Chỉ một lần xuống phố – Truyện ngắn 2 kỳ của Phan Minh Châu (Nha Trang)
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Đã lâu lắm rồi, từ khi cưới nhau đến giờ ngót nghét cũng đã bốn mươi năm nhưng hai vợ chồng chưa từng đi xa. Hôm nay A Phù chuẫn bị đưa Chàng Hai đi Sài Gòn chữa bịnh. Không biết bịnh tình thế nào mà cái bụng mỗi ngày mỗi trương lên và gây đau nhức, đã biết bao nhiêu loại lá cây và các thứ rễ, củ nhưng cái bụng cứ to dần lên không thuyên giảm. A Phù cũng đã mời mấy thầy phù thủy cao tay ấn đến xem bịnh-ông này bảo do ma nhập, ông kia bảo quỷ đè, ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Phan Minh Châu
Họ tên thật Phan Minh Châu
Địa chỉ: 3b Âu Cơ Nha Trang Khánh Hòa
ĐT: 0922992662
_____
Đã lâu lắm rồi, từ khi cưới nhau đến giờ ngót nghét cũng đã bốn mươi năm nhưng hai vợ chồng chưa từng đi xa. Hôm nay A Phù chuẫn bị đưa Chàng Hai đi Sài Gòn chữa bịnh. Không biết bịnh tình thế nào mà cái bụng mỗi ngày mỗi trương lên và gây đau nhức, đã biết bao nhiêu loại lá cây và các thứ rễ, củ nhưng cái bụng cứ to dần lên không thuyên giảm. A Phù cũng đã mời mấy thầy phù thủy cao tay ấn đến xem bịnh-ông này bảo do ma nhập, ông kia bảo quỷ đè, ông nọ bảo do Chàng Hai trước kia làm nhiều điều ác đức nên giờ bị quả báo, mà A Phù biết từ khi ưng Chàng Hai đến giờ A Phù có thấy Chàng Hai làm gì ác đâu. Thế rồi phải giết gà, giết lợn để cúng tế, rồi rượu thịt, rồi quà cáp cho các thầy, rồi mời cả làng đến ăn uống no nê nhưng bịnh vẫn là bịnh. Chứng bịnh quái ác cứ ngày mỗi tăng dần không thuyên giảm. mà số tiền dành dụm hơn nữa cuộc đời đã cao chạy xa bay, gà lợn cũng hết, lúa gạo trong nhà cũng sạch sành sanh, chỉ còn lại nỗi buồn khóc khô nước mắt. Cách đây mấy ngày trên đường ra thăm rẫy A Phù có gặp một cán bộ xã, nghe hoàn cảnh của A Phù ông chủ tịch xã cấp cho cái giấy giới thiệu và khuyên A Phù nên đưa chồng vào thành phố Hồ chí Minh để chạy chữa, nghe lời ông, A Phù chạy về nhà, cái gì bán được thì bán, A Phù bán sạch sành sanh, ngó quất ngó quanh không còn gì để bán mà số tiền chỉ mới đủ một cuốc tàu xe, đánh liều A Phù chạy đi vay mượn hàng xóm và bà con cật ruột nhưng ai cũng nghèo, ai cũng còn trăm thứ phải lo mà mùa màng thì chưa tới ngày thu hoạch. Đau đớn phần thương chồng đang trong cơn bịnh ngặt nghèo, phần tủi thân tủi phận A phù chạy về xã năn nĩ mấy ông cán bộ mượn ít lúa non. Cảm thương hoàn cảnh của A Phù, xã cho vay tạm ít trăm cân lúa để A Phù lo liệu cho chồng, nhưng phải viết giấy cam đoan là đến mùa thu hoạch sắn thì phải mà lo thanh toán lại, nhìn số nợ khổng lồ A Phù ứa nước mắt nhưng không còn cách nào, A Phù quyết định đặt bút ký mà lòng dạ ê chề xót xa, số lúa này không biết khi nào mới trả xong. Không có con cái, hai vợ chồng sống hiu quạnh từ đó đến nay, ngày lên rừng đêm xuống rẫy, họ làm cật lực nhưng không đủ sống, mà Chàng Hai lại hay bịnh tật ốm đau, kinh tế gia đình chỉ một mình A Phù lo liệu.
Đã chuẫn bị xong mấy mo cơm cùng với muối vừng và ít củ khoai luộc. A Phù cho cơm vào mấy tàu lá chuối và gói lại cẫn thận chỉ còn thiếu ít nước uống, không có gì đựng A phù đành đi kiếm mấy túi ny lông bọc tạm, sợ bể A phù túm hai ba túi lại làm một và cho hết vào chiếc bao đựng gạo và giục Chàng Hai lên đường. Từ một xã miền núi đón xe xuông Tuy Hòa cũng ngót nghét gần sáu mươi cây số. Chỉ mới hơn bảy giờ sáng A Phù giục chồng:
- Mình ơi xong chưa, đi nhanh đi kẻo trể tàu xe.
- Tao xong rồi đây, mầy dìu tao chút đi, cái bụng đau quá.
Hai vợ chồng cố dìu nhau đi qua mấy đoạn đường đất khập khiễng cuối làng, cũng may vừa xuống đến nơi đã có chiếc xe khách vừa trờ tới:
- Đi Đâu?
Nhìn chiếc xe khách chật cứng những người, A Phù đâm ngao ngán, chỉ sợ cho Chàng Hai không chen lên nổi, mà có chen lên được đã chắc gì chịu nổi với sự nhồi nhét của mấy tay lái xe hám của, nhưng không còn cách nào khác A Phù vội vả trèo lên và cố dìu Chàng Hai leo lên xe, chân thấp chân cao, lum khum dưới cái nóng như thiêu của buổi sáng mùa hè, xe chạy qua mấy ổ gà ổ trâu rung lắc dữ dội, Chàng Hai kêu đau, A Phù chỉ biết động viên chồng:
- Mình ráng lên đi gần xuống phố rồi.
- Bụng tao đau quá!
A Phù nhìn chồng ái ngại nhưng biết làm sao đây, chị dõi đôi mắt đục ngầu về một khoảng trời mênh mông xa vắng...
Hồi đó A Phù là một gái đẹp nức tiếng trong làng, mới mười lăm tuổi mà phốp pháp đẩy đà, lại giỏi dang ít người bì kịp. Trai trong làng nhiều anh nhờ mai mối nhưng A Phù không chịu, cho đến năm mười sáu tuổi, trong một lần đi rừng bị vấp ngã may mà có Chàng Hai đưa về và chăm sóc thuốc men. Thấy Chàng Hai hiền lành chất phát lại thật thà, lại chịu khó chịu khổ nên A Phù nhờ ngừoi mai mối.. Đám cưới của họ cũng giản đơn chứ không hoành tráng như mấy đám cưới khác, A Phù và Chàng Hai đều mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Cha mẹ A Phụ bị địch bắn trong một đêm tải lương tiếp tế cho bộ đội, còn cha mẹ Chàng Hai bị chết trong một trận càn dữ dội. Sau đó nhờ bản làng và xóm giềng giúp đỡ cưu mang nên mới có ngày hôm nay. Tuổi thơ của A Phù và Chàng Hai đều là chuỗi ngày tối tăm bi thảm nhất và cho mãi đến khi lấy chồng cô vẫn chưa thoát ra được cái số phận nghiêt ngã đó. Mãi suy nghĩ miên man xe đã về đến bến, hai vợ chồng vội vả dìu nhau đến một gốc cây ngồi tạm, giờ này mặt trời cũng gần đứng bóng, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt Chàng Hai làm cho A Phù thêm ái ngại. Thấy Chàng Hai lộ vẻ đau đớn A Phù quyết định đi tiếp. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, căn bịnh ngặt nghèo có thể cướp đi sinh mạng của Chàng Hai mà A Phù không muốn như vậy, mất Chàng Hai cuộc đời A Phù rồi đây sẽ ra sao? …
- Đi thôi mình!
- Tao mệt quá!
- Mệt cũng phải rán mình ơi!
- Giờ đi đâu đây?
- Đi lên ga, đi vào thành phố Hồ chí Minh, vào đó có thầy thuốc giỏi chữa bịnh cho mình.
Chàng Hai mệt nhọc đứng lên, nắm tay A phù và uể oải bước đi, thấy chồng mệt mõi và tiều tụy quá, A Phù ghé lưng ra đỡ.
- Mình leo lên lưng tôi đi!
- Thôi tôi đi được mà mình.
Hai vợ chồng thất tha, thất thiểu dắt nhau đi dưới cái nắng như gắt của một ngày đầu hạ, A Phù vừa đi vừa hỏi thăm đường, với họ bến tàu hay nhà ga đều là những hình ảnh chừng như xa lạ nhất trong đời. Cuối cùng rồi họ cũng đến được nơi mà họ muốn đến. Kiếm một chỗ tương đố sạch sẽ cho Chàng Hai ngồi dựa lưng, A Phù giỡ mo cơm lúc nào cũng khư khư bên mình cùng với một ít muối vừng. Bẻ một góc cơm A Phù dặm vào một chút muối vừng và đút cho Chàng Hai từng miếng một.
- Ráng ăn đi mình, đường nghe nói còn xa xôi lắm, mà tàu thì còn một tiếng nữa mới đến. Cho Chàng Hai uông ngụm nước xong A Phù lần tìm gói tiền dấu trong áo ngực.
- Mình chờ em đi mua vé, nhớ ngồi cẩn thận kẻo té!
A Phù chen vào dòng người đang xếp hàng từ trước, cũng mất khá lâu A Phù mới mua được hai chiếc vé tàu loại rẻ tiền nhất, cầm được hai chiếc vé trên tay thì mặt trời đã chênh chếch bóng, bổng tiếng còi tàu hú từ xa xa báo hiệu tàu đã đến, những tiếng hú kéo dài lê thê và buồn thảm, A Phù chợt nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ buôn làng, nhớ những cánh đồng lúa non đang đến mùa thu hoạch. Nghĩ đến đó, hai hàng nước mắt tự nhiên ứa ra. A Phù khóc, khóc cho hoàn cảnh oái ăm và bi đát của mình, khóc cho ông trời bất công quá đỗi, kiếp này rồi còn kiếp sau nữa, không biết kiếp sau thế nào chứ kiếp này khổ lắm rôi. A Phù bỗng trực tỉnh khi mọi người ùn ùn đỏ đến cửa nơi có mấy người nhân viên trực kiểm tra vé, nhìn thấy Chàng Hai đang mệt gần như muốn ngất ho phất tay cho qua.A Phù mừng như run, mừng vì được lên tàu sớm, mừng vì không bị lạc, A Phù chắp tay cảm ơn trời đất, cảm ơn các vị thần đã vạch đường chỉ lối. Khi hai vợ chồng đã yên vị trên toa, tàu bắt đầu chuyễn bánh, những hồi còi inh ỏi, nhức nhối xa dần rồi bỏ lại sau lưng một thành phố gần như yên tỉnh. Nhìn Chàng Hai đang cơn say ngũ. A Phù hơi yên lòng, chị lặng lẽ nhìn ra cửa tàu, những hình ảnh trôi đi vùn vụt, những cánh đồng, những đàn trâu, đàn bò đang gặm cỏ, những dòng sông đang trôi lững lờ, và biển nữa, cả cuộc đời chưa thấy biển, thấy sông. A Phù bổng đâm ra sững sờ trước hình ảnh của quê hương đất nước, đât nước mình đẹp như thế này sao, lộng lẩy thế này sao, miên man suy nghĩ A Phù đã thiếp đi lúc nào không biết, trong giấc mơ của mình, A Phù mơ thấy một cuộc đời bớt tăm tối hơn nhiều so với cuộc đời mình đang sống.
Tàu tới ga Sài Gòn sớm hơn dự định, nhìn mặt trời mới bắt đầu lấp ló, chắc là còn sớm, A Phù đập Chàng Hai.
- Mình ơi dậy đi, tàu tới Sài Gòn rồi.
Chàng Hai uể oải ngồi dậy, vẻ thất thần vẫn còn nguyên trên khuôn mặt vốn còn ngái ngủ,
- Mày ơi tao còn sống à? Tao mơ thấy tao bị quỉ dữ bắt đi rồi mà, tao thấy tao xuống dưới âm phủ gặp lại bạn bè nhiều lắm.
- Mình vẫn còn sống nhăn ra đó không thấy à, mình sao mà chết được, mình phải sống ít ra trăm tuổi.
- Mày nói thật chứ, tao thì tao thấy mệt trong người, đi còn bao xa nữa, xa quá thì tao chịu.
- Mình cố gắng lên, chữa hết bịnh, mình về nhà gặp lại bà con chắc họ mừng lắm.
- Ừ, thì mừng, cũng mong là thế. Xuống tàu hai vợ chồng lần đường lần sá, hỏi thăm đủ chỗ, đủ người rồi cuối cùng cũng đến được bịnh viện Chợ Rẫy.
- Đây là bịnh viện tốt nhất đó mình ạ, nó chữa đủ bịnh, chữa xong là khỏi mình về liền, mình chờ tôi chút nhé.
A Phù để Chàng Hai ngồi đó chị chạy đi hỏi thăm lung tung, có người mách chị lên tầng bảy, nhưng trước khi lên phải làm thủ tục đóng tiền, sau đó khám và nhập viện điều trị. A Phù tỏ ra lúng túng thật sự, cũng may lúc đó có mấy cô y tá tận tình giúp đỡ và nhờ cái giấy giới thiệu của xã vùng núi chứng nhận là hộ nghèo nên mọi việc cũng tạm ổn.
- Xong rồi, Chị đưa anh lên tầng bảy để khám.
Nghe cô y tá nói vậy, A Phù đâm ra bối rối thật sự, hồi nào đến giờ cô có bao giờ đi thang máy đâu, mà nếu trèo lên mấy cái cấp xi măng thì Chàng Hai làm sao đây. Thấy mấy người đang chen vào thang máy A Phù vội vả cõng Chàng Hai chạy đến.
- Chỉ một người nữa thôi
Ai đó trong thang máy vừa nói. Cũng được cho Chàng Hai lên trước. A phù vừa kịp đẩy vội Chàng Hai vào trong thì cánh cửa thang máy cũng vừa đóng lại.
Nắng đã lên cao. A Phù tỉnh dậy lúc nào không rõ, suốt một dặm đường dài xa lắc xa lơ đã làm cho A Phù kiệt sức thật sự, mặc dù cô đã cố gắng hết sức mình, cố gắng để đưa được Chàng Hai đến đây chữa bịnh, cô nhìn xung quanh toàn những người xa lạ, cái gì cũng lạ, trăm thứ trong mắt cô đều lạ. Cô bổng cựa mình ngồi dậy, xung quanh cô bao đôi mắt đang đỏ dồn vào cô như đổ dồn vào một sinh vật xa lạ.
- Thật tội nghiệp!
- Cô ấy ngất được bao nhiêu tiếng rồi?
- Cũng gần mười hai tiếng.
- Tội quá...tội quá!
A phù quay lại nhìn, ai đó vừa dúi vào ngực A Phù một nhúm bạc lẽ. A Phù bổng rơm rớm nước mắt. Ngó quanh ngó quất, không thấy Chàng Hai đâu, A Phù bật khóc nức nở:
- Chồng tôi đâu rồi, Chàng Hai ơi ...Chàng Hai...
Nghe tiếng la hét của A Phù mấy cô y tá chạy đến:
- Có chuyện gì vậy, mọi người xê ra chút coi, bu quanh thế này làm sao người ta thở nổi. Để coi... để coi... có chuyện gì vậy chị?
- Chồng tôi đâu?
Mọi người đâm ra ngơ ngác, họ tự hỏi nhau và tất cả cùng im lặng.
Chợt một giọng đàn ông lên tiếng:
- Có ai biết chồng chị ở đâu không? Cứ hỏi chị thử, nếu tìm được cần gì cứ nói tôi giúp cho.
Mọi người quay lại nhìn, đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, mang kính đen, dáng người tầm thước, trên khuôn mặt lúc nào cũng dấu một nỗi buồn u uẩn.
- Đỡ giùm cô ta ngồi dậy đi, tìm cho cô ta chút nước, có lẽ cô ta đói lắm rồi. Chờ tôi một lát.- Nói xong người đàn ông bỏ đi ra ngoài, lát sau quay lại với một ổ bánh mì trong tay.
- Nào... Mời chị ăn đi, ăn xong nói cho tôi biết chồng chị là ai? đang ở đâu, nếu giúp được thì tôi sẽ giúp.. A phù nhìn chằm chằm vào người đàn ông xa lạ, nói lời cảm ơn rôi vừa bẻ đôi ổ bánh mì vừa ăn mà nước mắt rơi đầm đìa. A Phù không biêt Chàng Hai giờ đang ở chỗ nào, đã khám được bịnh chưa, mà làm sao khám được vì mọi thứ giấy tờ cần thiết lúc nào cũng khư khư bên mình A Phù.
- Mấy người thấy chồng mình ở đâu không?
- Chồng chị là ai?
- Chàng Hai. Tên của anh ấy là Chàng Hai, người dân tộc ấy mà, chúng tôi ở Sông Hinh từ Phú Yên vào đây chửa bịnh và bị lạc nhau ở chỗ cái thang máy..
- Lạc nhau thế nào? Chị nói xem!
- Ảnh vào thang máy trước, tôi chưa kịp vào thì cửa đóng mất.
- Được rồi để tôi đi tìm cho- giọng nói vừa rồi là của người đàn ông tốt bụng khi nảy.
- Chị cứ nằm nghỉ ở đây, chờ tôi quay lại, chị không được đi đâu, lỡ lạc mất tôi không biết đâu mà tìm. Mà chị nhớ lên tầng mấy không?
- Tầng bảy...tầng bảy. Tôi nghe người ta bảo tôi lên tầng bảy.
- Được rồi chị ở yên đó đi, nói xong người đàn ông vội vàng tìm tới chổ thang máy nơi mà cách đây mười mấy giờ hai vợ chồng A Phù bị lạc nhau, đi theo ông còn có một cô gái mỹ miều xinh đẹp, nước da trắng đỏ, khuôn mặt như búp bê, tuổi chừng mười lăm mười sáu, xúng xính trong bộ váy sang trọng và đắt tiền, nhìn qua dáng dấp thì hình như họ là người Việt nhưng định cư ở nước ngoài.
- Ba ơi! Chờ con với!
- Người đàn ông quay lại và hai cha con mất hút sau bức tường bịnh viện. A Phù thấy khỏe dần sau khi ăn hết nữa khúc bánh mì, cô tuột vội xuông giường và lần tìm đôi dép. Ngó quanh ngó quất cô không thấy đôi dép của mình đâu cả, đôi dép cô mua từ hơn bốn năm nay của một người bán dạo từ dưới miền xuôi đem lên bán, đôi dép đẹp và ưng ý nhất, A Phù lúc nào cùng lau chùi và chăm sóc nó một cách cẩn thận, chỉ những lúc đi xa hoặc hội hè hoặc tết A Phù mới đem ra mang, còn những khi ở nhà cô toàn đi chân đất..
- Dép của mình đâu?
Ngoài cửa đó, Cô ra đó mà lấy, họ không cho mang dép vào phòng đâu. A Phù uể oải đứng dậy, một cơn đau thắt vừa vụt qua nơi mạn sườn của chị, A Phù cảm thấy hơi choáng váng, muốn ngồi xuống để nghỉ, nhưng nghĩ đến Chàng Hai không biết giờ này ở đâu, A Phù đâm ra lo lắng. A Phù đứng dậy lần nữa, lần này có lẽ đỡ hơn, chị bước ra cửa, đảo mắt tìm đôi dép và chị phát hiện ra nó đang nằm lẫn lộn với một mớ giày dép khác, nhưng đôi dép của A Phù không thể lẫn lộn vào đâu được.
- Cảm ơn trời đất... cảm ơn trời đất.- A phù mừng quýnh, cô xỏ vội đôi dép vào chân và chực chạy đi tìm Chàng Hai, Nhưng nghĩ lại, người đàn ông ban nảy bảo cô ngồi đây chờ, cô bỏ đi như vậy lỡ họ tìm không thấy thì sao, với lại trong cái bịnh viện to đùng này người đông như kiến, cửa ngõ tùm lum, còn cầu thang và thang máy thì vô kể, mà nếu tìm thì A Phù cũng không biết bắt đầu từ đâu, chỗ cái thang máy hôm qua A Phù cũng quên mất rồi, nghĩ đến đó A Phù quyết định ngồi đây đợi không đi đâu nữa.
- Ê này cô kia, khỏe chưa? Nếu khỏe mời cô lại đằng kia mà ngồi, bác sĩ mà bắt gặp thì tụi tôi ốm đòn.
Nghe vậy A Phù lần ra chỗ mấy cái ban công mà lỗn ngỗn lớp ngồi lớp đứng, cô chen vào giữa hai người đàn bà đang ngáy như sấm. Cô nhớ laị hình ảnh người đàn ông lúc nãy, cô thấy quen quen, hình như đã gặp ở đâu thì phải, cô vắt óc suy nghĩ nhưng càng suy nghĩ cô thấy đầu óc tối tăm hơn, cơn buồn ngũ lại kéo tới và bất chợt bên hông A Phù bỗng nhiên nhói lên như là một lằn điện xẹt tới rồi tắt lịm.
Tỉnh dậy lần hai, mở mắt ra A Phù đã thấy người đàn ông bên cạnh, với đôi mắt hiền từ triều mến và nụ cười đôn hậu, người đàn ông quay về phía mấy cô y tá:
- Cô ấy tỉnh rồi.
- Ừ có thế chứ, chị ấy mất sức nhiều do đói và thiếu dinh dưỡng, chỉ cần chuyền cho chị vài bình nước biển thì sẽ khỏe thôi. Trong khi chờ y tá tiếp nước biển, người đàn ông quay về phía chị:
- Hồ sơ xin nhập viện cho chồng chị đâu? Đưa đây để tôi lo thủ tục nhập viện, tôi đã tìm thấy ảnh rồi.
- Đã tìm thấy Chàng Hai rồi à. Cảm ơn trời đất mà tìm thấy anh ấy ở đâu vậy?
- Nghe mọi người nói, sau khi lên đến tầng bảy thì ảnh cũng vừa kiệt sức, ai hỏi gì cũng không trả lời, bác sĩ hỏi gì cũng không nói, cứ lắc đầu lia lịa rồi cứ chỉ chỏ xuống dưới này, cuối cùng người ta đành cho ảnh nằm tạm trên đó- nơi phòng nghĩ của cán bộ, tôi lên đó hỏi thăm, cũng may người ta chỉ giúp.
- Cảm ơn ông nhiều... cảm ơn ông nhiều... cảm ơn trời đất... cảm ơn trời đất- Nói xong A Phù tuột xuống giường và quỳ vội xuống đất.
- Đội ơn ông... đội ơn ông…
- Cô làm gì vậy, đứng lên đi, cô làm vậy tôi tổn thọ mất. Cô còn làm vậy tôi không giúp nữa đâu, mặc cô muốn làm gì thì làm, ra sao thì ra.
- Đừng ông! Đừng ông!- A Phù hốt hoảng thật sự, cô không còn cách nào hơn là đứng dậy.
- Cô cứ ở yên đây, mọi thủ tục khám và chữa bịnh tôi sẽ lo hết, cô không phải lo, tiền bạc tôi sẽ lo hết, miễn là cô phải nghe lời tôi ở yên ở đây. Cô nhớ lời tôi dặn chưa, xong mọi việc tôi sẽ đưa cô lên gặp chồng cô. Cô đi lung tung mất công tôi tìm lắm, cô nhớ chứ!
- Dạ nhớ... dạ nhớ!
Cầm xấp hồ sơ khám chữa bịnh cho Chàng Hai người đàn ông vội vả bước đi. Chỉ còn lại một mình A Phù, lo lắng không biết tình trạng của Chàng Hai giờ này ra sao và người đàn ông đó là ai mà họ tốt với vợ chồng mình như vậy…
(Còn phần cuối)
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Nha Trang ngày 23/05/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét