8 Truyện ngắn Hòa Văn (Quảng Nam)
Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014
Thế lính Hoàng Sa – Truyện ngắn Hòa Văn (Quảng Nam)
Thứ
hai - 26/05/2014 20:09
“Hoàng
Sa trời nước mênh mông Người đi thì có mà không thấy về Hoàng Sa mây nước bốn
bề Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.” (Câu ca dân gian Quảng Ngãi) Ngắm đi
ngắm lại người nộm mới làm xong, Thinh gật gật đầu tỏ vẻ ưng bụng. Đây là nộm
tượng trưng ông nội của Thinh, một ngư dân gần ba mươi tuổi, dáng người vạm ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
THẾ LÍNH HOÀNG SA
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng
hai khao lề thế lính Hoàng Sa.”
(Câu ca dân gian Quảng Ngãi)
Ngắm đi ngắm lại người nộm
mới làm xong, Thinh gật gật đầu tỏ vẻ ưng bụng. Đây là nộm tượng trưng ông nội
của Thinh, một ngư dân gần ba mươi tuổi, dáng người vạm vỡ.
Đợt tuyển quân binh đội
Hoàng Sa năm ấy, ông nội của Thinh được tuyển mộ. Ngặt nỗi nhà đơn chiếc, bà
nội sinh cha của Thinh tuổi mới thôi nôi, có người bày biểu ông nội làm đơn xin
hoản đi. Ông lắc đầu nói không nên.
Để bảo vệ chủ quyền biển
đảo của đất nước, triều đình Việt Nam ban chiếu chỉ lập đội quân binh Hoàng Sa
có biên chế ít nhất sáu mươi người (Đội này kiêm quản đảo Trường Sa), cứ sáu tháng
một lần một số người trong đội được thay thế. Làm nhiệm vụ ở nơi xa xôi cách
trở với đất liền, bốn bề biển cả mênh mông, sóng nước hung dữ, điều kiện sinh
hoạt không thuận lợi nên đội quân binh cần tráng đinh nghị lực.
*
Hết hạn công tác trên đường
trở về đất liền, Cai đội Văn Khiết lo lắng thật sự khi nhận hung tin một trận
bão sắp ập đến đe dọa tính mạng mười hai đồng đội cùng đi. Trong tình huống
tiến thoái lưỡng nan mới đi được nửa hải trình sau khi liên lạc về đất liền xin
ứng cứu Cai đội ra lệnh cho mọi người dùng tấm tâng thường ngày làm áo đi mưa
gói chặt ba lô lại tạo thành phao cứu sinh.
Mây đen tứ phương ùn ùn
tới vây kín một khoảng trời, mưa... từng đợt mưa như cầm chĩnh đổ rồi gió bão
gật mạnh liên hồi... trời tối sẩm. Con thuyền như chiếc lá giữa cơn phong ba
bão táp.
Ông Ba Tân người duy nhất
thoát nạn mỗi khi nhớ lại cảnh tượng thuyền bị cơn sóng dữ, gió bão to đánh tan
rã ra từng mảnh, hồn vía còn thất kinh!.
Ba Tân kể trong lúc loay
hoay xử dụng chiếc phao tự tạo, một cơn sóng ập đến nhận ông chìm lỉm, tức khắc
Cai đội Văn Khiết đã băng băng bơi tới cứu, trong lúc nguy nan đó Cai đội đã
trao cho Ba Tân chiếc phao của mình, xong tức thì bị cơn sóng tiếp theo cuốn
mất hút!. Hôm ấy chỉ mỗi mình Ba Tân bu bám được vào một mảng thuyền vỡ, rồi
trôi lênh đênh trên biển đến qúa trưa mới được đội tàu tiếp viện cứu vớt.
Người Cai đội chính là ông
nội của Thinh.
*
Hôm qua Thinh theo dân
làng đi tảo mộ gió. Mộ gió được dân làng đắp xây trên bán đảo Ré thể hiện nỗi
niềm vọng tưởng quan quân binh các đội Hoàng Sa hy sinh trên biển đảo mà hình
hài đã nằm lại giữa lòng biển khơi. Ngôi mộ gió của ông nội Thinh ở sát đường
trung tâm khu mộ.
Ở đây từ xưa tới nay có
tục lệ các quân binh dù hy sinh tháng nào, hằng năm cũng đồng tổ chức lễ tưởng
niệm vào ngày mười chín, hai mươi tháng hai âm lịch. Lễ thức Khao lề Thế lính
Hoàng Sa là nghi thức trang trọng gồm lễ tảo mộ, lễ Khao lề, lễ Thế lính... tín
tục mang đậm nét văn hóa tri ân tưởng nhớ các bậc tiền nhân hy sinh trong khi
làm nhiệm vụ gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương trên biển Đông. Tuỳ điều kiện
mà tổ chức nhưng tất cả ai nấy cũng đều cùng chung lo chu đáo trang trọng.
Ông Hai Hơn cha của Thinh
năm nay đã ngoài ngoài chín mươi tuổi. Tuổi tác tuy cao như vậy nhưng vốn dạng
người quắc thước nên trông ông còn khoẻ khoắn lắm, đặc biệt rất minh mẫn những
câu chuyện xưa truyền khẩu ông nhớ và kể lại khá mạch lạc. Mái tóc và chòm râu
bạc phơ phơ cộng với khuôn mặt chữ điền càng làm ông thêm đẹp lão và hiền hậu.
Từng là ngư dân chạm mặt với bao lượt sóng to bão lớn ở biển Đông, danh xưng
của ông được nhiều người biết tiếng đến nỗi hễ khi nào có thuyền ông ra khơi
đánh bắt cá ở biển đảo, bọn “giặc” gờm sợ không dám tự tung tự tác!. “Bây giờ
già rồi có muốn đi biển cũng không được rồi!”. Ông Hai Hơn nói trong niềm tiếc
nuối! Đôi mắt rơm rớm...
Buổi tiếp đoàn báo chí
trong và ngoài nước về dự lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa hôm nay, tại cù lao Ré
nầy đơn giản mà trọng thị. Ông Hai Hơn được nhiều phóng viên phỏng vấn, chụp
ảnh. Ông trả lời mọi vấn đề có từ có ngằn đầy tính thuyết phục, khẳng định
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước ta từ lâu đời có bằng có chứng
rành rành!.
Ông nói: Tuân theo chiếu
chỉ của vua, thời trước cùng với nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận(*) cư dân vùng bán đảo ba làng An(**),
Quảng Ngãi đã luân phiên cắt cử tráng đinh vào đội quân binh ra trấn giữ Hoàng
Sa, Bắc Hải(***). Hồi ấy anh em tráng đinh trước khi lên đường nhận nhiệm vụ
ngoài chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết của người khi biển, mỗi người tự
lo một đôi chiếu, bảy sợi dây mây, bảy cái nẹp vót bằng tre và một tấm thẻ bài
khắc rõ họ tên, tuổi, quê quán và phiên hiệu của đội Hoàng Sa...
Các phóng viên ngồi lặng
yên chăm chú lắng nghe ông Hai Hơn nói từng tiếng từng lời và hý hoáy ghi ghi
chép vào máy loptop. Một phóng viên hỏi: “Thưa cụ, tráng đinh mang theo các vật
dụng cụ vừa kể để làm gì?”. Đang trong tâm trạng rất xúc động khi diễn tả cụ
thể về các dụng cụ ấy nên mắt ông Hai Hơn ngân ngấn chực khóc... Lấy lại điềm
tỉnh ông giải thích cặn kẽ: “Tinh thần của các quân binh đội Hoàng Sa thật cang
trường, hầu hết đều biết rất rõ những gian khó ở biển đảo, nơi sóng gió tai
ương, giặc giả luôn rình rập và biết bao nguy hiểm kể cả cái chết luôn luôn cận
kề. Mà các anh chị biết không! Người hy sinh ở biển đảo xa xôi như vậy làm sao
mà chôn mà cất!. Tất cả đều thuỷ táng!. Trước khi thuỷ táng người chết được
đồng đội lấy đôi chiếu quấn vào thi thể, nẹp bảy nẹp tre, cột chặt lại bằng bảy
sợi mây, cuối cùng là gắn kỹ thẻ bài theo thi hài, sau khi làm nghi lễ xong
người quá cố được thả xuống biển khơi!. Vì thế mới có mộ gió trên đất liền!.”.
Đến giờ cả cánh phóng viên nam và nữ cũng thút thít khóc rồi. Một nữ phóng viên
trẻ măng mang phù hiệu tên Hải Hà, báo Trẻ Thời Nay, nói: “Quả thật là bi
hùng!”.
Khung cảnh nghi thức bà
con cư dân cù lao Ré cử hành Lễ Thế lính Hoàng Sa thật vô cùng linh thiêng.
Những chiếc thuyền được công phu làm bằng giấy mô phỏng theo hình dạng khinh
thuyền ngày xưa quân binh Hoàng Sa thường dùng để đi lại ở biển đảo, trên mạn
thuyền trang hoàng cờ xí và nhiều hình nộm người lính cũng làm bằng giấy, sau
khi cử hành phép tắc hồn phách cho hình nộm, mô hình khinh thuyền được đặt trên
bè chuối và thả trôi ra biển khơi. Lễ hội không chỉ là một tín ngưỡng dân gian
truyền thống, mà còn là lời nguyền của bao thế hệ người Việt Nam quyết tâm bảo
vệ biển đảo của Tổ quốc.
----
(*): Trước đây gọi chung là phủ Cảnh Dương,
Qui Nhơn, Bình Khang, Tư Chính
(**): Làng An Hải, An Vĩnh, An Kỳ
(***): Trường Sa
----
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
ĐT:
01202377263. Truyện ngắn đăng nhavantphcm.com.vn)
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 26.5.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Ở bên
Valen... – Truyện ngắn Hòa
Văn (Quảng Nam)
Thứ
năm - 13/02/2014 22:55
Na Na
ngồi bất động như thế nầy ít nhất cũng đã gần nửa giờ đồng hồ, chuyện xảy ra
đột ngột như từ trên trời rơi xuống hôm Chủ Nhật tới giờ mà cô chưa tin là sự
thật. Tình cảm hai con tim đang nồng nàn cháy, dễ thiêu rụi bất cứ mọi thứ lỡ
vướng vào vùng nồng cháy ấy, mà đột nhiên tắt ngấm giống đóm lửa gặp trận mưa
rào hay bị một gàu nước lạnh ai đó đan tâm tạc mạnh vào khiến cho chỉ còn mấy
hôm nữa tới ngày Valentine, Na Na bỗng hụt hẫng... Em gái mười hai tuổi từ sáng
đến giờ quấn quýt bên Na Na, cũng mấy lần thút thít khóc theo. Na Na bảo: - Vi
Vi, đừng làm chị buồn ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
Ở BÊN VALEN…
Na Na ngồi bất động như
thế nầy ít nhất cũng đã gần nửa giờ đồng hồ, chuyện xảy ra đột ngột như từ trên
trời rơi xuống hôm Chủ Nhật tới giờ mà cô chưa tin là sự thật. Tình cảm hai con
tim đang nồng nàn cháy, dễ thiêu rụi bất cứ mọi thứ lỡ vướng vào vùng nồng cháy
ấy, mà đột nhiên tắt ngấm giống đóm lửa gặp trận mưa rào hay bị một gàu nước
lạnh ai đó đan tâm tạc mạnh vào khiến cho chỉ còn mấy hôm nữa tới ngày
Valentine, Na Na bỗng hụt hẫng...
Em gái mười hai tuổi từ
sáng đến giờ quấn quýt bên Na Na, cũng mấy lần thút thít khóc theo. Na Na bảo:
- Vi Vi, đừng làm chị buồn
thêm!.
Vi Vi không chịu:
- Em chia sẻ mà!
Na Na:
- Em mới từng nầy tuổi,
chia sẻ gì?.
Vi Vi:
- Em mất ăn kẹo Hà Nội
rồi!.
Na Na bật cười thành
tiếng, hóa ra cô nhỏ nhớ anh người yêu của chị thông qua những bao kẹo đặc sản
Hải Hà, mỗi lần đến nhà thăm và rủ Na Na đi bách phố, Tuần tặng Vi Vi để lấy
lòng!. Nói là thế nhưng Vi Vi nhớ là phải thôi. Tuần anh chàng sinh viên mới ra
trường, đẹp trai, hát hay, mà nhất lại là sinh viên loại giỏi, nếu như phần
đông người học xong về “thủ túc tại gia” chờ xin việc đến mỏi cổ, thì Tuần năm
cuối đại học ngoại thương Sài Gòn, đã có ít nhất hai công ty một là liên doanh,
một là một trăm phần trăm vốn nước ngoài mời Tuần mời làm việc ngay sau khi ra
trường. Với lại, Tuần hay tập cho Vi Vi những bài hát tuổi teen hay ơi là hay!
Bảo làm sao cô bé Vi Vi không mến.
Vi Vi ngồi lọt vào lòng
chị ngước mắt lên nói như phân trần:
- Em vào mạng chat với anh
Tuần nghe chị?
- Em chat chuyện gì?. Na
Na hỏi.
- Thì...
Vi Vi không nói hết ý. Vụt
chạy vào phòng.
Vừa mở máy, Vi Vi gọi Na
Na:
- Chị ới anh Tuần mail cho
chị nè!
Ngày tháng năm...
Na Na, anh biết xử sự như
vậy là không được. Không được cho cả anh và em nhưng làm thế nào bây giờ. Tình
yêu và tiền bạc hai vấn đề không ăn nhập gì, anh hiểu em hiểu, mà mọi người có
hiểu không? Anh đau đầu trước chuyện không ngờ... Mẹ em có lý của mẹ em, anh
không dám trách một điều gì. Anh không quên những gì gia đình em dành cho anh.
Ban đầu anh chỉ nghĩ, mẹ em bạn học ngày xưa của mẹ anh, mọi sự giúp đỡ nào đó
hợp tình thôi. Chính mẹ anh biết chuyện cũng không ngăn cản gì mẹ còn nói: Hồi
còn ở quê Gò Nổi, gia đình mẹ em khó khăn nhưng sống tốt lắm!”. Anh mong em
quên đi những tình cảm cả hai dành cho nhau. Nếu có thể trước Valentine nầy
mình gặp nhau để hiểu và chia tay!
Tuần (tuanna.yeu@gmail.com)
À ra chuyện như thế! Na Na
đọc đi đọc lại mail mấy lần và định mail trở lại nhưng thôi.
Buổi tối ập đến tự bao
giờ. Căn phòng tối om sau khi Na Na tắt máy vi tính. Rất mệt mỏi và căng thẳng,
Na Na cảm nhận như vậy. Tình yêu khó thật! nó không như mơ tưởng.
Có lẽ Tuần nói đúng, tuổi
của Tuần và Na Na còn lâu lắm mới có được một tình yêu đúng với nghĩa của nó.
Nhiều lần Na Na trách yêu Tuần: “Tại sao anh không thi vào trường gì đó sau làm
nhà tâm lý học mà lại học ngoại thương nghề của buôn bán đổi chát!”. Bởi nhiều
khi trong các cuộc chuyện trò giữa hai người, Tuần bắt chuyện dẫn chuyện và đưa
rất nhiều câu chuyện có ngọn có ngành và logic lạ! Tuần thì lý luận: “Thương
trường ngày nay không chỉ có mua bán không đâu? Nó chất chứa đủ điều kiện ắt có
và đủ để dẫn tới hiệu quả... Ai chỉ biết chúi đầu chúi cổ bán bán mua mua có
ngày...”. Na Na chẳng quan tâm đến những điều Tuần nói, vì Na Na dân Y mà, suốt
ngày vật lộn với vấn đề bệnh tình, vấn đề thuốc thang... Lo xa hơn là nay mai
ra trường làm ở đâu? Lương bao nhiêu?. Na Na mơ có một mái ấm đầy đủ mọi thứ,
nhất là có người chồng và những đứa con như ý!.
Đứng dậy bật đèn, căn
phòng bừng lên ánh sáng dìu dịu. Ánh sáng như trêu ghẹo Na Na trong lúc buồn.
Ngày tháng năm...
Trang điểm xong chuẩn bị
đi đến quán Nguồn Cội gặp Tuần theo lời nhắn, điện thoại Na Na tít tít báo Na
Na đang có mail mới. Mở xem mạng YuMe báo tin Na Na có bài mới được đăng lên
trang chủ. Lòng Na Na vui vui, bài viết về nỗi buồn đến trong những ngày giáp
Valentine của Na Na là tâm sự thật lòng, không có một chút xíu hư cấu thêm bớt
gì. Nội dung rất thật ấy được nhiều bạn chia sẻ.
Nguoiyeunguoi viết: “Team.
Có đắng cay mới thấy ngọt bùi thú vị bạn ạ! Cố lên!”.
HatCat viết: “Mong mọi
chuyện qua đi... Chúc bạn có ngày Valentine năm nay đẹp!”.
...
Chỉ sau mấy giờ post lên
trang nhà đã có hàng trăm bạn đọc và có đến bảy mươi hai bạn chia sẻ giông
giống như thế. Na Na thầm cảm ơn YuMe và các Yumer, những lúc như thế nầy nhận
được lời tâm sự chân tình hơn cho vàng cho bạc. Na Na nghĩ thế và vui vẻ dắt xe
đi...
Quán cà phê Nguồn Cội
trang hoàng ngày lễ Tình Nhân đơn giản mà thật hấp dẫn. Chính trong môi trường
trong lành của đêm cận kề ngày 14/2 nầy Tuần và Na Na không muốn nhắc lại câu
chuyện hiểu lầm cách đây mấy ngày. Na Na khoe mới có bài đăng trên trang chủ
YuMe và kể những tâm sự những chia sẻ của các bạn, Tuần không nói ra nhưng anh
cảm ơn các bạn nhiều lắm. Có chuyện tưởng khó giải quyết nếu được chia sẻ đúng
nơi đúng lúc sẽ có cơ may hóa giải nhanh chóng, mang lại bao niềm tin yêu mới.
Na Na và Tuần đang ở bên
Valen...
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 13.02.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
24
Tháng 12 – Truyện ngắn Hòa
Văn (Quảng Nam)
Thứ
năm - 26/12/2013 22:32
Sáng 22
tháng 12 Bây giờ mấy giờ rồi nhỉ?. Khang Di he hé giở chiếc chăn bông ra khỏi
mặt, nhìn qua tấm kính cửa sổ, bên ngoài trời sáng trưng. Độ này chắc hơn tám
giờ rồi chứ không ít. Khang Di tự hỏi và trả lời trong bụng như thế. Cả đêm hôm
qua cô bé trằn trọc mãi và không rõ đã chợp mắt ngủ từ bao giờ... Gần đến Noel
thời tiết hồi nào cũng vậy. Mưa lất phất và đặc biệt lạnh. Đúng như bài Thánh
ca mà Khang Di nghe hồi còn nhỏ xíu, bây giờ đã hai mươi tuổi rồi. Thật là thời
gian qua đi nhanh như mũi tên bay...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
24 THÁNG 12
Sáng 22 tháng 12
Bây giờ mấy giờ rồi
nhỉ?.
Khang Di he hé giở chiếc
chăn bông ra khỏi mặt, nhìn qua tấm kính cửa sổ, bên ngoài trời sáng trưng.
Độ
này chắc hơn tám giờ rồi chứ không ít.
Khang Di tự hỏi và trả lời
trong bụng như thế. Cả đêm hôm qua cô bé trằn trọc mãi và không rõ đã chợp mắt
ngủ từ bao giờ...
Gần đến Noel thời tiết hồi
nào cũng vậy. Mưa lất phất và đặc biệt lạnh. Đúng như bài Thánh ca mà Khang Di
nghe hồi còn nhỏ xíu, bây giờ đã hai mươi tuổi rồi. Thật là thời gian qua đi
nhanh như mũi tên bay...
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa
sinh ra đời...”.
“Bài ca nầy Dương Phương
hát thì tuyệt!. À mà quên đã tự hứa không nhắc đến anh chàng tên Phương ấy
nữa!”. Khang Di lại tự trách mình như vậy khi trong đầu cô đang lần lượt hiện
ra cơ man hình ảnh anh chàng “đáng ghét” ấy.
Khang Di lắc lắc đầu khi
soi gương chải tóc. Kiểu tóc búp bê ôm khuôn mặt bầu bĩnh non tơ như thế ai mà
không để ý được. Với lại Khang Di một cây bút truyện ngắn đang lên đồng thời
học giỏi nữa chứ!. Nếu ai đó bây giờ đứng đàng sau mà ngắm nhìn bộ dạng, khuôn
mặt mái tóc, đôi mắt của cô in rõ mồn một trên tấm gương cô đang soi sẽ không
thể nào “ghét em” được cho mà coi!.
Thế mà hiện giờ cả hai một
chàng và một nàng mang tên Dương Phương và Khang Di đang “ghét” nhau!.
Khang Di thẫn thờ ngồi vào
bàn trang điểm. Phải chi ngày hôm ấy hai người không “cãi cọ” nhau thì chắc
Khang Di chọn màu son hồng nhạt – màu son Dương Phương thích nhất – Và chính Khang
Di cũng rất thích bởi nó chỉ được đánh phơn phớt cho tôn hơn lên thôi chứ đôi
môi bình thường đã mọng màu son rồi!.
Đàng
nầy...
Chiều hôm qua khi nhỏ Trân
Anh đến nhà bảo:
“Thôi chuyện nhỏ như con
thỏ mà!. Hai “ông - bà” làm lành lại đi để nhóm bạn “tứ quý” của bọn mình đủ
đôi bốn cặp!. Noel sắp tới rồi...”.
Nói thiệt trong lòng của
Khang Di nguôi dần hờn dỗi nhưng lại nói:
“Ông” Phương phái
"bà" đi “sứ” à!.”
“Mô có!”
Trân Anh vừa nói vừa lắc
đầu và giơ ngón tay trỏ lên ý nói “xin thề”.
Bên ngoài trời bắt đầu mưa
lâm thâm kèm theo từng luồng gió bấc. Mưa gió gây nên cái lạnh nói theo kiểu bà
ngoại hay nói “Lạnh thấu xương!”. Khang Di mặc thêm chiếc áo ấm màu cánh sen –
cũng lại là màu “ông” Dương Phương “thích”!. Và cái áo ấy chính anh chàng mua
từ phố cổ Hội An về tặng.
Dương Phương học hơn Khang
Di hai năm cùng trường Sư phạm. Hồi còn học chung bậc phổ thông trung học đã
quen nhau sơ sơ. Bây giờ có gần gũi hơn chút nhưng gì thì gì cả hai hẹn khi
Khang Di ra trường hãy tính...!.
Phố Hàn mưa lạnh. Những
chiếc áo khoác đủ màu được các cô nữ sinh, sinh viên “khoe” ra khiến thành phố
vốn lịch lãm, mặn mà thường ngày thêm mặn mà – lịch lãm bội lần!.
Khang Di đang ở tâm trạng
chờ một lời tin nhắn hay một cuộc gọi từ anh chàng “đáng ghét” ấy thế mà chiếc
điện thoại trở nên vô duyên thật, nó nằm im trên bàn.
Khang Di đi loanh quanh
trong phòng. Ba đi làm chắc gần về, mẹ cũng vậy. Út Nhân đi học trung học phổ
thông chắc sắp về...
Phải chi ngày hôm qua “Ừ”
cái rẹt để nhỏ “đại sứ” Trân Anh đi về bắn tin cho anh chàng biết “Khang Di hết
giận rồi!” thì hay biết mấy!. Khang Di ngẫm nghĩ...
Chủ nhật rồi Dương Phương
hẹn Khang Di và các bạn trong nhóm “tứ quý” đi Tam Kỳ thăm dì của Khang Di đang
nằm viện. Dương Phương lại bỏ đi về quê vì một việc gì đó. Mà sau đó theo Dương
Phương tại ông cậu điện và nhờ chở đi về quê gấp nên không kịp báo cho Khang Di
và các bạn biết. Như vậy cả hai việc đều quan trọng cả. Một bên là thăm dì, một
bên bận đi chở cậu. Nhưng Khang Di cứ ngúng nguẩy bảo: “Chắc chi...” Cô giận
quá đã nói lỡ lời “Bất cần!” Dương Phương và Dương Phương cũng thiếu kiềm chế
nói lại “Thế thì thôi!”. Và cả hai chia tay hồi thứ Hai tuần trước đến giờ.
* * *
Tối 23 tháng 12
“Con à! Noel đến rồi! Sao
con lại quấn chăn ở trong phòng một mình vậy?”
Khang Di nghe rõ lời ông
già Noel nói.
“Ngoài phố giờ vui lắm con
ạ!. Các cây cầu bắc qua sông Hàn đang rực rỡ sắc màu. Con đường xung quanh sông
Hàn rất đông người đi Noel. Còn ở các nhà thờ không khí thật ấm áp và thắm
“Tình yêu thương” con ạ!. Ông biết con đang có điều gì không vui trong lòng
phải không?. Trông kiểu con nằm bó gối, khuôn mặt buồn rười rượi như thế nầy
ông đoán thế. Ngồi dậy con. Ngồi dậy trò chuyện cùng ông một chút thôi, để ông
còn đi thăm tặng quà các bạn nhỏ nữa mà... Ông giải thích lễ chính thức cử hành
vào ngày 25 tháng 12 (Lễ Chính ngày) còn tối 24 tháng 12 gọi là lễ Vọng. Trước
lễ Noel 4 tuần là Mùa Vọng và sau 25 tháng 12 là mười hai ngày Mùa Noel.”
Khang Di ngồi dậy. Đúng
thật khung cảnh Noel phố xá đông vui quá!. Những cây thông Noel được trang
hoàng chu đáo lộng lẫy hẳn mọi năm. Ở nhà thờ càng rộn ràng hơn. Cô đứng lặng
người nhìn hang Bêlem, nơi đấng hài nhi sinh ra đời trong máng lừa. Khang Di
thầm nhủ “Cuộc đời của mình có gì là khó khăn gian khổ đâu?. Lúc nhỏ và bây giờ
cũng vậy ba me, ông bà mọi người đều dành cho mình mọi sự chăm lo ân cần. Đời
sống còn nhiều thiếu thốn... mà ai không vậy...”.
Bất chợt Khang Di lạnh
toát mồ hôi. Dương Phương mới đứng cạnh Khang Di mà giờ biến mất rồi... Anh
chàng lạc vào giữa đám đông người kia rồi... Cô bật khóc.
Ông già Noel vỗ vỗ vai
Khang Di:
“Con hãy nín khóc!. Ông sẽ
gọi, sẽ biểu anh chàng gì gì ấy... À! Dương Phương của con quay trở lại. Ông
biết trong lòng của anh ấy vô cùng bối rối khi phải bước những bước chân xa...
xa... con!”
Trong nháy mắt sau khi
Khang Di thôi khóc và khẽ “Dạ. Dạ! Con xin ông...” Dương Phương xuất hiện trước
Khang Di.
Chẳng chút e dè ngượng
ngùng nào... Cô bé ôm chầm lấy anh chàng.
Cả hai rối rít “Cảm ơn ông
già Noel!”.
Dương Phương xúc động hát
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...” trong niềm yêu thương ngọt ngào!.
Khang Di dụi dụi mắt tỉnh
ngủ. Trời vẫn lạnh nhưng tạnh mưa. Khang Di kéo chiếc chăn bông đắp kín người
tính ngủ nướng thêm chút nữa. Chuông điện thoại reo khúc nhạc vui cô biết ngay
là của Dương Phương.
Khang Di nghĩ bụng nhất
định sẽ “thử ôm” anh chàng “đáng ghét” một lần như trong giấc mơ!.
24 tháng 12.
Noel đã đến!.
(Noel - 2013)
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 26.12.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Chuyện
tình già – Truyện ngắn Hòa
Văn (Quảng Nam)
Thứ
hai - 11/11/2013 08:19
Một
Facebooker post lên FB bức ảnh và ghi “Cảm phục trước cặp tình già hơn 100
tuổi!”. Ảnh chụp ông cụ ân cần dùng khăn lau mặt mũi cụ bà. Trước đó cũng trên
FB tôi bàng hoàng trước một tấm ảnh chụp hai cụ già và một con chó con đang ở
trên “khu đĩ” của ngôi nhà mái lợp bằng lá dừa chìm trong cơn lũ dữ, nước lũ
đang mấp mé mái nhà. Thời buổi giờ mọi chuyện đều biết cả chỉ có bên trong “cái
tâm tư” của mỗi con người là mù tịt. “Không mù tịt thì làm sao mà sống được”.
Đó là lý lẽ của Sân con ông Tư Rói. Ông Tư Rói có vợ cùng tuổi. Ông nói vậy.
Còn thực sự là bao nhiêu chỉ đoan đoán thôi ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
CHUYỆN TÌNH GIÀ
Một Facebooker post lên FB
bức ảnh và ghi “Cảm phục trước cặp tình già hơn 100 tuổi!”. Ảnh chụp ông cụ ân
cần dùng khăn lau mặt mũi cụ bà.
Trước đó cũng trên FB tôi
bàng hoàng trước một tấm ảnh chụp hai cụ già và một con chó con đang ở trên
“khu đĩ” của ngôi nhà mái lợp bằng lá dừa chìm trong cơn lũ dữ, nước lũ đang
mấp mé mái nhà.
Thời buổi giờ mọi chuyện
đều biết cả chỉ có bên trong “cái tâm tư” của mỗi con người là mù tịt.
“Không mù tịt thì làm sao
mà sống được”. Đó là lý lẽ của Sân con ông Tư Rói.
Ông Tư Rói có vợ cùng
tuổi. Ông nói vậy. Còn thực sự là bao nhiêu chỉ đoan đoán thôi vì có khi ông
nói bảy lăm, khi lại bảo tám mươi. Bởi giờ cả ông và bà đã lẫn thẫn. Lẫn thẫn
mà hay kể chuyện xưa.
Sân mỗi lần nghe cha mình chớm kể... “Ngày xưa...” là cự ngay:
Sân mỗi lần nghe cha mình chớm kể... “Ngày xưa...” là cự ngay:
- Ông lúc nào cũng ngày
xưa… với ngày nay...
Biết tính nết con nó nói
vậy rồi thôi chứ không đến nỗi nào... sau khi nói xong là tuỳ ông muốn làm gì
thì làm nên hồi nào cũng vậy đáp lại sự bặm trợn của Sân ông Tư Rói cất tiếng
cười khà khà miệng há hốc lòi cả hai hàm răng chỉ có nướu lợi rồi nói, giọng
nói lèo phèo nhát gừng nhờ nghe quen tai chứ ai lần đầu mà nghe chắc phải có
người “phiên dịch”:
- Kệ… tau… mắc mớ...
chi... mi!
Câu chuyện ông Tư Rói kể
sau đây cả xóm nghe miết đã thuộc làu nhưng ông vẫn kể như mới lần đầu.
Trong cơn lũ Giáp Thìn năm
64 cô Xang gốc người trên vùng thượng nguồn sông Đông không biết số mệnh bự cỡ
nào mà sau hai ngày đêm bu bám trên một mái nhà trôi lênh đênh cùng con nước lũ
dữ dằn thế mà vẫn sống, được trai tráng làng Ven Sông cứu vớt. Về sau một trong
số trai tráng ngày ấy gắn bó cả đời với cô Xang nên nghĩa vợ chồng là ông Tư
Rói.
Ông kể lũ năm Thìn là lũ
lịch sử. Lũ xảy ra ngay sau cơn bão to, ở làng Ven Sông nầy có nhà nước lũ chấm
mái tranh vì vậy gây thiệt hại rất lớn về người và của. Đặc biệt nghiêm trọng ở
các làng thượng nguồn sông Đông. Có làng như làng của bà Tư Rói coi như xoá sổ.
Hàng chục người chết, toàn bộ gia sản cả đời cắc củm gầy dựng chỉ sau mấy ngày
bão lũ trở thành tay trắng, phần lớn đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác sinh sống.
Ông Tư Rói bảo:
- Ghê sợ lắm!. Chừ nhớ lại
còn thất kinh huống chi...
Tôi hỏi:
- Thế con cháu ông ở đâu
mà giờ hai người già sống lụm cụm...
Không để tôi hỏi hết câu
ông Tư Rói trả lời ngay:
- Ôi con với cháu lúc nhỏ
thì mình nuôi lớn lên nó bay nó nhảy biết mần răng chừ!
Tôi đảo mắt nhìn quanh
ngôi nhà ba gian xây gạch lợp ngói.
Hình như biết điều tôi
đang suy nghĩ bà Tư Rói nói:
- Nhà của thằng Hai về làm
đó!.
Ông Tư Rói rạch ròi sau
trận bão năm... cái nhà tranh xiêu vẹo ba anh em con nhà tôi về hùn nhau làm
nhưng thằng Hai thì góp nhiều hơn chứ không hẵn chỉ của hắn.
- Mà rứa là tốt quá chứ
chi nữa...
Ông Tư Rói nói rồi lục đục
đi tìm ly rót nước mời tôi uống chè xanh.
Nước chè xanh nóng hổi bốc khói mang theo hương
lá dứa thơm lựng. Ông Tư Rói vừa rót nước vừa phân trần:
- Nghiện đã chục năm rồi!.
Có thể nhịn bữa cơm chứ bảo thiếu nước chè xanh này thì chịu!
Tôi đồng ý với ông về điều
nầy. Mỗi người khi về già cần có một thú thưởng thức gì đó... giống như các cụ
ngày xưa ăn trầu hút thuốc lá. Quê tôi ven sông đất màu mỡ ngoài cho các loại
cây trồng lương thực, thực phẩm còn sản xuất ra một loại lá đặc sản lá thuốc
lá... Hầu như cả làng đều trồng cây thuốc lá và chế biến sản phẩm từ lá thuốc.
Lá thuốc để nguyên quấn thành điếu là loại tốt còn những lá khác được xắt mỏng
dính thành sợi gọi là thuốc rê. Thuốc rê quấn giấy quyến hút cũng ngon tuyệt!.
Để có sản phẩm thuốc lá
người nông dân phải lao động cật lực lắm!. Ông Tư Rói hay lấy sự cực khổ của vợ
chồng ông ra làm bài học “lao động” với con cháu nào là “Lúc tau cỡ tuổi bọn mi
chừ, chuyện ăn và ngủ ở bên bờ thửa đất trồng thuốc lá là bình thường”. Cây
thuốc lá ham được tưới nước dữ... ai đảm bảo phân tro thuốc men đúng mức đúng
lứa và tưới nước đầy đủ sẽ trúng còn ngược lại ôi thôi coi như bỏ công bỏ của!.
Hai vợ chồng ông Tư Rói thuở son trẻ mỗi người một đôi gàu nan từ đầu đến cuối
vụ ngày đêm trên vai kìn kịt gánh nước tưới thuốc lá. Có thời điểm nắng hạn làm
ban ngày không đủ tranh thủ làm thêm ban đêm, khi ấy để biết chừng hàng chưa
tưới phải thắp một ngọn đèn dầu đặt tại hàng đó cứ thế gánh nước từ dưới đìa
lên chạy tới hàng có cái đèn mà tưới... Đến thời tôi lớn lên cây thuốc lá đặc
sản biến mất bởi nhiều lý do...
Ông Tư Rói hình như nãy giờ
quên lửng trên tay đang bưng ly nước chè xanh nên khi dừng kể chuyện cây thuốc
lá lật đật tu liền một hơi cạn ly trông thật đã ... rồi tự tán thưởng:
- Chè xanh Phú Thượng...
ngon quá!
Phú Thượng cách đây hơn
mươi cây số vùng bán sơn địa chuyên trồng cây chè xanh và là sản phẩm được cho
là ngon nhất nổi tiếng khắp vùng. Đà Nẵng lên thành phố Phú Thượng thuộc Đà
Nẵng nên có người nói “Thành phố có biển có núi và có sông” là không sai.
Người già ở nước ngoài
nghe nói phải sống ở các khu dưỡng lão. Chuyện ăn ở như thế bình thường bởi con
cái qua mười tám tuổi đều tự tạo một đời sống độc lập. Còn ở mình những tục lệ
ngày xưa vẫn còn...
Trường hợp của ông bà Tư
Rói là hiếm. Cùng tuổi như ông Tư Rói họ đều nương tựa vào con cái hoặc cháu
chắt. Lúc đầu có tiếng vào tiếng ra cho rằng con cháu ông bà Tư Rói vô tâm bỏ
ra phố phường hết để hai người già ở quê lụm cụm... Nói tới nói lui một quãng
về sau cứ thấy sống như ông bà Tư Rói có hề hấn gì đâu?. Không hơn ông Yên và
bà Me cùng làng. Đi theo con với cháu tiện lợi đâu không thấy chỉ thấy phiền
hà. Ông Yên kể tính người già hay tỉ mỉ thế mà ra phố cái gì cũng hời hợt chịu
không được. Đó là chưa kể nhà ai nấy sống nấy lo tối ngày cửa sắt đóng kín muốn
ra ngoài để thăm viếng ai cũng chẳng dễ đợi tới Chủ nhật mới có người đưa đón.
Mà không phải muốn đi là được, cả tuần công với sở nước với nhà lu bu bao công
chuyện chỉ có một ngày ở nhà. Ở nhà biết bao chuyện dâu con thì bếp núc chợ
búa, con trai cháu nội thì phòng ốc chiếu gường... Cái gì cũng cần kíp cả phải
làm chứ không để ngày mai được. Có hôm thứ Năm thằng cháu học Đại học hứa ông
nội khỏi lo tuần nầy con thi xong rồi vừa nghỉ xả hơi vừa đưa ông đi về quê
thăm cô Bốn... Thế mà không rõ quên hay sao ông chuẩn bị áo xống quà cáp hẵng
hoi chờ đến chín giờ chẳng thấy tăm hơi. Đang nóng ruột nóng gan cháu nội ông
gọi điện thoại xin lỗi ông con thất hứa rồi bây giờ con đang ở... Ông Yên kể
lại chuyện cười cười và lắc lắc đầu nói:
- Như ông Tư Rói chắc ăn
nhất!
Ngẫm cho kỹ tính như ông
Tư Rói đúng quá!. Hai người già lụm cụm lo qua đỡ lại cho nhau khi trái gió trở
trời là sung sướng chi bằng. Gần đây trời hay mưa bão với lại bà Tư Rói hay đổ
bịnh. Bịnh người già chứ không phải bệnh tật nhưng ông Tư Rói cũng chẳng hơn
nên út Sân học xong Đại học đang chờ việc làm được anh em trong nhà cắt cử về ở
phòng khi hôm khi mai ông bà có chuyện gì trắc trở có người chăm nom kịp thời.
Hôm nay ở quê miết út Sân đã bắt đầu ngán trông thì biết có ý trở ra phố...
Ông Tư Rói châm thêm một
lượt nước sôi vào tách chè xanh cẩn thận rót nước vào ly rồi nói:
- Anh thấy đó tụi trẻ là
vậy trách chi...
Nói xong ông kêu út Sân
lại biểu:
- Tau với mẹ my tự lo mọi
chuyện được rồi! Coi ra chỗ anh Hai hỏi thử công việc làm tới mô rồi...
Út Sân như mở cờ trong
bụng còn làm bộ lừng khừng:
- Ra cho anh Hai la chết!.
Anh Hai bảo tới cuối tuần anh chị về mới quyết định con ra hay ở đây với ba mẹ!
Nói tới đây út Sân móc túi
lấy điện thoại ra nghe. Không rõ nói chuyện gì với ai mà có vẻ tâm đầu ý hợp
lắm. Cả người nghe và người nói chuyện qua lại lời lẽ đằm thắm và trò chuyện cả
nửa giờ đồng hồ mới xong.
Ông Tư Rói nhìn bộ dạng
của đứa con út có vẻ đắc ý lắm và nói:
- Từng nớ tuổi rồi ở đây
cùng trang lứa không thi đổ đại học ở nhà làm thợ hồ, làm nông có vợ đã có một
hai đứa con!. Nó học xong biểu chọn chỗ mô ưng cưới vợ. Nó quầy quậy như đỉa
phải vôi... Nhưng tôi biết cỡ như nó mà “phòng không” mới lạ!.
Ông Tư Rói nói một hơi.
Út Sân quay lại ngồi sát
bên, quàng tay ôm chặt thắt lưng ông Tư Rói, cười giả lã rồi nói ngọt:
- Chặp nữa nếu anh Hai
điện về ba nói cho con sáng mai ra phố nghe ba!
- Biết rồi! Có bồ bịch kêu
chứ chi!. Để ba nói....
***
Mưa. Mưa miền Trung kéo
dài tháng nầy qua tháng nọ có khi qua tiết Đông chí rồi trời còn tiếc cứ mưa
rai rai...
Bây giờ đường sá nhà cửa
tiếng là quê nhưng cũng bề thế hơn lên dần. Những con đường bê tông thoáng rộng
phủ khắp xóm làng, còn đường tỉnh lộ cái tráng nhựa cái bê tông với cấp phối
khá vững chãi tạo ra bộ mặt sáng sủa nhiều... Tuy vậy hễ trời mưa gió thì buồn
lắm.
Út Sân ngồi nghĩ mung
lung... không như ở phố xá thời nào cũng vậy dù có khó khăn bao nhiêu cuộc sống
và nhất là quang cảnh cũng tinh tươm. Quê bây giờ phần lớn là hộ người già,
không già cũng ở độ năm mươi tuổi trở lên, cuộc sống làm ruộng làm nông vốn đã
khó trong thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng khó hơn gấp bội. Người nông
dân một nắng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời vất vả nhiều lắm nhưng
thu nhập chẳng là bao so với công sức và vốn đầu tư cho từng vụ mùa.
Chuyện được mùa mất giá
hay sự chèn ép của con buôn về giá cả là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cái nầy
bà con biết mà tự thân không thể nào giải quyết được. Ngày nầy sang tháng nọ
cùng năm mãn mùa vẫn vậy...
Cây bão Nari ập vào ngay
chỗ làng Ven Sông thiệt hại ít cũng có một người chết, hàng trăm ngôi nhà bị
tốc mái xiêu vẹo... Mấy ngày qua nhiều đoàn thiện nguyện chở về nào là mì tôm,
nước mắm xì dầu... chăn mền và có cả tiền mặt nữa ủng hộ cho người già và nhà
bị bão hư hại ít nhiều.
Út
Sân mới đi nhận thế cho ông bà Tư Rói phần quà cứu trợ đâu gần hai trăm ngàn và
ba trăm ngàn đồng tiền mặt.
Hồi hôm nghe tivi báo sắp
có hai cây bão to liên tiếp đổ bộ vào các tỉnh nam Trung bộ và Nam bộ ảnh hưởng
tới Sài Gòn(*). Định ở lại dăm hôm nữa nhưng tình hình bão bùng như thế nội
ngày hôm nay phải bay ngay trở về nhà thôi!.
Những ngày về thăm quê
lòng tôi cứ lo lo điều gì không rõ nguyên nhân nên viết truyện ngắn nầy trên
chiếc laptop mang theo - Chuyện tình già.
(Viết trước siêu bão HaiYan – Quảng
Nam, 08/11/2013)
----
(*): Hai cây bão liên tiếp có tên 13 và 14 hướng vào Việt Nam - Bão số 13 khi vào các tỉnh nam Trung bộ trở thành áp thấp nhiệt đới còn bão số 14 (tên quốc tế HaiYan) đang xăm xăm tiến vào các tỉnh trungTrung bộ và bắc Trung bộ Việt Nam với dự báo siêu bão mạnh nhất từ trước nay (H.V).
(*): Hai cây bão liên tiếp có tên 13 và 14 hướng vào Việt Nam - Bão số 13 khi vào các tỉnh nam Trung bộ trở thành áp thấp nhiệt đới còn bão số 14 (tên quốc tế HaiYan) đang xăm xăm tiến vào các tỉnh trungTrung bộ và bắc Trung bộ Việt Nam với dự báo siêu bão mạnh nhất từ trước nay (H.V).
----
Hòa Văn
Hòa Văn
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 10.11.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thư
tình... – Truyện ngắn của Hòa Văn (Quảng
Nam)
Thứ
tư - 21/08/2013 08:04
Mùa Vu
Lan. Tại sao chỉ có mùa mà không là năm, cả năm Vu Lan nhỉ?. Huỳnh tần ngần
đứng bên mộ mẹ, trong khi ba đứa con anh đang lui cui đốt nhang. Mùi hương từ
những hạt trầm nhỏ li ti trong từng cây nhang bắt lửa cháy toả ra mùi thơm dìu
dịu. Huỳnh cẩn trọng cắm từng cây nhang lên nồi hương đặt ở trang thờ được gắn
phía đầu ngôi mộ. Thy Thy cô con gái Huỳnh hỏi: "Mình thắp hương như thế
nầy nội có hưởng không ba?”. Tân đứa con trai nhanh nhảu: "Chị không nhớ
bà nội khi còn sống nói à! Chỉ là thể hiện tấm lòng ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
THƯ TÌNH…
Mùa Vu Lan. Tại sao chỉ có
mùa mà không là năm, cả năm Vu Lan nhỉ?.
Huỳnh tần ngần đứng bên mộ
mẹ, trong khi ba đứa con anh đang lui cui đốt nhang. Mùi hương từ những hạt
trầm nhỏ li ti trong từng cây nhang bắt lửa cháy toả ra mùi thơm dìu dịu. Huỳnh
cẩn trọng cắm từng cây nhang lên nồi hương đặt ở trang thờ được gắn phía đầu
ngôi mộ.
Thy Thy cô con gái Huỳnh
hỏi:
"Mình thắp hương như
thế nầy nội có hưởng không ba?”.
Tân đứa con trai nhanh
nhảu:
"Chị không nhớ bà nội
khi còn sống nói à! Chỉ là thể hiện tấm lòng của người sống với người đã mất mà
thôi!”.
Còn Trường đứa con út mới
mười hai tuổi đứng lặng thinh tỏ vẻ bùi ngùi!.
Huỳnh không trả lời câu
hỏi của con gái cũng không có ý kiến với câu nói của con trai mà đăm chiêu gật
gật đầu. Cả ba đứa con biết ba giờ đang suy tưởng về bà nội nên cũng yên lặng,
chia nhau đứa dùng khăn đứa lấy cây chổi đót quét bụi và lau đi lau lại phần mộ
và tấm bia của bà nội sạch bóng màu đá y như hồi mới xây dựng cách đây hơn một
năm.
Chồng mất năm bà Nam mới hai mươi chín tuổi một nách năm đứa con ba trai hai gái trải qua bao nỗi nhọc nhằn tưởng có lúc không thể vượt qua... Thời buổi chiến tranh loạn lạc ở phố mà không khác gì ở quê ai nấy cũng thấp thỏm chạy ăn chạy ở từng ngày. Huỳnh con trai cả mới mười lăm tuổi mà đã như "ông cụ non” biết tất tần tật mọi công chuyện. Ngoài đi học Huỳnh chăm em giúp mẹ buôn bán ở một cửa hàng do mẹ lập ra ở cách nhà trên hai trăm mét, nằm ven đường chính của xóm có tên rất lạ xóm Bà Già. Người ta nói "có tay buôn bán” mới "bán ... buôn...” được!. Điều nầy rất đúng với mẹ của Huỳnh. Mới đầu bà Nam bán mì Quảng, bà làm tất thảy các công đoạn từ xay bột, tráng mì... đến làm nhưn... Tô mì thành phẩm nhìn đã muốn ăn liền, nó đẹp trong cách sắp xếp bài trí và ngon trong chất lượng. Tô mì nào cũng y chang tô mì nấy trong từng công đoạn bỏ rau sống, bỏ mì chan nhưn, nhưn khi thì cá tràu, khi thì gà mái tơ, khi thịt heo ba chỉ với tôm... rồi còn có mấy lát bánh tráng chiên dầu phụng phồng lên vàng phếu, cuối cùng được thêm một muỗng cà phê dầu béo ngậy và một muỗng hạt đậu phụng giã dầm dập... Tô mì nóng hổi... Cửa hàng nổi tiếng, sau đó cũng chính bà Nam làm thêm các món thức ăn khác như bún bò, bún giò heo, bún xương... Món nào cũng ngon và đắt khách cả ngày tới hai mươi giờ đêm mới ngơi nghỉ. Năm anh em con nhà bà Nam biết thương yêu nhau cố gắng ăn học đâu vào đấy...
Anh Huỳnh kể với tôi chuyện trên rồi nói:
"Thật ra điều anh vừa
nghe chưa phải điều tôi muốn nhờ anh đâu?.”.
Tôi hỏi:
"Chứ còn điều gì?”.
Anh trả lời:
"Đây anh xem!”.
Cầm trên tay những bức thư
nhiều màu sắc khác nhau, màu giấy và chữ đã sẩm sẩm nhưng không cũ. Tất cả còn
nguyên vẹn. Tôi nghĩ chắc là trong những bức thư ấy có điều gì quan trọng lắm
anh mới giữ gìn như vậy.
Huỳnh rót thêm một lượt
trà mời tôi và nói:
"Thư tình của ba mẹ
tôi đấy!”.
Bà Nam chỗ tôi biết tuy
mới học hết lớp ba nhưng nhờ biết học hỏi ở trường đời nên bà có kiến thức khá
rộng nhiều lĩnh vực. Sanh tiền mỗi lần có dịp đến nhà chơi với Huỳnh tôi được
nghe nhiều câu chuyện khá lý thú. Kể xong bà Nam thường nói "chuyện trong
sách đó”. Và đúng như vậy. Bên cạnh buôn bán tất bật bà có thêm một sở thích
đọc sách. Trên các ngăn kệ sách của bà có nhiều loại sách, cuốn nào khi đọc cũng
cung cấp thêm nhiều điều hay lẻ phải. Như cuốn Quẳng gánh lo đi, cuốn Tâm hồn
cao thượng, cuốn Minh Tâm bảo giám song ngữ Hán Việt chẳng hạn... Huỳnh kể trên
ngăn sách ấy có một ngăn được mẹ anh sắp xếp cẩn thận hơn và cửa có ổ khóa, có
ghi câu "sách dành cho người lớn” trên mảnh giấy nho nhỏ về sau khi các
anh em Huỳnh lớn bà lại sửa lại "sách chỉ dành cho mẹ”. Những bức thư tình
của mẹ anh Huynh nói ở trong ngăn sách đặc biệt ấy!.
"Ngày... tháng... năm...
Trích...
Trời mới chạng vạng mà bông dủ dẻ đã nở rộ rồi em ơi!. Mùi hương thơm của loài
hoa đặc biệt nầy không giống bất kể loài hoa nào. Nó thơm lựng và hình như có
chất men quyến rũ thì phải hễ ai đã được thưởng thức một lần rồi khó có ai
không mong muốn được thưởng thức thêm lần thứ hai, thứ ba... Ông nội anh kể hồi
ông còn trai trẻ ông và bà cũng rất thích bông hoa dủ dẻ như anh và em bây giờ.
Ông nói không rõ tại sao trời lại sanh ra loài hoa nầy, cây cả ngày ấp ủ nhựa
chăm bón nâng niu bông hoa nhu nhú béo lẳn chờ đến chạng vạng nở xòe rồi chỉ
sau đó chừng non hai tiếng đồng hồ tàn héo. Chu kỳ nở và tàn của bông hoa ngắn
ngủi lạ!. Anh viết bức thư nầy trong tâm trạng tỉnh táo nhất và cũng dùng lời
lẻ đơn giản nhất mong em xem cho hết và hồi âm. (Thư anh kèm theo một cặp bông
hoa dủ dẻ!).”
...
Anh Huỳnh nói những năm
cuối đời mẹ anh cho anh xem và nhiều khi còn kể về lai lịch những bức thư tình
của ba và mẹ anh. Theo đó bức thư trích trên là của ba anh gởi mẹ anh hồi
"cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Đoạn giữa của thư là một tản văn chứ không
phải chỉ là thư tình không. Ba anh viết có từ có ngằn nào là để ý để tứ nhau từ
bao giờ ở đâu. Điều gì làm cho một chàng trai nổi tiếng đẹp trai với biết bao
cô nàng bằng trương bằng lứa khác đưa mắt đón tình lại bỏ qua tất. Để phải ngồi
nén nót viết từng trang thư tình như thế nầy rồi len lén nhờ cô em họ tìm cách
đưa tận tay mẹ anh.
Càng đọc càng thấm thía và
càng hiểu ra "tại sao”ấy!.
Chắc các bạn cũng ưng tôi
nói rõ chứ gì?.
Nhưng trước khi biết điều
này xin được trích một đoạn thư của mẹ anh Huỳnh. Dĩ nhiên thư viết hồi còn con
gái.
"Hồi âm cho anh.
Em thì thư vắn tình dài. Mong anh vui lòng xem.
Hôm bé em họ của em ghẹo là em đương có chàng hoàng tử "con vua nghèo” để
mắt xanh. Em không tin người ấy là anh bởi anh "hoàng tử” như anh trong
làng biết bao nhà ước được anh làm rể. Thứ nhất đẹp trai. Thứ hai giỏi giang,
đứng đắn và chững chạc. Đến khi bé nhét lá thư vào bị áo em bảo để im rứa về
nhà rỗi đọc và khi đọc xong em mới tin người em đang viết bức thư nầy gởi cho
người mình cũng thầm để ý đó là anh!.”
...
"Ngày... tháng... năm...
Anh rất vui khi được em hồi âm!. Anh thích những gì em viết trong bức thư. Điều
mà anh ao ước là người vợ tương lai của anh là người như em, anh nói thiệt lòng
của anh em ạ!.
Ở nơi em điều đầu tiên anh muốn gần gũi chính là nét đẹp thật trong sáng của
em. Vẻ đẹp được thừa hưởng từ di sản quý báu từ gia đình em. Ông nội anh có lần
nói "Lấy vợ chọn dòng” anh thì không "cực đoan” như thế nhưng điều
ông tâm niệm có lý. Muốn có quả ngọt phải có cây tốt. Bên cạnh cái nết na sắc
đẹp mặn mà của em khó có cô gái nào bì...”.
...
Theo yêu cầu của anh Huỳnh
nên tôi không trích nhiều thư của ba và mẹ của anh, mong các bạn thông cảm.
Tuy vậy để khép lại truyện
ngắn nầy tôi ghi ra đây bài thơ của anh Huỳnh viết theo ý của một bức thư:
Thuở xưa ba mẹ thương nhau/ qua trang giấy/ vẽ trái tim sánh đôi/ cặp chim bồ câu tung cánh/ lá thư màu mực tím rành rành/ ngỏ lời yêu thật thà như đất/ trong trẻo ngọt ngào như vốc nước/ giếng quê làng/ đêm trăng bẽn lẽn nhìn nhau/ yên lặng.
Thuở xưa ba mẹ thương nhau/ qua trang giấy/ vẽ trái tim sánh đôi/ cặp chim bồ câu tung cánh/ lá thư màu mực tím rành rành/ ngỏ lời yêu thật thà như đất/ trong trẻo ngọt ngào như vốc nước/ giếng quê làng/ đêm trăng bẽn lẽn nhìn nhau/ yên lặng.
Ngày trước ngày xa ngoại/ Đêm trước đêm sang sông/ mẹ lật dở, ôm hôn từng trang
thư hồng/ ba viết/ đinh ninh một lòng sắc son.
* * *
Trước Vu Lan năm ngoái bà
Nam về với ông trong niềm thương tiếc vô cùng của mọi người. Năm ấy bà đã gần
tám mươi tuổi. Một đời thờ chồng nuôi con khôn lớn thật là tấm gương "Tiết
Hạnh Khả Phong”, thật "đinh ninh một lòng sắc son”../.
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 21.8.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Không đề - Truyện ngắn của Hòa Văn (Quảng Nam)
Thứ tư - 24/07/2013 18:12
Cứ nửa
đêm Phương Hạ rời phòng ngủ nhẹ nhẹ bước nhanh sang phòng trang điểm nơi có một
cái bàn trên đó là chiếc máy vi tính màn hình tinh thể lỏng. Nói theo cách nói
anh chồng Phương Hạ, đây là cây bút nhiều năm qua đã viết ra hàng trăm... tác
phẩm văn học. Trong số đó có hơn bảy mươi phần trăm in báo, lên trang mạng đến
với bạn đọc. Tuy vậy với Phương Hạ tác phẩm hay đảm đương sứ mạng cao quý đích
thực của văn học còn phía trước. Hơn một tuần lễ qua, Phương Hạ trăn trở viết
những trang văn thấm đẫm tình yêu thương...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
KHÔNG ĐỀ
Cứ nửa đêm Phương Hạ rời phòng ngủ nhẹ nhẹ bước nhanh sang phòng trang điểm nơi
có một cái bàn trên đó là chiếc máy vi tính màn hình tinh thể lỏng. Nói theo
cách nói anh chồng Phương Hạ, đây là cây bút nhiều năm qua đã viết ra hàng
trăm... tác phẩm văn học. Trong số đó có hơn bảy mươi phần trăm in báo, lên
trang mạng đến với bạn đọc. Tuy vậy với Phương Hạ tác phẩm hay đảm đương sứ
mạng cao quý đích thực của văn học còn phía trước.
Hơn một tuần lễ qua, Phương Hạ trăn trở viết những trang văn thấm đẫm tình yêu
thương...
a.
“Em mười bảy tuổi?”.
“Dạ!”.
“Em không “đi học” mà biết
chữ?”.
“Dạ!”.
“Em là Thần đồng?”.
“Dạ không!”.
Đây là câu trả lời đầu
tiên sau đâu trên mấy mươi lần Phương Hạ hỏi em mười bảy tuổi chỉ “Dạ!”.
Em Mười Bảy kể: "Đúng
ra mỗi ngày ba dạy cho em một trang trong quyển sách của ông.”.
“Quyển sách gì?”.
“Dạ! Quyển sách màu hồ
thuỷ!”.
“Của riêng ba em?”.
“Đúng vậy!”.
“Em kể tiếp đi!”.
Mười Bảy sửa sửa mái tóc.
Mái tóc dài quá vai đen mượt, phía trước bồng bềnh như được uốn ở thẩm mỹ viện
nhưng theo em “nó tự nhiên đó”, hồi cha sinh mẹ đẻ ra “đã như vậy rồi”. Chính
sự bồng bềnh của phần tóc nơi tráng nhìn khuôn mặt của Mười Bảy càng thánh
thiện.
Phương Hạ tự cảm nhận.
Mười Bảy kể, ba của em,
người làng Nhân gọi ổng là “dị nhân”, em không hiểu mấy nhưng so với người khác
ông có lối sống khá độc đáo.
“Chị có ưng nghe không em
kể!”. Mười Bảy hỏi.
“Ừ!”. Phương Hạ trả lời.
Từ năm... đến lúc từ biệt
mẹ và các chị em của em đi về với “ông bà”, ổng không bao giờ ra khỏi nhà. Hằng
ngày hết đọc sách – sách của ba em nhiều lắm! – lại viết viết cái gì ấy, xong
vào mùng ngủ, à quên dạy cho em một trang sách nữa chứ!. Ngủ ban ngày hay ban
đêm, quanh năm bốn mùa, nắng nóng cũng như lạnh lẽo đều ngủ mùng. Khi chưa có
điện ông dùng cây quạt tay vây vẫy cho mát, khi có điện ông cũng vậy không cần
máy quạt!. Bạn của ông chỉ mấy người đến chơi với ông vào giờ nhất định. Giờ mà
ông gọi là giờ hoàng đạo và chỉ có bạn đến nhà chơi chứ chưa bao giờ ông đến
chơi nhà bạn!.
“Em không đến trường mà sao
kiến thức của em rộng như thế?”. Phương Hạ hỏi.
“Dạ! Có gì đâu mà chị cho
là rộng!”.
“Không rộng mà em biết
chuyện Đông chuyện Tây, chuyện kim chuyện cổ, em còn biết tin học nữa!”.
“Từ ba em tất!”.
“Ba em biết tin học?”.
“Còn nhiều hơn nữa!”.
“Nhiều cái gì?”.
“Ông bảo sau công nghệ
thông tin thế giới sẽ có một phát minh vĩ đại hơn!”.
“Ba em nói với em?”.
“Dạ”.
Phương Hạ cực kỳ thích thú
khi được tiếp xúc với Mười Bảy. Chỉ cần nửa đêm dậy ngồi vào bàn vi tính, đầu óc
Phương Hạ sáng suốt lạ sau đó viết mà chẳng nghĩ ngợi...
Phương Hạ hỏi lại:
“Ba nói với em?”
“Không những nói mà ba còn
vẽ ra trên giấy!”.
“Vẽ?”.
Phương Hạ nhìn chằm chằm
vào đôi mắt Mười Bảy, đôi mắt dịu hiền không có một chút gì ưu tư phiền não,
đôi mắt ấy Phương Hạ chắc không dối trá điều gì bao giờ!. Phương Hạ nói thầm
thầm trong bụng.
“Ba vẽ như thế này...”.
Mười Bảy làm y như đang
cầm cây bút chì, vẽ vẽ mấy đường vòng tròn giao nhau, xong chấm hai chấm.
Mười Bảy nói:
“Đây là thiết bị đo tính
trung thực của con người!”.
“Đo tính trung thực!”.
Phương Hạ lặp lại lời của Mười Bảy trong sự hưng phấn tột độ.
“Đúng! đúng rồi!”. Phương
Hạ reo lên. Đoạn im thiêm thiếp lại ngay vì bây giờ mới hai giờ sáng không khéo
anh chồng và cả đứa con trai Sun Sun bị đánh thức dậy sẽ “rầy rà” cho mà xem.
Phương Hạ điềm tĩnh hỏi:
“Ba em nói gì thêm?”.
“Dạ ba nói em sẽ là người
“giúp” một người sáng tạo ra thiết bị đo tính trung thực.”.
“Có chuyện như vậy thật!”.
“Ủa! Chị không tin em à?”.
“Chị... chị... Tin!”.
Phải uốn lưỡi đâu hơn bảy
lần Phương Hạ mới nói được chữ Tin.
b.
Chiếc máy đo tính trung
thực mà ra đời thế giới sẽ như thế nào?. Có tiến bộ hơn?. Nửa đêm hôm nay khi
ngồi vào bàn vi tính gõ những con chữ tiếp theo của truyện ngắn nầy Phương Hạ
đặt ra câu nghi vấn như thế.
Đang loay hoay chỉnh lại
khung trang, cỡ chữ định viết... Mười Bảy xuất hiện.
“Chào chị mà không phải
gọi là văn sĩ chứ!”. Mười Bảy nói vui và hơi làm điệu một chút khiến Phương Hạ
vui lây.
“Em đến đúng hẹn”.
“Có chậm một phần tư giây
đấy chị!”.
“Ừ!”.
“Chị có biết không đúng ra
em kể chuyện chiếc máy đo tính trung thực cho ông gì ở trên phố Y.Z không phải
cho chị đâu?”.
“Mà sao em không kể?”.
“Tại ông ấy và một số
người như ông ấy không bao giờ trung thực!”.
“Em biết?”.
“Người được trao nhiệm vụ
tìm người chế tạo ra một thiết bị cực kỳ quan trọng cho sinh động vật ở thế
gian nầy mà không biết mới là chuyện lạ!”. Mười Bảy cười cười... Nụ cười cũng
hiền khô.
“Bao giờ em nói rõ?”.
“Đêm nay!”.
“Đêm nay?. Với ai?”.
“Với văn sĩ Phương Hạ!”.
Phương Hạ không tin vào
thính giác của chính mình. Cô lắc lắc đầu đứng dậy đi ra phòng bếp mở tủ lạnh
lấy chai nước suối bước tới lavabo rửa mặt. Đầu óc Phương Hạ tỉnh ra và quay
trở lại bàn viết.
Bây giờ không phải chỉ có
mỗi Mười Bảy, Phương Hạ đang tiếp xúc với n Mười Bảy và n những sinh linh khác.
Họ là những con người của nhiều dân tộc, nhiều sắc tộc, nhiều chính kiến, đến
từ nơi văn minh có, lạc hậu có, đang phát triển có, giống nhau ở chỗ lúc sống
dù khó khăn đến mấy họ luôn biết vươn lên trở thành người trung thực trong cộng
đồng người trung thực. Trung thực là đức tính vốn có của con người từ khai
thiên lập địa. Nói dễ làm khó!. Cái điều gì cản trở?. Quyền lợi! Nghĩa vụ!
Lương tâm!. Nói sao cũng có lý. Trước một sự việc ai không muốn trung thực
nhưng...
Phương Hạ suy nghĩ miên
man. Mười Bảy nhắc:
“Văn sĩ sợ rồi?”.
“Sợ điều gì?”.
“Sợ tính trung thực!”.
Phương Hạ rùng mình!.
Chính câu nói ấy đã đọc được một phần tỷ tỷ... ý nghĩ của Phương Hạ. Vì điều
“sợ ấy” mới manh nha trong một nửa nơ-ron thần kinh não của Phương Hạ chứ đâu
hình thành trọn vẹn đâu thế mà Mười Bảy đã biết!.
Phương Hạ trả lời:
“Đúng như vậy!”.
“Thế thì thôi!”. Câu nầy
không phải của Mười Bảy nói mà của nhân vật xin được gọi là Fi.
Fi trông hao hao người
Việt. Đầu tròn tóc cắt ngắn theo phong cách thời thượng ba phân, trán hói móng
ngựa, da bóng loáng, môi đẹp, miệng đẹp, đôi mắt sáng có hồn phách càng nhìn
lâu càng đáng yêu!. Bên trong chiếc đầu ấy Phương Hạ tin chắc chứa đựng một
trăm phần trăm tính trung thực. Mười Bảy có lần nói những ai tiếp xúc với Mười
Bảy đôi ba lần sau đó nhất định sẽ được “nhiễm” một lượng trung thực vào người,
không khi nào không có một lực nào trút bỏ ra được. Nếu như vậy Fi người đã
tiếp xúc với Mười Bảy là người trung thực.
Phương Hạ đoán già đoán
non như thế.
Kết:
Cây xấu hổ có nơi gọi là
mắc cỡ, thân hình xấu xí đầy gai nhọn, hồi nhỏ Phương Hạ rất thích lấy tay chạm
nhẹ vào bất kỳ nơi nào của cây, lá sẽ từ từ xếp lại rất thú vị nhưng mẹ thì
nhắc con nhớ cẩn thận gai nó xóc vào tay nhức lắm!. Cái thích thứ hai ngồi yên
nhìn bông xấu hổ. Bông hoa tròn tròn tim tím rực rỡ!. Không biết nó trỗ bông
làm chi nhỉ?. Nhiều lần Phương Hạ hỏi chị Phương Xuân, chị ậm ự: “Thì em hỏi
cây xấu hổ thử?”. Và rồi Phương Hạ tìm thấy câu trả lời.
Ngày xưa cây xấu hổ cũng
“bảnh cây” lắm. Ngày một lớn, “anh” xấu hổ quên bẵng “tính trung thực” vốn có,
y như câu “Nhân chi sơ tính bản thiện” mà ông ngoại Phương Hạ sinh thời thường
nói với ông bạn hàng xóm khi hai ông ngồi lại với nhau cùng nhâm nhi ly trà
chén rượu... Xấu hổ sống cuộc sống lọc lừa và dối trá, hễ cái gì điều gì có lợi
cho bản thân, gia đình, họ nhà “mình” không ngần ngại dùng mọi mưu mẹo “dối
trá” để chiếm hữu. Trên người “anh” lần lần sinh ra gai sắc nhọn, chỉ còn bông
hoa có màu sắc đẹp. Bông hoa theo xấu hổ kể là chút gì đó còn lại để gắng gượng
sống với “đời!”.
Quanh bên xấu hổ nào mai
nào cúc... phơi phới với gió Xuân, nắng Hạ, được mọi người chăm chút vun trồng,
khi ra hoa được chưng diện nơi sang trọng, uy nghi hay chí ít cũng đặt để nơi
thoáng đãng làm tăng thêm vẻ đẹp của cuộc đời đáng yêu biết chừng nào!.
Xấu hổ sống lặng lẽ, thui
thủi... Làm sao bây giờ?.
Đêm hồi hôm Phương Hạ kể
chuyện cây xấu hổ cho Fi, Mười Bảy và nhiều “người” khác cùng nghe.
Nghe xong Mười Bảy không
nói gì. Fi làm thinh. Nhân vật Xm lên tiếng:
“Cô Mười Bảy, chú Fi ơi bó
tay thôi. Trừ cô văn sĩ Phương Hạ...”.
Phương Hạ giật mình:
“Cháu nói sao?”.
“Dạ! Cháu nói nếu ai cũng
như cô sẵn lòng yêu thương mọi người, chỉ có tình yêu thương chân thật, thật sự
là chiếc máy đo tính trung thực tốt nhất”.
Fi nói chen vào:
“Máy móc chỉ hỗ trợ
thôi!.”
Mười Bảy khẳng định:
“Dù em có giúp chị chế tạo
ra cái thiết bị đo tính trung thực thật hiện đại mà người xử dụng nó thiếu
trung thực sẽ là một hiểm họa. Bởi khi ấy sinh động vật sẽ "ngây ngô"
tin một cách mù quán mê muội vào “sự thật” của cái máy vô tri vô giác đó qua
bàn tay khối óc của “kẻ cơ hội”, kẻ “vô cảm, “vô lương tâm”... đang tâm “phù
phép”... “Sai một ly đi một dặm” ông cha ta đã răn dạy rồi!. “Hãy kết nối tình
yêu thương lại với nhau...” Phương Hạ nghe rõ mồn một, lời tâm huyết của bao
thế hệ trước muốn gởi gắm lại cho thế hệ sau: “Mọi sự xây dựng trên nền móng
thiếu trung thực chóng chầy đều không tốt lành.”
Anh chồng Phương Hạ nãy
giờ bắc ghế ngồi đàng sau Phương Hạ. Anh chồng nhẹ nhàng quàng tay ôm vợ.
Phương Hạ hơi gật mình một chút vì chính Phương Hạ cũng đã biết trước anh chồng
đang ở bên mình. Bạn biết tại sao không?.
Phương Hạ gõ câu: “Lia
thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.” . Xong quay lại trìu mến nhìn chồng:
"Em mãi mãi yêu
anh!".
Căn phòng của vợ chồng
Phương Hạ tràn đầy hạnh phúc.
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 24.7.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Người
già buồn buồn - Truyện ngắn Hòa Văn (Quảng
Nam)
Thứ
sáu - 12/07/2013 23:32
1. Tôi
có một thói quen đến Chủ nhật thường hay ra ngã tư phố ngồi nói chuyện với bà
Liển. Người bán bánh mì theo chỗ tôi biết đã đến ở nơi đây ít nhất cũng trên
hai chục năm nghĩa là hồi mới năm mươi tuổi. Vừa nói chuyện với bà Liễn – ở ngã
tư nầy ai cũng hay gọi bà theo nghề bà đang làm bà "Bánh mì" - tôi vừa
nhẩn nha ăn ổ bánh mì nóng giòn, béo, thơm thật thú vị. Với tôi chuyện ở cơ
quan, chuyện ở tổ dân phố hay chuyện ở quán cà phê chẳng thấm tháp gì so với
những chuyện nghe được ở đây do chính bà “Bánh mì” cung cấp. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
NGƯỜI GIÀ BUỒN BUỒN
1.
Tôi có một thói quen đến
Chủ nhật thường hay ra ngã tư phố ngồi nói chuyện với bà Liển. Người bán bánh
mì theo chỗ tôi biết đã đến ở nơi đây ít nhất cũng trên hai chục năm nghĩa là
hồi mới năm mươi tuổi.
Vừa nói chuyện với bà Liễn
– ở ngã tư nầy ai cũng hay gọi bà theo nghề bà đang làm bà "Bánh mì"
- tôi vừa nhẩn nha ăn ổ bánh mì nóng giòn, béo, thơm thật thú vị. Với tôi
chuyện ở cơ quan, chuyện ở tổ dân phố hay chuyện ở quán cà phê chẳng thấm tháp
gì so với những chuyện nghe được ở đây do chính bà “Bánh mì” cung cấp.
“Cậu” bà gọi tôi bằng cậu
không biết do tôi có lần nói tôi đã trên năm lăm tuổi tức là kém bà gần hai
chục tuổi hay do trong con mắt của bà tôi tuy già, tóc đã bắt đầu chuyển từ màu
đen toàn phần sang có nhiều sợi màu trắng cũng chưa là gì cả so với nhiều người
cùng tuổi nên kêu cậu cho dễ nghe.
“Cậu biết bà Cả tổ 2
không?”.
“Bà đeo mắt kiếng dày mấy
diop?”.
“Ờ đúng đó!”.
Tôi hỏi:
“Có gì quan trọng?”.
Bà “Bánh mì” đáp:
“Tuỳ cậu muốn nghĩ kiểu gì
cũng được!”.
“Tức là...”.
Tôi đang định nói... lại
nghĩ có nên nói hết câu không nên dừng lại.
Bà “Bánh mì” hiểu theo ý
khác:
“Cậu biết hết rồi chứ gi?.
Nếu thế thì thôi...”.
Xong bà chúi đầu vào xe
bánh mì thao tác các công đoạn xẻ bánh, bỏ thịt, chả, dăm bông, bơ, rau, dưa
leo... và cuối cùng chan mấy muỗng canh nước có màu vàng óng vào ổ bánh mì...
Rồi lấy một miếng giấy báo đã cắt xén tư vuông kẹp ổ bánh mì đưa cho khách.
Từng ấy công đoạn bà làm hoài nay thành quán tính và nhanh gọn không chê vào
đâu được. Ế, đắt cũng chừng nấy việc không bao giờ bỏ sót một khâu nào. Khách
hàng của bà đủ hạng người nhưng ai cũng sành ăn bánh mì nên không biết có đúng
không theo tôi, ai đi đâu ở đâu muốn ăn bánh mì ngon phải ghé lại ngã tư nầy!.
Ấy là suy bụng ta ra bụng người!.
Buổi sáng mới đó mà đã
trên chín giờ rồi. Cơn mưa đổ xuống do ảnh hưởng cơn bão số 2 nghe đâu còn cách
bờ biển Vũng Tàu trăm mấy chục cây số, không lớn lắm nhưng cũng không nhỏ đủ
làm cho con đường ngập nước nếu mưa kéo dài đôi tiếng đồng hồ. Bầu trời thành
phố mà không ở tổ dân phố nầy sẩm tối. Mưa thôi không hề gì vì cái xe bánh mì
của bà “Bánh mì” được che chái khá rộng chỉ sợ gió, gió mà thổi mạnh một chút
sẽ tạt nước mưa vào tận mấy chiếc bàn ghế nhựa cũ kỷ dùng làm nơi khách ngồi ăn
bánh uống nước chè xanh nói lai rai đủ thứ chuyện!.
Ngơi tay bán một lát bà
“Bánh mì” quay lại hỏi:
“Cậu còn ngồi?”.
Tôi nói:
“Hôm nay Chủ Nhật”.
“Lẹ quá mới thứ Hai đó mà
hết tuần rồi!”. Bà “Bánh mì” nói.
“Dạ!”.
Tôi chỉ “dạ!”. Bà “Bánh
mì” hỏi tiếp:
“Cậu biết bà Cả?”.
“Bà đeo kiếng dày cả chục
diop phải không?”. Tôi nghĩ người có tuổi rồi hay lặp đi lặp lại một câu đã
nói!.
“Đúng bà “đeo kiếng”. Bà
nói.
Đến nước nầy tôi phải hỏi
cho ra chuyện chứ nói kiểu úp úp mở mở nghe bất mệt.
Tôi hỏi:
“Có liên quan gì tới Chủ
Nhật?”.
Một chiếc xe màu đen bốn
chỗ ngồi lên nước bóng loáng bên trong có ba người: người ngồi chỗ vô lăng lái
xe, người ngồi ghế bên phải ôm con chó Nhật với một đứa trẻ lên sáu lên bảy gì
đó. Xe chạy đến ngã tư dừng lại. Người ngồi ghế bên phải là phụ nữ để đứa con
nít ngồi trên ghế, mở cánh cửa xe dắt con chó Nhật đi theo vào cửa hàng tạp hoá
đối diện ngã tư bà “Bánh mì”. Một lát sau người phụ nữ dắt con chó, còn cô con
gái chắc là người phụ bán hàng ở cửa hàng, mang xách lỉnh kỉnh các thứ hàng hoá
để trong các thùng kết mì tôm đưa lên xe cho người đàn ông qua cửa kính xe mở
lửng... Họ làm như thể từng quen biết nhau, chụm đầu nói điều gì đó mà vui lắm
vì chỉ có chuyện vui mới nói cười thoả thích như vậy được.
Tôi thấy bà “Bánh mì” chăm
chú nhìn chiếc xe và cả mấy người đi xuống và trở lại lên xe thật gọn gàng như
làm đúng lập trình cài sẵn.
Trên xe nãy giờ người ngồi
chỗ vô lăng nghe nhạc. Bài hát đang nghe là bài nổi tiếng của nhạc sĩ Y Vân
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...”.
Người phụ nữ lên xe xong,
xe chạy vù lên phía trước.
Bà “Bánh mì” nói:
“Con trai, con dâu và cháu
nội bà “đeo kiếng” đó!”.
“À!”.
Tôi cũng chỉ “à!” chứ chưa
biết ất giáp gì!.
Lúc này bà “Bánh mì” có vẻ
hơi nóng tính nói quạu:
“Mệt cậu quá!. Cái gì cùng
à!”.
“Dạ thì bà nói đi!”.
*
Lấy từ trong cái thoạ xe
bánh mì ra một tờ báo cũ nhưng được xếp gấp tư trông sạch sẽ, bà “Bánh mì” bước
tới chỗ tôi ngồi nói như lệnh:
“Cậu xem xong trả lại cho
“chị” sẽ biết!”.
Có điều gì ở cái tổ dân
phố heo hút ở ngoại thành nầy mà lên báo. Tôi vừa cầm tờ báo vừa nói trong bụng
như thế!.
Tôi xin chép lại nguyên xi
bài báo: "Mẹ và con
Cạnh nhà tôi có đám tang.
Người quá cố là cụ bà gần 80 tuổi. Cụ ông mất đã ba mươi năm. Con thì đông
nhưng hiếm khi thấy chúng về thăm hỏi mẹ, đổi lại bổn phận chăm sóc mẹ bằng
cách thuê người giúp việc thay mình lo chuyện cơm nước, hoặc khi mẹ ốm đau.
Có lần cụ bà ốm nặng,
người giúp việc chạy đôn chạy đáo nhắn tin, gọi điện lên Sài Gòn, rồi chỉ thấy
mỗi thằng út lái xe bốn bánh sang trọng về thăm với lủ khủ bánh mứt, trái cây,
sữa ngoại nhập. Nó nói mấy người kia bận chuyện kinh doanh nên không về chỉ gửi
khá nhiều tiền, quà cho mẹ với lời nhắn “mẹ thông cảm chúng con bận quá, mẹ có
thèm gì thì ăn nấy, đừng tiếc tiền”. Cụ buồn lắm. Gần đất xa trời như cụ thì có
ham muốn ăn uống gì nữa đâu, chỉ mong gặp mặt con cháu nhiều hơn giữa không
gian luôn quạnh quẽ đến nao lòng.
Nhiều lúc rảnh rỗi, cụ
chống gậy sang nhà hàng xóm tâm sự. Cụ nói sợ nhất là lúc đêm về, nỗi cô đơn
trống vắng tình thương gia đình làm cụ không sao ngủ được. Vậy là thức trắng để
nhớ con nhớ cháu, nhớ cái thuở hàn vi nhưng hạnh phúc, bởi mỗi ngày bên mâm cơm
đạm bạc luôn có đủ mặt các thành viên trong gia đình. Giờ đây tám đứa con đều
thành đạt, có địa vị xã hội từ sự tảo tần, gian khổ của đôi vợ chồng quê chân
chất một chữ bẻ đôi không biết nhưng luôn chăm sóc, lo toan, chở che nâng niu
lũ con mình. Lạy trời. Đứa nào cũng học giỏi, đứa là bác sĩ, đứa kỹ sư, giám
đốc... đủ cả. Vậy mà giờ đây cụ cô đơn trong căn nhà 3 tầng sang trọng to nhất
khu phố này. Nhà cao và rộng, các con xây để về tụ họp khi đến kỳ giỗ ba chúng.
Mỗi năm cụ chỉ có được một ngày hạnh phúc vì gặp đầy đủ con cháu, hôm sau thì
vắng tanh, chỉ còn cụ và người giúp việc. Đến tết chúng cũng ít khi có mặt đầy
đủ vì phải đi ngoại giao chúc tết, tiếp khách lu bù. Đêm giao thừa nào cụ cũng
khóc và thức đến sáng.
Đám tang cụ khá linh đình,
nhạc tây nhạc ta inh ỏi nối tiếp nhau sau các đợt tụng kinh siêu thoát. Xe du
lịch của bạn bè lũ con đậu kín con đường to rộng. Bàn nhậu này tiếp theo bàn
nhậu khác rôm rả. Các con còn mướn cả đoàn nhạc và xiếc từ Sài Gòn về phục vụ
suốt đêm. Nghe đâu cái quan tài cho cụ trị giá gần trăm triệu đồng. Chúng còn
mua đất tốt trong nghĩa trang tư nhân cao cấp hàng chục triệu đồng để mẹ an
nghỉ.
Nhưng tuyệt nhiên không
thấy một giọt nước mắt nào. Có lẽ những người con báo hiếu ấy đã thấy lòng nhẹ
nhõm vì từ nay không sợ người đời cho là bất hiếu nữa, từ nay khỏi phải điện
thoại thăm nom, hoặc phải phóng xe hàng trăm cây số về thăm khi mẹ trái gió trở
trời.
Riêng tôi cứ thấy ngậm
ngùi thương bà cụ.".
Câu cuối cùng là cảm nghĩ
của tác giả bài báo Tô Phục Sinh.(*)
*
Chủ nhật...
Ra tới ngã tư đứng buổi
lâu chẳng thấy bà “Bánh mì” tới mở xe, dọn quán như thường lệ, tôi lơ ngơ... Có
một ông hình như gặp ở đây nhiều lần rồi tuổi có thể cao hơn bà “Bánh mì” đâu
năm, sáu tuổi, được cái trông bộ dạng còn linh hoạt, da đỏ hây hây, mặt đầy
dặn, nhất là có bộ râu bạc phơ hệt râu ông bụt trong chuyện cổ tích hồi tôi còn
con nít được bà ngoại hay kể đến thuộc lòng.
Ông bước nhanh tới nơi tôi
đứng hỏi:
“Anh đợi ai?”.
Tôi hơi bối rối, lí nhí
trả lời:
“Dạ thưa ... Tôi chờ bà
“Bánh mì”!.
“Tôi cũng chờ hồi nãy giờ
mà đứng bên cửa hàng tạp hoá cô Mai bên kia!”.
“Ông mua bánh mì?”. Tôi
hỏi lại.
“Vâng! Mua cho thằng cháu
nội. Nó ghiền bà...”.
Ông râu bạc phơ bỏ dỡ câu
nói khi có ai đó chạy xe ghé vào báo tin bà “Bánh mì” đi cấp cứu hồi mờ mờ sáng
rồi!.
Ông râu bạc phơ hỏi liền:
“Tại sao?. Ở bệnh viện
nào?.”.
Ông hỏi y chang bà là gì
thân cận với ổng khiến anh thanh niên người biết chuyện không kịp trả lời.
Nghe tin bà “Bánh mì” bị đột quỵ trên đường khi đứa cháu kêu bằng cô ruột chở bà từ nhà cách đây bảy cây số đến ngã tư bán bánh mì sáng nay, ai cũng xao lòng!.
Nghe tin bà “Bánh mì” bị đột quỵ trên đường khi đứa cháu kêu bằng cô ruột chở bà từ nhà cách đây bảy cây số đến ngã tư bán bánh mì sáng nay, ai cũng xao lòng!.
Tôi cùng ông râu bạc phơ
băng bộ đến bệnh viện quận Tâm Bình, hỏi thăm nhiều người cuối cùng tìm được
nơi bà “Bánh mì” nằm. Thấy người quen bà muốn chồm ngồi dậy nhưng cô điều dưỡng
khoát tay chặn lại:
“Chưa được bà ơi!. Ráng ít
nhất cũng tới chiều họa may...”.
Điều này sau tôi mới biết
khi ấy bà đang ở tình trạng nguy cấp!. Sự biến đổi từ trạng thái nửa tỉnh nửa
mê sang mê hoàn toàn là có khả năng xảy ra.
Cô điều dưỡng nói:
“Hên quá thêm một người
nhà bệnh nhân đến!. Ông và anh đứng đây nghe đợi anh gì kêu bà bằng cô đi nộp tiền
ứng viện phí quay trở lại mới đi đâu thì đi!. Bà đang cần có ít nhất một người
ở bên cạnh. Có gì gọi ngay bác sĩ ở phòng trực kế bên!.”. Cô điều dưỡng nói một
hồi giống như sợ nghỉ nói tôi và ông râu bạc phơ bỏ chạy. Mà thiệt như thế!.
Ông Lân (Lân là tên ông râu bạc phơ, tôi biết được do cô điều dưỡng hỏi xong
ghi vào tờ giấy chắc là bệnh án...) và tôi ngồi xuống hai chiếc ghế nhựa đặt
cạnh gường bệnh nhân một lát anh ở nuôi một bệnh nhân cùng phòng cấp cứu nầy
nói như kể chuyện: “Ở đây họ hay nói kiểu như thế vì nhiều khi mới nói nửa
chừng một số người không thèm nghe nửa bỏ đi luôn và không quay trở lại nữa...
cô điều dưởng phải ở trực người bệnh!”.
“Hai ông thông cảm!”. Anh
nói một câu như cô điều dưỡng là người quen của ảnh.
Ông Lân và tôi cười
tươi... bà “Bánh mì” cũng cười tươi!.
Đâu gần trưa anh kêu bà
“Bánh mì” bằng cô mới ghé lại bệnh viện. Anh xách một xách trái cam tươi, một
xách khác là mùng mền, khăn lược... Bước vào phòng anh kêu bà “Bánh mì” bằng cô
gật đầu chào ông Lân và tôi một cách hết sức trân trọng và nói:
“Cảm ơn! Cảm ơn! Hai ông
đến với cô năm Liễn.”.
Anh vừa nói chuyện vừa sửa
soạn lại tấm ra, lấy tấm chăn mới đem vào giũ giũ rồi đắp lên ngang tới ngực
cho cô. Theo anh từ sáng sớm đến giờ để có tiền nộp tiến tạm ứng bệnh viện phí
anh đã chạy về nhà chở đứa con gái đầu đang học Đại học Bách khoa xuống ngã tư
nhận bánh mì do mối thường ngày đến bỏ, bán bánh mì cho hết hàng trăm ngàn
đồng, tiền nào là thịt heo xíu, chả, nghĩa là các món gia vị trong mỗi ổ bánh
mì mà hằng ngày bà năm Liễu thường bán.
Được cái nghe tin bà năm
Liễn ngã bệnh đột ngột không đến đây bán được, ai cũng thương bà và mua bánh
mì. Anh nói mấy bữa cổ bán cả ngày nay con gái và tôi bán chỉ bán có non buổi.
Có người mua bánh mì nói thôi chú làm đơn giản cũng được – Ý nói không cần bán
đàng hoàng như bà năm Liễn cũng được – Mua giùm cho bà mà!. Rất nhiều bạn hàng
lấy bánh mì xong không nhận tiền thối, có người còn gởi thêm năm chục, một trăm
nữa... Nghe anh cháu bà năm Liễn kể ông Lân vui lắm, ông nói:
“Có cần ai vận động đâu?
Cái gì hợp lòng người đúng đạo lý sẽ được tất!”.
Ngồi với bà năm Liễn sáng
đến giờ cả ông Lân và tôi quên bẵng là ai cũng chưa điểm tâm buổi sáng thế mà
chẳng thấy đói khát là gì. Đúng y như ông bà ta thường nói có chuyện lo ngày
ngạy bụng dạ đã lo ngày ngạy nên còn chỗ nào cho cái đói khát len vào... Thấy
bà năm Liễn tạm ổn tôi nói với cháu kêu bà năm Liễn bằng cô:
“Giờ anh ở với bà nghe! Có
gì điện số... cho tôi hay!”.
Ông Lận gật đầu đồng ý
xong lại sát bên bà năm Liễn nói:
“Ổn rồi bà ở đây năm ba
bữa về nhớ lên ngã tư bán bánh mì nghe!”.
Bà năm Liễn cười cười,
kiểu cười như vậy biết bà có ý nói không biết có đi lại được không mà bán mua.
Đó là tôi suy ra thôi chứ chưa chắc bà nghĩ vậy, mà tôi đoán qua trận đau nầy
nếu có muốn cũng khó đi lại như trước nữa được rồi. May mà bây giờ thuốc men
đầy đủ kịp thời nên tai biến được điều trị có hiệu quả. Đó là nói người còn trẻ
trung kia sức đề kháng còn nhiều, họ có thể tập phục hồi chức năng năm bảy
tháng, một năm sau đó sẽ bình thường ví như trường hợp cô An giáo viện dạy
trường Trung học cơ sở phường Nhân Nghĩa. Trường hợp bà năm Liễn gay go hơn.
Thoát được cái chết mà sống sao đây?. Khi bà có cháu kêu bằng cô mà trông anh
ta cũng chẳng khá giả gì?. Con cái thì không có. Số phận... có lần bà năm Liễn
kể với ông Lân bà có chồng mà không con sau ông chồng mất bà ở vậy đến tuổi xế
già, hơn hai chục năm rồi ở với cháu...
Ông Lân khi nãy nói với
tôi như vậy. Giờ ông nói chắc là để động viên cho bà yên lòng dưỡng bệnh!.
Anh cháu bà năm Liễn tiễn tôi và ông Lân đi một đoạn rồi chào xin phép vô với cô.
Anh cháu bà năm Liễn tiễn tôi và ông Lân đi một đoạn rồi chào xin phép vô với cô.
Bệnh viện đông người thăm
khám bệnh, đã 11 giờ rồi mà các phòng khám vẫn chưa ngơi bớt người.
Một người bán báo dạo trong bệnh viện cầm tờ báo hươ hươ và nói:
Một người bán báo dạo trong bệnh viện cầm tờ báo hươ hươ và nói:
“Bò tót húc chết bà
già!!!”.
“Lại thêm một chuyện gì
đây!”. Tôi nghĩ bụng rồi mua một tờ.
“Cảm thương cụ bà sống neo
đơn bị bò tót húc chết.
Ở tuổi 85, nhà nghèo,
trong lúc đang băng qua đường chuẩn bị đi ăn sáng thì bị bò húc chết.
Đó là bà cụ Thêm, trú tại
tổ... phường... , thị xã... Theo lời kể của cháu gọi bà Thêm bằng O ruột, đêm
... ngày... bà Thêm ở lại ngủ, đến sáng nay thì nói đi về nhà.
Thế mà trong cả buổi sáng,
mọi người không thấy bà về nên đi tìm nhưng không gặp, đến chiều, người cháu
mới phát hiện bà nằm bên hàng rào, cách con đường nhỏ khoảng năm mét, áo quần
rách tơi tã, kiến bu khắp người, máu chảy nhiều, ở má bên trái bị rách một lỗ,
xung quanh hiện trường có nhiều dấu chân bò.
Còn theo lời kể của chị
trú cùng phường thì cách đây khoảng bốn, năm ngày, có thấy một con bò to lớn,
giống đực, trên lưng có u to, lông màu vàng và rất dữ. Sau này xem lại ảnh trên
báo chí mới biết đó là bò tót.
Con út của cụ khi nghe tin
cụ mất đã tức tốc gom áo quần về nhà lo đám tang cho cụ nói: “Cả nhà có mình
tôi là con trai suốt đời lam lũ với ruộng đồng, kể từ ngày ba tôi qua đời, bà
sống với tôi, nhưng được thời gian bà về lại quê để sống, suốt cuộc đời lầm lũi
nuôi con, nhưng vì mưu sinh các con đều xa mẹ, đến khi chết mới có dịp trở về,
nhưng về thì mẹ đã ra đi”.
Tổ trưởng tổ dân phố nơi
bà Thêm sinh sống cho biết, nhà bà rất nghèo, khi còn trẻ bà đã phải vất vả
nuôi 3 đứa con, nhưng lớn lên mỗi đứa ở mỗi ngã, cả 3 đứa đều ở xa cụ, cuối
cùng bà chọn cách sống một mình ở khu cồn này.
Ngay sau sự vụ xảy ra, gia
đình đã báo với các lực lượng chức năng để điều tra làm rõ.".(**)
Ông Lân nói:
“Họa vô đơn chí”.
2.
Bà “đeo kiếng” nói với bà
năm Liễn:
“Bà vậy còn có phúc lớn!.
Chứ như bà Thêm... báo đăng, đài nói mấy bữa nay thiệt tội!”.
Từ hôm ra viện đến nay hết
người nầy tới người kia thăm viếng, bà năm Liễn cảm nhận ra bao điều mà lúc
trước thường ngày bà hay hiểu nhầm... Như bà “đeo kiếng” đây chẳng hạn.
Mỗi lần thấy chiếc xe màu
đen bóng loáng bấm còi chạy ngang qua ngã tư bà năm Liễn cứ tưởng... bà “đeo
kiếng” có phần số lớn, được hưởng cảnh cao sang giàu có, thừa mứa vật chất,
thoả thê tinh thần. Đàng nầy chính miệng bà “đeo kiếng” nói mới tin chớ nghe
qua ai đó nhứt định sẽ nghĩ “Thấy thiện hạ sung sướng ghen tức!”.
Anh con trai người bà năm
Liễn gọi là người ngồi ghế vô lăng xe, ăn học đàng hoàng bằng cấp hẵng hoi,
chức cao phận quý, ở cơ quan anh luôn luôn là xếp đầy trách nhiệm, năng động,
nói đi đôi với làm. Nhất là lúc đăng đàn phát biểu thì nào là... phải như thế
nầy, phải như thế kia... mới trở thành con người tốt, mới đem hết tài năng ra
phục vụ... Đôi khi anh vui lại nói đến chuyện gia đình, dòng tộc, cộng đồng.
Tất cả những lời anh nói thành khuôn vàng thước ngọc để mọi người làm theo.
Bà “đeo kiếng” đến thăm bà
năm Liễn khen cháu bà vậy mà lo cho cô quá đầy đủ không phải ai cũng làm được
như thế đâu?. Chuyện bà đi bán bánh mì có khi có người bảo tội, giờ chính bà nói
“hắn đâu cho” mà tôi “đi như vậy mới thấy khoẻ và vui!”. Có hồi thử ở nhà mấy
bữa thấy khó chịu, chân tay rã rời và nhớ cái ngã tư phố quá!.
“Nhưng giờ thôi nghe!”. Bà
“đeo kiếng” nói.
Bà năm Liễn buồn buồn,
trên khoé mắt hình như ươn ướt, chực khóc.
“Đành chịu thôi!. Mong sao
hai tay hai chân cụ cựa, tự lo được một số việc cá nhân là mừng rồi!”. Bà năm
Liễn tâm sự.
“Ừ! Cầu Phật cho bà được
như vậy tôi mừng!”.
Bà “đeo kiếng” than thở:
“Tôi nói mà có ai nghe
đâu!. Cái nhà cũ tự tay ông nhà tôi xây cất mới ở hai mươi mấy năm đà suy suyễn
gì thế mà mấy thằng con trai tôi phá đi, ngôi nhà hai tầng bà thấy đó tôi chỉ ở
một góc, còn lại già cả hơi sức đâu lên lầu lên gác!. Chủ yếu cho mèo và chuột
nó làm sân giỡn chơi!. Nhiều khi bực bội!.”.
Bà “đeo kiếng” nói một hơi như sợ ai giành!.
Bà “đeo kiếng” nói một hơi như sợ ai giành!.
Anh cháu kêu bà năm Liễn
bằng cô, đi làm về mang theo lỉnh kỉnh đồ, vợ anh nhanh nhẹn ra xe mang vào
nhà.
Anh nói:
“Em lấy ngay tô cháo vịt ở
cà mèn lên cho cô ăn lót dạ trước khi ăn tối nghe!”.
“Dạ!”.
Thời giờ qua đi nhanh
thật... bà “đeo kiếng” nói thầm.
Đã bốn giờ chiều rồi, đứng
dậy bước ra cửa phòng bà “đeo kiếng” còn nói với vào:
“Mai mốt nói cháu bà chở
tới ở chơi với tôi mấy bữa cho vui nghe!.”.
Nói xong mới sực nhớ làm
gì được bà năm Liễn còn đi lại bằng xe lăn mà!.
*
Ông Lân mạnh khoẻ là thế
mà mất rồi!. Tôi báo tin nầy cho bà năm Liễn, bà “đeo kiếng” và các ông già bà
cả trong khu phố trong tâm trạng rối bời...
Ai nấy hay tin cũng bần
thần rồi nói: "Tôi đến nhà ổng ngay!".
Một đời khi trai trẻ bôn
ba hết buôn tới bán về sau lập công ty làm ăn nên nổi ông Lân có tâm có tình
với dòng tộc, gia đình, quê hương. Ngôi trường Tiểu học ở quê cũ hàng tỷ đồng
là công trình không chỉ của riêng ông mà có sự đóng góp rất nhiệt tình của gia
đình ba người con trai và cô con gái.
Hôm tôi ghé nhà thăm chơi
ông chiếu đĩa CD lễ khánh thành ngôi trường. Phải nói không phải có tiền có của
thiên hạ trọng đâu chỉ khi nào đồng tiền được đặt đúng vị trí với cả tâm tình
trong sáng mới tôn vinh người làm ra và xử dụng nó!.
Đám tang ông Lân được cử
hành trang trọng ấm cúng và rất tiết kiệm. Tiền phúng điếu, hiếu để... được
chuyển thành một trương mục ở ngân hàng, tiền lãi hằng năm làng Nhân Tâm - nơi
ông Lân chôn nhau cắt rốn - nhận làm quỹ Khuyến học, hỗ trợ học sinh, sinh viên
học hành...
Hôm đưa tiễn ông Lân...
Người già ai nấy cũng buồn buồn...
----
-
(*): Theo TNO
-
(**): Theo GD-TĐ (Tên người đã được thay đổi)
Truyện
ngắn đã đăng trên vanchuongviet.org
----
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 12.7.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tình...
mong manh! - Truyện ngắn của Hòa Văn (Quảng Nam)
Thứ
năm - 18/04/2013 20:15
Ngó lớn
bổng rứa chứ tuổi còn "Ăn chưa no lo chưa tới...". Mẹ tôi hay nói như
vậy với các bà bạn hàng xóm. Qua trưa cô bé Hạnh ở cùng khu phố đến nhà chơi.
Thì cũng như mọi lần chứ có khác gì đâu?. Hoặc là cô bé mang đến cho mượn quyển
truyện, hoặc tặng trái ổi vừa chín tới mới thấy đã muốn bổ ra ăn ngay cho đã...
Thế mà giờ tôi lại bối rối lạ!. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hòa Văn
Sinh
năm 1954
Hiện
sống tại Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
Làm
thơ, viết truyện ngắn từ năm 1972
Cộng
tác nhiều báo, websites ...
Chủ
đề quê hương, tình yêu, nhân văn.
ĐT:
01202377263
Email: h.vandientrung@gmail.com
_____
TÌNH… MONG MANH
Ngó lớn bổng rứa chứ tuổi
còn "Ăn chưa no lo chưa tới...". Mẹ tôi hay nói như vậy với các bà
bạn hàng xóm.
Qua trưa cô bé Hạnh ở cùng
khu phố đến nhà chơi. Thì cũng như mọi lần chứ có khác gì đâu?. Hoặc là cô bé
mang đến cho mượn quyển truyện, hoặc tặng trái ổi vừa chín tới mới thấy đã muốn
bổ ra ăn ngay cho đã... Thế mà giờ tôi lại bối rối lạ!.
Hạnh hay gọi tôi bằng tên
và xưng lại cũng bằng tên giống y tôi:
- Viên thích quyển truyện
nầy không?.
Đâu một chặp sau tôi mới
chọn được câu trả lời mà cũng không nói ra.
Tôi hỏi chuyện khác:
- Hạnh soạn bài tập hóa
chưa?.
- Dễ ợt!. Còn Viên?.
- Mới vừa xong!.
Tôi liếc nhìn Hạnh
"Cô bé ngày một lớn trông thấy!". Hình như đoán được ý nghĩ của tôi
Hạnh vừa gật gật đầu vừa cười rất tươi giả bộ chăm chú đọc quyển truyện của
Đinh Tiến Luyện tôi mới mua hồi nửa buổi sáng nay. Hạnh cùng một tuổi với tôi
nhưng coi bộ già dặn hơn tôi nhiều. Con gái thường thường là như thế. Tôi nhìn
kỹ khuôn mặt Hạnh, đẹp như tranh tượng! Màu da trắng mịn màn càng làm cho hai
gò má và đôi môi thêm tươi hồng... Khi Hạnh cười má nung núng đồng tiền nữa
khiến khuôn mặt càng xinh!.
- Viên xem xong quyển nầy
cho Hạnh mượn nghe!.
Câu hỏi của Hạnh cắt ngang
dòng suy nghĩ của tôi. Tôi ậm ừ cho qua chuyện và nói:
- Truyện hay cực... Viên
sẽ cho Hạnh mượn đọc trong ngày mai.
Không biết tại sao tôi lại
nói như vậy. Thật ra tôi mới đọc đâu mấy chương đầu và nếu muốn đọc hết ít nhất
phải đến cuối tuần.
- Ừ!.
Hạnh vừa “Ừ!” vừa tiếp tục
đọc truyện.
Tiếng là phố nhưng nơi tôi
ở toàn là người lao động. Mẹ tôi mở tiệm giặt ủi còn nhà Hạnh bà mẹ bán hàng
xén ông ba đi xe ba gát. Ông Xân trước mặt nhà lại là phu khuâng vác ở kho
lương thực...
Được cái phố nghèo sống
với nhau chân tình. Mấy năm trước cả xóm nhà cửa tạm bợ vách là gỗ tạp mái lợp
tôn, đường sá đi lại khó khăn lắm. Từ ngày sáp nhập vô phố phát triển lên đôi
chút. Đầu tiên là cái đường không còn gồ ghề đá đất, nó được láng nhựa phẳng lì
và rộng rãi.
Ông Xân tuổi trên năm
mươi, có cặp chân rắn chắc, đôi cánh tay cứng cáp. Ông nói hằng ngày ít nhất
cũng có hàng tấn gạo được ông vác trên đôi vai từ kho ra xe hoặc từ xe nhập
kho. Hồi ấy gạo được đựng trong bao tạ sọc xanh nên công nhân khuâng vác toàn
là người có sức khoẻ.
Hạnh
xếp quyển truyện lại trao cho tôi.
- Viên đi học chưa?.
Tôi lại bối rối.
- Ừ!. Giờ đi!.
***
Ngồi nhớ lại bao kỷ niệm
vui buồn thời còn cắp sách vở đi học trong tôi vẫn còn y nguyên niềm hân hoan
rất khó tả. Không có gì níu kéo hai đứa bạn học cùng lớp cùng trường lại gần
nhau hơn là tình yêu ngây ngô học trò...
Tôi và Hạnh trở nên đôi
bạn tuyệt vời. Trước tôi học giỏi và Hạnh cũng vậy nay càng học giỏi. Dù không
có thách đố điều gì nhưng cả hai ngầm thi với nhau. Tôi nghĩ bụng lỡ mà học kém
chắc Hạnh nhìn mình bằng nửa con mắt!.
Đôi
mắt Hạnh chưa kẻ vẻ chưa sửa soạn mà đẹp hớp hồn nhiều đứa con trai ở trường.
Tôi nhớ Hạnh mà chính xác nhớ đôi mắt của Hạnh. Tuần trước gặp ngày nghĩ lễ kế
đó là trúng thứ Bảy và Chủ nhật Hạnh theo ba về quê thăm nội. Nói thật chẳng lẽ
tôi xin đi theo cùng chứ biết sẽ nhớ lắm. Rồi đúng thật như vậy ba ngày không
gặp Hạnh với tôi sao mà thời gian nó dài thăm thẳm. Khi Hạnh trở về hôm gặp ở
lớp chẳng lẽ lại bỏ chỗ đang ngồi chạy tuốt lại ngồi cạnh Hạnh ở bàn đầu. Tiết
văn học, môn tôi thích vô cùng thế mà bữa ấy trở thành cực hình... Trông sao cô
Hoàng Vân ngừng giảng bài cho nghỉ giải lao giữa giờ năm phút như mọi khi để
tranh thủ gặp Hạnh. Cô Hoàng Vân lại cho làm bài tập.
Hạnh chép xong đề bài quay
xuống đôi mắt Hạnh sáng tinh nghịch chọc tức tôi!.
Cô Hoàng Vân gọi:
- Nguyên Viên chép đề xong
chưa?. Lên đây cô biểu!.
Tôi giật mình lo lo không
biết cô giáo biểu mình lên bảng làm gì?. Tôi xếp vở cất bút đứng dậy.
- Thưa cô xong rồi ạ!.
Rồi mạnh dạn đi lên bảng
ngay.
- Em giúp cô gợi ý dàn bài
luận văn để các bạn nắm chắc đề tài...
Tôi nhìn Hạnh. Nhìn đăm
đăm vào đôi mắt Hạnh lòng trỗi lên bao tình cảm trìu mến. Đề bài văn bảo học
sinh tả cảm xúc của bạn trước “ánh mắt yêu thương của người mẹ khi biết con
ngoan và giỏi”.
Mẹ của tôi rất thương yêu con
cái. Tôi biết chắc là vậy vì kể từ ngày ba mất, mẹ mới hai mươi chín tuổi, vẫn
ở vậy cả đời tần tảo nuôi nấng cả năm đứa con thơ dại lớn khôn nên người. Trên
đôi mắt của mẹ bao giờ cũng tràn đầy niềm tin yêu dẫu cuộc sống không dễ dàng
gì... Mẹ... Tôi nghĩ về mẹ rồi từ tốn làm theo yêu cầu của cô, các bạn trong
lớp yên lặng ngồi nghe... Hạnh hình như vừa nghe cả tai và cả đôi mắt nữa...
nhìn cử chỉ biết cô bé tỏ vẻ rất đồng tình với những gì tôi nói về ánh mắt của
những bà mẹ. Ánh mắt hạnh phúc!.
***
Hòa bình bảy lăm.
Nhiều người ở xóm lao động dọn về quê cũ. Mọi sự đảo lộn. Tôi theo mẹ đi
Sài Gòn. Thời gian trôi qua nhanh quá mới đó mà đã ba mươi tám năm.
Hôm qua về lại phố
cũ đa số là người lạ mới đến nên hỏi thăm Hạnh chẳng ai biết. May
buổi tối gặp Tài một bạn học cũ mới biết Hạnh giờ ở Đà Nẵng.
- Tài biết địa chỉ?.
- Bữa họp lớp Hạnh nói...
Tuy chỗ ở của Hạnh nằm
trong con hẻm sâu nhà cửa san sát đông đúc nhưng đến nơi hỏi ai cũng
biết Hạnh.
Hai đứa bạn học cũ ngồi
đối diện nhau trong một quán cà phê khá tươm tất nhìn ra sông Hàn đang
lộng gió, chiếc cầu Rồng mới làm xong về đêm rực rỡ. Nghe nói cứ sáng và
chiều ngày hai lần vào một giờ nhất định nó phun nước phun lửa. Nhiều người bảo
con rồng nầy nọ... điều nầy tôi không quan tâm. Ít ra trên con sông
từng một thời lam lũ giờ có nhiều điều khởi sắc là vui vui rồi.
Câu đầu tiên Hạnh hỏi tôi
là “Anh Viên được mấy cháu?”. Tôi đáp: “Hai đứa con trai giờ đã lớn, một sắp
tốt nghiệp Đại học, một đang học năm thứ hai...”. Hạnh nghe tôi trả lời xong tỏ
vẻ buồn buồn. Tôi ngạc nhiên về điều nầy.
Suốt buổi gặp Hạnh nhắc
nhiều đến ngày xưa và tránh trớ hiện tại. Đôi mắt của Hạnh ẩn
chứa sâu thẳm nỗi buồn gì đó tuy vậy vẫn còn đó nét đẹp... rất
đẹp...
Mười ngày sau Hạnh viết
email gởi tôi:
“Em cảm ơn những chia sẻ
chân tình của anh. Có điều hoàn cảnh mỗi người một khác rồi. Hạnh phúc của em
quá mong manh có đó rồi mất đó!. Hiện giờ nó đã vỡ ra từng mãnh vụn... Em ước
gì có phép màu để quay trở lại thời xa xưa... thắm đẫm tình yêu thương. Ngày
xưa ấy em viết cho anh một lá thư chưa kịp gởi, nay trở thành kỷ vật đẹp em cất
giữ cẩn thận. Sau bữa hôm gặp anh về em lấy ra xem... Lá thư của cô con gái
đang học lớp 12 đầy mộng đẹp!. Anh biết trong thư em nói gì không?.
Em yêu anh!
Và em chắc anh cũng muốn
nói "yêu em" mà chưa thổ lộ!”.
(Hòa
Văn: Làng Đông Bàn, Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam –
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
12.7.2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Điện Bàn Quảng Nam ngày 18.4.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét