chính con người và những trò chơi vô ý thức của
con người huỷ hoại dần sự sống của chính mình. Mỗi câu chuyện là một lời thủ
thỉ tâm tình đầy nhân ái với trẻ em về cuộc sống, nhẹ nhàng mà thấm thía
như "Cô thợ gốm đáng yêu”, "Trăng rằm sáng trong”, "Xuân về
kể chuyện cây nêu”thấm đẫm tình cảm gia đình, làng xóm cộng đồng bình dị mà ấm
áp. Vừa dạy học vừa viết văn nên một số truyện in rõ dấu ấn tâm hồn nhà giáo
như "Vọng mãi lời cô”, "Bạn đồng hành” làm ta cảm động về
tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa quê hương sâu nặng tha thiết…
Cảm ơn nhà giáo - nhà
văn Dương Hiền Nga đã "vì tương lai con em chúng ta” mà cặm cụi
viết tập sách bổ ích kể trên. Xin được cảm ơn TRUNG TÂM VĂN HOÁ TRÀNG AN,
54/171, Nguyễn An Ninh – Hoàng Mai – Hà Nội, đã kết hợp với Nhà Xuất bản Văn
học, xuất bản và phát hành tập truyện trên tới bạn đọc. Đồng thời cảm ơn nhà
văn họ Trần đã mua sách đem tận nhà tặng haixuanhxh.
Bài viết
này được nhà thơ
Trần Vân Hạc gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 19.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 21.10.2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét